hanhtaybiphanhthay_9x
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2006
Chủ đề: Ngôn ngữ
Thanh điệu
Tiếng Việt
Từ láy
Từ láy đôi
Miêu tả: 175 tr. + Tóm tắt + Đĩa mềm
Khảo sát hiện tượng hài thanh trong từ láy đôi tiếng Việt. Thống kê và phân loại quan hệ thanh giữa âm tiết 1 và âm tiết 2 của toàn bộ từ láy đôi tiếng Việt nhằm định hướng cho việc lựa chọn các mô hình kết hợp thanh. Miêu tả thanh điệu Việt ở dạng biệt lập làm cơ sở cho việc so sánh với thanh điệu trong từ láy đôi và miêu tả sự hài thanh của 10 mô hình láy đôi tiêu biểu. Từ đó góp phần làm rõ cơ chế hình thành quy luật hài thanh trong từ láy đôi mà nhờ nó đã tạo nên sự "hoà phối âm thanh" làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần như một từ đơn tạo nên hiệu ứng ngữ nghĩa
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2. Phạm vi và nội dung của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Phƣơng pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình kết hợp thanh để khảo sát . . . . . . . . 5
3.2. Phương pháp thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.2.1. Bảng từ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.2.2. Người đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
3.2.3. Ghi âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
3.2.4. Chương trình phân tích dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2.5. Phương pháp đo các thông số âm học . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3.2.6. Tính giá trị trung bình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
3.2.7. Vẽ biểu đồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.3. Phƣơng pháp mô tả cho các mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 15
4. Ý nghĩa của luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
5. Bố cục của luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 18
1. Phân loại và miêu tả về sự hoà phối âm thanh trong từ láy . . . 18
1.1. Khái niệm hài thanh trong từ láy đôi . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.2. Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu . . . . . . 20
2. Các khái niệm âm học liên quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.1. Sóng âm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.2. Tần số cơ bản. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.3. Cường độ âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.4. Trường độ âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
CHƢƠNG 2: THANH ĐIỆU TỪ LÁY TRONG BỐI
CẢNH BIỆT LẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
32
1. Sự thể hiện của thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập . . . . 32
1.1. Thanh ngang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
1.2. Thanh huyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
1.3. Thanh ngã . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
1.4. Thanh hỏi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
1.5. Thanh sắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.6. Thanh nặng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2. Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH KẾT HỢP THANH ĐIỆU
CỦA TỪ LÁY ĐÔI TRONG NGỮ CẢNH . . . . . . . . .
42
1. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc trùng
thanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
42
1.1. Mô hình 1 (ngang - ngang) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
1.1.1. Diễn tiến của tần số cơ bản(Fo) trong mô hình . . . . . . . . . 42
1.1.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 45
1.1.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
1.2. Mô hình 2 (sắc - sắc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
1.2.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . 49
1.2.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 52
1.2.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
1.3. Mô hình 3 (hỏi - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
1.3.1. Diễn tiến của tần số cơ bản (Fo) trong mô hình. . . . . . . . . . 55
1.3.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . . 58
1.3.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . . 59
Tiểu kết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
1.4. Mô hình 4 (huyền - huyền) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
1.4.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . 61
1.4.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 64
1.4.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
1.5. Mô hình 5 (nặng - nặng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
1.5.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . 68
