ngoisaobang_ngoisaobang251
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
3
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
7
1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành Da - Giầy thế giới
7
1.1.1 Khái lược về thị trường Da giầy thế giới.
7
1.1.2 Đặc điểm ngành Da giầy thế giới
20
1.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Da giầy thế giới.
22
1.2 Tiềm năng phát triển của ngành Da - Giầy việt nam
25
1.2.1 Vị trí của ngành Da – Giầy trong nền kinh tế Việt nam.
25
1.2.2 Những lợi thế và bất lợi của ngành Da - Giầy Việt nam.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
30
2.1 Động thái phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua
31
2.1.1 Các nguồn lực ngành Da - Giầy Việt nam.
33
2.1.2 Cơ cấu ngành Da - Giầy Việt nam.
49
2.1.3 Tổ chức quản lý ngành Da - Giầy Việt nam.
53
2.1.4 Thị trường và khả năng cạnh tranh của ngành Da - Giầy Việt nam.
57
2.2 Đánh giá chung về thực trạng ngành Da - Giầy Việt Nam
63
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT
73
3.1 Bối cảnh mới - Những thách thức và cơ hội phát triển đối với ngành
73
3.1.1 Tình hình trong nước.
73
3.1.2 Tình hình quốc tế.
74
3.2 Những định hướng chủ yếu phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam
78
3.2.1 Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp.
78
3.2.2 Kết hợp sức mạnh của Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước.
79
3.3 Các giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt nam trong những năm tới.
81
3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực
82
3.3.2 Đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước
83
3.3.3 Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổi mới thiết bị
86
3.3.4 Đổi mới tổ chức quản lý
90
3.3.5 Củng cố và mở rộng thị trường
98
3.3.6 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
106
KẾT LUẬN
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
112
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài
Quá trình đổi mới trên đất nước ta đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới các ngành kinh tế, ngành Công nghiệp Da - Giầy là một trong những ngành xuất khẩu có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt như: thu hút nhiều lao động trong xã hội và có điều kiện thuận lợi trong hợp tác Quốc tế, đồng thời có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.
Trong những năm qua, với những lợi thế của mình ngành Da - Giầy Việt nam đã tiếp nhận một cách có hiệu quả sự chuyển dịch của ngành Da - Giầy thế giới và đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên ngành còn bộc lộ nhiều nhược điểm như: Phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, mất cân đối dẫn tới hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Đặc biệt, khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoà nhập với thế giới và khu vực, ngành Da - Giầy nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn là làm thế nào để tồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng của mình. Đó cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt đối với ngành Da - Giầy, khi Trung Quốc một cường quốc về sản xuất da thuộc và giầy ra nhập WTO. Các nước trong khu vực hơn hẳn ta về trình độ công nghệ cũng như kỹ thuật, nên đòi hỏi sản phẩm của ngành sản xuất ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và một điểm quan trọng hơn cả là phải hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên trường Quốc tế. Nếu không khi hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế thì sản phẩm của ngành sẽ không có chỗ đứng ở ngay cả thị trường nội địa. Vì vậy, giá nhân công rẻ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để cạnh tranh trên thị trường giầy và đồ da thế giới.
Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển vững chắc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển ngành Da - Giầy trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển là rất cần thiết, nhằm giúp ngành định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả những nguồn lợi mà ngành công nghiệp mang lại.
Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài : "Ngành Da - Giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới " nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho ngành, để ngành Da giầy Việt nam ngày càng phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó.
2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, ngoài Qui hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp - Tổng Công ty Da - Giầy mang tính chất quản lý.
Ngoài ra trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể về phát triển ngành Da - Giầy, những mặt còn tồn tại, những định hướng dài hạn và những giải pháp chiến lược.
Chính vì vậy, sau những đánh giá về thực trạng phát triển ngành Da - Giầy và phân tích những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển, luận văn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng và nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu là:
Từ việc làm rõ thực trạng phát triển ngành Da - Giầy hiện nay, những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển - luận văn đưa ra định hướng chiến lược và các giải pháp cơ bản để phát triển ngành Da - Giầy trong những năm tới.
4- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1-Đối tượng
Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu tình hình phát triển ngành Da - Giầy trong nền kinh tế thị trường Việt nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
4.2 - Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành Da - Giầy trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 trở lại đây.
Luận văn không đi sâu nghiên cứu mặt kỹ thuật, mà tập trung làm rõ các quan hệ kinh tế xã hội chi phối sự phát triển của ngành Da - Giầy.
5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong đó có các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh tổng hợp...
6- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và vị trí của ngành Da - Giầy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Làm rõ thực trạng của ngành Da - Giầy Việt Nam, những thành công, những tồn tại trong phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam trong những năm tới.
7- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương.
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
Những năm qua, tuy ngành có tốc độ phát triển cao, song không theo định hướng của Nhà nước, đầu tư manh mún, do đó có tác động không tốt đối với sự tồn tại chung của ngành, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa khai thác hết năng lực hiện có do đầu tư xong thiếu hay không có đơn hàng thì nhiều dự án mới vẫn tiếp tục ra đời cạnh tranh lẫn nhau, gây thiệt hại cho phía Việt nam và tạo lợi thế cho các đối tác nước ngoài. Đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Chính phủ, Bộ Công nghiệp nên thông qua Hiệp hội Da giầy Việt nam, Viện nghiên cứu Da giầy để quy hoạch lại sự phát triển của ngành Da giầy Việt nam.
- Đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu làm giầy và hạn chế đầu tư nước ngoài ( nhất là 100% vốn nước ngoài) vào các sản phẩm giầy mà các doanh nghiệp Việt nam có thể tự đầu tư được.
- Trong một vài năm tới ngành Da giầy vẫn còn thời cơ thuận lợi trong tiếp cận sự chuyển dịch từ các nước trong khu vực, có lợi thế trong xuất khẩu. Đề nghị Nhà nước dành cho Ngành lượng vốn đầu tư thỏa đáng để có được một số dự án với quy mô đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai, tạo sức bật và nâng cao uy tín với các bạn hàng lớn.
- Chính sách xuất nhập khẩu
+ Các doanh nghiệp trong ngành thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là doanh nghiệp làm gia công, đề nghị Nhà nước và các Bộ, ngành quản lý cải tiến và đơn giản hóa hơn nữa những qui định về thủ tục xuất nhập khẩu cho thông thoáng hơn nưa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, tránh phiền hà, chậm chễ, tốn kém chi phí ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, đề nghị các cơ quan Nhà nước có sự thống nhất phối hợp để ban hành một số chính sách về thuế, hải quan, thương mại hoàn chỉnh và đồng bộ để phù hợp thực tế hơn.
+ Để bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước, đề nghị Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, kiên quyết hơn nữa để ngăn chặn hàng nhập lậu từ Trung Quốc, hiện đang cạnh tranh bất bình đẳng về giá cả (do nhập lậu) với các sản phẩm trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nghành có đủ điều kiện tham gia vào hiệp định AFTA: giảm dần thuế suất nhập khẩu, để đến năm 2006 thỏa mãn được yêu cầu của hiệp định AFTA là thuế suất trung bình từ 0 - 5%.
+ Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Đồng thời Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngành trong tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt thông qua cơ quan thay mặt thương mại của Việt nam ở nước ngoài.
- Giải pháp tài chính
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay các khoản tín dụng dài hạn với lãi suất thấp để phục vụ cho đầu tư sản xuất giầy. Nhà nước cần hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện tối đa cho việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu ngành giầy, ưu đãi thuế thuê đất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất để khuyến khích các doanh nghiệp di chuyển về đầu tư.
Khi các doanh nghiệp chuyển đổi sang cách xuất khẩu trực tiếp, đòi hỏi rất nhiều vốn trong khi các doanh nghiệp giầy thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu vốn. Vì vậy, Nhà nước cần cân đối cấp bổ xung vốn lưu động cho doanh nghiệp đủ 30% (trên cơ sở vốn lưu động sản xuất - kinh doanh) để các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần có giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm chuyển đổi một số doanh nghiệp và tập trung vốn cho đầu tư phát triển mới. Đôi khi cần thiết phải giảm bớt một phần lợi ích của Nhà nước để có thể bán cổ phiếu được dễ dàng hơn (nếu định giá cao, các cổ đông không chấp nhận mua, khó bán, không thực hiện được mục tiêu).
