Luận văn: Mô hình hóa trong tiến trình phát triển phần mềm và ứng dụng trong việc xây dựng hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 10
Nhà xuất bản: ĐHCN
Ngày: 2010
Chủ đề: Công nghệ phần mềm
Công nghệ thông tin
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Máy tính
Tin học ứng dụng
Miêu tả: 110 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Công nghệ phần mềm -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Mô hình hóa trực quan: Sử dụng ngôn ngữ chuẩn UML (Unified Modelling Language) để mô hình hóa toàn bộ hệ thống phần mềm cần phát triển. Thu thập toàn bộ cấu trúc và hành vi của hệ thống, chỉ ra cách thức để các thành phần của hệ thống có thể kết hợp với nhau, đảm bảo sự thống nhất giữa bản thiết kế và bản chương trình phần mềm được xây dựng. Tìm hiểu các vấn đề về hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao quát hơn là hệ thống thông tin đất đai. Ứng dụng Mô hình hóa hệ thống trong tiến trình xây dựng hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm cung cấp, quản lý thông tin đất đai của Nhà nước và ngành Tài nguyên và Môi trường. Nghiên cứu và xây dựng hệ thống thực nghiệm để làm sáng tỏ tính đúng đắn và hữu ích của mô hình đã đề xuất
MỤC LỤC Lời Thank ...................................................................................................................... i Lời cam đoan ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii Danh mục ký hiệu, từ viết tắt .................................................................................... v Danh mục hình vẽ, đồ thị ........................................................................................... vi Danh mục bảng .......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 - MÔ HÌNH HÓA PHẦN MỀM DỰA TRÊN UML .................... 4 1.1. Mô hình hóa phần mềm .................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm mô hình hóa phần mềm .......................................................... 4 1.1.2 Phƣơng pháp và các ngôn ngữ mô hình hoá .......................................... 5 1.1.3 Các bƣớc của tiến trình phát triển phần mềm ...................................... 6 1.1.4 Đặc trƣng tiến trình phát triển phần mềm hƣớng đối tƣợng ............. 6 1.1.5 Ý nghĩa khi xây dựng mô hình ................................................................ 10 1.2. Mô hình hóa phần mềm với UML .............................................................. 11 1.2.1 Khái niệm UML .......................................................................................... 11 1.2.2 UML và các giai đoạn phát triển phần mềm ........................................ 12 1.2.3 Cấu trúc thành phần của UML ............................................................... 13 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................................ 19 2.1. Mô hình trao đổi thông tin trong hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................................................................................. 19 2.2. Yêu cầu thông tin và chuẩn hóa dữ liệu .................................................... 21 2.2.1 Cơ sở dữ liệu địa chính ............................................................................. 21 2.2.2 Tổ chức CSDL đất đai ............................................................................... 22 2.2.3 Thông tin dữ liệu bản đồ, thửa đất ......................................................... 24 2.2.4 Thông tin về danh mục .............................................................................. 25 2.2.5 Thông tin về giấy chứng nhận QSDĐ .................................................... 26 2.2.6 Thông tin về sổ sách, báo cáo ................................................................... 26 2.3. Sự cần thiết cuả việc xây dựng phần mềm ............................................... 27 CHƢƠNG 3 - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHẦN MỀM CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ........... 29 3.1. Xác định yêu cầu nghiệp vụ ......................................................................... 29 3.1.1 Cập nhật danh mục .................................................................................... 30 3.1.2 Quản lý hồ sơ cấp GCN ............................................................................ 37 3.1.3 Quản lý bản đồ ............................................................................................ 