haison_haison

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

2. Mô hình thực thể quan hệ.
Dựa vào các hoạt động cụ thể của hệ thống quản lý điểm và dựa vào biểu đồ luồng dữ liệu đã phân tích ở trên, ta thấy đối tượng cần quan tâm của hệ thống là Học viên và Điểm.
Có thể coi trong cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý điểm, Học viên và Điểm là hai thực thể chính. Các thuộc tính của 2 thực thể này như sau:
Học viên bao gồm các thuộc tính sau:
{Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Giới tính, Hộ khẩu, Dân tộc, Tôn giáo, Ghii chú}.
Điểm bao gồm các thuộc tính sau:
{Mã học viên, Mã môn học, Điểm thi lần 1, Điểm thi lần 2, Học kỳ}.
Khái niệm khoá và phụ thuộc hàm được áp dụng vào việc phân định đâu là khoá chính và đâu là các thuộc tính thông tin mô tả cho thực thể.
Đối với học viên, Mã học viên chính là khoá chính để nhận diện học viên đó.
Phụ thuộc hàm được đưa ra như sau:
{Mã học viên} {Họ tên, Ngày sinh}.
Khoá chính đối với thực thể học viên là mã của học viên đó.
Đối với điểm, Mã học viên được xác định là khoá chính cho thực thể Điểm. Từ mã điểm mà ta có thể xác định được các thông tin liên quan như số điểm.
Phụ thuộc hàm được đưa ra như sau:
{Max học viên} {Điểm thi}
Mỗi lớp có nhiều môn học khác nhau. Để lưu trữ thông tin về các môn học, ta phải đánh số cho mỗi môn học. Mã môn học được lưu trữ trong thông tin môn học. Thực thể Môn học có các thuộc tính: Mã môn học, Tên môn học, Số học trình.
Thông tin về lớp cho mỗi học viên được tách riêng thành thực thể mới. Thực thể Lớp có khoá chính là Mã lớp. Các thuộc tính mô tả cho thực thể Lớp là: {Mã lớp, Tên lớp}.
3. Mối quan hệ giữa các thực thể.
Quân hệ giữa thực thể Học viên và thực thể Điểm là mối quan hệ 1 – N bởi vì mỗi học viên có nhiều điểm. Thuộc tính kết nối tạo nên mối quan hệ giữa Học viên và Điểm là Mã học viên.
Quan hệ giữa thực thể Lớp và thực thể Học viên là mối quan hệ 1 – N bởi vì một lớp có nhiều học viên. Thuộc tính kết nối tạo nên mối quan hệ giữa Học viên và Lớp là Mã lớp.
Mô hình quan hệ dữ liệu trong chương trình:
IV. Thiết kế giao diện chương trình

Việc thiết kế giao diện chương trình, ngoài việc đảm bảo tính chính xác của thuật toán còn quan tâm đúng mức tới giao diện giữa người sử dụng và hệ thống.Có nhiều kiểu thiết kế được tạo ra nhằm phục vụ giao diện giữa người và máy,mỗi kiểu có đặc tính khác nhau.Song một điều quan trọng là thiết kế phù hợp với nhiệm vụ được giao và người sử dụng, con người sẽ tham gia đối thoại giữa người và máy
-Bố trí đơn giản, dễ xem, dễ sử dụng.
-Thống nhất các quá trình hoạt động
-Có hệ thống báo giúp hoàn chỉnh.
Lời Nói Đầu

Hoà nhịp cùng sự phát triển chung của khoa học kĩ thuật. Ngày nay Tin Học đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nhiều lĩnh vực.Đặc biệt là trong công tác Quản Lý Xã Hội ,thông qua các bài toán quản lý :Quản Lý Nhân Sự ,Quản Lý Kế Toán, Quản Lý Hàng Hoá, Quản lý Vật Tư và Quản Lý Giáo Dục....
Các hệ thống thông tin quản lý cung cấp thông tin cho người sử dụng một cách thuận tiện và an toàn, đã giúp các nhà quản lý rất đắc lực nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc.
ở nước ta ,trong những năm gần đây các ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngày càng trở nên phổ biến .Điều này đã được khẳng định trong chỉ thị 581 CTTW ngày 17/05/2000 của bộ chính trị :” Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển ,cùng với các ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế ,văn hoá , xã hội của thế giới hiện đại”.Tại các đơn vị làm công tác giáo dục vấn đề ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào Quản Lý Điểm của sinh viên trong một trường đại học lại là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Do vậy cần xây dựng một chương trình quản lý phù hợp có hiệu quả nhằm giải quyết những yêu cầu trên.
Trong thời gian tìm hiểu đề tài :Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điểm của sinh viên trong một truờng Cao Đẳng theo qui mô của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo mà thực tế là quản lý điểm của sinh viên của trường Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự.Sau một thời gian tìm hiểu hệ thống với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin,mà đặc biệt là sự chỉ dẫn trực tiếp của thầy Trần Quang Huy đến nay em đã hoàn thành về cơ bản các yêu cầu đặt ra của đề tài .Tuy nhiên vì một vài lý do chủ quan và khách quan nên chương trình chưa được thoả mãn theo ý muốn ,một phần có lẽ do kiến thức còn hạn chế ,cộng thêm sự non nớt về kinh nghiệm quản lý nói chung và quản lý điểm nói riêng nên chương trình không tránh khỏi sai sót .Em rất mong thầy cô và các bạn chỉ bảo thêm để chương trình ngày một hoàn thiện hơn để và có thể đưa vào sử dụng.


Chương I
Khảo sát hệ thống
I. Mô tả hệ thống:
Hệ thống quản lý điểm nói chung và hệ hệ cao đẳng, khoa công nghệ thông tin, Học viện kỹ thuật quân sự nói riêng là một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong quá tình đào tạo. Trung tâm CNTT, Học viện kỹ thuật quân sự là bộ phận chuyên trách được Học viện phân công đảm nhiệm công việc này. Hệ thống quản lý điểm hệ cao đẳng tin học, Khoa Công nghệ thông tin, Học viện kỹ thuật quân sự hiện nay được mô tả một cách tổng quát như sau:
Tất cả thí sinh sau khi thi đỗ vào Hệ cao đẳng tin học, Khoa Công nghệ thông tin, Học viện kỹ thuật quân sự sẽ nộp hồ sơ cho trung tâm. Sau đó, trung tâm sẽ cập nhật và phân thành các lớp học. Học viên bắt đầu bước vào học tập theo thời khoá biểu của trung tâm sau khi làm xong mọi thủ tục nhập học. Thời gian mà học viên phải tham gia học tập là 3 năm và thời gian mà học viên thực tập, thi tốt nghiệp và làm tốt nghiệp là 3 tháng. Trong quá trình học tập, mỗi lần kết thúc số học phần của mỗi môn học, tuỳ theo từng môn học và căn cứ vào quy định của Học viện mà giáo viên có thể tổ chức thi hay làm bài tập lớn. Kết quả của các môn học này được cập nhật thường xuyên vào sổ điểm của học viên do trung tâm quản lý thông qua phiếu ghi điểm của giáo viên cho trung tâm (Phiếu ghi điểm có chữ ký của giáo viên chấm thi). Sau đó, phiếu ghi điểm được sao thành 3 bản, gửi cho khoa, phòng huấn luyện và lớp để đảm bảo sự chính xác và thống nhất.
Điểm của học viên là số liệu quan trọng, đặc trưng nhất để đánh giá năng lực học tập của học viên theo từng giai đoạn. Sổ điểm của học viên có thể coi là bản gốc để xem xét, đánh giá kết quả quá trình học tập của học viên. Đồng thời, sổ điểm cũng là một tài liệu chuẩn để hiệu chỉnh lại các loại số liệu ở các sổ sách khác khi có sai sót, nhầm lẫn.
Sau mỗi năm học, trung tâm chịu trách nhiệm tính điểm trung bình năm học cho từng học viên và in ra theo danh sách của từng lớp. Căn cứ vào điểm trung bình này mà trung tâm sẽ xếp loại học tập cho học viên, từ đó chọn ra những học viên đạt học bổng, học viên được lên lớp, lưu ban, thôi học. Đồng thời, trung tâm cũng đưa ra danh sách những học viên phải thi lại. Đồng thời, trung tâm có trách nhiệm phải cập nhật lại danh sách lớp nếu có sự thay đổi về sĩ số do tình trạng lưu ban, thôi học, hay tiếp nhận học viên lưu ban từ khoá trước…
Sau khi kết thúc quá trình học tập, trung tâm dựa trên điểm trung bình của toàn khoá học mà lập danh sách những học viên được làm đồ án tốt nghiệp, những học viên phải thi tốt nghiệp và những học viên không đủ điều kiện làm tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, căn cứ vào điểm trung bình của toàn bộ quá trình học tập và kết quả đồ án tốt nghiệp hay thi tốt nghiệp, trung tâm sẽ phân loại tốt nghiệp cho học viên đồng thời in và cấp bảng điểm cho từng học viên trong đó có ghi lại kết quả của tất cả các môn học trong suốt quá trình học tập của học viên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top