Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần I : Tìm hiểu mục đích yêu cầu của điện khí hóa nông thôn.
I . Đặc thù của một số vùng nông thôn đồng bằng ở việt nam. 7
II. Hiện trạng kinh tế xã hội của vùng nông thôn việt nam. 9
III. Hiệu quả của việc điện khí hóa nông thôn. 10
IV Mục đích và yêu cầu. 12

Phần II : Xác định phụ tải điện nông thôn
I. Khái niện chung. 14
II. Xác định phụ tải và dự báo phụ tải. 15
A/ Các bước khi tiến hành xác định phụ tải và dự báo phụ tải. 15
B/ Xác định nhu cầu phụ tải cho xã nông thôn. 16
C/ Tính toán phụ tải các thành phần. 18
D/ Các phương pháp dự báo phụ tải. 32

Phần III :Tìm hiểu cấu trúc nguồn và lưới của mạng trung, hạ áp nông thôn:
Chương I :Các vấn đề về mạng phân phối nông thôn
I. Khái niệm chung : . ……………………………………………………………………………………………35
II. Các cấp điện áp của mạng điện phân phối nông thôn………………………..35
III. Cấu trúc mạng trung áp ………………………………………………………………………………….36
IV. Cấu trúc mạng mạng trung áp nông thôn……………………………………………….40
V. Các hệ thống phân phối trung áp
cho những vùng dân cư phân tán ………………………………………………………………..43
VI. Kết luận về sự lựa chọn cấu trúc cho
mạng điện trung áp nông thôn………………………………………………………………………49
Chương II : Đường dây trung áp
I. Cột điện………………………………………………………………………………………………………………………51
II. Các sơ đồ toàn thể của cột…………………………………………………………………………………55
III. Móng cột…………………………………………………………………………………………………………………….55
IV. Xà………………………………………………………………………………………………………………………………….58
V. Sứ cách điện 59
VI. Các phụ kiện đường dây 62
VII. Các phụ kiện nối đất trạm biến áp 63
VIII. Néo cột 63
IX. Dây dẫn 64
X. Bố trí dây dẫn trên cột 77
XI. Lựa chọn thiết bị lựa chọn phân đoạn cho đường dây trung áp 79
Chương III : Trạm biến áp phân phối
I. Khái niệm 83
II. Gam công suất máy biến áp 84
III. Nối đất cho trạm 85
IV. Móng trạm và trụ 86
V. Kiểu lắp đặt trạm 86
VI. Bảo vệ trạm 87
VII. Phần đo đếm hạ thế 87
VIII. Phân bố trạm 88
IX. Lựa chọn số lượng và công suất máy biến áp trong trạm 89
X. Giải pháp kỹ thuật cho trạm biến áp 91
Chương IV : Lựa chọn cấu trúc hạ áp nông thôn
I. Khái niệm chung 101
II. Cấu trúc hạ áp nông thôn 101
Chương V : Đường dây hạ áp
I. Cột–móng cột–néo cột của đường dây hạ áp : 104
II. Xà–giá–sứ–phụ kiện–hộp công tơ–hộp phân
phối đường dây hạ áp 106
III. Dây dẫn hạ áp : 108
Chương VI : Dây mắc điện hạ áp.

Phần IV : tìm hiểu mô hình quản lý và khai thác lưới điện nông thôn.
I. Yêu cầu chung 123
II. Tình hình quản lý và khai thác lưới điện nông thôn hiện nay ………….123
III. Quản lý vận hành lưới điện trung và hạ áp 128













LỜI NÓI ĐẦU

Điện khí hóa nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điện khí hóa nông thôn không những góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tiến bộ xã hội cho người dân, mà tác dụng chính là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bao gồm các mặt thủy lợi, chế biến nông hải sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và các công trình phúc lợi khác.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư nhiều chương trình điện khí hóa nông thôn. Hầu hết các xã trong cả nước từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu,vùng xa đã có điện. Tuy lưới điện hạ áp nông thôn hiện nay phần lớn được đầu tư xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành, trong quá trình khai thác lại không được thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa kịp thời nên nhanh chóng xuống cấp dẫn đến không đảm bảo yêu cầu an toàn cung cấp điện và chất lượng điện, tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp nông thôn quá lớn vượt trên mức quy định.
Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do tổ chức quản lý điện nông thôn của các địa phương chưa được trang bị những kiến thức và quy trình cần thiết để làm tốt công tác vận hành và sửa chữa lưới điện.
Vì vậy, điện khí hóa nông thôn là điều cần thiết cấp bách và đòi hỏi có sự quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng niên quan và cả người dân ở vùng nông thôn. Có như vậy mới thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát truyển tiềm năng kinh tế ở vùng nông thôn nước ta.
Nội dung của luận án này là nghiên cứu và đề xuất mô hình cung cấp điện cho xã, để từ đó thuận tiện cho việc thiết kế quy hoạch một xã cụ thể, tìm ra một hướng tối ưu trong quản lý về kỹ thuật lẫn kinh tế ngoài ra còn để chuẩn hóa những quy định của ngành điện quy định. Do thời gian có hạn, nên nội dung và cách trình bày còn hạn chế, rất mong sự đóng góp chỉ bảo của quý thầy cô, anh chị và các bạn.
Nhân lời nói đầu này em chân thành Thank :
Tất cả quý thầy, quý cô trường ĐH DL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Các anh trong trong :tổng công ty điện lực điện lực 2. Trung tâm năng lượng, công ty khảo sát thiết kế điện 2. Đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu.
Và đặc biệt là Thầy : BÙI NGỌC THƯ luôn tận tình hướng dẫn em trong việc hình thành cuốn luận án tốt nghiệp này.
TPHCM ngày 6/1/2005
VŨ NGUYÊN THANH



































PHẦN I : TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỆN KHÍ HÓA NÔNG THÔN.
I. Đặc thù của một số vùng nông thôn vùng đồng bằng ở Việt Nam :
Nước ta có diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha nhưng dân số đông nên diện tích bình quân đầu người thấp. Hiện nay diện tích sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là 24%, lâm nghiệp 35%, Thổ cư 5,9% chưa sử dụng 35,1%. Nhìn chung ở Việt Nam có 3 vùng đồng bằng lớn.
* Đồng bằng sông Hồng:
Với diện tích gần 1,5 triệu ha nhưng tập trung dân số đến 15 triệu người (Theo số liệu thống kê năm 2000) đã tạo nên một sức ép dân số quá lớn trên diện tích canh tác. Hơn nữa tại đồng bằng này có một phần diện tích đất chiêm trũng, đất mhiễm mặn nên hiệu quả sản xuất thấp ngoài ra tại đồng bằng này còn có khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá vì vậy khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn hạn chế.
* Đồng bằng duyên hải Trung bộ:
Với diện tích 1,456 triệu ha dân số khá đông vì vậy bình quân diện tích canh tác trên đầu người nhỏ. Vùng đồng bằng này thiếu nước vào mùa khô. Nhất là vùng cực Đông Nam Bộ.
Trong vùng dọc theo duyên hải diện tích đất đã bị cát biển bay lấn chiếm tạo thành những đồi cát cao gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.
* Đồng bằng sông Cử u Long
Với diện tích 4 triệu ha chiếm khoảng 11,9% diện tích cả nước. Tại đây cư trú khoảng 16,5 triệu dân (Theo số liệu thống kê năm 2000) điện cần được sơn chống rỉ.
- Các khí cụ điện cần bố trí đảm bảo an toàn khi vận hành.
- Các khí cụ điện loại có dao cách li phải lắp đặt đảm bảo không thể tự đóng mạch điện được dưới tác dụng của trọng lực.
