daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1. Mở đầu 2
I. Công nghệ sinh học 2
1. Công nghệ DNA tái tổ hợp 2
2. Dung hợp tế bào 3
3. Ứng dụng của công nghệ sinh học hiện đại 3
II. Công nghệ tế bào 5
1. Chúng ta mong đợi thay đổi cái gì 6
2. Quá trình sinh học xảy ra với một tốc độ như thế nào 7
3. Hệ thống được hoạt động và điều chỉnh như thế nào để
đạt được hiệu suất tối đa
Giáo trình công nghệ tế bào - Nguyễn Hoàng Lộc
4. Các sản phẩm được phân tách như thế nào để có được
sự tinh sạch cực đại và giá thành tối thiểu
7
III. Quá trình sinh học 8
1. Các ưu điểm 8
2. Các nhược điểm 8
IV. Định nghĩa sự lên men 9
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 10
Chương 2. Sinh trưởng và bất động của tế bào 11
I. Xác định sinh trưởng của tế bào 11
1. Xác định số lượng tế bào 11
2. Xác định sinh khối tế bào 13
3. Các phương pháp gián tiếp 14
II. Bất động tế bào 16
1. Gắn lên bề mặt 16
2. Tạo thể xốp 16
3. Sử dụng bao vi thể 18
4. Tự kết khối 18
III. Một số thí nghiệm điển hình 18
1. Đường cong sinh trưởng của nấm men 18
2. Đường cong sinh trưởng của thực vật 20
3. Bất động tế bào thực vật 21
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 22
201
Chương 3. Động học sinh trưởng của tế bào 23
I. Mở đầu 23
II. Định nghĩa 24
III. Chu kỳ sinh trưởng của nuôi cấy mẻ 26
1. Pha lag 26
2. Pha sinh trưởng theo hàm mũ 28
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng 29
4. Pha tĩnh và pha chết 31
IV. Các ký hiệu 31
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 32
Chương 4. Thiết kế hệ lên men 33
I. Hệ lên men thùng khuấy 33
1. Hệ lên men dòng nút (PFF) hay mẻ (batch) 35
2. Hệ lên men thùng khuấy liên tục (CSTF) lý tưởng 38
3. Ước lượng các thông số động học Monod 41
4. Hiệu suất của CSTF 43
5. So sánh nuôi cấy của hệ lên men mẻ và hệ lên men
thùng khuấy liên tục
45
II. Thu hồi tế bào 46
1. Thu hồi tế bào ở PFF 46
2. Thu hồi tế bào ở CSTF 49
III. Các hệ lên men khác 51
1. Hệ lên men cột 52
2. Hệ lên men vòng 54
IV. Các ký hiệu 55
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 57
Chương 5. Nuôi cấy tế bào vi sinh vật 58
I. Tế bào vi sinh vật 58
II. Vi khuẩn 61
1. Hình dạng 61
2. Kiểu sinh trưởng 61
3. Các điều kiện vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng 61
III. Vi nấm 62
1. Nấm men 63
2. Nấm mốc 63
IV. Môi trường nuôi cấy 64
1. Môi trường tự nhiên 65
202
2. Môi trường tổng hợp 65
3. Khử trùng 65
4. Nuôi cấy 66
V. Sản xuất kháng sinh 66
1. Sản xuất penicillin 66
2. Sản xuất streptomycin 68
VI. Sản xuất thuốc bằng công nghệ DNA tái tổ hợp 69
1. Insulin 69
2. Interferon 70
3. Hormone 70
4. Vaccine 71
5. Một số loại thuốc khác 72
VII. Sản xuất enzyme 74
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 76
Chương 6. Nuôi cấy tế bào động vật 77
I. Mở đầu 77
1. Các ưu điểm của nuôi cấy tế bào động vật 78
2. Một số hạn chế của nuôi cấy tế bào động vật 78
II. Tế bào động vật 80
1. Các tế bào dịch huyền phù 80
2. Các tế bào dính bám 80
III. Môi trường nuôi cấy 81
IV. Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật 83
1. Hệ thống sản xuất 84
2. Tối ưu hóa môi trường dinh dưỡng và tế bào vật chủ 86
V. Các kháng thể đơn dòng 87
1. Dung hợp tế bào 88