42 3.1.4 Quản lý lớp bản đồ ..................................................................................... 49 3.1.5 Tìm kiếm thông tin trên bản đồ .............................................................. 52 3.1.6 Thao tác bản đồ .......................................................................................... 54 3.1.7 Tìm kiếm, tra cứu hồ sơ ............................................................................ 57 3.1.8 Báo cáo thống kê ......................................................................................... 62 3.2. Các mô hình phân tích .................................................................................. 63 3.2.1 Biểu đồ hoạt động ....................................................................................... 63 3.2.2 Biểu đồ trình tự, biểu đồ cộng tác ........................................................... 69 3.3. Các mô hình thiết kế ...................................................................................... 71 3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý ..................................................................... 74 3.3.2 Kiến trúc hệ thống ...................................................................................... 81 3.4. Quản trị hệ thống ........................................................................................... 82 3.4.1 Đổi mật khẩu ............................................................................................... 82 3.4.2 Đăng nhập .................................................................................................... 83 3.4.3 Sao lƣu, phục hồi cơ sở dữ liệu ................................................................ 85 3.4.4 Sử dụng các mức an toàn bảo mật.......................................................... 85 CHƢƠNG 4 - THỬ NGHIỆM ....................................................................... 87 4.1. Lựa chọn công nghệ nền ............................................................................... 87 4.2. Giải pháp mã tiếng Việt ................................................................................ 87 4.3. Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật .............................................................................. 87 4.4. Cài đặt và sử dụng phần mềm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................................................................................................................ 89 CHƢƠNG 5 - KẾT LUẬN ........................................................................... 100 5.1. Đánh giá hiệu quả ......................................................................................... 100 5.2. Định hƣớng phát triển ................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 101 PHỤ LỤC ............................................................................................... 102 Mô hình hóa là cách xem xét một bài toán thông qua việc sử dụng các mô hình. Mô hình dùng để hiểu rõ bài toán, trao đổi thông tin giữa những ngƣời liên quan nhƣ khách hàng, chuyên gia, ngƣời phân tích, ngƣời thiết kế... Mô hình giúp cho việc xác định các yêu cầu tốt hơn, thiết kế rõ ràng hơn và khả năng bảo trì hệ thống cao hơn. Mô hình là sự trừu tƣợng hóa, mô tả mặt bản chất của một vấn đề hay một cấu trúc phức tạp bằng cách loại bỏ những chi tiết không quan trọng, khiến cho bài toán trở nên dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn. Trừu tƣợng hóa là một khả năng cơ bản của con ngƣời trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp. Các kỹ sƣ, kiến trúc sƣ, các nghệ sĩ đã từng xây dựng những mô hình từ hàng nghìn năm nay để thử các thiết kế của họ trƣớc khi thực hiện chúng. Việc phát triển các hệ thống phần mềm cũng không ngoại lệ. Để xây dựng một hệ thống phức tạp, những ngƣời phát triển phải trừu tƣợng hóa những khía cạnh (View) khác nhau của hệ thống, xây dựng các mô hình bằng cách sử dụng các kí hiệu một cách rõ ràng, cẩn thận, kiểm tra xem các mô hình đã thoả mãn các yêu cầu của hệ thống chƣa và dần dần thêm vào các chi tiết để có thể chuyển đổi từ mô hình sang một cài đặt cụ thể. Chúng ta xây dựng mô hình của những hệ thống phức tạp bởi vì chúng ta không thể lĩnh hội một lúc toàn bộ hệ thống đó. Ví dụ nhƣ khi xây một nhà kho chúng ta có thể bắt tay vào xây ngay, khi xây một ngôi nhà chúng ta có thể cần bản thiết kế của ngôi nhà đó. Khi cần xây một tòa nhà cao tầng, chúng ta chắc chắn cần bản thiết kế của toà nhà đó. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực phần mềm. Hệ thống càng phức tạp thì việc xây dựng mô hình càng quan trọng. Xây dựng mô hình cho phép ngƣời thiết kế thấy đƣợc bức tranh tổng quan của hệ thống, thấy đƣợc các thành phần của hệ thống tƣơng tác với nhau nhƣ thế nào hơn là việc sa lầy vào chi tiết bên trong của các thành phần đó. Trong thế giới luôn biến động của các ứng dụng hƣớng đối tƣợng thì việc phát triển và bảo trì các ứng dụng có chất lƣợng cao trong một khoảng thời gian hợp lý ngày càng trở nên khó khăn hơn. Một tổ chức phát triển phần mềm thành công là tổ chức xây dựng đƣợc các phần mềm có chất lƣợng, thoả mãn đƣợc mọi yêu cầu của khách hàng. Mô hình hóa là phần trung tâm trong các công việc, các hoạt động để dẫn tới một phần mềm tốt. Chúng ta xây dựng mô hình để trao đổi, bàn bạc về cấu trúc và ứng xử (behavior) mong muốn của hệ thống. Chúng ta xây dựng mô hình để trực quan hóa và kiểm soát kiến trúc của hệ thống. Mô hình có thể mô tả các cấu trúc, nhấn mạnh về mặt tổ chức của hệ thống hay nó có thể mô tả các hành vi, tập trung vào mặt động của hệ thống. Chúng ta xây dựng mô hình để hiểu rõ hơn về hệ thống mà chúng ta đang xây dựng, tạo ra cơ hội để có thể đơn giản hóa và tái sử dụng. Chúng ta xây dựng mô hình để kiểm soát rủi ro. Việc lập mô hình không chỉ dành cho các hệ thống lớn. Khi xây dựng mô hình chúng ta sẽ đạt đƣợc 4 mục đích sau:  Mô hình giúp chúng ta trực quan hóa hệ thống nhƣ là nó vốn có hay theo cách mà chúng ta muốn nó sẽ nhƣ vậy.  Mô hình cho phép chúng ta chỉ rõ cấu trúc và ứng xử của hệ thống.  Mô hình cho chúng ta một khuôn mẫu để hƣớng dẫn chúng ta trong quá trình xây dựng hệ thống.  Mô hình đƣa ra các dẫn chứng bằng tài liệu về các quyết định mà chúng ta đã đƣa ra trong quá trình thiết kế hệ thống. Thông qua việc mô hình hóa, chúng ta thu hẹp bài toán mà chúng ta đang nghiên cứu bằng cách chỉ tập trung vào một khía cạnh tại một thời điểm. Điều này cũng giống nhƣ phƣơng pháp “chia để trị” mà Edsger Diskstra đã đƣa ra: “Giải quyết một vấn đề khó bằng cách chia nó thành những bài toán nhỏ hơn mà bạn có thể giải quyết đƣợc.” Mô hình hóa là việc đơn giản hóa thực tế, loại bỏ những điểm thứ yếu, tuy nhiên ta phải chắc chắn rằng không bỏ sót một chi tiết quan trọng nào. Tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của hệ thống, mỗi mô hình có thể tập trung vào những mặt khác nhau của hệ thống. Nhƣ hệ thống tập trung vào dữ liệu thì các mô hình về phần thiết kế tĩnh của hệ thống sẽ đƣợc chú ý hơn. Trong hệ thống giao diện ngƣời dùng thì phần tĩnh và động của Use case sẽ là quan trọng. Trong hệ thống thời gian thực, các tiến trình động là quan trọng. Nội dung nghiên cứu Trong thời gian thực hiện luận văn, chúng tui đã nghiên cứu về mô hình hóa hệ thống và ứng dụng cho hệ thống bao gồm:  Mô hình hóa trực quan: Sử dụng ngôn ngữ chuẩn UML (Unified Modelling Language) để mô hình hóa toàn bộ hệ thống phần mềm cần phát triển. Việc mô hình hóa trực quan bằng ngôn ngữ UML cho phép: thu thập đƣợc toàn bộ cấu trúc và hành vi của hệ thống, chỉ ra cách thức để các thành phần của hệ thống có thể kết hợp với nhau, đảm bảo sự thống nhất giữa bản thiết kế và bản chƣơng trình phần mềm đƣợc xây dựng.  Tìm hiểu các vấn đề về hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao quát hơn là hệ thống thông tin đất đai. Ứng dụng Mô hình hóa hệ thống trong tiến trình xây dựng hệ thống giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm cung cấp, quản lý thông tin đất đai của Nhà nƣớc và ngành Tài nguyên và Môi trƣờng.  Nghiên cứu và xây dựng hệ thống thực nghiệm chứng minh tính đúng đắn và hữu ích của mô hình đề xuất. Cấu trúc luận văn Nội dung các phần còn lại của luận văn có cấu trúc chi tiết nhƣ sau: Chương 1 Mô hình hóa phần mềm dựa trên UML Chương 2: Thực trạng hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chương 3: Ứng dụng mô hình hóa trong việc xây dựng phần mềm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương 4: Thử nghiệm Chương 5: Kết luận Nội dung ghi chú hay biến động và căn cứ pháp lý.  Sổ mục kê đất đai gồm những thuộc tính:  Số hiệu sổ  Đơn vị: (ghi theo mã chuẩn quốc gia): Tỉnh/thành, Quận/huyện, Phƣờng/xã  Trang số …  Số hiệu thửa đất  Tên ngƣời sử dụng  Loại đối tƣợng (ghi theo mã)  Diện tích (m2)  Mục đích sử dụng  Ghi chú  Sổ cấp GCN QSDĐ bao gồm những thuộc tính:  Số hiệu sổ:  Đơn vị: (ghi theo mã chuẩn quốc gia) Tỉnh/thành, Quận/huyện, Phƣờng/xã.  Trang số …  Số thứ tự:  Họ tên ngƣời sử dụng đất:  Số phát hành GCN:  Ngày ký GCN: ngày / tháng / năm  Ngày ký giao GCN: ngày / tháng / năm  Họ tên ngƣời nhận GCN:  Ghi chú: 2.3. Sự cần thiết cuả việc xây dựng phần mềm Hiện nay việc quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức chƣa chặt chẽ, hiệu quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực nhƣ sử dụng không đúng diện tích, không đúng mục đích, không sử dụng, để bị lấn chiếm, cho mƣợn, cho thuê trái phép, chuyển nhƣợng trái pháp luật, hủy hoại đất, vì vậy Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị 31/2007/CT–TTg về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất. Công việc này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008, cần thiết xây dựng hệ thống thông tin quản lý, khai thác để sử dụng có hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, kịp thời hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu cơ bản sau: - Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đối với đất đai của các tổ chức; Công tác Tài chính đất: quản lý, xác định, phát triển các nguồn thu từ đất; - Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh; - Cung cấp thông tin cho các Ban, ngành, các đối tƣợng có nhu cầu. Nhƣ vậy, việc xây dựng phần mềm "Cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất" là cần thiết đối với công tác quản lý đất đai do cấp tỉnh quản lý. sử dụng bao gồm chuỗi các công việc đƣợc xem là nền tảng để tạo ra mô hình thiết kế và cài đặt hệ thống.  Quy trình hợp nhất cũng là quy trình tập trung vào kiến trúc, đƣợc lặp và phát triển tăng trƣởng liên tục.  Quy trình hợp nhất không chỉ tạo ra một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh mà còn tạo ra một số sản phẩm trung gian nhƣ các mô hình: mô hình ca sử dụng, mô hình khái niệm, mô hình thiết kế, mô hình triển khai và mô hình trắc nghiệm. 1.2.2 UML và các giai đoạn phát triển phần mềm 1.2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ UML đƣa ra khái niệm Ca sử dụng (Use Case) để nắm bắt các yêu cầu của ngƣời sử dụng. UML sử dụng biểu đồ ca sử dụng để nêu bật mối quan hệ cũng nhƣ sự giao tiếp với hệ thống. Qua phƣơng pháp mô hình hóa ca sử dụng, các tác nhân (Actor) bên ngoài quan tâm đến hệ thống sẽ đƣợc mô hình hóa song song với chức năng mà họ đòi hỏi từ phía hệ thống. Các tác nhân và các ca sử dụng đƣợc mô hình hóa cùng các mối quan hệ và đƣợc miêu tả trong biểu đồ ca sử dụng của UML. Mỗi ca sử dụng sẽ đặc tả các yêu cầu của ngƣời dùng. 1.2.2.2. Giai đoạn phân tích Giai đoạn phân tích quan tâm đến quá trình trừu tƣợng hóa đầu tiên (các lớp và các đối tƣợng) cũng nhƣ cơ chế hiện hữu trong phạm vi vấn đề. Sau khi nhà phân tích đã nhận biết đƣợc các lớp thành phần của mô hình cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng với nhau, các lớp cùng các mối quan hệ đó sẽ đƣợc miêu tả bằng công cụ biểu đồ lớp của UML. Sự cộng tác giữa các lớp nhằm thực hiện các ca sử dụng cũng sẽ đƣợc miêu tả nhờ vào các mô hình động (dynamic models) của UML. Trong giai đoạn phân tích, chỉ duy nhất các lớp có tồn tại trong phạm vi các khái niệm đời thực là đƣợc mô hình hóa. Các lớp kỹ thuật định nghĩa chi tiết cũng nhƣ giải pháp trong hệ thống phần mềm, ví dụ nhƣ các lớp cho giao diện ngƣời dùng, cho ngân hàng dữ liệu, cho sự giao tiếp, trùng hợp..., chƣa phải là mối quan tâm của giai đoạn này. 1.2.2.3. Giai đoạn thiết kế Trong giai đoạn này, kết quả của giai đoạn phân tích sẽ đƣợc mở rộng thành một giải pháp kỹ thuật. Các lớp mới sẽ đƣợc bổ sung để tạo thành một hạ tầng cơ sở kỹ thuật: giao diện ngƣời dùng, các chức năng để lƣu trữ các đối tƣợng trong ngân hàng dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống khác, giao diện với các thiết bị ngoại vi và các máy móc khác trong hệ thống. Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ đƣợc "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phƣơng diện: phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đƣa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ thống. 1.2.2.4. Giai đoạn lập trình Trong giai đoạn lập trình, các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ đƣợc mã hóa trong một ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng cụ thể. Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ đƣợc sử dụng, đây có thể là một công việc khó khăn hay dễ dàng. Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng code. Trong những giai đoạn trƣớc, mô hình đƣợc sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống. Vì vậy, vội vàng đƣa ra những kết luận về việc lập trình có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình chính xác và đơn giản. Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình đƣợc mã hóa. 1.2.2.5. Kiểm thử Một hệ thống phần mềm thƣờng đƣợc kiểm thử qua nhiều giai đoạn và với nhiều nhóm kiểm thử khác nhau. Các nhóm sử dụng nhiều loại biểu đồ UML khác nhau làm nền tảng cho công việc của mình: kiểm thử đơn vị sử dụng biểu đồ lớp và đặc tả lớp, kiểm thử tích hợp thƣờng sử dụng biểu đồ thành phần và biểu đồ cộng tác, và giai đoạn kiểm thử hệ thống sử dụng biểu đồ ca sử dụng để đảm bảo hệ thống có đáp ứng đƣợc đúng các chức năng nhƣ đã yêu cầu hay không. 1.2.3 Cấu trúc thành phần của UML Khi mô hình hóa hệ thống, chúng ta cần quan tâm tới một loạt các khía cạnh khác nhau nhƣ về mặt chức năng (cấu trúc tĩnh của nó cũng nhƣ các tƣơng tác động), về mặt phi chức năng (yêu cầu về thời gian, về độ đáng tin cậy, về quá trình thực thi) cũng nhƣ về khía cạnh tổ chức (tổ chức làm việc, ánh xạ nó vào các module...). Khung nhìn ca sử dụng (use case view): mô tả các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống. Quan sát này thể hiện mọi yêu cầu của hệ thống. Quan sát ca sử dụng đƣợc thể hiện trong các biểu đồ ca sử dụng và có thể ở một vài biểu đồ trình tự, cộng tác…  Khung nhìn thành phần (component view): xác định các modul vật lý hay tệp mã chƣơng trình và sự liên hệ giữa chúng để tổ chức thành hệ thống phần mềm. Quan sát thành phần đƣợc thể hiện trong các biểu đồ thành phần và các gói.  Khung nhìn logic (logical view): biểu diễn tổ chức logic của các lớp và các quan hệ của chúng với nhau. Nó mô tả cấu trúc tĩnh của các lớp, đối tƣợng và sự liên hệ của chúng thể hiện mối liên kết động thông qua sự trao đổi các thông điệp. Quan sát đƣợc thể hiện trong các biểu đồ lớp, biểu đồ đối tƣợng, biểu đồ tƣơng tác, biểu đồ biến đổi trạng thái. Quan sát logic tập trung vào cấu trúc của hệ thống. Trong quan sát này ta nhận ra các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống thể hiện mọi quá trình trao đổi, xử lý thông tin cơ bản trong hệ thống.  Khung nhìn triển khai (deployment view): mô tả sự phân bổ tài nguyên và nhiệm vụ trong hệ thống. Nó liên quan đến các tầng kiến trúc của phần mềm, thƣờng là kiến trúc ba tầng, tầng giao diện, tầng logic tác nghiệp và tầng lƣu trữ CSDL đƣợc tổ chức trên một hay nhiều máy tính khác nhau. Quan sát triển khai bao gồm các luồng công việc, bộ xử lý và các thiết bị. Biểu đồ triển khai mô tả các tiến trình và chỉ ra những tiến trình nào trên máy nào.  Khung nhìn đồng thời (concurrency view): biểu diễn sự phân chia các luồng thực hiện công việc, các lớp đối tƣợng cho các tiến trình và sự đồng bộ giữa các luồng trong hệ thống. Quan sát này tập trung vào các nhiệm vụ tƣơng tác với nhau trong hệ thống đa nhiệm. 1.2.3.2. Các phần tử của mô hình UML có bốn phần tử mô hình, đó là cấu trúc, hành vi, nhóm và chú thích.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

hongvinh77

New Member
lỗi link tải rồi b ơi
Luận văn:Mô hình hóa trong tiến trình phát triển phần mềm và ứng dụng trong việc xây dựng hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 10
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
H Chuẩn hóa mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên tính tương tự Luận văn Kinh tế 0
G Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các nhtm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình hóa môi trường - Lời giải các bài tập Khoa học kỹ thuật 0
D Nâng cao chất lượng dạy học môn tâm lí học cho sinh viên trường ĐHNN - ĐHQGHN bằng phương pháp mô hình hóa có sử dụng phương tiện overhead Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dự báo mưa lớn khu vực Bắc Bộ bằng mô hình HRM Luận văn Sư phạm 2
N Thiết kế và mô hình hóa bus truyền thông tốc độ cao dùng cho các hệ thống trên vi mạch Luận văn Sư phạm 0
N Xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tế sinh thái phục vụ chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Luận văn Sư phạm 0
D Mã hóa tiếng nói,các mô hình,các chuẩn mã hóa tiếng nói trong truyền thông đa phương tiện ( ví dụ trong VoiP ) Công nghệ thông tin 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top