- Dao cắt phụ tải dùng để đóng và cắt dòng điện phụ tải cần có vỏ bảo vệ kín không chảy và có điều khiển từ xa bằng cơ cấu truyền động cơ khí.
- Dao cách li chế tạo kiểu hở dùng để đóng, cắt điện. Thường đặt sau bảng điện, trong tủ điện và điều khiển bằng cơ cấu truyền có tay truyền động lắp ra ngoài.
- Trên các bộ phận truyền động của các thiết bị đóng cắt có vỏ bọc kín hay lắp đặt sau bảng điện nhưng điều khiển tại bảng thì phải ghi rõ vị trí đóng và cắt trên bảng điều khiển.
- Loại cầu chì để hở có thể được lắp đặt phía sau bảng điện nhưng trước cầu chì đó phải có dao cắt điện để cắt bảo đảm an toàn khi tháo và lắp cầu chì. Dây chì dùng cho cầu chì phải có tiết diện phù hợp với dòng điện được bảo vệ.
- Khoảng cách từ các bộ phận để trần đang có điện tới dào an toàn ngăn cách, phải đạt tối thiểu là 100mm khi rào bằng lưới và 50mm khi dào chắn bằng tấm kim loại. Các bộ phận mang điện để trần nằm phía trên đường đi lại mà cách đất dưới 2,20m thì phải có dào ngăn cách. Rào này có thể là lưới sắt có mắt lưới nhỏ hơn 20 x 20mm hay bằng tấm liền, hay kết hợp cả hai loại, chiều cao rào ngăn cách phải đạt 1,70m trở lên.
- Thiết bị phân phối, bảng điện, tủ điện có điện hạ áp tới 1000V đặt ở nơi làm việc của công nhân không phải thợ điện thì các phần dẫn điện của thiết bị đều phải dào ngăn kín bằng tấm liền.
+ Quản lí thiết bị đo lường, bảo vệ, tín hiệu điều khiển và tự động :
Tất cả các thiết bị này đều được chế tạo bằng vật liệu cách điện hạ áp. Vì vậy chúng phải có độ cách điện bảo đảm tới 1000V như mọi thiết bị hạ áp đã được nêu trên.
Để lắp đặt, quản lí, kiểm tra, thí nghiện hiệu chỉnh và sửa chữa, chúng được bố trí riêng từng khu vực thành những tủ điện đo lường, tủ điện rơle bảo vệ, tủ điện điều khiển, tín hiệu tự động hóa. Ơû các tủ điện trọn bộ, chúng được bố trí thành 1 ngăn riêng trong tủ.
Toàn bộ các mạch và thiết bị đo lường, bảo vệ tín hiệu điều khiển và tự động của các mạng lưới điện đều do phòng thí nghiệm của sở quản lí vẽ sơ đồ đấu, thử nghiệm định kì cũng như đột xuất. Đối với đơn vị và công nhân quản lí chỉ có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động của chúng. Làm vệ sinh công nghiệp thường xuyên tuyệt đối không được tùy ý thay đổi trị số chỉnh định, thay đổi sơ đồ đấu nối lại mạch cũng như thay đổi vị trí của chúng trên hiện trường.
 Quản lí và sửa chữa cầu chì cao và hạ áp
Cầu chì dùng để bảo vệ ngắn mạch và quá tải sự cố cho thiết bị điện. Khi có dòng điện ngắn mạch hay quá tải sự cố chạy qua, dây chì bị nóng lên, chảy ra và cắt đứt mạch điện, thời gian làm nóng chảy dây chì phụ thuộc vào độ lớn dòng điện chạy qua. Cầu chì là loại thiết bị bảo vệ đơn giản và rẻ tiền.
Tuy nhiên cầu chì cũng có 1 số nhược điểm như : khi cầu chì cắt mạch điện, gây quá điện áp và khi cầu chì cắt 1 pha điện cũng có thể sinh ra chế độ làm việc không bình thường .
+ Cầu chì cao áp : Trong lưới điện 6,10, 22, và 35KV để bảo vệ máy biến áp cầu chì PK được dùng phổ biến hơn cả.
Kiểm tra trong vận hành phải có định kì bằng cách quan sát bên ngoài cầu chì khi có điện và khi không có điện.
Nội dung kiểm tra là xem mức độ nóng và tình trạng tiếp xúc, mức độ ép chặt các tiếp xúc, xem sứ và ống vỏ cầu chì còn nguyên vẹn hay bị hơ hỏng, tình trạng chỗ gắn các đầu núm, vị trí và trạng thái của các bộ chỉ thị tác động, tình trạng đấu nối của dây chảy, xem dây chảy có tương ứng với dòng định mức của dây dân không.
Tốt nhất lên kết hợp thời gian xem xét và kiểm tra cầu chì cùng với thời gian kiểm tra máy biến áp và trạm phân phối.
Khi sửa chữa cầu chì cao áp, ta điều chỉnh lực ép và khắc phục cao các chỗ hư hỏng ở mặt tiếp xúc, lau chùi sứ, thay các dây chảy không hợp hay bị cháy và sơn lại các chi tiết bằng kim loại.
Khi cầu chì tác động tức là khi dây chì bị nóng chảy ta phải tìm nguyên nhân gây tác động cầu chì. Chỉ sau khi khắc phục được các nguyên nhân đó, ta mới lắp cầu chì và đóng lại điện. Muốn thay thế dây chì của cầu chì của loại PK và PKT ta mở núm nắp. Đổ cát ra, tháo dây chì đã bị cháy, làm vệ sinh cẩn thận các chi tiết và kiểm tra xem chúng có nguyên vẹn không, chọn dây chì thích hợp để nắp vào cầu chì, đổ đầy và chèn chặt cát mới và đậy lắp lại.
+ Cầu chì hạ áp :
Trong lưới điện 400V cầu chì PH2 với các dòng điện định mức 30 – 600A được sử dụng rộng rãi hơn cả. Loại này có khả năng cắt lớn hơn.
Nên lưu ý là trong quá trình vận hành, ruột chảy bằng đồng bị già cỗi và thay đổi tính chất. Vì vậy nên định kỳ 1 hay 2 năm phải thay đổi ruột chảy một lần.
Ngoài ra, trong từng thời gian phụ tải phần lưới điện do cầu chì bảo vệ có thay đổi và không còn phụ hợp với phụ tải mới nữa. Do đó phải định kỳ đo kiểm tra lại phụ tải để tính đặt cầu chì cho thích hợp.
Việc lựa chọn dây chảy, ruột chảy cho cầu chì nhất là chì cao áp phải thỏa mãn điều kiện sau đây:
- Điện áp định mức của cầu chì phải phù hợp với điều áp định mức của lưới điện.
- Dòng điện lâu dài định mức của ruột chảy phải được lựa chọn sao cho nó không bị nóng chảy với dòng điện làm việc lớn nhất và trong các quá trình khởi động.
- Dòng điện cắt giới hạn Icgh của dây chảy, ruột chảy của cầu chì phải bằng hay lớn hơn dòng điện ngắn mạch tính toán cực đại chạy trong mạch điện được cầu chì bảo vệ:
Icắt gh  Ing.m.max

- Cầu chì phải bảo đảm tính tác động chọn lọc giữa các cầu chì và giữa cầu chì với bảo vệ rơ le.
b/ Kiểm tra bằng thí nghiệm trong vận hành
Đối với đường dây :
- Đo điện trở nối đất của các nối đất lặp lại trên đường dây, thời gian thực hành 2 năm một lần.
- Đo cách điện giữa các dây “ pha – pha” và “ pha – trung tính” của đường dây mới khi đưa vào vận hành, sau đó không quá 6 năm phải kiểm tra 1 lần.
Các thiết bị điện :
- Thử nghiệm các thiết bị điện trong lưới điện hạ áp phải tiến hành 6 năm 1lần với các nội dung sau:
• Thử điện trở cách điện : tất cả các thiết bị điện, trị số điện trở cách điện tối thiểu 1 M. Thử nghiện bằng điện áp xoay chiều, tần số công nghiệp có trị số tăng cao từ 500V đến 1000V
• Đo điện trở tiếp xúc : thường dùng cầu đo để thực hiện hay thí nghiệm bằng cách cho dòng điện 1 chiều đi qua tiếp điểm và đo điện áp rơi trên tiếp điểm, cường độ dòng điện thí nghiệm phải bằng dòng điện định mức của thiết bị.
• Thử thao tác cơ khí : Đóng cắt vài lần bằng tay xem cơ cấu truyền động có trục trặc gì không.
• Thử tác động : Thử quá tải của rơle nhiệt và quá dòng của rơle bảo vệ điện từ. Thử quá tải để xem trị số tác động còn nằm trong miền đặc tính bảo vệ cho trước hay không việc thí nghiệm phải tiến hành từng pha.
• Thử nghiệm biến dòng : Cần thử nghiệm và kiểm định với 10%,50% và 90% thang đo. Các thiết bị thử phải có cấp chính xác tương đương với thiết bị thử nghiệm. Sau đó phải kiểm chứng lại với công tơ và kiểm tra hệ số thiết bị.
• Kiểm tra cách điện của các pha có trị số không nhỏ hơn 0,5M , với điện áp của Megomet không nhỏ hơn 500VDC.
Khi thực hiện thí nghiệm điện trở nối đất phải thực hiện vào thời điểm có nhiệt độ khí hậu trong năm thấp nhất và có lượng mưa nhỏ nhất trong năm.
Lưu ý : khi thực hiện các công tác thí nghiệm cho lưới điện thì phải thực hiện cắt điện cô lập phần đường dây hay thiết bị ra khỏi vận hành và thực hiện các biện pháp an toàn.
c/ Quản lý sửa chữa sự cố.
Công tác kiểm tra sự cố :
Khi có sự cố xảy ra trên lưới điện, công nhân quản lý vận hành phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm tra và khắc phục sự cố của lưới nhằm mục đích tái lập lại sự cung cấp điện trở lại nhanh nhất.
Trình tự kiểm tra sự cố :
- Thực hiện cô lập nhanh chóng khu vực bị sự cố ra khỏi lưới điện và kiểm tra bằng mắt từ phía nguồn cung cấp điện đến cuối lưới điện. Khi thực hiện công tác kiểm tra cần chú trọng đến những vị trí có mối nối dây của lưới kể cả mối nối dây trung tính, những nơi có dây điện giao chéo nhau, cây cối nhiều, những khu vực dây dẫn điện bị chùng.
- Kiểm tra cột và móng cột, dây nối đất lặp lại của đường dây thực hiện sửa chữa nhanh nhất, nhằm tái lập lưới điện với thời gian là ngắn nhất.
Lưu ý : công tác sử lý sự cố phải được ghi chép vào sổ theo dõi vận hành và quản lý lưới điện hạ áp.
d/ Quản lý công tơ
công tác quản lý với những nội dung sau :
- Công tác kiểm tra bên ngoài công tơ được thực hiện theo phiên ghi tỷ số điện kế là: Kiểm tra công tơ có hoạt động bình thường hay không, kiểm tra vị trí được liêm chì xem có hiện tượng bị nạy phá, cắt đứt dây liêm.
- Kiểm tra hiện trạng bên ngoài của công tơ và nắp hộp đậy công tơ xem có hiện tượng bị phá, đập vỡ hay không. Kiểm tra xem xét vỏ công tơ có hiện tượng bị khoan vỏ.
- Kiểm tra bảng điện công tơ xem xét có hiện tượng bị tháo lỏng, gỡ vít lắp bảng điện, đặt nghiêng, úp sấp công tơ để công tơ hoạt động không chính xác.
Kiểm tra, xem xét cáp công tơ có hiện tượng bị mổ, gọt cắt. Đóng đinh để ăn cắp điện hay không.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top