- Chính sách về khoa học công nghệ, đào tạo
+ Để chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và nước ngoài, ngành cần đầu tư hai trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mốt (như đã nêu ở trên) với trang bị tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế có trình độ và đủ mạnh đáp ứng dịch vụ cung cấp các mẫu mã chào hàng cho toàn ngành. Đề nghị Nhà nước ưu tiên cho dùng các nguồn tài trợ, tạo điều kiện để ngành chủ động trong sản xuất kinh doanh.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm hỗ trợ vốn cho ngành từ quĩ phát triển khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới: Công nghệ thiết kế mẫu mốt, công nghệ tạo phom hoàn thiện, công nghệ sản xuất các loại giầy dép...
+ Để đáp ứng sự phát triển chung của ngành, chủ động trong cung cấp các loại phụ tùng thay thế và các thiết bị đơn giản, ngành cần có một cơ sở cơ khí chuyên ngành. Đề nghị Nhà nước, Bộ Công nghiệp tạo điều kiện đầu tư hay chuyển cho ngành một cơ sở phù hợp.
KẾT LUẬN
Với chủ trương mở cửa và hội nhập nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Da giầy Việt nam cũng như các ngành kinh tế khác đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn thử thách khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Trước sự chuyển dịch của ngành Da giầy thế giới từ các nước phát triển và các nước công nghiệp mới vào Việt nam, vấn đề tồn tại và phát triển ngành Da giầy ngang tầm thế giới đang đòi hỏi và bức xúc toàn ngành phải có chiến lược phát triển toàn ngành trên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, đào tạo...nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh phát triển ngành Da giầy không còn là một công việc đơn thuần mà là một hoạt động mang tầm chiến lược lâu dài để phát triển một ngành công nghiệp quan trọng góp phần xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra.
Ngành da giầy là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, có vốn dầu tư và suất đầu tư/ lao động thấp. Nên có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Da giầy Việt nam nhận được sự chuyển dịch của ngành Da giầy thế giới. Ngành đã đạt được thành công rất lớn trong việc đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngành cần phát huy hơn nữa nội lực của từng donh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Ngành da giầy Việt nam rất cần sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Để từng bước chuyển đổi từ hình thức gia công sản phẩm sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước nhàm tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của ngành trên trường quốc tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
3
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
7
1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành Da - Giầy thế giới
7
1.1.1 Khái lược về thị trường Da giầy thế giới.
7
1.1.2 Đặc điểm ngành Da giầy thế giới
20
1.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Da giầy thế giới.
22
1.2 Tiềm năng phát triển của ngành Da - Giầy việt nam
25
1.2.1 Vị trí của ngành Da – Giầy trong nền kinh tế Việt nam.
25
1.2.2 Những lợi thế và bất lợi của ngành Da - Giầy Việt nam.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
30
2.1 Động thái phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua
31
2.1.1 Các nguồn lực ngành Da - Giầy Việt nam.
33
2.1.2 Cơ cấu ngành Da - Giầy Việt nam.
49
2.1.3 Tổ chức quản lý ngành Da - Giầy Việt nam.
53
2.1.4 Thị trường và khả năng cạnh tranh của ngành Da - Giầy Việt nam.
57
2.2 Đánh giá chung về thực trạng ngành Da - Giầy Việt Nam
63
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT
73
3.1 Bối cảnh mới - Những thách thức và cơ hội phát triển đối với ngành
73
3.1.1 Tình hình trong nước.
73
3.1.2 Tình hình quốc tế.
74
3.2 Những định hướng chủ yếu phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam
78
3.2.1 Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp.
78
3.2.2 Kết hợp sức mạnh của Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước.
79
3.3 Các giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt nam trong những năm tới.
81
3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực
82
3.3.2 Đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước
83
3.3.3 Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổi mới thiết bị
86
3.3.4 Đổi mới tổ chức quản lý
90
3.3.5 Củng cố và mở rộng thị trường
98
3.3.6 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
106
KẾT LUẬN
110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
112
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài
Quá trình đổi mới trên đất nước ta đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới các ngành kinh tế, ngành Công nghiệp Da - Giầy là một trong những ngành xuất khẩu có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt như: thu hút nhiều lao động trong xã hội và có điều kiện thuận lợi trong hợp tác Quốc tế, đồng thời có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.
Trong những năm qua, với những lợi thế của mình ngành Da - Giầy Việt nam đã tiếp nhận một cách có hiệu quả sự chuyển dịch của ngành Da - Giầy thế giới và đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên ngành còn bộc lộ nhiều nhược điểm như: Phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, mất cân đối dẫn tới hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Đặc biệt, khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoà nhập với thế giới và khu vực, ngành Da - Giầy nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn là làm thế nào để tồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng của mình. Đó cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt đối với ngành Da - Giầy, khi Trung Quốc một cường quốc về sản xuất da thuộc và giầy ra nhập WTO. Các nước trong khu vực hơn hẳn ta về trình độ công nghệ cũng như kỹ thuật, nên đòi hỏi sản phẩm của ngành sản xuất ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và một điểm quan trọng hơn cả là phải hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên trường Quốc tế. Nếu không khi hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế thì sản phẩm của ngành sẽ không có chỗ đứng ở ngay cả thị trường nội địa. Vì vậy, giá nhân công rẻ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để cạnh tranh trên thị trường giầy và đồ da thế giới.
Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển vững chắc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển ngành Da - Giầy trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển là rất cần thiết, nhằm giúp ngành định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả những nguồn lợi mà ngành công nghiệp mang lại.
Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài : "Ngành Da - Giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới " nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho ngành, để ngành Da giầy Việt nam ngày càng phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó.
2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, ngoài Qui hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp - Tổng Công ty Da - Giầy mang tính chất quản lý.
Ngoài ra trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể về phát triển ngành Da - Giầy, những mặt còn tồn tại, những định hướng dài hạn và những giải pháp chiến lược.
Chính vì vậy, sau những đánh giá về thực trạng phát triển ngành Da - Giầy và phân tích những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển, luận văn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng và nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu là:
Từ việc làm rõ thực trạng phát triển ngành Da - Giầy hiện nay, những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển - luận văn đưa ra định hướng chiến lược và các giải pháp cơ bản để phát triển ngành Da - Giầy trong những năm tới.
4- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1-Đối tượng
Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu tình hình phát triển ngành Da - Giầy trong nền kinh tế thị trường Việt nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
4.2 - Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành Da - Giầy trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 trở lại đây.
Luận văn không đi sâu nghiên cứu mặt kỹ thuật, mà tập trung làm rõ các quan hệ kinh tế xã hội chi phối sự phát triển của ngành Da - Giầy.
5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong đó có các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh tổng hợp...
6- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và vị trí của ngành Da - Giầy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Làm rõ thực trạng của ngành Da - Giầy Việt Nam, những thành công, những tồn tại trong phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam trong những năm tới.
7- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương.
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM
Những năm qua, tuy ngành có tốc độ phát triển cao, song không theo định hướng của Nhà nước, đầu tư manh mún, do đó có tác động không tốt đối với sự tồn tại chung của ngành, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa khai thác hết năng lực hiện có do đầu tư xong thiếu hay không có đơn hàng thì nhiều dự án mới vẫn tiếp tục ra đời cạnh tranh lẫn nhau, gây thiệt hại cho phía Việt nam và tạo lợi thế cho các đối tác nước ngoài. Đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Chính phủ, Bộ Công nghiệp nên thông qua Hiệp hội Da giầy Việt nam, Viện nghiên cứu Da giầy để quy hoạch lại sự phát triển của ngành Da giầy Việt nam.
- Đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu làm giầy và hạn chế đầu tư nước ngoài ( nhất là 100% vốn nước ngoài) vào các sản phẩm giầy mà các doanh nghiệp Việt nam có thể tự đầu tư được.
- Trong một vài năm tới ngành Da giầy vẫn còn thời cơ thuận lợi trong tiếp cận sự chuyển dịch từ các nước trong khu vực, có lợi thế trong xuất khẩu. Đề nghị Nhà nước dành cho Ngành lượng vốn đầu tư thỏa đáng để có được một số dự án với quy mô đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai, tạo sức bật và nâng cao uy tín với các bạn hàng lớn.
- Chính sách xuất nhập khẩu
+ Các doanh nghiệp trong ngành thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là doanh nghiệp làm gia công, đề nghị Nhà nước và các Bộ, ngành quản lý cải tiến và đơn giản hóa hơn nữa những qui định về thủ tục xuất nhập khẩu cho thông thoáng hơn nưa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, tránh phiền hà, chậm chễ, tốn kém chi phí ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, đề nghị các cơ quan Nhà nước có sự thống nhất phối hợp để ban hành một số chính sách về thuế, hải quan, thương mại hoàn chỉnh và đồng bộ để phù hợp thực tế hơn.