2. Thử nghiệm kháng thể 90
IV. Sản xuất thuốc và DNA vaccine 91
1. Interferon 91
2. Hoạt tố plasminogen mô 92
3. DNA vaccine 92
VII. Tế bào động vật sử dụng trong cấy ghép 94
VIII. Tạo cơ quan từ tế bào động vật nuôi cấy 97
IX. Mô hình thực nghiệm 98
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 99
203
Chương 7. Nuôi cấy tế bào thực vật 100
I. Mở đầu 100
II. Tế bào thực vật 102
III. Các loại nuôi cấy tế bào và mô thực vật 104
1. Sinh trưởng không phân hóa 104
2. Sinh trưởng có phân hóa 105
IV. Môi trường nuôi cấy 107
V. Sản xuất các chất thứ cấp 108
1. Các chất thứ cấp dùng trong thực phẩm 111
2. Các chất thứ cấp dùng trong dược phẩm 114
VI. Sản xuất các protein tái tổ hợp 116
1. GM-CSF người 117
2. Kháng thể IgG1 của chuột 119
3. Interleukin 119
VII. Chọn dòng tế bào biến dị soma 120
VIII. Dung hợp protoplast hay lai vô tính tế bào thực vật 120
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 122
Chương 8. Công nghệ DNA tái tổ hợp 123
I. DNA và RNA 123
II. Tạo dòng gen 127
1. Các trình tự DNA 127
2. Sự kết hợp của các phân tử DNA 129
III. Khả năng ổn định của các vi sinh vật tái tổ hợp 131
1. Động học lên men của các nuôi cấy tái tổ hợp 133
2. Nuôi cấy trong hệ thống lên men thùng khuấy liên tục 136
3. Các phương pháp ổn định 138
IV. Biến đổi di truyền ở tế bào thực vật 139
1. Kỹ thuật gen 140
2. Biến nạp gen 143
V. Biến đổi di truyền ở tế bào động vật 144
1. Kỹ thuật gen 144
2. Biến nạp gen 145
VI. Các ký hiệu 149
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 150
Chương 9. Tiệt trùng 151
I. Các phương pháp tiệt trùng 151
1. Nhiệt 151
204
2. Hóa chất 152
3. Tia cực tím 152
4. Sóng siêu âm 152
5. Lọc 152
II. Động học của hiện tượng chết do nhiệt 153
III. Tiêu chuẩn thiết kế 154
IV. Tiệt trùng từng mẻ 154
V. Tiệt trùng liên tục 156
1. Bộ phận đun nóng 157
2. Bộ phận giữ nóng 157
3. Bộ phận làm lạnh 161
4. Tiệt trùng không khí 161
VI. Các ký hiệu 166
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 168
Chương 10. Khuấy trộn và thông khí 169
I. Mở đầu 169
1. Con đường chuyển khối 171
II. Các khái niệm cơ bản về chuyển khối 171
1. Sự khuếch tán phân tử trong chất lỏng 171
2. Hệ số chuyển khối 173
3. Cơ chế của chuyển khối 175
III. Xác định vùng phân giới 176
IV. Tắc nghẽn khí 177
1. Phun khí bằng khuấy trộn không cơ học 178
2. Phun khí bằng khuấy trộn cơ học 178
V. Xác định tốc độ hấp thụ oxygen 179
1. Phương pháp oxy hóa sodium sulfite 181
2. Kỹ thuật tách không khí 182
3. Xác định trực tiếp 183
4. Kỹ thuật động lực học 183
VI. Các ký hiệu 184
Tài liệu tham khảo/đọc thêm 186
Phụ lục. Một số thuật ngữ cơ bản 187
Mục lục 201
205
Lời nói đầu
Công nghệ tế bào là một bộ phận quan trọng của công nghệ sinh học,
chủ yếu nghiên cứu các quá trình nuôi cấy tế bào động-thực vật và vi sinh
vật để sản xuất sinh khối, sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học
(enzyme, vaccine, các chất thứ cấp…), để làm mô hình thực nghiệm khảo
sát các tác động của hoá chất, làm nguyên liệu ghép tế bào và cơ quan…
Mặc dù, các kỹ thuật nuôi cấy tế bào chỉ được phát triển vào nửa đầu
thế kỷ 20, nhưng đến nay các ứng dụng của chúng đã có những bước tiến
vượt bậc nhờ sự đóng góp của công nghệ DNA tái tổ hợp.