1.5.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 71
1.5.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 71
Tiểu kết 73
2. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy có cấu trúc khác 75
thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1. Mô hình 6 (ngang - sắc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
2.1.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . 75
2.1.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 77
2.1.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
2.2. Mô hình 7 (ngang - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
2.2.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . 80
2.2.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 82
2.2.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
2.3. Mô hình 8 (sắc - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
2.4. Mô hình 9 (huyền - nặng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
2.4.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . 92
2.4.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 94
2.4.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
2.5. Mô hình 10 (huyền - ngã) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
2.5.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . 97
2.5.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 100
2.5.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
PHỤ LỤC 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
PHỤ LỤC 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, đối với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, phương
thức láy một từ gốc (1 âm tiết) thành một từ láy hay còn gọi là từ lấp láy khác
(2, 3 hay 4 âm tiết) là một cách cấu tạo từ độc đáo, mang đặc điểm
loại hình. cách cấu tạo từ này liên quan đến không chỉ bản chất ngữ
pháp mà còn cả các bản chất ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Chính vì lẽ đó, cho đến nay có nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau của
ngành Việt ngữ học quan tâm, nghiên cứu hiện tượng này: M.B. Emeneau
(1951), Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Kim Thản (1963), Nguyễn Tài Cẩn
(1976), Nguyễn Phú Phong (1977), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Hoàng Cao
Cương - Nguyễn Thu Hằng (1985), Hoàng Văn Hành (1979, 1985), Nguyễn
Thị Hai (1988), Diệp Quang Ban (1989), Phi Tuyết Hinh (1991)…
Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng hình thức láy đôi (2 âm tiết)
chiếm đa số, tiêu biểu và thể hiện được đặc điểm cơ bản của từ láy nói chung
trong vốn từ vựng tiếng Việt. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên
cứu từ láy là việc cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm
từ này. Tuy nhiên, đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy cuốn hút được sự quan tâm
nhiều hơn, được các tác giả nghiên cứu sâu hơn và đã đạt được những thành
tựu rõ nét.
1.2. Cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm của từ láy tiếng Việt, các tác giả miêu tả
chúng bằng cụm từ hay thuật ngữ khác nhau, ví dụ: Diệp Quang Ban (1989)
ghi nhận mối quan hệ ngữ âm trong từ láy là “để “dễ đọc, dễ nghe” cũng tức
là tăng cường sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”; Nguyễn Thiện
Giáp (1985) miêu tả đó là “sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm,
gợi tả”… Tác giả luận văn này rất tâm đắc với quan niệm và cách cắt nghĩa
cấu trúc ngữ âm của từ láy của tác giả Hoàng Văn Hành trong bài báo công bố
năm 1979. Tác giả viết: “Nếu thừa nhận cách tạo từ láy là phép trượt để nhân
đôi đơn vị gốc theo nguyên tắc đối và điệp… thì từ đó cũng có thể rút ra hai
hệ luận: một là, việc tạo từ láy (cũng như dạng láy của từ) trong tiếng Việt
chịu sự chi phối đồng thời của cả nguyên tắc đối và nguyên tắc điệp. Hai
nguyên tắc này là những biểu hiện cụ thể của xu hướng hài âm – hài thanh
trong tiếng Việt… Hai là, không phải vô cớ mà người ta tạo từ láy theo kiểu
này hay kiểu kia. Nói một cách khác, mô hình cấu tạo của từ láy có những
mối quan hệ nhất định với cơ cấu nghĩa của nó” (tr. 6). Trong bài báo này,
tác giả khái quát hai nguyên tắc cơ bản, bắt buộc phải có trong cấu tạo từ láy
là sự lặp lại (điệp) và sự tương phản (đối) về mặt ngữ âm và cũng chính tác
giả xác định rõ bằng ngôn từ cách thể hiện “sự hoà phối ngữ âm” lâu nay vẫn
sử dụng bằng thuật ngữ hài âm tức các yếu tố chiết đoạn (phụ âm đầu,
nguyên âm, phụ âm cuối) và hài thanh tức các yếu tố siêu đoạn (thanh điệu)
phối hợp với nhau trong từ láy theo nguyên tắc đối và điệp.
1.3. Nội dung hài âm trong từ láy được nhiều các tác giả bàn kĩ. Ngược
lại, nội dung của khái niệm hài thanh trong từ láy tiếng Việt còn được rất ít
tác giả đề cập đến.