+ Để bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước, đề nghị Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, kiên quyết hơn nữa để ngăn chặn hàng nhập lậu từ Trung Quốc, hiện đang cạnh tranh bất bình đẳng về giá cả (do nhập lậu) với các sản phẩm trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nghành có đủ điều kiện tham gia vào hiệp định AFTA: giảm dần thuế suất nhập khẩu, để đến năm 2006 thỏa mãn được yêu cầu của hiệp định AFTA là thuế suất trung bình từ 0 - 5%.
+ Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Đồng thời Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngành trong tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt thông qua cơ quan thay mặt thương mại của Việt nam ở nước ngoài.
- Giải pháp tài chính
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay các khoản tín dụng dài hạn với lãi suất thấp để phục vụ cho đầu tư sản xuất giầy. Nhà nước cần hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện tối đa cho việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu ngành giầy, ưu đãi thuế thuê đất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất để khuyến khích các doanh nghiệp di chuyển về đầu tư.
Khi các doanh nghiệp chuyển đổi sang cách xuất khẩu trực tiếp, đòi hỏi rất nhiều vốn trong khi các doanh nghiệp giầy thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu vốn. Vì vậy, Nhà nước cần cân đối cấp bổ xung vốn lưu động cho doanh nghiệp đủ 30% (trên cơ sở vốn lưu động sản xuất - kinh doanh) để các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần có giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm chuyển đổi một số doanh nghiệp và tập trung vốn cho đầu tư phát triển mới. Đôi khi cần thiết phải giảm bớt một phần lợi ích của Nhà nước để có thể bán cổ phiếu được dễ dàng hơn (nếu định giá cao, các cổ đông không chấp nhận mua, khó bán, không thực hiện được mục tiêu).
- Chính sách về khoa học công nghệ, đào tạo
+ Để chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và nước ngoài, ngành cần đầu tư hai trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu mốt (như đã nêu ở trên) với trang bị tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế có trình độ và đủ mạnh đáp ứng dịch vụ cung cấp các mẫu mã chào hàng cho toàn ngành. Đề nghị Nhà nước ưu tiên cho dùng các nguồn tài trợ, tạo điều kiện để ngành chủ động trong sản xuất kinh doanh.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm hỗ trợ vốn cho ngành từ quĩ phát triển khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới: Công nghệ thiết kế mẫu mốt, công nghệ tạo phom hoàn thiện, công nghệ sản xuất các loại giầy dép...
+ Để đáp ứng sự phát triển chung của ngành, chủ động trong cung cấp các loại phụ tùng thay thế và các thiết bị đơn giản, ngành cần có một cơ sở cơ khí chuyên ngành. Đề nghị Nhà nước, Bộ Công nghiệp tạo điều kiện đầu tư hay chuyển cho ngành một cơ sở phù hợp.
KẾT LUẬN
Với chủ trương mở cửa và hội nhập nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Da giầy Việt nam cũng như các ngành kinh tế khác đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn thử thách khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Trước sự chuyển dịch của ngành Da giầy thế giới từ các nước phát triển và các nước công nghiệp mới vào Việt nam, vấn đề tồn tại và phát triển ngành Da giầy ngang tầm thế giới đang đòi hỏi và bức xúc toàn ngành phải có chiến lược phát triển toàn ngành trên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, đào tạo...nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh phát triển ngành Da giầy không còn là một công việc đơn thuần mà là một hoạt động mang tầm chiến lược lâu dài để phát triển một ngành công nghiệp quan trọng góp phần xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra.
Ngành da giầy là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, có vốn dầu tư và suất đầu tư/ lao động thấp. Nên có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Da giầy Việt nam nhận được sự chuyển dịch của ngành Da giầy thế giới. Ngành đã đạt được thành công rất lớn trong việc đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngành cần phát huy hơn nữa nội lực của từng donh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Ngành da giầy Việt nam rất cần sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Để từng bước chuyển đổi từ hình thức gia công sản phẩm sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước nhàm tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của ngành trên trường quốc tế.

Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: