pesh0ck_n01

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU 1
Phần I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3
I. Tình hình sử dụng nhiên liệu hiện nay 3
II. Giới thiệu về xăng động cơ 4
1. Khái niệm về xăng động cơ 4
2. Thành phần của xăng động cơ 4
3. Các chỉ tiêu của xăng động cơ 5
3.1. Yêu cầu chung về chất lượng xăng động cơ 5
3.2. Đặc điểm của động cơ xăng 5
3.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của xăng động cơ 7
3.3.1. Trị số octan 7
3.3.2. Độ bay hơi 11
3.3.3. Áp suất hơi bão hoà 13
3.3.4. Độ ổn định ôxy hoá 14
3.3.5. Hàm lượng nhựa 15
3.3.6. Hàm lượng lưu huỳnh tổng 16
3.3.7. Độ ăn mòn tấm đồng 17
3.3.8. Phép thử Docter 17
3.3.9. Độ axit 18
3.3.10. Hàm lượng chì 18
3.3.11. Hàm lượng benzen 19
3.3.12. Hàm lượng phốt pho 20
4. Phụ gia pha vào xăng 20
4.1. Phụ gia làm tăng trị số octan 20
4.1.1. Phụ gia chì 21
4.1.2. Hợp chất chứa ôxy 23
4.2. Các loại phụ gia khác 28
III. Giới thiệu về etanol 29
1. Tính chất hoá lý của etanol 29
2. Sản xuất etanol 30
3. Ứng dụng của etanol 33
4. Ưu, nhược điểm khi pha etanol vào xăng 36
IV. Nghiên cứu về quá trình tách pha
của xăng pha cồn và biện pháp khắc phục 37
1. Giới thiệu 37
2. Ảnh hưởng của quá trình pha cồn vào xăng 39
2.1. Tăng trị số octan 39
2.2. Giảm nhiệt cháy 40
2.3.Quá trình tách pha của xăng pha phụ gia ôxygen 41
3. Nghiên cứu quá trình tách pha của xăng pha cồn 43
4. Các phương pháp khắc phục quá trình tách pha 44
4.1. Phương pháp bảo quản 44
4.2. Phương pháp sử dụng phụ gia 44
V. Những nghiên cứu và việc sử dụng xăng pha cồn trên thế giới 45
Phần II. THỰC NGHIỆM 49
I. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cồn
đến quá trình tách pha của nhiên liệu pha cồn 49
II. Khảo sát ảnh hưởng của phần trăm thể tích cồn
đến quá trình tách pha của nhiên liệu pha cồn 49
III. Khảo sát các loại phụ gia chống tách pha 50
IV. Đánh giá chất lượng sản phẩm của nhiên liệu pha cồn 50
1. Xác định thành phần phân đoạn 50
2. Xác định trị số octan 51
3. Xác định ăn mòn tấm đồng 51
4. Xác định áp suất hơi bão hoà 51
5. Xác định hàm lượng nước 52
6. Đo hàm lượng khí thải thoát ra khi sử dụng
xăng pha cồn cho động cơ đốt trong 54
7. Khảo sát lượng nhiên liệu tiêu thụ
khi thay đổi tốc độ của động cơ đốt trong 55
Phần III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
I. Khảo sát thành phần phân đoạn 56
II. Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia 61
1. Đối với condensat Bạch Hổ 61
2. Đối với xăng thương phẩm MOGAS 92 63
3. Đối với xăng gốc 66
III. Khảo sát trị số octan của các loại xăng 68
1. Đối với xăng thương phẩm MOGAS 92 68
2. Đối với xăng gốc 69
IV. Xác định độ ăn mòn tấm đồng của xăng pha cồn 70
V. Đo áp suất hơi bão hoà 70
VI. Xác định hàm lượng nước trong xăng pha cồn 71
VII. Đo hàm lượng khí thải khi sử dụng xăng pha cồn
trên động cơ đốt trong 73
VIII. Khảo sát lượng nhiên liệu tiêu thụ
khi sử dụng xăng pha cồn 74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 84
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tăng dân số thì nhu cầu về nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và dân dụng ngày càng cao. Do đó, trong tương lai không xa nếu mỗi quốc gia không có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp dầu khí của mình thì sẽ dẫn đến thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, trong ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới, bên cạnh việc đổi mới công nghệ lọc- hoá dầu để không ngừng gia tăng lượng “sản phẩm trắng” (xăng, kerosel, diezel); nhiều quốc gia đã có chương trình Quốc gia phát triển nhiên liệu sinh học.
Bên cạnh đó, vấn đề về môi trường do khói thải động cơ đang được thế giới quan tâm vì trong khói thải có các chất gây ô nhiễm môi trường sống, gây độc hại cho con người. Vì vậy ngoài biện pháp hạn chế sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, sản xuất động cơ có sử dụng hộp xúc tác chuyển đổi thì việc nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu sạch là phương án hiệu quả hơn cả.
Các loại nhiên liệu sạch dùng cho động cơ xăng hiện nay chủ yếu là xăng không chì có pha thêm các hợp chất làm tăng trị số octan như MTBE, ETBE, TBA, TAME, metanol, etanol,… Cáchợp chất này cải thiện tốt chất lượng khói thải, trong đó phụ gia etanol được sử dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm như: Trị số octan cao, dễ sản xuất, không độc hại, cháy sạch hơn, ít có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Hiện nay đã có một số nghiên cứu sử dụng cồn tuyệt đối pha vào xăng nhưng khi sử dụng cồn tuyệt đối thì dễ hút ẩm trong quá trình bảo quản, gây ra hiện tượng tách pha gây nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng và bảo quản.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, mục đích của bài luận văn này là:
- Nghiên cứu và sản xuất xăng pha cồn công nghiệp.
- Khảo sát các chỉ tiêu của xăng pha cồn.
- Nghiên cứu các phụ gia chống hiện tượng tách pha.
- Khảo sát khói thải và tiêu tốn xăng pha cồn sử dụng trong động cơ đốt trong.

Phần I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

I. Tình hình sử dụng nhiên liệu hiện nay
Năng lượng và nhiên liệu (NL) có vai trò quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, nhiên liệu cần phát triển trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
Với sự tăng trưởng kinh tế, tăng dân số (nhất là các nước đang phát triển) dẫn đến tiêu thụ NL ngày càng tăng. Theo báo cáo nhu cầu tiêu thụ NL trong vòng 50 năm tới so với năm 1995 sẽ tăng 50% đối với phương án tăng trưởng kinh tế thấp và sẽ tăng 250% với tăng trưởng kinh tế cao. Trong khi nguồn NL hoá thạch (than, dầu khí vốn được coi là nguồn NL chủ yếu ở hiện tại và trong tương lai 4  5 thập kỷ nữa) giờ đây đang cạn kiệt và trở nên đắt đỏ. Việc khai thác, sử dụng NL hoá thạch còn gây ô nhiễm môi trường, làm tăng nguy cơ của hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng dần lên; lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà chủ yếu là CO2 đã tăng trên 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp (tăng từ 280 ppmV lên 360 ppmV và có nguy cơ tăng lên 500 ppmV trước năm 2100) gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế và xã hội toàn cầu.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HoangTy

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu và sản xuất xăng pha cồn công nghiệp

cho em xin cái link dowloand với ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top