buivananh_xg
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lý do chọn đề tài: 5
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Giả thuyết khoa học 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Những đóng góp của luận văn 8
7. Cấu trúc luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1. Giới thiệu chung về phương pháp kiểm tra đánh giá 10
1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá 10
1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra đánh giá 10
1.2.1 Vị trí của kiểm tra đánh giá 10
1.2.2 Vai trò của kiểm tra và đánh giá 11
1.2.3 Chức năng của kiểm tra và đánh giá 14
1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản 14
1.3.1 Phương pháp kiểm tra vấn đáp 14
1.3.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan 15
1.3.4 Phương pháp kiểm tra thực hành 16
1.4. Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 16
1.4.1 Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay ở các trường THPT 16
1.4.2 Tại sao phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 17
1.4.3 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 18
1.4.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học 19
2. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm 20
2.1. Khái niệm, phân loại 20
2.1.1 Khái niệm 20
2.1.2 Phân loại 20
2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21
2.2.1 Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21
2.2.2 Các nguyên tắc, yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra và thi trắc nghiệm khách quan. 27
2.2.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 30
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC LỚP 12 THPT 32
1. Nội dung chương trình Tin học lớp 12 THPT 32
1.1 Mục tiêu của môn học 32
1.2 Tóm tắt nội dung chương trình Tin học lớp 12 32
2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Tin học lớp 12 45
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99
1. Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm 99
1.1. Mục đích 99
1.2. Nội dung kiến thức 99
1.3. Đối tượng thực nghiệm 99
2. Tiến hành thực nghiệm 99
2.1. Tổ chức kiểm tra học sinh 99
2.2. Các bước đánh giá câu hỏi trắc nghiệm 99
3.2. Nội dung thực nghiệm 99
3. Kết quả thực nghiệm 100
3.1. Cách tiến hành 100
3.2 Kết quả đạt được 101
3.3. Nhận xét chung 107
KẾT LUẬN 108
1. Những kết quả đã đạt được của luận văn 108
2. Kết luận 108
3. Kiến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 111
Hệ thống đáp án 111
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, có một lập luận đã trở nên rất quen thuộc với mọi người, đó là: “Cạnh tranh quốc tế thực chất là cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, cạnh tranh về khoa học kỹ thuật thực chất là cạnh tranh về nhân tài, mà cạnh tranh về nhân tài chung quy lại là cạnh tranh về giáo dục”.
Hiện nay, khi mà ngành Công nghệ Thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới thì những ứng dụng của nó vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang mang lại những hiệu quả cao. Để bắt kịp với thời đại, ở Việt Nam Công nghệ Thông tin cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nền giáo dục quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của Tin học, hiện tại Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức ở tất cả các trường Trung học phổ thông, bắt đầu từ năm 2006-2007 trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời Bộ cũng thiết lập khung chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở.
Trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học Tin học nói riêng, kiểm tra và đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đào tạo. Do vậy, chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 nêu rõ: “Đổi mới giáo dục bao gồm cả chế độ đổi mới chế độ thi cử, tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng học sinh, sinh viên một cách khách quan, chính xác, xem đây là biện pháp cơ bản khắc phục tính chất đối phó với thi cử của nền giáo dục hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hóa giáo dục”.
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá đã và đang là một hoạt động cấp thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh là một phần quan trọng trong quá trình dạy học. Ngoài công việc chính là đánh giá chất lượng học sinh, kiểm tra đánh giá còn được xem là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục, là động lực để học sinh cố gắng phấn đấu trong quá trình học tập của mình. Do đó đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đang được tiến hành sâu, rộng trên phạm vi cả nước và ở tất cả các cấp học.
Thực tế cho thấy hệ thống Giáo dục - Đào tạo nước ta hiện nay, mặc dù mục tiêu đào tạo đã có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội, phương pháp dạy học đã được nâng cao, nhưng cách thức và công cụ kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang sử dụng thì chưa thực sự đổi mới. Lâu nay, chúng ta hầu như chỉ sử dụng loại bài kiểm tra tự luận để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Loại câu hỏi có nhiều bất cập vì những câu hỏi thường dài, tốn nhiều thời gian cho việc làm bài, khối lượng kiến thức được kiểm tra hạn chế, khó sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá chẳng hạn như máy vi tính.