Đặc điểm lớn nhất, bao trùm của hài thanh trong từ láy, tiêu biểu là từ
láy đôi, mà tác giả nào cũng ghi nhận là các thanh tuân thủ chặt chẽ qui tắc
kết hợp theo âm vực cao và thấp. Tiêu biểu cho nhận định này là Đỗ Hữu
Châu (1981) khi định nghĩa từ láy “là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, cách lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc
thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa”.
Một khảo cứu duy nhất mà chúng tui có được là kết quả thống kê các
kết hợp thanh của 4547 từ láy đôi Việt của các tác giả Hoàng Cao Cương và
Nguyễn Thu Hằng (1985). Tuy chỉ trình bày như một tóm tắt báo cáo khoa
học và chỉ dựa vào kết quả thống kê nhưng các tác giả đã đưa ra những nhận
xét xác đáng, thú vị và có tính gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn. Về các từ
láy đôi có cấu trúc trùng thanh điệu, các tác giả đã đưa ra nhận xét: “ …có tồn
tại một cơ chế tạo sản siêu đoạn trong từ láy đôi nhằm hoà kết các âm tiết
thành phần trong cấu trúc láy thành một thể thống nhất có giá trị tương
đương như một từ đơn” (tr. 17). Điều thuận lợi cho sự hoà kết ở đây chính là
hai âm tiết cùng mang một thanh tức chúng trước hết có cùng đường nét và
trường độ. Đối với các từ láy đôi có cấu trúc không trùng thanh điệu, các tác
giả nhận xét: “…các thanh có nhiều nét ngữ âm tương tự thì có khả năng dễ
kết hợp với nhau hơn” (tr. 17). Những nét ngữ âm ở đây dựa trên tiêu chí cơ
bản là diễn tiến đường nét tần số cơ bản của thanh.
Trong tiếng Việt, sự kết hợp chặt chẽ nhất về mặt ngữ âm trước tiên là
âm tiết và sau đó là từ láy. Rõ ràng là cùng với sự kết nối của âm (chiết đoạn)
thì sự kết nối thanh (siêu đoạn) đã làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn bó
với nhau như một chỉnh thể. Đồng thời cũng phải thấy rằng, sự gần gũi về mặt
ngữ âm (đường nét) của thanh làm cho sự kết nối giữa chúng chặt chẽ hơn.
Tác giả Hoàng Văn Hành (1985), trong công trình “Từ láy trong tiếng
Việt”, theo chúng tui được biết, là người đầu tiên và duy nhất đã dùng phương
pháp ngữ âm học thực nghiệm (máy Pegelschreiber) để tiến hành khảo sát 6
mô hình từ láy đôi về mặt cường độ và trường độ của chúng nhằm xác định
trọng âm trong mỗi mô hình láy trong tương quan với qui tắc hài âm. Kết quả
cho thấy, đa số các trường hợp, trọng âm từ rơi vào “tiếng gốc” chứ không rơi
vào “tiếng láy” bất kể “tiếng gốc” đó đứng trước hay sau trong từ (chi tiết xin
xem Chương I). Kết quả này chỉ ra rằng, trong từ láy đôi tiếng Việt, quan hệ
ngữ nghĩa mạnh hơn và chi phối quan hệ ngữ âm. Chúng tui sẽ có dịp bàn
luận về vấn đề này khi trình bày các kết quả khảo sát.
KẾT LUẬN
Luận văn này đã tiến hành khảo sát khảo sát đặc điểm hài thanh trong
10 mô hình kết hợp thanh điệu có tần số cao nhất của từ láy đôi tiếng Việt
bằng phương pháp thực nghiệm nhằm xác định trong các mô hình này đặc
trưng nào của thanh điệu vốn được xem là một tổng thể các đặc trưng ngữ
âm: tần số cơ bản (Fo); trường độ của thanh hay cường độ của thanh biến đổi
(trong so sánh với thanh điệu đó ở dạng biệt lập) tạo nên sự “hoà phối âm
thanh”, “hài hoà âm thanh” hay còn gọi là sự “hài thanh” làm cho hai âm tiết
của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần với một từ đơn.