Bên cạnh các giáo trình như: sinh học phân tử, nhập môn công nghệ
sinh học, công nghệ DNA tái tổ hợp, công nghệ chuyển gen… giáo trình
công nghệ tế bào sẽ giúp sinh viên tiếp cận thêm một lĩnh vực khác của
công nghệ sinh học thông qua việc cung cấp những kiến thức cơ bản về các
vấn đề sau:
- Sinh trưởng và động học sinh trưởng của tế bào.
- Thiết kế các hệ lên men.
- Nuôi cấy tế bào và các ứng dụng của chúng.
Giáo trình công nghệ tế bào được biên soạn theo hướng khảo sát một
quá trình sinh học mang tính công nghệ nhiều hơn cả đó là quá trình lên
men ứng dụng cho cả tế bào vi sinh vật, lẫn tế bào động-thực vật trong các
thiết bị nuôi cấy (bioreactor/fermenter). Do đó, một số ứng dụng khác của
các kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào nói chung chúng tui không đưa vào giáo
trình này.
Lĩnh vực công nghệ tế bào rất rộng và đa dạng, hơn nữa giáo trình này
mới được xuất bản lần đầu tiên nên khó tránh khỏi thiếu sót hay chưa đáp
ứng được yêu cầu bạn đọc. Vì thế, chúng tui rất mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Chương 1
Mở đầu
I. Công nghệ sinh học
Đến nay có rất nhiều định nghĩa và cách diễn đạt khác nhau về
công nghệ sinh học tùy theo từng tác giả và tổ chức. Tuy nhiên, công
nghệ sinh học (biotechnology) có thể được định nghĩa một cách tổng quát
như sau:
“Công nghệ sinh học là các quá trình sản xuất ở quy mô công
nghiệp mà nhân tố tham gia trực tiếp và quyết định là các tế bào sống (vi
sinh vật, thực vật và động vật). Mỗi tế bào sống của cơ thể sinh vật hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất này được xem như một lò phản ứng nhỏ”.
Nếu công nghệ sinh học được định nghĩa theo hướng trên thì nó
không thể được thừa nhận là một lĩnh vực khoa học mới. Bởi vì, từ xa
xưa loài người đã biết sử dụng các vi sinh vật để lên men bánh mì và
thực phẩm, cho dù họ không biết cơ chế của những biến đổi sinh học này
là như thế nào. Loài người cũng đã biết từ rất lâu việc lai tạo động vật và
thực vật để cải thiện năng suất vật nuôi và cây trồng được tốt hơn. Vì thế,
công nghệ sinh học được định nghĩa như trên được xem như công nghệ
sinh học truyền thống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây thuật ngữ công nghệ sinh học
thường được sử dụng nhằm đề cập đến những kỹ thuật mới như DNA tái
tổ hợp và dung hợp tế bào, và được xem là lĩnh vực công nghệ sinh học
hiện đại.
1. Công nghệ DNA tái tổ hợp (DNA recombinant technology)
Là những kỹ thuật cho phép thao tác trực tiếp nguyên liệu di truyền
của các tế bào riêng biệt, có thể được sử dụng để phát triển các vi sinh
vật sản xuất các sản phẩm mới cũng như các cơ thể hữu ích khác. Những
kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật di truyền (genetic engineering),
công nghệ di truyền (genetic technology), thao tác gen (gene
manipulation), kỹ thuật gen (gene engineering) hay công nghệ gen (g
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Top