Chauncey

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần mở đầu

Sự thành công khi thực hiện các chính sách kinh tế luôn là mục tiêu cơ bản của đảng và nhà nước ta .Nếu một chính sách phát triển kinh tế không liên quan đến kết quả của chủ thể đạt ra thì chính sách ấy cũng không có tác dụng.Bất kể ai,bất kể đất nước nào dù là người đề xuất hay có vai trò xuất sắc ở những công đoạn nào đó của chính sách cũng không thể xây dựng chính sách theo kiểu chỉ đạo từ trên xuống như là “cưỡi ngựa xem hoa” mà bắt buộc phải thực hiện từ cơ sở lên .
Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây chúng ta chưa thực sự coi lợi nhuận với tư cách là hình thức thu nhập đối với người sản xuất kinh doanh.sản xuất chỉ là để phục vụ chứ không vì mục đích lợi nhuận.Cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận,không được tiến hành trên cơ xở căn cứ khoa học và khách quan.Điều đó đã gây ra sợ bất bình đẳng lớn giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh,làm mất đi động lực thúc đẩy của đòn bẩy lợi nhuận,tạo ra một tư tưởng ỷ lại ngày càng lớn của các doanh nghiệp và Nhà nước ,làm mất đi tính chủ động,sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh ... Ngày nay,trong thời kỳ đI lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đang vận hành cơ chế thị trường có sự đIều tiết vĩ mô của Nhà nước thì lợi nhuận chính là “ Ông quan toà công minh nhất để phán xét sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”.Như vậy,lợi nhuận chính là sự sống còn của doanh nghiệp,là động lực để phát triển kinh tế.Có hiểu rõ nguồn gốc,bản chất cũng như vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường,chúng ta mới khắc phục được tình trạng tụt hậu về kinh tế của đất nước,nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,thực hiên mục tiêu dân giầu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.Vì vậy,việc nghiên cứu nguồn gốc,bản chât của lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước ta .
Cũng chính vì vai trò to lớn đó của lợi nhuận trong nền kinh tế nói chung và trong nền kinh tế thị trường nói riêng mà em đã quyết địn chọn đề tài này làm đề án kinh tế chính trị ,mục đích là để mình và mọi người hiểu rõ hơn về nguồn gốc,bản chất của lợi nhuận và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
Phần nội dung


I.Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
1.Quan điểm của trường phái trọng thương về lợi nhuận .
Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kì quá độ mà nền kinh tế phong kiến bước vào thời kì suy đồi và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành. Nó ra đời phản ánh những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản vào thời kì tiền tư bản và nó được phát triển rộng rãi ở các nước tây Âu. Mặc dù thời kì này chưa biết đến qui luật kinh tế và còn hạn chế về tính qui luật nhưng hệ thống quan điểm học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho các lí luận kinh tế thị trường sau này phát triển. Điều này thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền. Mục đích hoạt động của kinh tế hàng hoá thị trường là lợi nhuận.
“Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra . Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có”.
Nhưng trong giai đoạn này các nhà kinh tế học chưa hiểu quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ . Vì đó ở giai đoạn đầu của thời kì này các nước tư bản đã đưa ra các chính sách làm tăng của cải tiền tệ, giữ cho khối lượng tiền không ra nước ngoài, tập trung buôn bán phải dùng số tiền mà họ có mua hết số hàng mang vào nước họ ... ở giai đoạn sau họ dùng chính sách xuất siêu để có chênh lệch, mang tiền ra nước ngoài để thực hiện mua rẻ bán đắt ..
Với những chính sách đưa ra nhằm đạt được như trên của các nước tư bản chỉ mang tính chất bề mặt nông cạn .Chứng tỏ quan điểm về lợi nhuận cũng như kinh tế chưa có chiều sâu thực chất . Chính điều này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong nền kinh tế . Đòi hỏi phải thoát khỏi phương pháp thuần tuý . Phải phân tích kinh tế với tư cách là một chỉnh thể.

2.Quan điểm của trường phái trọng nông về lợi nhuận.
Trường phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất . Đây là một tiến bộ so với trọng thương nhưng họ vẫn nêu ra được một lí luận đúng đắn về lợi nhuận. Tư tưởng của họ là sản xuất ra giá trị thặng dư , do đó họ cho rằng lợi nhuận chỉ được tạo ra trong nông nghiệp và ngoại thương.

3.Quan điểm của trường phái kinh tế trính trị học tư sản cổ điển về lợi
nhuận .
a.Quan điểm của William Petty(1623-1687)
Petty cho rằng , lợi nhuận là khoản dôi ra so với chi phí sản xuất và ông cho rằng phần lợi nhuận dôi ra phụ thuộc vào nhà tư bản là hợp lí .Đó là công lao về sự mạo hiểm của nhà tư bản ứng tiền ra sản xuất.
b.Quan điểm của Ađam Smith(1723-1790).
A.Đam Smith là một nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới .Ông cho rằnglợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động , chúng đều có chung nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân. Ông chỉ ra lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay phải trả cho chủ nó để đuợc sử dụng tư bản.
Điểm tiến bộ của A.Đam Smith là ông đã phát hiện ra không chỉ lao động trong nông nghiệp tạo ra giá trị lợi nhuận mà cả lao động trong công nghiệp cũng tạo lợi nhuận. Ông thừa nhận sự đối lập giữa tiền công và lợi nhuận, ông đã nhận thấy khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau của tỉ suất lợi nhuận giảm dần.
Theo ông tư bản đầu tư càng nhiều thì tỉ suất lợi nhuận càng thấp .Tư tưởng của A.Đam Smith được Mac đánh giá rất cao bởi ông đã nêu được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư đẻ ra từ lao động.
Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề lợi nhuận , do ông không thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông , nên lí luận của ông còn một số điểm hạn chế như: ông cho rằng lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra , tư bản trong lĩnh vực lưu thông cũng như lĩnh vực sản xuất đều sinh ra lợi nhuận như nhau. Ông cho rằng phần lớn các trường hợp lợi nhuận chỉ là món tiền thưởng trả cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản . Lợi nhuận là một trong những nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi.
c.Quan điểm của Đavid Ricardo (1772-1823).
Nếu như A.D Smith sống trong thời kì công trường thủ công phát triển mạnh mẽ thì David Ricardo sống trong thời kì cách mạng công nghiệp . Đó là điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.D Smith dừng lại .Ông là người kế tục xuất sắc của A.D Smith .Theo C.Mac , A.D Smith là nhà kinh tế học của thời kì công trường thủ công còn D.Ricardo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. Ông sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên , sử dụng công cụ trừu tượng hoá , đồng thời áp dụng các phương pháp suy diễn để nghiên cứu chính trị học .
Về lợi nhuận,D.Ricardo cho rằng “lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân”.Ông đã thấy xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong vận động,biến đổi thu nhập giữa 3 giai cấp: địa chủ, công nhân và tư bản.Ông cho rằng do qui luật mầu mỡ đất đai ngày càng giảm , giá cả nông phẩm tăng lên làm cho tiền lương tăng và địa tô tăng lên còn lợi nhuận không tăng.Như vậy , theo ông địa chủ là người có lợi , công nhân không có lợi cũng không bị hại vì tỉ suất lợi nhuận giảm xuống. Nhưng hạn chế của ông là không phân biệt P thặng dư.

4.Quan điểm của trường phái Samuellson về lợi nhuận.
Theo Samuellson, lợi nhuận kinh doanh là lợi tức ẩn, lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro cho sự đổi mới , lợi nhuận là lợi tức độc quyền.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ





- Bảo đảm hiệu quả kinh tế, trong sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất phải có lãi.
- Kết hợp giải quyết những vấn đề về kinh tế xã hội.
Xét cho đến cùng kinh tế thị trường cũng như các hình thức tổ chức kinh tế hác đều nhằm mục đích sản xuất đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con người, tức là sản xuấtđạt hiệu quả cao nhất. Điều đó thể hiện bởi lợi nhuận thu về cao. Kinh tế thị trường tạo ra các thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua để xác định 3 yếu tố của sản xuất, qua đó nâng cao chức năng động của nền kinh tế.
c.Các giải pháp đạt mục tiêu trên:
Chúng ta chủ trương chuyển sang cơ chế thị trường trên cơ sở ổn định chính trị: lấy ổn định chính trị làm tiền đề và điều kiện cho cải cách kinh tế. Mặt khác, cũng nhận thức rõ phải đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở đổi mới quản lí của nhà nước nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và tiếp tục ổn định chính trị đưa cải cách tiến lên bước phát triển mới.
Thể hiện kinh tế mà trong đó thị trường và các quan hệ thị trường ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sản xuất kinh doanh và phân phối tài nguyên quốc gia dưới sự quản lí vĩ mô của Nhà nước , nền kinh tế nhiều thành phần thông qua cạnh tranh, liên kết hợp tác có trình độ xã hội hoá cao, thúc đẩy sự hài hoà giữa sản xuất và nhu cầu; nền kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan và các chính sách kinh tế phù hợp đảm bảo thị trường thống nhất, mở rộng phục vụ mục tiêu tăng cường hiệu quả cân bằng và ổn định Nhà nước dùng luật pháp, kế họach định hướng và chính sách kinh tế dẫn dắt thị trường phát triển hùng mạnh, dùng chính sách phân phối và điều tiết đảm bảo phúc lợi cho toàn dân và thực hiện công bằng xã hội.

III. ý nghĩa vấn đề nghiên cứu và ý kiến cá nhân.
Qua quá trình nghiên cứu ta thấy lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp là cơ sở cho mọi hình thái kinh tế. Và cùng với những hiểu biết về vai trò cũng như hạn chế của lợi nhuậnáp dụng vào đặc điểm của cơ chế kinh tế cũng như đặc điểm về chính trị hoạt động nói lên sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không thể dừng lại ở tốc độ tăng trưởng mà đi kem với tăng trưởng phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống với tiền lương và thu nhập , kinh tế ăng trưởng mạnh, y tế giáo dục phát triển sự phân hoá giầu nghéo không làm phương hại lớn tới phúc lợi xã hội làm đảo lộn vị trí xã hội tương đối của đa số dân chúng. Cơ chế thị trường không thể xướng cấp thậm chí tha hoá trong các lĩnh vực văn hoá xã hội ác quan hệ và đạo đức truyền thống trong xã hội.


Phần kết luận



Qua một số khía cạnh về lợi nhuận đã trình bày ở trên, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn, sâu hơn về nguồn gốc ,bản chất của lợi nhuận cũng như vai trò của nó trong nền kinh tế .

Lợi nhuận dù ở hình thức nào (lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay, hay địa tô tư bản chủ nghĩa) cũng đều có chung một nguồn gốc và bản chất là giá trị thặng dư được người công nhân sản xuất ra trong quá trình sản xuất, vượt quá thời điểm mà tại đó sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật ngang giá mới. Sở dĩ như vậy là vì đặc tính đặc biệt của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị.

Trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là độnglực cơ bản của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguyên nhân làm cho năng suất lao động xã hội ngày càng cao, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Hàng hoá được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới những khuyết tật của thị trường do lợi nhuận gây ra, đó là độc quyền, khủng hoảng, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường.... Vì những lý do trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của lợi nhuận, mà ngượclại, phải coi lợi nhuận là mục tiêu chính đáng của mỗi cá nhân, Nhà nước chỉ góp phần khuyến khích phát triển kinh tế thông qua lợi nhuận và hạn chế, sửa chữa những khuyết tật của thị trường.







Tài liệu tham khảo



1. Giáo trình kinh tế chính trị tập 1, NXB giáo dục 1998
2. Tư bản-bản phổ thông do Giliên Boocsát soạn
3. Vị trí cuốn “Các học thuyết giá trị thặng dư” trong di cảo kinh tế của Mác
4. Một số vấn đề lý luận kinh tế chính trị và phát triển kinh tế ở Việt Nam
5. Lịch sử các học thuyết kinh tế của trường đại học kinh tế quốc dân. NXB Giáo dục 1993, NXB thống kê 1996
6. Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 1/2000














Mục lục

Phần mở đầu 1
Phần nội dung 2

I.Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận 2
1.Quan điểm của trường phái trọng thương về lợi nhuận. 2
2. Quan điểm của trường phái trọng nông về lợi nhuận. 2
3.Quan điểm của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
về lợi nhuận 3
4.Quan điểm của trường phái Samuellson về lợi nhuận . 4
5.Học thuyết kinh tế của C.Mac ( quan đIểm lợi nhuận của Mac) 5
a. Quá trình tạo ra giá trị thặng dư. 5
b. Lợi nhuận. 7
c. Tỉ suất lợi nhuận. 8
d. Quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận. 9
e. Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận. 10
II.Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. 12
1.Lợi nhuận trong nền kinh tế . 13
a. Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 13
b. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển. 13
c. Vai trò của lợi nhuận đối với quá trình tái sản xuất xã hội. 15
d. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế. 15
e. Vai trò của lợi nhuận đối với các mặt của đời sống xã hội. 16
f. Những biện pháp, các thủ đoạn để thu lợi nhuận 17.
i. Hậu quả do theo đuổi lợi nhuận gây ra 17
2. Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường 18
a. Sự chuyển đổi cơ chế cũ sang cơ chế mới ở Việt nam. 18
b. Vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 21
c. Các giải pháp nhằm đạt mục tiêu trên 22.
III. ý nghĩa vấn đề nghiên cứu và ý kiến cá nhân 22

Phần kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những quá trình sản xuất cơ bản CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM URE VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG, NGUỒN GỐC CỦA CHẤT THẢI Khoa học Tự nhiên 0
S Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
T Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó nguồn gốc nào là quan trọng quyết định bản chất Môn đại cương 0
M Nguồn gốc, bản chất, vai trò của lợi nhuận và liên hệ thực tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
K Bản chất,nguồn gốc của lợi nhuận và mâu thuẫn của nó trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận Tài liệu chưa phân loại 0
R Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ở trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 3
D Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận là gì và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
T Nguồn gốc, bản chất và chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 2
D Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top