Trên cơ sở những kết quả thu được, luận văn đã đưa ra những nhận xét
về các nội dung nêu trên mà chúng tui đã trình bày kĩ ở phần Tiểu kết của
mỗi mô hình. Trong phần này, chúng tui chỉ nêu những nhận xét khái quát
nhất được rút ra được từ những nhận xét riêng lẻ của 10 mô hình kết hợp
thanh đã khảo sát.
1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) là nhân tố có ảnh hưởng trước tiên và
trực tiếp nhất để tạo ra sự hài thanh trong từ láy đôi nói chung và
điển hình là trong các từ láy đôi không trùng thanh điệu. Sự thay đổi
đường nét thanh điệu hay ở AT1 hay ở AT2, nhìn chung tuân thủ
theo qui luật giảm bớt về cao độ (Hz) theo cả hai cực đối với các
thanh đi lên (sắc) hay các thanh đi xuống (nặng). Điều này tạo ra
trong từ láy đôi một sự hoà đồng về mặt cao độ giữa các thanh
đường nét bằng phẳng (ngang và huyền) với các thanh còn lại, giúp
chúng tạo thành một khối có sự cách biệt không lớn về cao độ. Trong
từng mô hình cụ thể, tuỳ từng trường hợp đặc điểm của thanh ở AT1 hay AT2
mà tạo ra những đặc thù của diễn tiến đường nét riêng nhưng sự hoà
đồng về âm vực của cả hai thanh trong từ láy đôi vẫn là qui tắc chi
phối có hiệu lực nhất.
2. Trường độ (ms) của âm tiết trong từ láy đôi luôn là nhân tố gắn liền
diễn tiến của cao độ hay cường độ. Trong các từ láy đôi đọc trong
bối cảnh đã khảo sát, trường độ cả hai âm tiết (AT1 và AT2) của cả
10 mô hình đều có xu hướng bị rút ngắn hơn so với chính các âm tiết
này trong dạng biệt lập. Trong tương quan giữa hai âm tiết thì sự rút
ngắn được thể hiện rõ nhất ở AT1. Điều này cũng phù hợp với những
nghiên cứu về ngữ điệu: các âm tiết nằm ở vị trí cuối thường có
trường độ dài hơn các âm tiết nằm ở vị trí đầu hay giữa. Đối với 4
mô hình trùng thanh điệu, vai trò rút ngắn trường độ tạo nên sự hài
âm có phần nổi trội hơn cả vai trò của diễn tiến tần số cơ bản.
3. Những kết quả khảo sát diễn tiến cường độ (dB) xảy ra giữa hai âm
tiết trong từ láy đôi đều khẳng định rằng trong hầu hết ở các mẫu từ
láy có mô hình trùng thanh đều có sự nhấn mạnh cường độ ở AT1. Ở
mô hình khác thanh cường độ của AT2 được nhấn mạnh hơn so với
AT1. Tuy nhiên, theo chúng tui vai trò của cường độ không lớn trong
việc tạo ra sự hài thanh trong từ láy đôi.
4. Góp phần tạo nên sự hài thanh của từ láy đôi, phải nói đến cả ba đặc
trưng ngữ âm của thanh điệu: diễn tiến tần số cơ bản; diễn tiến cao
độ và trường độ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, trong ba đặc
trưng ngữ âm điển hình của thanh, vai trò của mỗi yếu tố không đồng
đều mà tạo thành một trật tự (hierarchic): Vai trò lớn nhất là diễn tiến
cao độ; tiếp đến là vai trò của trường độ và cuối cùng là chức năng
của diễn tiến cường độ. Chỉ những nghiên cứu sâu hơn đối với các
mô hình kết hợp thanh chi tiết hơn mới có thể làm rõ hơn vai trò của
từng yếu tố.
5. Sử dụng phương pháp ngữ âm học thực nhiệm, luận văn này đã cố
gắng, bằng các thông số âm học cụ thể, trong mỗi mô hình kết cấu
thanh của từ láy đôi, khẳng định và bàn luận về kết quả nghiên cứu
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2006
Chủ đề: Ngôn ngữ
Thanh điệu
Tiếng Việt
Từ láy
Từ láy đôi
Miêu tả: 175 tr. + Tóm tắt + Đĩa mềm
Khảo sát hiện tượng hài thanh trong từ láy đôi tiếng Việt. Thống kê và phân loại quan hệ thanh giữa âm tiết 1 và âm tiết 2 của toàn bộ từ láy đôi tiếng Việt nhằm định hướng cho việc lựa chọn các mô hình kết hợp thanh. Miêu tả thanh điệu Việt ở dạng biệt lập làm cơ sở cho việc so sánh với thanh điệu trong từ láy đôi và miêu tả sự hài thanh của 10 mô hình láy đôi tiêu biểu. Từ đó góp phần làm rõ cơ chế hình thành quy luật hài thanh trong từ láy đôi mà nhờ nó đã tạo nên sự "hoà phối âm thanh" làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần như một từ đơn tạo nên hiệu ứng ngữ nghĩa
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2. Phạm vi và nội dung của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Phƣơng pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình kết hợp thanh để khảo sát . . . . . . . . 5
3.2. Phương pháp thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.2.1. Bảng từ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.2.2. Người đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
3.2.3. Ghi âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
3.2.4. Chương trình phân tích dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2.5. Phương pháp đo các thông số âm học . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3.2.6. Tính giá trị trung bình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
3.2.7. Vẽ biểu đồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.3. Phƣơng pháp mô tả cho các mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 15
4. Ý nghĩa của luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
5. Bố cục của luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 18
1. Phân loại và miêu tả về sự hoà phối âm thanh trong từ láy . . . 18
1.1. Khái niệm hài thanh trong từ láy đôi . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.2. Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu . . . . . . 20
2. Các khái niệm âm học liên quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.1. Sóng âm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.2. Tần số cơ bản. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.3. Cường độ âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.4. Trường độ âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
CHƢƠNG 2: THANH ĐIỆU TỪ LÁY TRONG BỐI
CẢNH BIỆT LẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
32
1. Sự thể hiện của thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập . . . . 32
1.1. Thanh ngang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
1.2. Thanh huyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
1.3. Thanh ngã . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
1.4. Thanh hỏi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
1.5. Thanh sắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.6. Thanh nặng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2. Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH KẾT HỢP THANH ĐIỆU
CỦA TỪ LÁY ĐÔI TRONG NGỮ CẢNH . . . . . . . . .
42
1. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc trùng
thanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
42
1.1. Mô hình 1 (ngang - ngang) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
1.1.1. Diễn tiến của tần số cơ bản(Fo) trong mô hình . . . . . . . . . 42
1.1.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 45
1.1.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
1.2. Mô hình 2 (sắc - sắc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
1.2.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . 49
1.2.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 52
1.2.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
1.3. Mô hình 3 (hỏi - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
1.3.1. Diễn tiến của tần số cơ bản (Fo) trong mô hình. . . . . . . . . . 55
1.3.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . . 58
1.3.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . . 59
Tiểu kết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
1.4. Mô hình 4 (huyền - huyền) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
1.4.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . 61
1.4.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 64
1.4.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
1.5. Mô hình 5 (nặng - nặng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
1.5.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . 68
1.5.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 71
1.5.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 71
Tiểu kết 73
2. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy có cấu trúc khác 75
thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1. Mô hình 6 (ngang - sắc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
2.1.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . 75
2.1.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 77
2.1.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
2.2. Mô hình 7 (ngang - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
2.2.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . 80
2.2.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 82
2.2.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
2.3. Mô hình 8 (sắc - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
2.4. Mô hình 9 (huyền - nặng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
2.4.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . 92
2.4.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 94
2.4.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
2.5. Mô hình 10 (huyền - ngã) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
2.5.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . 97
2.5.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . 100
2.5.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
PHỤ LỤC 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
PHỤ LỤC 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, đối với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, phương
thức láy một từ gốc (1 âm tiết) thành một từ láy hay còn gọi là từ lấp láy khác
(2, 3 hay 4 âm tiết) là một cách cấu tạo từ độc đáo, mang đặc điểm
loại hình. cách cấu tạo từ này liên quan đến không chỉ bản chất ngữ
pháp mà còn cả các bản chất ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Chính vì lẽ đó, cho đến nay có nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau của
ngành Việt ngữ học quan tâm, nghiên cứu hiện tượng này: M.B. Emeneau
(1951), Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Kim Thản (1963), Nguyễn Tài Cẩn
(1976), Nguyễn Phú Phong (1977), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Hoàng Cao
Cương - Nguyễn Thu Hằng (1985), Hoàng Văn Hành (1979, 1985), Nguyễn
Thị Hai (1988), Diệp Quang Ban (1989), Phi Tuyết Hinh (1991)…
Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng hình thức láy đôi (2 âm tiết)
chiếm đa số, tiêu biểu và thể hiện được đặc điểm cơ bản của từ láy nói chung
trong vốn từ vựng tiếng Việt. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên
cứu từ láy là việc cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm
từ này. Tuy nhiên, đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy cuốn hút được sự quan tâm
nhiều hơn, được các tác giả nghiên cứu sâu hơn và đã đạt được những thành
tựu rõ nét.
1.2. Cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm của từ láy tiếng Việt, các tác giả miêu tả
chúng bằng cụm từ hay thuật ngữ khác nhau, ví dụ: Diệp Quang Ban (1989)
ghi nhận mối quan hệ ngữ âm trong từ láy là “để “dễ đọc, dễ nghe” cũng tức
là tăng cường sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”; Nguyễn Thiện
Giáp (1985) miêu tả đó là “sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm,
gợi tả”… Tác giả luận văn này rất tâm đắc với quan niệm và cách cắt nghĩa
cấu trúc ngữ âm của từ láy của tác giả Hoàng Văn Hành trong bài báo công bố
năm 1979. Tác giả viết: “Nếu thừa nhận cách tạo từ láy là phép trượt để nhân
đôi đơn vị gốc theo nguyên tắc đối và điệp… thì từ đó cũng có thể rút ra hai
hệ luận: một là, việc tạo từ láy (cũng như dạng láy của từ) trong tiếng Việt
chịu sự chi phối đồng thời của cả nguyên tắc đối và nguyên tắc điệp. Hai
nguyên tắc này là những biểu hiện cụ thể của xu hướng hài âm – hài thanh
trong tiếng Việt… Hai là, không phải vô cớ mà người ta tạo từ láy theo kiểu
này hay kiểu kia. Nói một cách khác, mô hình cấu tạo của từ láy có những
mối quan hệ nhất định với cơ cấu nghĩa của nó” (tr. 6). Trong bài báo này,
tác giả khái quát hai nguyên tắc cơ bản, bắt buộc phải có trong cấu tạo từ láy
là sự lặp lại (điệp) và sự tương phản (đối) về mặt ngữ âm và cũng chính tác
giả xác định rõ bằng ngôn từ cách thể hiện “sự hoà phối ngữ âm” lâu nay vẫn
sử dụng bằng thuật ngữ hài âm tức các yếu tố chiết đoạn (phụ âm đầu,
nguyên âm, phụ âm cuối) và hài thanh tức các yếu tố siêu đoạn (thanh điệu)
phối hợp với nhau trong từ láy theo nguyên tắc đối và điệp.
1.3. Nội dung hài âm trong từ láy được nhiều các tác giả bàn kĩ. Ngược
lại, nội dung của khái niệm hài thanh trong từ láy tiếng Việt còn được rất ít
tác giả đề cập đến.
Đặc điểm lớn nhất, bao trùm của hài thanh trong từ láy, tiêu biểu là từ
láy đôi, mà tác giả nào cũng ghi nhận là các thanh tuân thủ chặt chẽ qui tắc
kết hợp theo âm vực cao và thấp. Tiêu biểu cho nhận định này là Đỗ Hữu
Châu (1981) khi định nghĩa từ láy “là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, cách lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc
thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa”.
Một khảo cứu duy nhất mà chúng tui có được là kết quả thống kê các
kết hợp thanh của 4547 từ láy đôi Việt của các tác giả Hoàng Cao Cương và
Nguyễn Thu Hằng (1985). Tuy chỉ trình bày như một tóm tắt báo cáo khoa
học và chỉ dựa vào kết quả thống kê nhưng các tác giả đã đưa ra những nhận
xét xác đáng, thú vị và có tính gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn. Về các từ
láy đôi có cấu trúc trùng thanh điệu, các tác giả đã đưa ra nhận xét: “ …có tồn
tại một cơ chế tạo sản siêu đoạn trong từ láy đôi nhằm hoà kết các âm tiết
thành phần trong cấu trúc láy thành một thể thống nhất có giá trị tương
đương như một từ đơn” (tr. 17). Điều thuận lợi cho sự hoà kết ở đây chính là
hai âm tiết cùng mang một thanh tức chúng trước hết có cùng đường nét và
trường độ. Đối với các từ láy đôi có cấu trúc không trùng thanh điệu, các tác
giả nhận xét: “…các thanh có nhiều nét ngữ âm tương tự thì có khả năng dễ
kết hợp với nhau hơn” (tr. 17). Những nét ngữ âm ở đây dựa trên tiêu chí cơ
bản là diễn tiến đường nét tần số cơ bản của thanh.
Trong tiếng Việt, sự kết hợp chặt chẽ nhất về mặt ngữ âm trước tiên là
âm tiết và sau đó là từ láy. Rõ ràng là cùng với sự kết nối của âm (chiết đoạn)
thì sự kết nối thanh (siêu đoạn) đã làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn bó
với nhau như một chỉnh thể. Đồng thời cũng phải thấy rằng, sự gần gũi về mặt
ngữ âm (đường nét) của thanh làm cho sự kết nối giữa chúng chặt chẽ hơn.
Tác giả Hoàng Văn Hành (1985), trong công trình “Từ láy trong tiếng
Việt”, theo chúng tui được biết, là người đầu tiên và duy nhất đã dùng phương
pháp ngữ âm học thực nghiệm (máy Pegelschreiber) để tiến hành khảo sát 6
mô hình từ láy đôi về mặt cường độ và trường độ của chúng nhằm xác định
trọng âm trong mỗi mô hình láy trong tương quan với qui tắc hài âm. Kết quả
cho thấy, đa số các trường hợp, trọng âm từ rơi vào “tiếng gốc” chứ không rơi
vào “tiếng láy” bất kể “tiếng gốc” đó đứng trước hay sau trong từ (chi tiết xin
xem Chương I). Kết quả này chỉ ra rằng, trong từ láy đôi tiếng Việt, quan hệ
ngữ nghĩa mạnh hơn và chi phối quan hệ ngữ âm. Chúng tui sẽ có dịp bàn
luận về vấn đề này khi trình bày các kết quả khảo sát.
KẾT LUẬN
Luận văn này đã tiến hành khảo sát khảo sát đặc điểm hài thanh trong
10 mô hình kết hợp thanh điệu có tần số cao nhất của từ láy đôi tiếng Việt
bằng phương pháp thực nghiệm nhằm xác định trong các mô hình này đặc
trưng nào của thanh điệu vốn được xem là một tổng thể các đặc trưng ngữ
âm: tần số cơ bản (Fo); trường độ của thanh hay cường độ của thanh biến đổi
(trong so sánh với thanh điệu đó ở dạng biệt lập) tạo nên sự “hoà phối âm
thanh”, “hài hoà âm thanh” hay còn gọi là sự “hài thanh” làm cho hai âm tiết
của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần với một từ đơn.
