daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Hệ thống đường thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam năm 1897 đến năm 1945
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 5 5. Nguồn tài liệu............................................................................................................ 6 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 7 7. Bố cục của luận án .................................................................................................... 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................................................... 9
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án............................................. 9 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách của Pháp ở Đông Dƣơng ........ 9 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Bắc Kỳ .................................................... 19 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về giao thông đƣờng bộ ở Bắc Kỳ thời thuộc Pháp................................................................................................................... 22 1.2. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu và các vấn đề đặt ra............................ 28 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG THUỘC ĐỊA Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1897 - 1918 .......................................................................................... 32 2.1. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng hệ thống
giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam .......................................... 32 2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực............................................................................. 32
iii
2.1.2. Tình hình nƣớc Pháp......................................................................................... 33 2.1.3. Đặc điểm vùng Đông Bắc của Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX........ 35 2.2. Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam........................................................................................... 43 2.2.1. Chủ trƣơng và mục đích xây dựng ................................................................... 43 2.2.2. Biện pháp tài chính và hành chính.................................................................... 48 2.2.3. Kĩ thuật xây dựng ............................................................................................. 52 2.2.4. Nhân công xây dựng ......................................................................................... 54 2.2.5. Quá trình xây dựng và duy tu, bảo trì ............................................................... 56 2.3. Hoạt động khai thác, sử dụng các tuyến đƣờng................................................... 75 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 82 Chƣơng 3: HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG THUỘC ĐỊA Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1945 .............................................. 83 3.1. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam (1919 - 1945)................................................. 83 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực............................................................................. 83 3.1.2. Tình hình nƣớc Pháp......................................................................................... 86 3.1.3. Tình hình Việt Nam .......................................................................................... 88 3.2. Bƣớc phát triển của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc
Việt Nam (1919 - 1945).............................................................................................. 91 3.2.1. Chủ trƣơng và mục đích phát triển giao thông của thực dân Pháp................... 91 3.2.2. Cơ quan quản lý và nguồn vốn đầu tƣ .............................................................. 93 3.2.3. Kĩ thuật xây dựng và nhân công xây dựng ....................................................... 98 3.2.4. Tình hình xây dựng, duy tu, bảo trì hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa .... 102 3.3. Hoạt động khai thác, sử dụng các tuyến đƣờng................................................. 114 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 126 Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG THUỘC ĐỊA Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1897 - 1945 ............................................................................................................... 127 4.1. Đặc điểm hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc................... 127
iv

4.2. Tác động của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc đối
với Bắc Kỳ ................................................................................................................ 137 4.2.1. Những tác động tích cực ................................................................................. 137 4.2.2. Những tác động tiêu cực ................................................................................. 147 Tiểu kết chƣơng 4 ..................................................................................................... 152 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................ 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 158 PHỤ LỤC
v

TT Viết tắt
1. BOIF
2. DFI
3. GGI
4. JOFI
5. JOI
6. JOIF
7. FGGI
8. FRST
9. đ
10. Fr
11. TTLTQG I
12. Nxb
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ
Bulletin officiel de l’Indochine Française
Fonds de la Direction des Finances de l’Indochine Gouvernement Général de l’Indochine
Journal officiel de la Fédération Indochinoise
Journal officiel de l’Indochine Journal officiel de l’Indochine Française
Fonds de la Gouvernement Général de l’Indo - Chine Fonds de la Résidence supérieure du Tonkin
Đồng
franc
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I Nhà xuất bản
Tiếng Việt
Công báo Đông Dƣơng thuộc Pháp
Phông Sở tài chính Đông Dƣơng
Phủ Toàn quyền Đông Dƣơng
Công báo Liên bang Đông Dƣơng
Công báo Đông Dƣơng Công báo Đông Dƣơng thuộc Pháp
Phông Toàn quyền Đông Dƣơng
Phông Phủ Thống sứ
Bắc Kỳ
Đồng bạc Đông Dƣơng (piastre) Đồng franc Pháp
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sự phân bố vốn đầu tƣ của tƣ bản Pháp trong các ngành kinh tế ở Đông Dƣơng từ năm 1888 đến năm 1918 ............................................................ 49 Bảng 2.2. Phân loại đƣờng bộ ở Đông Dƣơng năm 1918 .......................................... 51 Bảng 2.3. Hoạt động xây dựng, bảo trì đoạn đƣờng thuộc địa số 1 (1914 - 1918) .... 59 Bảng 2.4. Hoạt động xây dựng, bảo trì đoạn đƣờng thuộc địa số 2 (1912 - 1918) .... 64 Bảng 2.5. Hoạt động xây dựng, bảo trì đoạn đƣờng thuộc địa số 3 (1914 - 1918) .... 68 Bảng 2.6. Hoạt động xây dựng, bảo trì đoạn đƣờng thuộc địa số 4 (1902 - 1918) .... 72 Bảng 3.1. Vốn đầu tƣ cải thiện đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc năm 1919, 1920..... 95 Bảng 3.2. Vốn đầu tƣ của tƣ bản Pháp cho giao thông các xứ giai đoạn 1924 - 1928 ...... 96 Bảng 3.3. Dân số các xứ từ năm 1921 đến năm 1943 .............................................. 100 Bảng 3.4. Diện tích và dân số các tỉnh vùng Đông Bắc năm 1921 và năm 1936..... 100 Bảng 3.5. Lƣơng của công nhân ở Việt Nam từ năm 1931 đến năm 1939 .............. 102 Bảng 3.6. Hiện trạng các tuyến đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc vào năm 1920 103 Bảng 3.7. Hiện trạng đƣờng bộ ở Bắc Kỳ (1919 - 1925) ......................................... 103 Bảng 3.8. Hiện trạng đƣờng bộ ở Bắc Kỳ năm 1940 ............................................... 104 Bảng 3.9. Hoạt động xây dựng, bảo trì đƣờng thuộc địa số 1 (1919 - 1933) ........... 105 Bảng 3.10. Hoạt động xây dựng, bảo trì đƣờng thuộc địa số 2 (1918 - 1921) ......... 107 Bảng 3.11. Hoạt động xây dựng, bảo trì đƣờng thuộc địa số 3 (1919 - 1931) ......... 109 Bảng 3.12. Hoạt động xây dựng, bảo trì đƣờng thuộc địa số 4 (1919 - 1927) ......... 112 Bảng 3.13. Số lƣợng ôtô vận tải ở Đông Dƣơng (1921 - 1926) ............................... 114 Bảng 3.14. Số lƣợng xe cơ giới lƣu thông ở Bắc Kỳ (1928 - 1939) ........................ 115 Bảng 3.15. Số xe chở hàng chạy ở Bắc Kỳ (1935 - 1939) ....................................... 116 Bảng 3.16. Tình hình các tuyến xe vận tải trên đƣờng số 1 ở Bắc Kỳ (1932) ......... 122 Bảng 3.17. Tình hình các tuyến xe vận tải trên đƣờng số 2 ở Bắc Kỳ (1932) ......... 123 Bảng 3.18. Tình hình các tuyến xe vận tải trên đƣờng số 3 ở Bắc Kỳ (1932) ......... 124 Bảng 3.19. Tình hình các tuyến xe vận tải trên đƣờng số 4 ở Bắc Kỳ (1932) ......... 125
v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Số giấy phép thăm dò mỏ ở Đông Dƣơng sau năm 1912 ...................... 57 Biểu đồ 3.1. Sự phân bố vốn đầu tƣ của tƣ bản Pháp trong các ngành kinh tế
Đông Dƣơng từ năm 1924 đến năm 1928............................................. 95 Biểu đồ 3.2. Số lƣợng hãng vận tải đƣờng bộ ở Bắc Kỳ (1935 - 1939) ................... 118 Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn đầu tƣ cho giao thông vận tải ở Đông Dƣơng năm 1925.. 133
vi

1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Giao thông là một yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng, cả kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội. Những đƣờng giao thông đƣợc ví nhƣ mạch máu trong tổ chức kinh tế của đất nƣớc. Giao thông vận tải không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại mà còn có vai trò to lớn đối với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị xâm chiếm và cai trị của các thế lực ngoại xâm. Để phục vụ cho mục đích bóc lột, các công trình giao thông đã đƣợc khảo sát, thiết kế và xây dựng, đặc biệt là hệ thống đƣờng bộ trong thời kỳ ngƣời Pháp xâm
lƣợc và bóc lột Việt Nam. Trong hệ thống đƣờng này, các đƣờng quốc lộ ở thuộc địa (Đƣờng thuộc địa) có tầm quan trọng tƣơng ứng với các đƣờng quốc lộ bên Pháp, thể hiện đặc điểm lợi ích chung cho toàn Liên bang hay do nhu cầu về kinh tế hay do nhu cầu về chiến lƣợc, nhu cầu về chính trị, cai trị. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu về mảng đề tài này còn là “khoảng trống” bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tui lựa chọn đề tài này là dựa trên ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, khi nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy rõ hơn bản chất, âm mƣu, thủ đoạn của thực dân Pháp trong công cuộc xâm lƣợc và cai trị, khai thác Việt Nam; luận giải một cách có hệ thống về chính sách, quá trình xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở các tỉnh phía bắc thƣợng du Bắc Kỳ; đồng thời góp thêm nguồn tƣ liệu về lịch sử giao thông, kinh tế Việt Nam nói chung và lịch sử giao thông, kinh tế các tỉnh phía bắc thƣợng du Bắc Kỳ nói riêng.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu vấn đề này còn cho phép chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm về việc xây dựng, phát triển, quản lý và khai thác hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ ở khu vực trong giai đoạn hiện nay. Bởi giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nó có vị trí quan trọng và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nƣớc. Thông qua nghiên cứu đề tài chúng ta cũng thấy đƣợc thành quả lao động, mồ hôi nƣớc mắt, xƣơng máu của ông cha ta trong quá trình xây dựng
các tuyến đƣờng này.
Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất nhiều tƣ liệu
quý về giao thông Đông Dƣơng và Bắc Kỳ đƣợc lƣu giữ ở các kho lƣu trữ, thƣ viện Quốc gia Việt Nam. Trong đó có nhiều tƣ liệu gốc bằng tiếng Pháp đề cập đến sự hình thành và phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ. Những tƣ liệu này cho đến
1

nay vẫn chƣa đƣợc khai thác hết và đang đứng trƣớc nguy cơ bị thất lạc cũng nhƣ hƣ hỏng vì đã lƣu trữ thời gian dài. Nghiên cứu đề tài này là cơ hội để tác giả sƣu tầm, sử dụng và lƣu giữ những tài liệu lịch sử quan trọng về Bắc Kỳ thời thuộc địa, nhằm sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Với nhận thức về ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhƣ trên, tui quyết định chọn đề tài “Hệ thống đường thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tái hiện một cách toàn diện, khách quan, khoa học về chính sách, diễn tiến quá trình xây dựng và
khai thác hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945, góp phần nhìn nhận đúng di sản lịch sử thời thuộc địa, cũng là để hiểu rõ hơn xuất phát điểm kinh tế - xã hội của chúng ta trên dƣới 100 năm, đồng thời bổ sung những nguồn tài liệu quan trọng để hiểu rõ hơn bản chất, nhận diện những thủ đoạn, luận giải vai trò, đánh giá tác động mang tính hai mặt trong chính sách xâm lƣợc, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp với Việt Nam. Từ việc đánh giá vị thế, vai trò của các tuyến đƣờng trong lịch sử, cũng sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có cách thức hợp lý để tiếp tục cải tạo và phát triển tuyến đƣờng này dựa trên sự kế thừa chọn lọc cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận án làm rõ những yếu tố tác động, chính sách khai thác thuộc địa nói chung và những chính sách cụ thể gắn với việc phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ của thực dân Pháp ở vùng Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1897 - 1945.
Thứ hai, luận án phục dựng lại một cách chân thực quá trình hình thành và phát triển hệ thống đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua các hoạt động quy hoạch, đầu tƣ xây dựng, quản lý thực hiện và khai thác hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa của thực dân Pháp từ năm 1897 đến năm 1945.
Thứ ba, luận án nhận diện, đánh giá khách quan vai trò và tác động của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở các tỉnh phía bắc thƣợng du Bắc Kỳ đối với thực dân Pháp và đối với vùng Bắc Kỳ Việt Nam trên cả những mặt tích cực và tiêu cực.
Thứ tư, rút ra những kinh nghiệm lịch sử cho sự phát triển của giao thông vận tải đƣờng bộ hiện nay cũng nhƣ phát triển kinh tế tại khu vực.
2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự hình thành và hoạt động của các tuyến đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945.
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu về lịch sử giao thông Việt Nam thời kỳ cận đại là một chủ đề lớn đòi hỏi đầu tƣ cả về thời gian và kinh phí đầu tƣ cho việc nghiên cứu. Trong một thời gian và khả năng có hạn, chúng tui chọn nghiên cứu các tuyến đƣờng thuộc địa (quốc lộ) tại vùng Đông Bắc Việt Nam làm địa bàn nghiên cứu. Vùng Đông Bắc đƣợc hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể là vùng văn hóa - lịch sử, vùng địa lý - lịch sử, vùng tộc ngƣời, vùng thể chế. Do đó, quan niệm về phạm vi vùng Đông Bắc ở đây phải là một quan niệm mở, không nhất thiết phải quan niệm vùng Đông Bắc đóng khung ở một số địa phƣơng của hiện tại. Trong phạm vi luận án này, vùng Đông Bắc đƣợc xác định là không gian địa lý - lịch sử, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm nhìn để xác định tọa độ cho phƣơng vị “đông bắc” cũng nhƣ là nơi khởi phát các tuyến đƣờng thuộc địa, lấy phạm vi các tỉnh có quốc lộ 1, 2, 3, 4 đi qua làm không gian chung cho nghiên cứu. Phạm vi các tỉnh thời thuộc Pháp: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Yên, Hải Ninh, Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang. Việc khai thác, sử dụng số liệu của các tỉnh là do cách tiếp cận và tính chất, mục tiêu của nghiên cứu, sử dụng.
Về thời gian: Luận án giới hạn thời gian nghiên cứu là từ năm 1897 đến năm 1945. Năm 1897 là thời điểm thực dân Pháp sau khi bình định các phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta đã bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dƣơng nói chung và ở Việt Nam nói riêng với quy mô lớn, cả về vốn đầu tƣ cũng nhƣ lĩnh vực đầu tƣ, đặc biệt là trong hệ thống giao thông đƣờng bộ. Trong bối cảnh trên, trải qua các giai đoạn lịch sử, giao thông đƣờng bộ vùng Đông Bắc có những chuyển biến mang tính “khởi sắc”. Năm 1945 là sự kiện cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam -
quyền, làm chủ đất nƣớc, làm chủ vận mệnh dân tộc. Tuy nhiên, để đảm bảo tính lịch sử và logic của vấn đề nghiên cứu, trong chừng mực luận án có mở rộng thời gian về trƣớc 1897 để so sánh, đối chiếu.
Trong luận án, chúng tui chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1897 - 1918: Đây là giai đoạn sau quá trình bình định các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, thực dân Pháp đã thực hiện Chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Trên cơ sở đó, giao thông nói chung và hệ thống đƣờng bộ nói riêng
mở ra bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc:
Nhân dân lao động đã nắm chính
3

