candy_9

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu


Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các chế độ, hình thức tiền lương , tiền thưởng trước đây không còn phù hợp nữa. Nó vừa lạc hậu vừa chứa đựng những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển sản xuất và kích thích người lao động. Nền kinh tế phát triển ngoài nhu cầu vật chất thì nhu cầu tinh thần ngày càng trở nên quan trọng đối với con người. Chính vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế trả lương, thưởng và các khuyến khích tinh thần phù hợp với từng doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc tạo động lực trong lao động.
Người lao động quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng bởi vì nó là biểu hiện của giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra còn doanh nghiệp quan tâm tới tiền lương, tiền thưởng vì nó là một yếu tố của chi phí sản xuất nên doanh nghiệp luôn hạn chế tối đa chi phí đó để tạo ra nhiều lợi nhuận. Vì thế, tiền lương trả cho người lao động thường thấp, có khi không đảm bảo cuộc sống của họ. Tuy nhiên, tiền lương-tiền thưởng lại là công cụ khuyến khích lao động, do vậy doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức trả lương hợp lý sao cho giảm thiểu chi phí nhưng vẫn thúc đẩy sản xuất. Đây không còn là thuần tuý về vấn đề tiền lương mà còn liên quan đến tâm lý lao động đến giá trị của người lao động.
Trong các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay vấn đề quan tâm hàng đầu là nâng cao được vai trò kích thích lao động đối với người lao động để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những mục tiêu đó ngày càng quan trọng và trở nên cần thiết. Chính vì vậy với đề tài nghiên cứu “Nâng cao vai trò kích thích vật chất và kích thích tinh thần đối với người lao động ở Việt Nam” hi vọng sẽ góp phần nào vào việc làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài còn mang tính chưa lý luận chưa có điều kiện đi sâu vào thực tế cụ thể. Những kiến nghị đóng góp trong bài viết này hi vọng sẽ góp thêm phần nào vào việc khắc phục những khuyết điểm trong các chế độ kích thích đối với người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Do thời gian nghiên cứu ngắn và đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên nên chưa có kinh nghiệm do đó không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy và các bạn.
Em xin trân thành Thank sự giúp đỡ của TS. Trần Xuân Cầu đã có những định hướng và đóng góp quý báu cho bài viết này.








phần 1 : tổng quan về kích thích lao động

I. Kích thích lao động
1. Khái niệm
Những kích thích là khía cạnh quan trọng khác của các tổ chức, nhằm thúc đẩy con người đóng góp những cố gắng của mình cho sự thành công của hệ thống hợp tác.
(Các học thuyết quản lý)
2. Nội dung
Theo C.Mác, mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của bản thân người lao động. V.I. Lênin cũng khẳng định :”Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu cho người lao động và đảm bảo hạnh phúc trọn vẹn cho mọi thành viên trong xã hội và tạo điều kiện để giúp họ phát triển tự do và toàn diện, đảm bảo bình đẳng xã hội, gắn liền giữa hạnh phúc và tự do của người lao động. Để đạt được mục đích đó thì phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là thường xuyên áp dụng và hoàn thiện các biện pháp kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động.
Do đó nội dung của kích thích lao động là : -Kích thích về vật chất
-Kích thích về tinh thần
Kích thích về vật chất đối với người lao động đó là những kích thích về mặt tài chính. Kích thích vật chất bao gồm : kích thích vật chất trực tiếp và kích thích vật chất gián tiếp.
Kích thích trực tiếp là tiền lương, tiền thưởng, hoa hồng. . .
Kích thích gián tiếp là bảo hiểm, trợ cấp xã hội, phúc lợi. . .
Chúng ta thường đơn giản rằng muốn thúc đẩy sản xuất, muốn động viên thì chỉ cần có tiền lương, tiền thưởng là đủ. Quan niệm đó đúng nhưng chưa đủ. Trong hoàn cảnh của Việt Nam từ thập niên 1990 đến thập niên 2000 quan niệm trên tạm đứng vững vì đất nước ta còn cùng kiệt nàn lạc hậu còn nhiều người thất nghiệp. Nhưng sang thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đã phát triển nhu cầu của con người cũng tăng theo, do đó những kích thích bằng vật chất đơn thuần như vậy không thoả mãn nhu cầu của người lao động. Do vậy đi đôi với kích thích vật chất phải có kích thích tinh thần.
Kích thích tinh thần cho người lao động hay đó chính là những kích thích phi tài chính.
Tại các doanh nghiệp hiện nay kích thích phi tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đó chính là bản thân công việc và môi trường làm việc. Bản thân công việc có hấp dẫn không, có thách đố đòi hỏi sức phấn đấu không, người lao động có được trao trách nhiệm hay không, có cơ hội được cấp trên nhận biết thành tích của mình hay không, bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể thế nào và họ có cơ hội thăng tiến không. Khung cảnh công việc cũng là một yếu tố quan trọng trong xã hội hiên nay trên thế giới. Đó là các chính sách hợp lý, việc kiểm tra khéo léo, đồng nghiệp hợp tính, các biểu tượng địa vị phù hợp, các điều kiện làm việc thoải mái, giờ làm việc uyển chuyển, chia sẻ công việc, nhà ở, ăn. . .
Tìm hiểu những nội dung của kích thích lao động giúp cho các nhà quản lý có biện pháp làm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần đó của người lao động. Đó là một nhân tố làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm.
1. Phương pháp kích thích lao động đối với người lao động.
Để có những phương pháp kích thích lao động đem lại hiệu quả nhất thì chúng ta phải biết được những nhu cầu, ước muốn, mong ước của người lao động đối với công việc và trong cuộc sống.
Nhu cầu là những đòi hỏi, mong ước của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau (tâm lý, xã hội) nhằm đạt được mục đích nhất định.
Nhu cầu của con người gồm có : - nhu cầu vật chất
- nhu cầu tinh thần.
Nhà quản lý muốn kích thích người lao động thì trước hết phải tìm hiểu những nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần nhân viên của họ, từ đó có biện pháp làm thoả mãn những nhu cầu đó. Nhưng nhu cầu của con người thì vô cùng và mỗi khi nhu cầu được thoả mãn thì lại xuất hiện những nhu cầu mới. Do đó, ta phải chọn thoả mãn nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau có như vậy mới tạo được động lực cho người lao động hăng hái lao động. Những nhu cầu vật chất thì ta phải sử dụng những kích thích vật chất đó chính là tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi. . . Nâng cao vai trò kích thích vật chất của tiền lương, xác định đúng đắn mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập với cống hiến. Tiền lương của doanh nghiệp phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
- Tiền lương phải thực hiện phân phối theo lao động chống chủ nghĩa
bình quân
- Tiền lương phải là động lực kích thích người lao động hăng say lao động sản xuất
Các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiền lương của doanh nghiệp phù hợp sao cho không quá thấp mức sống trung bình của người lao động. Nhà nước phải điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu để phù hợp với tốc độ lạm phát ngày càng tăng.
Bên cạnh tiền lương phải kết hợp với các hình thức tiền thưởng như : thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng tiết kiệm vật tư nguyên liệu, thưởng sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao. . .
Biện pháp kích thích tinh thần người lao động : Yêu cầu của phương pháp này là phải xây dựng được một hệ thống đồng cảm trong tập thể bằng cách xây dựng một tập thể vững mạnh đoàn kết. Tôn trọng giá trị doanh nghiệp và lấy giá trị lao động làm cơ sở. Tạo ra bầu không khí lao động lành mạnh, nâng cao năng suất lao động.
Biện pháp kích thích vai trò, vị trí và giá trị người lao động : vai trò vị trí người lao động thông qua các thành tích của họ đạt được trong thực tế. Vai trò đó thể hiện sự uy tín, sự tôn trọng của người khác đối với mình , nó khẳng định danh dự của mỗi người. Thường sử dụng các biện pháp sau:
- Nhà lãnh đạo quan tâm đến họ, tôn trọng giá trị lao động của họ.
- Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành tốt công việc.
- Có chính sách nhân sự hợp lý để thuyên chuyển để đúng người đúng việc.
Biện pháp kích thích về nghề nghiệp : ưu tiên một số tay nghề, bộ phận hay nhiệm vụ nhất định để tạo điều kiện phát triển chúng bằng các hình thức như bàn tay vàng, thợ giỏi hay bằng sáng tạo. . . khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp bằng các danh hiệu thi đua :lao động tiên tiến, lao động giỏi, lao động thi đua. . .
Trong thực tế hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng một số hay tất cả các biện pháp trên nhưng cần chú ý rằng : để tạo động cơ lao động cho người lao động không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất mà phải quan tâm đến khía cạnh tinh thần. Đặc biệt là phải hiểu được người lao động làm việc vì cái gì? Động cơ gì? Và các nhu cầu của họ ra sao ?Có như vậy công tác tạo động lực mới thực sự đem lại kết quả tốt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
H Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
M Vai trò của tiền lương trong nâng cao năng xuất lao động tại Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
A Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top