Để khắc phục những nhược điểm trên, nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá thành quả học tập của học sinh. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã được dùng khá phổ biến, từ năm học 2005- 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thi trắc nghiệm khách quan cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, cao đẳng và trong năm 2007- 2008 đã áp dụng được đối với các môn: Hóa học, Vật lý, Sinh học và Ngoại ngữ.
Môn Tin học 12 đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong năm học này (năm học 2008- 2009). Nội dung bao trùm lên toàn bộ chương trình Tin học 12 là giới thiệu về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và chi tiết hóa trên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể đó là Microsoft Access. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là những khái niệm rất mới đối với học sinh THPT, bên cạnh đó với những bài toán về quản lý, việc đưa ra những phương án giải quyết vấn đề cho học sinh nắm bắt được là rất khó khăn vì hầu hết các em chưa được làm quen với loại toán này. Xét riêng về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mặc dù nằm trong bộ Microsoft Office mà các em đã biết khi học chương trình tin học lớp 10 (Microsoft Word) và học nghề (Microsoft Exel), nhưng khi tiếp xúc với Access học sinh sẽ phải làm quen với nhiều khái niệm mới, kiến thức mới chính vì thế không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới việc kiểm tra đánh giá kiến thức của các em trong quá trình học cũng gặp không ít khó khăn kể cả khâu ra đề thi của giáo viên cho tới việc làm bài của học sinh.
Để khắc phục những vấn đề nêu trên song song với yêu cầu đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá của ngành Giáo dục và Đào tạo, nhằm phổ biến các kiến thức về kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan cũng như cách thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Tin học ở trường THPT, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học 12 ở trường THPT”. Với mong muốn góp một phần công sức vào việc nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay, góp phần vào sự nghiệp phát triển Giáo dục- Đào tạo nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học lớp 12 ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng và làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn Tin học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng thành công các nguyên tắc, quy trình thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đủ tiêu chuẩn và sử dụng có hợp lý vào các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Tin học ở trường THPT nói chung và dạy học Tin học lớp 12 nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài đặt ra như sau:
- Nghiên cứu lý luận về quá trình dạy học, lý luận về đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá;
- Nghiên cứu về phương pháp kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, đi sâu vào phương pháp trắc nghiệm khách quan;
- Nghiên cứu cấu trúc chương trình Tin học lớp 12 THPT;
- Thiết kế thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong nội dung môn Tin học lớp 12 và hệ thống đáp án;
- Thực nghiệm sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm trong việc kiểm tra đánh giá ở các trường THPT, nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan tới kiểm tra, đánh giá và phương pháp dạy học Tin học 12;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu xem thực trạng tình hình dạy học Tin học và phương pháp kiểm tra, đánh giá ở trường THPT;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm xác định tính khả thi, hiệu quả của đề tài và chất lượng của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nêu trong luận văn;
- Phương pháp sử dụng toán học: sử dụng thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá và thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong kiểm tra và đánh giá;
- Xây dựng quy trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan về từng loại kiến thức trong sách giáo khoa Tin học lớp 12;
- Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo nội dung chương trình Tin học 12 và được kiểm định đạt tiêu chuẩn định tính, định lượng và có độ tin cậy cao để đảm bảo sử dụng trong dạy học Tin học 12.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu chung về phương pháp kiểm tra đánh giá
1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra đánh giá
1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản
1.4. Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
2. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm
2.1. Khái niệm, phân loại
2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC
1. Nội dung chương trình Tin học lớp 12 THPT
2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Tin học lớp 12
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm
2. Tiến hành thực nghiệm
3. Kết quả thực nghiệm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Lý do chọn đề tài: 5
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Giả thuyết khoa học 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Những đóng góp của luận văn 8