đƣợc hình thành và phát triển nhằm phục vụ chủ yếu cho yêu cầu quân sự, khai thác tài nguyên và vận chuyển hàng hóa về chính quốc.
Giai đoạn từ năm 1919 - 1945: Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp đã tiến hành Chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ II (1919 - 1929) cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, xóa bỏ ách thống trị của thực dân Pháp hơn 80 năm trên đất nƣớc Việt Nam. Trong thực tế, từ năm 1940 đến tháng 3/1945, phát xít Nhật vào Việt Nam và cùng thực dân Pháp thực hiện chế độ “cộng trị”. Hệ thống giao thông ở vùng Đông Bắc Việt Nam cũng nhƣ Đông Dƣơng trong giai đoạn này không có những công trình xây dựng và phát triển lớn, mà chủ yếu dùng để khai thác năng lực vận chuyển có sẵn nhằm mục đích vơ vét tài nguyên, vật lực phục vụ cho nhu cầu của thực dân Pháp và đặc biệt là phục vụ cho phát xít Nhật mặc dù trên danh nghĩa thực dân Pháp vẫn cố gắng duy trì quyền lực của mình cho đến trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945.
Về nội dung: Nghiên cứu về hệ thống giao thông đƣờng bộ có nội dung rất rộng. Lịch sử hình thành và phát triển của giao thông đƣờng bộ vùng Đông Bắc thời kỳ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện tự nhiên (địa hình), tài nguyên thiên nhiên (các mỏ khoáng sản), điều kiện trong và ngoài nƣớc nhƣ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, những biến động của tình hình thế giới, khu vực và trong nội tại nƣớc Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lƣợc, sự phát triển của các ngành kinh tế. Ngƣợc lại, sự phát triển của giao thông sẽ có vai trò và những tác động nhất định đến nƣớc Pháp, đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thậm chí là đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng... và các quan hệ xã hội ở Việt Nam. Rõ ràng những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu lịch sử giao thông đƣờng bộ ở vùng Đông Bắc giai đoạn 1897 - 1945 là vô cùng phức tạp. Do vậy, trong khả năng có hạn, chúng tui chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu xoay quanh những nội hàm liên quan đến hệ thống đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc. Đó là tuyến đƣờng thuộc địa số 1 (đoạn Hà Nội - Lạng Sơn), đƣờng thuộc địa số 2 (Hà Nội - Hà Giang), đƣờng thuộc địa số 3 (Hà Nội - Cao Bằng), đƣờng thuộc địa số 4 (chủ yếu đoạn từ Tiên Yên đến Lạng Sơn, Cao Bằng sang Hà Giang. Đây là loại đƣờng có tầm quan trọng tƣơng ứng với các đƣờng quốc gia bên Pháp. Việc xây dựng các tuyến đƣờng này về nguyên tắc do ngân sách Đông Dƣơng đài thọ. Còn đối với các đƣờng liên tỉnh, chúng tui chỉ nêu ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích so sánh, đối chiếu để thấy rõ hơn vị trí của các tuyến đƣờng thuộc địa trong giai đoạn này.
4

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu. Theo đó, luận án bám sát đến các quan điểm biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể để triển khai các ý tƣởng nghiên cứu. Vấn đề “Hệ thống đường thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945” đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Tác giả luận án đặt đối tƣợng nghiên cứu trong sự vận động của lịch sử, xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Vì vậy, khi nghiên cứu nên có mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử, xã hội với sự du nhập của những yếu tố giao thông mới, sự hình thành và phát triển của nền giao thông theo hƣớng hiện đại ở Bắc Kỳ. Chúng tui cũng đặt sự hình thành và phát triển của hệ thống giao thông ở vùng Đông Bắc trong cách tiếp cận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân và dân tộc thuộc địa, cụ thể ở đây là Việt Nam. Để từ đó nhìn nhận, đánh giá hệ thống giao thông này đã mang lại những gì cho ngƣời dân Việt Nam hay nói đúng hơn, ngƣời Việt đã đƣợc hƣởng gì từ hệ thống giao thông này?
Luận án sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là chủ yếu. Chúng tui sử dụng phƣơng pháp lịch sử để phục dựng lại quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam trong quá trình cai trị, bóc lột của thực dân Pháp một cách toàn diện, chi tiết cụ thể theo tiến trình phát triển của sự kiện, mốc mở đầu, mốc kết thúc, diễn biến của quá trình này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ góp phần phục dựng một phần lịch sử của Bắc Kỳ giai đoạn 1897 - 1945, xác định rõ bản chất phục vụ hoạt động khai thác, bóc lột tài nguyên của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ thông qua hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ tại xứ thuộc địa này.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng giúp tác giả luận án tìm đƣợc mối quan hệ giữa thực tế vận động của hệ thống giao thông đƣờng bộ với các vấn đề có liên quan nhƣ bối cảnh, các chính sách thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp, các biện pháp hành chính và tài chính trong lĩnh vực giao thông cũng nhƣ làm rõ bản chất, âm mƣu của thực dân Pháp trong việc phát triển hệ thống giao thông nói chung và giao thông đƣờng thuộc địa nói riêng trên địa bàn nghiên cứu; vai trò và tác động của hệ thống giao thông đó với với Pháp và Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả luận án có thể đạt đƣợc sự khách quan và toàn diện trong việc đánh giá vấn đề nghiên cứu.
5

Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Để nghiên cứu đề tài, luận án có thể sử dụng những khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu của những chuyên ngành trên. Hƣớng tiếp cận liên ngành cũng giúp nghiên cứu sinh tích hợp đƣợc những kết quả của các nghiên cứu chuyên ngành trên để có cái nhìn tổng thể, đa chiều về đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp liên ngành cũng giúp nghiên cứu sinh khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tƣ liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu của đề tài. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả luận án đã tiếp xúc với rất nhiều nguồn tài liệu với những số liệu thống kê khác nhau, thậm chí trong một số trƣờng hợp có sự vênh nhau khá lớn giữa các sử liệu, nhất là các số liệu về vốn đầu tƣ. Vì vậy, tác giả phải so sánh, phân tích, đối chiếu các số liệu này để tìm ra và sử dụng số liệu hợp lý nhất. Chúng tui cũng đã tham vấn và lấy ý kiến chuyên gia, nhất là những chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử cận đại Việt Nam để có cách nhìn tổng thể về lịch sử Bắc Kỳ thời cận đại. Cùng với đó, tác giả cũng đã trực tiếp đi khảo sát một số đoạn quốc lộ quan trọng: tuyến đƣờng thuộc địa số 1 (đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn), đƣờng thuộc địa số 2 (đoạn Tuyên Quang - Hà Giang), đƣờng thuộc địa số 3 (đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng), đƣờng thuộc địa số 4 (đoạn Lạng Sơn - Cao Bằng). Những chuyến đi điền dã đã cung cấp cho tác giả những hiểu biết phong phú và kiến thức thực tế có liên quan đến đề tài luận án.
5. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, tác giả khai thác các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu lưu trữ: Tƣ liệu lƣu trữ tại Trung Tâm lƣu trữ Quốc gia I, đó là các tập hồ sơ gốc của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Toàn quyền Đông Dƣơng, Sở Công chính Bắc Kỳ, Sở Thanh tra công chính Đông Dƣơng, Sở Tài chính Đông Dƣơng, Sở Địa dƣ Đông Dƣơng; các bài báo trên Công báo Đông Dƣơng, Niên giám thống kê Đông Dƣơng, Công báo hành chính Bắc Kỳ...có liên quan đến khía cạnh tiếp cận của luận án. Đây là những tài liệu gốc, có giá trị tin cậy về mặt sử liệu, làm cơ sở để đối chiếu với các loại tài liệu khác. Các tài liệu này có nội dung về chính sách quản lý, quy hoạch, tổ chức xây dựng hệ thống đƣờng bộ trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị.
- Tài liệu chuyên khảo: Đây là nguồn tài liệu phong phú bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp, đƣợc thể hiện đa dạng dƣới nhiều hình thức nhƣ sách, bài nghiên cứu, bài
6

báo, hồi ký, sách ảnh, phim, bản vẽ thiết kế thi công... nhƣ L’Avenir du Tonkin, L’Eveil Économique de L’Indochine; tạp chí Journal Officiel de l’Indochine Francaise, Bulletin Administratif du Tonkin, Bulletin Économique de l’Indochine, Bulletin de la Chambre de Commerce de Hanoi, La Revue Indochinoise; các niên giám thống kê: Annuaire de l’Indochine, Annuaire statistique de l’Indochine. Đây là nguồn sử liệu thứ cấp nhƣng có thể sử dụng tốt trong luận án, nhất là những nhận định, đánh giá về vấn đề giao thông Việt Nam thời thuộc địa của các tác giả. Ngoài ra, luận án cũng tham khảo các sách thông sử, sách về lịch sử kinh tế Việt Nam có nội dung liên quan tới hệ thống giao thông Việt Nam thời Pháp; Các luận án, luận văn, báo cáo hội thảo, bài báo trên các tạp chí cũng đƣợc tác giả tham khảo.
- Tài liệu điền dã: Đây đƣợc coi là một trong những nguồn tham khảo của tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Đó là những cuộc khảo sát tại các đoạn đƣờng quốc lộ trƣớc đây, thu thập thông tin ở địa phƣơng... có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận án
- Về mặt nhận thức: Luận án định hình một hƣớng nghiên cứu mới về lịch sử giao thông đƣờng bộ ở vùng Đông Bắc Việt Nam thời kỳ cận đại, bƣớc đầu phân tích khoa học đƣợc chính sách đầu tƣ xây dựng, làm rõ các biện pháp quản lý hành chính và tài chính của chính quyền thuộc địa đối với các vấn đề giao thông đƣờng bộ, quá trình xây dựng và khai thác các tuyến đƣờng trong hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1897 - 1945.
Qua nghiên cứu, tác giả rút ra một số nhận xét về đặc điểm, luận giải khoa học, đánh giá tác động mang tính hai mặt, vai trò, vị trí của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam thời thuộc địa đối với cả Pháp và Việt Nam. Đây là một đóng góp có tính phƣơng pháp cho việc nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ cận đại.
- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài cho phép chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm, có ý nghĩa tham khảo trong việc cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số suy nghĩ vận dụng vào thực tiễn hoạch định chính sách giao thông nhƣ đầu tƣ, xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh cách nhìn biện chứng, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử giao thông Việt Nam thời thuộc Pháp, là chìa khóa cho việc lý giải một số hiện tƣợng về kinh tế, an ninh - chính trị, văn hóa xã hội ở vùng Đông
7

Bắc lúc bấy giờ. Đây thực sự là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, giảng viên giảng dạy nghiên cứu lịch sử địa phƣơng, lịch sử Việt Nam cận đại.
- Về mặt tư liệu: Luận án góp phần hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới bằng tiếng Pháp và tiếng Việt có liên quan đến hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam nói riêng và hệ thống giao thông Việt Nam nói chung thời thuộc địa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1897 - 1918.
Chương 3: Hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945.
Chương 4: Đặc điểm, tác động của hệ thống giao thông đƣờng thuộc địa ở vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1897 - 1945.
8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Vấn đề chính sách của thực dân Pháp và quá trình xây dựng hệ thống giao thông Việt Nam nói chung và hệ thống giao thông đƣờng bộ ở các tỉnh phía bắc thƣợng du Bắc Kỳ nói riêng đã có một số học giả trong và ngoài nƣớc đề cập đến trong các công trình nghiên cứu với nội dung và mức độ khác nhau. Xuất phát từ mục đích khác nhau, các công trình nghiên cứu đƣa ra nhiều luận giải với những nhận xét đa chiều. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng cho đến đến nay, chƣa có một công




Theo các hồ sơ đấu thầu, ủy ban sẽ xét chọn nhà thầu đƣa ra giá gói thầu thấp nhất, tức là yêu cầu chi trả số tiền/tháng ít nhất, có lợi nhất đối với chính quyền. Ủy ban xét thầu lập biên bản có chữ ký của các thành viên và ngƣời nhận thầu, sau đó trình lên các cấp trên phê duyệt, ngƣời cuối cùng phê duyệt là Thống sứ Bắc Kỳ với vai trò đƣợc ủy quyền kí thay mặt Toàn quyền Đông Dƣơng.

Sau khi trúng thầu, các cá nhân/doanh nghiệp cho xe lƣu thông thực hiện dịch vụ vận chuyển theo hợp đồng đã kí kết. Lúc này, chính quyền tiếp tục theo dõi, giám sát, quản lý các hoạt động giao thông để đảm bảo an toàn, hiệu quả của các hoạt động vận chuyển. Một ngày trƣớc khi bắt đầu dịch vụ và khi chính quyền cho là cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra phƣơng tiện vận chuyển, văn phòng của các cá nhân/doanh nghiệp và trạm dừng nghỉ trên tuyến đƣờng. Việc kiểm tra này đƣợc thực hiện bởi một Ủy ban do Thống sứ chỉ định. Nếu kết quả kiểm tra, kiểm định cho thấy đáp ứng tốt các yêu cầu dịch vụ thì lập biên bản xác nhận và đƣợc thƣởng vào cuối tháng. Các phƣơng tiện kết luận không đáp ứng sẽ bị loại khỏi lƣu thông và phải đƣợc thay thế trong một thời hạn nhất định và sẽ phải chịu phạt nếu không thực hiện đúng.

Trong quá trình thực hiện hoạt động vận chuyển, tiền mặt và hàng hóa bị mất hoặc tráo đổi do lỗi của nhà thầu thì họ phải bồi thƣờng theo giá trị của hàng hóa và số tiền đƣợc ghi trên phiếu. Nếu nhà thầu vi phạm các điều khoản của hợp đồng sẽ chịu phạt tiền, thƣờng là 5 đồng/lỗi vi phạm.

Trong trƣờng hợp sự cẩu thả/lơ là lặp lại một cách thƣờng xuyên gây ảnh hƣởng xấu tới dịch vụ, cũng nhƣ trong trƣờng hợp từ bỏ dịch vụ bởi nhà thầu, Chính quyền sẽ có quyền chấm dứt/hủy bỏ hợp đồng, tịch thu toàn bộ hoặc một phần tiền đảm bảo (tiền đặt cọc chính thức). Hợp đồng sẽ bị hủy bỏ một cách hoàn toàn và không bồi thƣờng cho nhà thầu, nếu nhƣ dịch vụ bị ngừng do sự loại bỏ các trạm hoặc bất kì nguyên nhân nào khác.

Ngoài các xe của công ty, cá nhân trúng thầu dịch vụ vận chuyển của chính quyền, các phƣơng tiện cá nhân muốn lƣu thông kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên tuyến đƣờng phải đƣợc Thống sứ Bắc Kỳ cho phép. Các cá nhân phải làm đơn đăng kí, đƣợc Sở công chính kiểm tra thông tin, chất lƣợng xe, sau đó trình lên và đƣợc Thống sứ Bắc Kỳ ra quyết định. Trong các quyết định ghi rõ về đặc điểm xe đã qua kiểm tra, hành trình, tốc độ, số ngƣời cùng hành lý và số trọng tải hàng hóa tối đa đƣợc chuyên chở.

Để đảm bảo an toàn cho giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa ban hành Bộ luật giao thông đƣờng bộ Bắc Kỳ, thiết lập lực lƣợng cảnh sát giao thông thể giám sát, xử lý vi phạm giao thông. Theo luật giao thông đƣờng bộ Bắc Kỳ: Các lái xe phải có bằng lái dán ảnh. Bằng lái đƣợc cấp cho lái xe khi họ vƣợt qua đƣợc kì thi sát hạch. Lái xe vi phạm nhiều lỗi trong một năm sẽ bị tịch thu bằng lái.





