saotoichiminhtoi
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Marx và Engels
MỤC LỤC
1. Mô hình lý thuyết tổng quát 1
2. Chính trị 1
Bài 1: Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phụ thuộc của chính trị 2
1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 2
1.2. Sự thiếu vắng quyền tự trị về chính trị 3
1.3. Những loại hình nhà nước 3
1.4. Những hình thái Nhà nước 4
Bài 2: Đấu tranh giai cấp 5
2.1. Khái niệm về giai cấp 6
2.2. Giai cấp xã hội thể kỷ 19 6
2.3. Nhà nước trong xã hội có giai cấp 7
2.4. Chế độ dân chủ hình thức và chế độ dân chủ thực tế 8
Bài 3: Thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản 9
3.1. Mâu thuẫn chủ yếu 9
3.2. Sự tích luỹ vốn và sự tích luỹ điều khốn cùng 10
3.3. Một xã hội dư dật và không có Nhà nước 11
3.4. Sự tàn lụi của Nhà nước 11
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-tieu_luan_marx_va_engels.VYDaeNYTg8.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55324/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ĩa xã hội Pháp (Saint Simon, Fourier Proudhon) và các tác phẩm về lịch sử khi đó (Augustin Thierry, Guizot).Kể từ đó, kể từ những cuộc tranh luận rời rạc có thực này, Mác và Ănggel đã tổng hợp, đã sáng lập ra một lý thuyết tổng quát. Với việc đề ra cho mô hình lý thuyết tổng quát này, một sự giải thích khoa học về tính thực tại và về lịch sử xã hội.
2. Chính trị
Mác và Ănggel xem chính trị như một hiện tượng mới, một sự phụ thuộc vào kinh tế. Như Ănggel viết: “Cái quan niệm rằng những hoạt động chính trị của tầng lớp thứ nhất là nhân tố quyết định trong lịch sử, xưa như chính công trình sử liệu”. Tuy nhiên, “khía cạnh quan hệ kinh tế trong lịch sử thì cơ bản hơn khía cạnh chính trị”. F. Ănggel- Chống During, Londres, 1878, tr.fr.1971, nhà xuất bản xã hội, trang 188
Động cơ chính trị chỉ là sự thể hiện của động cơ xã hội- cuộc đấu tranh của các giai cấp mà nó sinh ra từ chính nền kinh tế. Vậy nên, trong khi tìm mọi cách để phân tích “cái nền tảng hiện thực” của những hiện tượng xã hội và chính trị, Mác và Ănggel đã dẫn đến bỏ xót một vài sự phân tích về chính đời sống chính trị.
Tuy vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu của họ mang lại sự hấp dẫn trực tiếp cho khoa học chính trị hơn. Đặc biệt, chúng ta có thể kể tên những cuốn sách được Mác và Ănggel cộng tác viết: Hệ tư tưởng Đức(1845-1846) và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản(1848). Của Mác: Phê phán về triết học về luật pháp của Hêgel (1843- 1844); Những bản thảo viết tay của năm 1844; Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850); Ngày 18 tháng Sương mù của Louis Napoléon Bonaparte (1852); Phác thảo phê bình kinh tế chính trị học (1859); Tư bản (tập 1- năm 1867); Nội chiến ở Pháp (1871). Của Ănggel: M.E.During xáo trộn khoa học( loạt bài tóm tắt chung vào năm 1878, và nổi tiếng hơn dưới tiêu đề Chống During); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước(1884); Phê phán về chương trình của Erfurt(1891).Những ngày tháng nêu lên là những ngày tháng khởi thảo hay xuất bản lần đầu
Bài 1: Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phụ thuộc của chính trị
Mác và Ănggel đã đưa ra một sự giải thích duy vật và quyết định của lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là chủ nghĩa duy vật biện chứng, phỏng theo Hêgel.
1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Sự phát triển của xã hội là do sự phát triển của các điều kiện của đời sống vật chất. Ở cái nền tảng đã chỉ cho thấy tư liệu sản xuất( phương tiện và kỹ thuật sản xuất, sức lao động của con người và những đồ vật có thể áp dụng được công việc này). Tư liệu sản xuất này sinh ra quan hệ sản xuất: đó là những quan hệ mà những cá nhân nuôi nấng nhau nhờ cơ may sản xuất. Hai yếu tố này- tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất- cùng nhau tạo thành cách sản xuất. cách (hay hệ thống) sản xuất này chủ yếu là am tường, bởi vì một xã hội được xác định đồng thời bởi mức tư liệu sản xuất và bởi tình trạng quan hệ sản xuất.
Những quan hệ sản xuất này rập khuôn theo cấu trúc xã hội, sự phân chia các tầng lớp xã hội (nhóm cá thể cùng giữ một cương vị như nhau trong cách sản xuất). Và cấu trúc xã hội này đã đưa ra một số cách nghĩ, một vài sự tin tưởng, một số thể chế và luật pháp, v.v…
Tóm lại, cơ sở hạ tầng – điều đó có nghĩa là những tư liệu sản xuất và những quan hệ sản xuất – xác định một kiến trúc thượng tầng mà nó phản ánh lại cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng này bao gồm thể chế chính trị, luật pháp, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v.
Mác viết: “Trong nền sản xuất xã hội của đời sống hiện tại của họ, con người xen lẫn vào đó những quan hệ nhất định, tự do về ý chí. Những quan hệ sản xuất tương đương với trình độ phát triển nhất định về tư liệu sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ quan hệ sản xuất này làm thành cấu trúc kinh tế của xã hội, nền tảng cụ thể mà trên đó đạt đến một thượng tầng kiến trúc pháp lý và chính trị, tương ứng với những hình thái ý thức xã hội nhất định. Cách thức sản xuất của đời sống vật chất quyết định tiến trình của đời sống xã hội, chính trị, tinh thần nói chung (phỏng theo phác thảo phê bình kinh tế chính trị học).
Tóm lại, cách sản xuất chế ngự sự phát triển của kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế này phụ thuộc hoàn toàn vào cái còn lại.
1.2. Sự thiếu vắng quyền tự trị về chính trị
Quả vậy, Mác đã nhận thấy rằng, có thể có ở đó sự tương tác, rằng kiến trúc thượng tầng có thể tác động theo thứ tự lên cơ sở hạ tầng xã hội. Bởi vì có sự hoạt động và sự phản ứng của tất cả các nhân tố. Nhưng cái mà được giữ lại - và cái mà là chủ yếu – chính là kiến trúc thượng tầng được sinh ra bởi cơ sở hạ tầng xã hội. Hiện tượng chính trị là sự phản ánh quan hệ sản xuất.
Chế độ chính trị là thành quả của cách sản xuất. Cơ chế chung của sự phụ thuộc này có thể tóm lại như vậy, trong khi nâng lên hay trong khi giảm xuống chuỗi quan hệ nhân quả.
Sự đua tranh chính trị chủ yếu là sự phản ánh cuộc đấu tranh của các giai cấp. Chính các giai cấp được rập khuôn bởi hệ thống sản xuất. Cuối cùng là chính nó được sinh ra bởi tình trạng tư liệu sản xuất (và đặc biệt là kỹ thuật sản xuất).
Trong trật tự nhân quả đối nghịch, sơ đồ về sự phụ thuộc của những hiện tượng chính trị liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ- kỹ thuật như sau: Tư liệu sản xuất- cách sản xuất- Giai cấp xã hội- Đấu tranh giai cấp- Cuộc đua tranh chính trị.
1.3. Những loại hình nhà nước
Lịch sử đã chỉ ra rằng: ở mỗi cách sản xuất, tương đương là một kiểu nhà nước.
Như vây, những kỹ thuật ban đầu sinh ra cách sản xuất từ thời kỳ xa xưa, với cuộc đấu tranh của những ông chủ và những người nô lệ, và nhà nước nô lệ . Kỹ thuật nông nghiệp cổ đại đã sinh ra i hệ thống sản xuất phong kiến, với cuộc đấu tranh của những lãnh chúa và những nông nô, và nhà nước của chế độ cũ. Kỹ thuật công nghiệp đã sinh ra hệ thống sản xuất tư bản, với cuộc đấu tranh của những nhà tư bản và những người vô sản, và nhà nước tư sản.
Bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản cũng chứa đựng những hình ảnh này, “máy xay bằng tay đem đến một xã hội với sự bá chủ, máy xay bằng hơi đem đến một xã hội với nhà tư bản công nghiệp”.
Cuối cùng, chính sự phát triển của kỹ thuật công nghiệp có khuynh hướng gạt bỏ chế độ tư hữu của cách sản xuất- nền tảng của những cách trước kia- và thiết lập một hệ thống sản xuất xã hội, chấm dứt cuộc đấu tranh của các giai cấp, và dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nghĩa xã hội, rồi đến là sự lụi bại của nhà nước.
Như vậy, tồn tại bốn kiểu hình nhà nước: nhà nước nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi loại hình tương đương với một cách sản xuất đặc thù, và vậy nên cũng tương ứng với một hệ thống của giai cấp xác định.
1.4. Những ...