daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii PHẦN I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 4 2.1.1. Các lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ..................................... 4 2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................ 4 2.1.1.2. Khái niệm về vốn FDI .................................................................................... 5 2.1.1.3. Đặc điểm của FDI........................................................................................... 6 2.1.1.4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................. 7 2.1.1.5. Vai trò của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam......................... 12 2.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ........................................................ 16 2.1.1.7. Lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI.............................................. 18 2.1.1.8. Nội dung thu hút đầu tư FDI ......................................................................... 20 2.1.1.9. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ........................ 20 2.1.2. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp .................................................................... 22 2.1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp .......................................................................... 22 2.1.2.2. Vai trò của các khu công nghiệp.................................................................... 22 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 27 2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam những năm qua....................... 27
iii
2.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh, thành phố ........................................... 33 2.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 33 2.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................................................................................ 36 2.2.2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương ............................... 38 2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ tổng quan.................................................................... 41 2.2.3.1. Bài học chung cho Việt Nam về vấn đề thu hút đầu tư FDI ............................ 41 2.1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư FDI đối với thành phố Hải Phòng43 PHẦN III. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 45 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu........................................................................ 45 3.1.1 Vị trí địa lý....................................................................................................... 45 3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng....................................................................................... 45 3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................... 46 3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 47 3.1.4.1. Đất đai ......................................................................................................... 47 3.1.4.2. Dân số- lao động .......................................................................................... 50 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 51 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu..................................................................................... 51 3.2.2. Nguồn số liệu.................................................................................................. 51 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 54 4.1 Thực trạng thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng ................. 54 4.1.1. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Thành phố Hải Phòng những năm qua........................................................................................................................... 54 4.1.2. Địa điểm, diện tích sử dụng và tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp Hải Phòng đang hoạt động ......................................................................................................... 57 4.1.3.Vị trí và ngành nghề đầu tư tại các KCN Hải Phòng .......................................... 59 4.1.4. Cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp Hải Phòng ............................................ 63 4.1.5. Chi phí dịch vụ và giá thuê nhà xưởng tại các KCN Hải Phòng ......................... 69 4.1.6. Phân tích SWOT tại các KCN Hải Phòng về thu hút đầu tư............................... 71 4.1.7. Chính sách ưu đãi đầu tư trong các KCN Hải Phòng......................................... 73 4.1.8. Chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư tại các khu công nghiệp Hải Phòng ............. 75 4.1.9. Chất lượng nguồn nhân lực thành phố Hải Phòng ............................................. 77
iv

4.2. Đánh giá chung về khả năng thu hút đầu tư FDI tại các khu công nghiệp Hải Phòng80 4.2.1. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp Hải Phòng ............... 80 4.2.2. Đánh giá về việc thực hiện chính sách đầu tư tại các KCN Hải Phòng ............... 82 4.2.3. Đánh giá của cơ quan ban ngành và Ban quản lý khu kinh tế về chính sách thu hút FDI vào các KCN Hải Phòng .................................................................................... 83 4.2.4. Đánh giá về chất lượng ngồn nhân lực tại các KCN Hải Phòng ......................... 84 4.2.5. Đánh giá về chi phí hoạt động tại các KCN Hải Phòng ..................................... 85 4.2.6. Đánh giá của các doanh nghiệp trong việc chọn KCN Hải Phòng làm nơi đầu tư86 4.2.6.1.Đánh giá các yếu tố quyết định chọn KCN Hải Phòng làm nơi đầu tư.............. 86 4.2.6.2. Những khó khăn khi đầu tư vào các KCN Hải Phòng..................................... 87 4.3. Kết quả thu hút FDI các năm qua........................................................................ 88 4.3.1. Về số lượng và quy mô dự án .......................................................................... 88 4.3.2. Về doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp ....................... 90 4.3.3. Về giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu ................................... 90 4.3.4. Về lao động..................................................................................................... 91 4.3.5. Về công nghệ .................................................................................................. 91 4.4. Định hướng và giải pháp .................................................................................... 92 4.4.1 Định hướng ...................................................................................................... 92 4.4.2. Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào các KCN thành phố Hải Phòng ..................... 93 4.4.2.1. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng ...................................................................... 94 4.4.2.2. Giải pháp quy hoạch, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng ...................... 96 4.4.2.3. Giải pháp thu hút đầu tư có chọn lọc ............................................................. 97 4.4.2.4. Giải pháp nâng cao công tác bảo vệ môi trường ............................................. 97 4.4.2.5. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính............................................................ 98 4.4.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................100 4.4.2.7. Giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư ...........................................................101 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................103 5.1. Kết luận............................................................................................................103 5.2. Kiến Nghị .........................................................................................................105 5.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước.............................................................................105 5.2.2 Kiến nghị đối với thành phố.............................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................108
v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016.............. 29 Biểu đồ 2: FDI vào Việt Nam được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (lũy kế các dự án còn hiệu lực đên ngày 31/12/2016) ........................................................ 31 Bảng 1. FDI được cấp phép theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2016 .......................... 32 Bảng 2. Tổng hợp kết quả chỉ số CPI năm 2013-2017 ................................................ 54 Biểu đồ 3. Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh năm 2017........................................... 55 Bảng 3. Kết quả chỉ số PCI của Hải Phòng từ năm 2013- 2017................................... 56 Bảng 4. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng ............................... 57 Bảng 5. Phân chia ngành nghề đầu tư theo vị trí......................................................... 59 Bảng 6. Cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp Hải Phòng ......................................... 63 Bảng 7. Chi phí dịch vụ và giá thuê nhà xưởng tại các khu công nghiệp Hải Phòng..... 69 Bảng 8. SWOT tại các KCN Hải Phòng..................................................................... 71 Bảng 9. Đánh giá cơ sơ hạ tầng tại các Khu công nghiệp Hải Phòng........................... 80 Bảng 10. Đánh giá việc thực hiện chính sách đầu tư tại các KCN Hải Phòng .............. 82 Biểu đồ 4: Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực tại các KCN Hải Phòng ................ 84 Bảng 11. Đánh giá về chi phí hoạt động tại các KCN Hải Phòng ................................ 85 Bảng 12. Đánh giá các yếu tố để lựa chọn đầu tư FDI ................................................ 86 Bảng 13. Những khó khăn khi đầu tư vào các KCN Hải Phòng .................................. 87 Biểu đồ 5: Doanh thu FDI trong các KCN, KKT và của cả Hải Phòng ........................ 90 Bảng 14. Ý kiến của DN FDI về một số giải pháp trong việc thu hút đầu tư FDI vào các KCN Hải Phòng........................................................................................................ 94
vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016.............. 29 Biểu đồ 2: FDI vào Việt Nam được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (lũy kế các dự án còn hiệu lực đên ngày 31/12/2016) ........................................................ 31 Bảng 2. Tổng hợp kết quả chỉ số CPI năm 2013-2017 ................................................ 54 Biểu đồ 3. Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh năm 2017........................................... 55 Biểu đồ 4: Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực tại các KCN Hải Phòng ................ 84 Biểu đồ 5: Doanh thu FDI trong các KCN, KKT và của cả Hải Phòng ........................ 90
vii

Từ viết tắt
CNH, HĐH DN
DNLD ĐTNN
FDI
FTA IMF KCN
KCX KHĐT OECD
PCI SXKD TTHC UBND
WTO
Nghĩa tiếng Việt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên doanh
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do Quỹ tiền tệ quốc tế
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Kế hoạch và đầu tư
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Chỉ số năng lực cạnh tranh Sản xuất kinh doanh
Thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
viii

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư từ lâu đã được coi là nhân tố quyết định sự tăng trưởng là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, của nền kinh tế thế giới. Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính Phủ đã chỉ ra rằng : “thời gian qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam” nói chung và sự phát triển nền kinh tế thành phố Hải Phòng nói riêng.
Việt Nam tiến hành CNH, HĐH với xuất phát điểm thấp, các nguồn lực nhỏ bé và yếu kém. Đây là một trong những hạn chế đã cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển và do vậy việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng. Thu hút FDI không chỉ nhằm bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, mà còn nhằm mục đích tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, kỹ năng kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động...( Nguyễn Tấn Vinh,2017)
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia, bởi gắn với nguồn vốn FDI là công nghệ, kỹ năng quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, bên cạnh đó là tạo công ăn việc làm trực tiếp cho lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác... góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, hai kỳ vọng lớn nhất vào doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước ta chính là nâng cao trình độ công nghệ và trình độ của người lao động Việt Nam. Bởi theo tính toán của Liên Hợp Quốc, các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia nắm giữ tới 80% các phát minh sáng chế của thế giới. Nền tảng của công nghiệp hóa ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại. Để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thành công Việt Nam cũng phải đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Và thông qua thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, Việt Nam kỳ vọng sẽ có được
1

đội ngũ lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có trình độ quản lý và tác phong công nghiệp (Nguyễn Ngọc Mai, 2015).
Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng được đánh giá là trung tâm công nghiệp và thương mại lớn của cả nước, và cũng là trung tâm dịch vụ, du lịch, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc bộ. Với lợi thế 7 khu công nghiệp với quy mô lớn đã giúp Hải Phòng trở thành một thành phố cảng biển phát triển mạnh, là một điểm sáng của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên với những thành quả đã đạt được, với một số nguyên nhân tồn tại thì việc thu hút FDI gần đây của Hải Phòng chưa đạt được nhiều hiệu quả như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng và phát huy hết tiềm lực của thành phố.
Vậy những vấn đề lý luận liên quan đến vốn đầu tư FDI là gì? Thực trạng công tác thu hút FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng hiện nay như thế nào? Những tồn tại trong công tác thu hút đầu tư FDI? Những giải pháp gì nhằm tăng cường thu hút đầu tư FDI?
tui chọn đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng" làm luận văn thạc sỹ với mong muốn đưa ra sở lý luận và thực tiễn việc thu hút và sử dụng vốn FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng một cách có hiệu quả và các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp Hải Phòng. Đó là lý do nghiên cứu của đề tài.
2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiến về thu hút đầu tư trực tiếp từ đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan cơ sở lý luận về đầu tư FDI, các khu công nghiệp, thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng;
- Phân tích thực trạng sự phát triển các khu công nghiệp tại Hải Phòng thời gian qua, việc thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng, đánh giá những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân;
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động thu hút đầu tư FDI, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư FDI và các giải pháp đề ra để tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Đối tượng điều tra: Quản lý và nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hải Phòng, cán bộ quản lý và nhân viên của các sở ban ngành liên quan như Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng, Ban quản lý dự án các KCN thành phố Hải Phòng và Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu sự phát triển tại các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng, sự thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Không gian: Nghiên cứu các khu công nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2014-2017, phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2020.
3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Có nhiều khái niệm về FDI như sau:
– Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997):
FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
– Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD):
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như:
+ Thành lập hay mở rộng một DN hay một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
+ Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
+ Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
– Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Hiện tại theo các văn bản pháp luật tại Việt Nam chưa quy định khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và
4

có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hay nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, tựu trung lại, chúng ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát (control) của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hay doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài).
2.1.1.2. Khái niệm về vốn FDI
Vốn FDI là một trong những kênh đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vốn FDI. Theo UNCTAD, FDI là một khoản đầu tư bao gồm các mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh hay chi nhánh nước ngoài).
Đối với IMF, họ quan niệm rằng “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích là dành được tiếng nói có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp đó”. Khái niệm này đã nhấn mạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu tư, chủ đầu tư là nước ngoài và việc đầu tư ở đây gắn liền với quyền kiểm soát quản lý.
Từ các quan điểm đã nêu ở trên, có thể hiểu vốn FDI là hình thức nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ... từ nước này sang nước khác đồng thời nắm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ nước tiếp nhận đầu tư.
5

2.1.1.3. Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.
Thứ hai, được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh hay sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hay doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hay tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hay cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.
Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư.
Thứ sáu, FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
Thứ bảy, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được 20 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế. (Nguyễn Thị Minh Hà,2015).
6

2.1.1.4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến của FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy mô lớn. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư). Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phải được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần...
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhà không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận. (Nguyễn Thị Minh Hà,2015).
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở pháp luật Việt Nam với chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vốn
7

của mình để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể do 1 tổ chức, 1 cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập hay có thể do nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu tư vốn thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh;
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam thừa nhận, là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập dưới dạng công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.
Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hay nhiều tổ chức cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức cá nhân nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. ( Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra họ có thực hiện đúng pháp luật hay không. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng ở công ty thương mại Luận văn Kinh tế 0
B giải pháp và kiến nghị nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ xuất khẩu của ngân hàng SacomBank Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top