7. Cấu trúc luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1. Giới thiệu chung về phương pháp kiểm tra đánh giá 10
1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá 10
1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra đánh giá 10
1.2.1 Vị trí của kiểm tra đánh giá 10
1.2.2 Vai trò của kiểm tra và đánh giá 11
1.2.3 Chức năng của kiểm tra và đánh giá 14
1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản 14
1.3.1 Phương pháp kiểm tra vấn đáp 14
1.3.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan 15
1.3.4 Phương pháp kiểm tra thực hành 16
1.4. Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 16
1.4.1 Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay ở các trường THPT 16
1.4.2 Tại sao phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 17
1.4.3 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 18
1.4.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học 19
2. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm 20
2.1. Khái niệm, phân loại 20
2.1.1 Khái niệm 20
2.1.2 Phân loại 20
2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21
2.2.1 Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21
2.2.2 Các nguyên tắc, yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề kiểm tra và thi trắc nghiệm khách quan. 27
2.2.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 30
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC LỚP 12 THPT 32
1. Nội dung chương trình Tin học lớp 12 THPT 32
1.1 Mục tiêu của môn học 32
1.2 Tóm tắt nội dung chương trình Tin học lớp 12 32
2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Tin học lớp 12 45
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99
1. Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm 99
1.1. Mục đích 99
1.2. Nội dung kiến thức 99
1.3. Đối tượng thực nghiệm 99
2. Tiến hành thực nghiệm 99
2.1. Tổ chức kiểm tra học sinh 99
2.2. Các bước đánh giá câu hỏi trắc nghiệm 99
3.2. Nội dung thực nghiệm 99
3. Kết quả thực nghiệm 100
3.1. Cách tiến hành 100
3.2 Kết quả đạt được 101
3.3. Nhận xét chung 107
KẾT LUẬN 108
1. Những kết quả đã đạt được của luận văn 108
2. Kết luận 108
3. Kiến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 111
Hệ thống đáp án 111
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, có một lập luận đã trở nên rất quen thuộc với mọi người, đó là: “Cạnh tranh quốc tế thực chất là cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, cạnh tranh về khoa học kỹ thuật thực chất là cạnh tranh về nhân tài, mà cạnh tranh về nhân tài chung quy lại là cạnh tranh về giáo dục”.
Hiện nay, khi mà ngành Công nghệ Thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới thì những ứng dụng của nó vào trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang mang lại những hiệu quả cao. Để bắt kịp với thời đại, ở Việt Nam Công nghệ Thông tin cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nền giáo dục quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của Tin học, hiện tại Tin học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức ở tất cả các trường Trung học phổ thông, bắt đầu từ năm 2006-2007 trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời Bộ cũng thiết lập khung chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở.
Trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học Tin học nói riêng, kiểm tra và đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đào tạo. Do vậy, chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 nêu rõ: “Đổi mới giáo dục bao gồm cả chế độ đổi mới chế độ thi cử, tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng học sinh, sinh viên một cách khách quan, chính xác, xem đây là biện pháp cơ bản khắc phục tính chất đối phó với thi cử của nền giáo dục hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hóa giáo dục”.
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá đã và đang là một hoạt động cấp thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh là một phần quan trọng trong quá trình dạy học. Ngoài công việc chính là đánh giá chất lượng học sinh, kiểm tra đánh giá còn được xem là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục, là động lực để học sinh cố gắng phấn đấu trong quá trình học tập của mình. Do đó đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đang được tiến hành sâu, rộng trên phạm vi cả nước và ở tất cả các cấp học.
Thực tế cho thấy hệ thống Giáo dục - Đào tạo nước ta hiện nay, mặc dù mục tiêu đào tạo đã có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội, phương pháp dạy học đã được nâng cao, nhưng cách thức và công cụ kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang sử dụng thì chưa thực sự đổi mới. Lâu nay, chúng ta hầu như chỉ sử dụng loại bài kiểm tra tự luận để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Loại câu hỏi có nhiều bất cập vì những câu hỏi thường dài, tốn nhiều thời gian cho việc làm bài, khối lượng kiến thức được kiểm tra hạn chế, khó sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra đánh giá chẳng hạn như máy vi tính.
Để khắc phục những nhược điểm trên, nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá thành quả học tập của học sinh. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã được dùng khá phổ biến, từ năm học 2005- 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thi trắc nghiệm khách quan cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, cao đẳng và trong năm 2007- 2008 đã áp dụng được đối với các môn: Hóa học, Vật lý, Sinh học và Ngoại ngữ.
Môn Tin học 12 đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong năm học này (năm học 2008- 2009). Nội dung bao trùm lên toàn bộ chương trình Tin học 12 là giới thiệu về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và chi tiết hóa trên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể đó là Microsoft Access. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là những khái niệm rất mới đối với học sinh THPT, bên cạnh đó với những bài toán về quản lý, việc đưa ra những phương án giải quyết vấn đề cho học sinh nắm bắt được là rất khó khăn vì hầu hết các em chưa được làm quen với loại toán này. Xét riêng về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mặc dù nằm trong bộ Microsoft Office mà các em đã biết khi học chương trình tin học lớp 10 (Microsoft Word) và học nghề (Microsoft Exel), nhưng khi tiếp xúc với Access học sinh sẽ phải làm quen với nhiều khái niệm mới, kiến thức mới chính vì thế không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới việc kiểm tra đánh giá kiến thức của các em trong quá trình học cũng gặp không ít khó khăn kể cả khâu ra đề thi của giáo viên cho tới việc làm bài của học sinh.
Để khắc phục những vấn đề nêu trên song song với yêu cầu đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá của ngành Giáo dục và Đào tạo, nhằm phổ biến các kiến thức về kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan cũng như cách thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Tin học ở trường THPT, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học 12 ở trường THPT”. Với mong muốn góp một phần công sức vào việc nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay, góp phần vào sự nghiệp phát triển Giáo dục- Đào tạo nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra và đánh giá học sinh trong dạy học Tin học lớp 12 ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng và làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn Tin học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng thành công các nguyên tắc, quy trình thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đủ tiêu chuẩn và sử dụng có hợp lý vào các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Tin học ở trường THPT nói chung và dạy học Tin học lớp 12 nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài đặt ra như sau:
- Nghiên cứu lý luận về quá trình dạy học, lý luận về đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá;
- Nghiên cứu về phương pháp kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, đi sâu vào phương pháp trắc nghiệm khách quan;
- Nghiên cứu cấu trúc chương trình Tin học lớp 12 THPT;
- Thiết kế thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong nội dung môn Tin học lớp 12 và hệ thống đáp án;
- Thực nghiệm sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm trong việc kiểm tra đánh giá ở các trường THPT, nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan tới kiểm tra, đánh giá và phương pháp dạy học Tin học 12;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu xem thực trạng tình hình dạy học Tin học và phương pháp kiểm tra, đánh giá ở trường THPT;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm xác định tính khả thi, hiệu quả của đề tài và chất lượng của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nêu trong luận văn;
- Phương pháp sử dụng toán học: sử dụng thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá và thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong kiểm tra và đánh giá;
- Xây dựng quy trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan về từng loại kiến thức trong sách giáo khoa Tin học lớp 12;
- Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo nội dung chương trình Tin học 12 và được kiểm định đạt tiêu chuẩn định tính, định lượng và có độ tin cậy cao để đảm bảo sử dụng trong dạy học Tin học 12.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu chung về phương pháp kiểm tra đánh giá
1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra đánh giá
1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá cơ bản
1.4. Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
2. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm
2.1. Khái niệm, phân loại
2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC
1. Nội dung chương trình Tin học lớp 12 THPT
2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Tin học lớp 12
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm
2. Tiến hành thực nghiệm
3. Kết quả thực nghiệm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: khai niem 4 muc cau hoi trac nghiem trong mon tim hoc, các nghiên cứutrắc nghiệm khách quan với học sinh tiểu học, xây dựng hệ thống thiết kế câu hỏi môn tin học, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan, vai trò của việc ứng dụng câu hỏi trắc nghiệm vào trong dạy học vật lí ở thpt, đánh giá học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bộ câu hỏi và trả lời trong kiểm định đánh giá chương đào tạo