120







Chính quyền cũng ban hành quy định về việc cắt tỉa cành của các cây trồng bên đƣờng, nhất là ở các điểm cong và các điểm giao nhau của các con đƣờng. Chiều cao của cây trồng ở rìa các tuyến đƣờng công cộng ở bất kì dạng nào không quá 1,33m; ở các điểm cong, điểm giao thì trong phạm vi cách vị trí đó 50m về các hƣớng, chiều cao của cây không quá 1m [119].

Tóm lại, chính quyền quản lý chặt chẽ các hoạt động giao thông vận tải từ việc đăng kí, cho phép các phƣơng tiện giao thông đƣợc lƣu thông tới các dịch vụ vận tải đƣợc thực hiện và các quy định cụ thể về chất lƣợng xe, yêu cầu vật chất, trạm dừng nghỉ, số ngƣời/hàng đƣợc vận chuyển...cũng nhƣ chế độ kiểm tra, giám sát thực hiện dịch vụ vận chuyển, chế độ thƣởng - phạt đối với các chủ xe/hãng vận tải. Việc quản lý giao thông nhƣ vậy đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hoạt động vận chuyển phục vụ chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân.

Giá vé của vận chuyển sẽ đƣợc tính toán theo mức giá của hợp đồng theo tỷ lệ khoảng cách hành trình do chủ thầu đề xuất trong hồ sơ đấu thầu và đƣợc chính quyền thông qua. Về đơn vị đo lƣờng dùng để tính phí vận chuyển, dịch vụ ô tô tính theo km và theo hành khách; dịch vụ xe ngựa kéo tính theo km và theo hành khách; dịch vụ xe kéo tính theo km và theo hành khách; dịch vụ xe ba gác tính theo tấn hoặc m3 và theo km. Về giá tiền theo số lƣợng khách và Km phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chất lƣợng đƣờng, khả năng lƣu thông, nhu cầu vận tải; vì vậy có thể giá/km khác nhau giữa các cùng miền, khu vực.

Tuy nhiên, kinh phí vận chuyển có thể thay đổi, nhất là đối với hàng hóa đặc thù

“Không ấn định mức giá đặc biệt đối với việc vận chuyển các hàng hóa đặc thù, nhà thầy cs quyền tự do áp mức có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình nhưng phải thông tin cho chính quyền” [62]. Giá tiền khi đó tính theo đơn vị đồng franc, tỉ giá trao đổi là 1 đồng Đông Dƣơng. Tuy nhiên, thời kỳnày do nhiều hãng xe cạnh tranh nên giá rẻ hơn. “Giá vé hành khách trung bình ở vùng đồng bằng là 1 xu/km đối cới các tuyến chạy song song đường sắt, còn đối với các tuyến đường khác là 2 xu/km” [21; tr.171].

Thuế vận tải

Chính quyền thực dân thực hiện thu thuế chuyên chở hàng hóa và thuế môn bài. Thuế chuyên chở hàng hóa thuộc vào loại thuế gián thu. Còn thuế môn bài là loại thế trực thu đánh trực tiếp vào những ngƣời làm kinh doanh buôn bán, dịch vụ. Đối với ngành công chính, thuế môn bài đánh vào những ngƣời buôn bán ô tô, thầu khoán và làm dịch vụ chuyên chở. Ngay sau Hiệp ƣớc Thiên Tân, ngày 12/12/1885, Pháp đã quyết định thiết lập thuế môn bài đối với Bắc Kỳ. Tuy nhiên trong những năm từ 1886 - 1916, loại thuế này chỉ đƣợc thực hiện ở thành phố Hà Nội và Hải Phòng.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đồ án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Thống Nhất Kiến trúc, xây dựng 0
D ứng dụng công nghệ siêu âm hiệu quả cao trong chống đóng cặn trên các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công Ty TNHH Mía Đường BOURBON Gia Lai Kiến trúc, xây dựng 0
D Thiết kế được hệ thống bơm nước và đo lưu lượng nước trên đường ống cho trường ĐHCN Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D Hệ thống giao thông thông minh cho đường cao tốc (ITS) Khoa học Tự nhiên 0
D Thiết kế hệ thống máy ly tâm đường Khoa học kỹ thuật 3
G Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường Nông Cống – Thanh Hoá, công suất 1500 tấn mía/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
T Thiết kế hệ thống điều khiển đèn báo hiệu luồng giao thông đường thuỷ Kiến trúc, xây dựng 0
D quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam dương văn hội Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top