Trên cơ sở những kết quả thu được, luận văn đã đưa ra những nhận xét
về các nội dung nêu trên mà chúng tui đã trình bày kĩ ở phần Tiểu kết của
mỗi mô hình. Trong phần này, chúng tui chỉ nêu những nhận xét khái quát
nhất được rút ra được từ những nhận xét riêng lẻ của 10 mô hình kết hợp
thanh đã khảo sát.
1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) là nhân tố có ảnh hưởng trước tiên và
trực tiếp nhất để tạo ra sự hài thanh trong từ láy đôi nói chung và
điển hình là trong các từ láy đôi không trùng thanh điệu. Sự thay đổi
đường nét thanh điệu hay ở AT1 hay ở AT2, nhìn chung tuân thủ
theo qui luật giảm bớt về cao độ (Hz) theo cả hai cực đối với các
thanh đi lên (sắc) hay các thanh đi xuống (nặng). Điều này tạo ra
trong từ láy đôi một sự hoà đồng về mặt cao độ giữa các thanh
đường nét bằng phẳng (ngang và huyền) với các thanh còn lại, giúp
chúng tạo thành một khối có sự cách biệt không lớn về cao độ. Trong
từng mô hình cụ thể, tuỳ từng trường hợp đặc điểm của thanh ở AT1 hay AT2
mà tạo ra những đặc thù của diễn tiến đường nét riêng nhưng sự hoà
đồng về âm vực của cả hai thanh trong từ láy đôi vẫn là qui tắc chi
phối có hiệu lực nhất.
2. Trường độ (ms) của âm tiết trong từ láy đôi luôn là nhân tố gắn liền
diễn tiến của cao độ hay cường độ. Trong các từ láy đôi đọc trong
bối cảnh đã khảo sát, trường độ cả hai âm tiết (AT1 và AT2) của cả
10 mô hình đều có xu hướng bị rút ngắn hơn so với chính các âm tiết
này trong dạng biệt lập. Trong tương quan giữa hai âm tiết thì sự rút
ngắn được thể hiện rõ nhất ở AT1. Điều này cũng phù hợp với những
nghiên cứu về ngữ điệu: các âm tiết nằm ở vị trí cuối thường có
trường độ dài hơn các âm tiết nằm ở vị trí đầu hay giữa. Đối với 4
mô hình trùng thanh điệu, vai trò rút ngắn trường độ tạo nên sự hài
âm có phần nổi trội hơn cả vai trò của diễn tiến tần số cơ bản.
3. Những kết quả khảo sát diễn tiến cường độ (dB) xảy ra giữa hai âm
tiết trong từ láy đôi đều khẳng định rằng trong hầu hết ở các mẫu từ
láy có mô hình trùng thanh đều có sự nhấn mạnh cường độ ở AT1. Ở
mô hình khác thanh cường độ của AT2 được nhấn mạnh hơn so với
AT1. Tuy nhiên, theo chúng tui vai trò của cường độ không lớn trong
việc tạo ra sự hài thanh trong từ láy đôi.
4. Góp phần tạo nên sự hài thanh của từ láy đôi, phải nói đến cả ba đặc
trưng ngữ âm của thanh điệu: diễn tiến tần số cơ bản; diễn tiến cao
độ và trường độ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, trong ba đặc
trưng ngữ âm điển hình của thanh, vai trò của mỗi yếu tố không đồng
đều mà tạo thành một trật tự (hierarchic): Vai trò lớn nhất là diễn tiến
cao độ; tiếp đến là vai trò của trường độ và cuối cùng là chức năng
của diễn tiến cường độ. Chỉ những nghiên cứu sâu hơn đối với các
mô hình kết hợp thanh chi tiết hơn mới có thể làm rõ hơn vai trò của
từng yếu tố.
5. Sử dụng phương pháp ngữ âm học thực nhiệm, luận văn này đã cố
gắng, bằng các thông số âm học cụ thể, trong mỗi mô hình kết cấu
thanh của từ láy đôi, khẳng định và bàn luận về kết quả nghiên cứu
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: