edwin_nguyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................... 1
1. Một số khái niệm chung 1
2. Những khiếm khuyết của VBPL 1
3. Các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết 2
3.1 Biện pháp hủy bỏ 2
3.2 Biện pháp bãi bỏ 4
3.4 Biện pháp thay thế 6
3.5 Biện pháp đình chỉ thi hành 7
3.5 Biện pháp tạm đình chỉ thi hành 8
3.6 Biện pháp sửa đổi, bổ sung 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11


MỞ ĐẦU
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều VBPL bất hợp pháp hay còn gọi là VBPL khiếm khuyết, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Việc xử lí VBPL khiếm khuyết hiện nay được thực hiện dưới các hình thức như: sửa đổi, bổ sung, thay thế, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ ( quy định tại điều 9 luật ban hành VBQPPL năm 2008 ) và nghị định số 40/2010 NĐ – CP quy định về kiểm tra xử lí văn bản quy phạm pháp luật. Trong bài tập này em xin được chọn đề tài:
“Phân tích và bình luận các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.”
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm chung
VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
VBPL khiếm khuyết được hiểu là văn bản pháp luật “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.
Xử lí VBPL khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với những văn bản pháp luật khiếm khuyết.
2. Những khiếm khuyết của VBPL
VBPL khiếm khuyết là văn bản có một trong những biểu hiện sau đây:
- Các VBPL không đáp ứng được yêu cầu về chính trị: đó là các VBPL (chủ yếu là các VBQPPL) có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của đảng. Các VBPL có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị.
- Các VBPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lí : VBPL vi phạm thẩm quyền ban hành( thẩm quyền nội dung và thẩm quyền về hình thức) như VBPL có tên gọi không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành hay sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với công việc được giải quyết; VBPL do chủ thể ban hành sử dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định với chủ thể đó. VBPL có nội dung trái với quy định của pháp luật: là những văn bản có nội dung là những quy phạm hay những mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành: VBPL không viện dẫn hay viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lí của văn bản đó. Nội dung VBQPPL của cấp dưới trái với nội dung VBQPPL của cấp trên; văn bản hành chính có các quy định mang tính quy phạm trái với các QPPL hiện hành:Các VBADPL hay các văn bản hành chính có nội dung trái với quy định của VBQPPL. Các mệnh lệnh trong văn bản hành chính không đúng với những mệnh lệnh trong văn bản áp dụng pháp luật mà nó tổ chức thực hiện. VBPL có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hay tham gia. Văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành: VBPL thiếu những đề mục cần thiết hay được trình bày các đề mục không đúng quy định của pháp luật. VBPL có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành VBQPPL hay không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho VBADPL.
- VBPL không đáp ứng được yêu cầu về khoa học: VBPL có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội hay có sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí.
3. Các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết
Điều 27 Nghị định 40/2010/NĐ-CP quy định:
“Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật gồm:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ nội dung văn bản;
2. Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hay toàn bộ nội dung văn bản.”
Điều 9 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 quy định: “ Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hay đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật” (Luật ban hành VBQPPL năm 2008)
Như vậy theo quy định của pháp luật : dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của VBPL và bản chất của mỗi biện pháp xử lí, chủ thể có thẩm quyền lựa chọn một trong các biện pháp dưới đây để xử lí VBPL khiếm khuyết.
3.1 Biện pháp hủy bỏ
Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn bản pháp
lí kể từ khi văn bản đó được ban hành.( Từ điển pháp luật- Hành chính Pháp_Việt trang 32). Hủy bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm phủ nhận hoàn toàn hiệu lực pháp lí của VBPL kể từ thời điểm văn bản đó được ban hành.
Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng
Hủy bỏ là biện pháp xử lí được áp dụng với toàn bộ hay một phần VBPL bao gồm cả VBQPPL,VBADPL và văn bản hành chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: một phần hay toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hay không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành.(khoản 1 điều 29 nghị định 40/2010/NĐ-CP).
Áp dụng biện pháp hủy bỏ toàn bộ văn bản đối với trường hợp văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do người không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành; hủy bỏ một phần VBPL thường là hủy bỏ các quy phạm pháp luật trong văn bản do người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhưng không đúng hình thức văn bản theo quy định của pháp luật; các quy phạm pháp luật trong văn bản do người không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành.
Hậu quả pháp lí
VBPL bị hủy bỏ sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ khi văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lí . Điều đó có nghĩa là nhà nước hoàn toàn không thừa nhận giá trị pháp lí của văn bản bị hủy bỏ ở mọi thời điểm, cho dù trên thực tế trước khi bị hủy bỏ nó đã từng được coi là có hiệu lực và có thể đã được thi hành.
Nếu văn bản bị hủy bỏ là VBADPL thì pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản theo quy định tại bộ luật Dân sự năm 2005 nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế do việc thực hiện VBADPL trái pháp luật đó. Ngoài ra chủ thể ban hành VBPL khiếm khuyết tùy vào tính chất mức độ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự.
Chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ VBPL khiếm khuyết
- UBTVQH có quyền hủy bỏ VBPL của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
- Tòa án nhân dân cấp trên có quyền hủy bỏ văn bản áp dụng pháp luật do tòa án nhân dân cấp dưới ban hành nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tòa án hành chính có quyền hủy bỏ VBADPL của cơ quan hành chính nhà nước trong một số loại việc do pháp luật quy định.
- Cơ quan nhà nước ra quyết định hủy bỏ VBPL khiếm khuyết do chính mình ban hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về chủ thể có thẩm quyền xử lí văn bản đó.
Nhận xét
Hủy bỏ VBPL là một biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết đã được pháp luật quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhìn chung các quy định này khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong vấn đề quy định về trách nhiệm của chủ thể ban hành VBPL bị hủy bỏ còn có một số điểm chưa hợp lí đó là: Việc quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VBPL bị hủy bỏ chỉ được xác định với VBADPL. Nếu VBPL bị hủy bỏ là VBQPPL và văn bản hành chính thì pháp luật không quy định về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành, đây là một điểm chưa hợp lí; trên thực tế khi một văn bản QPPL sai trái được áp dụng vào cuộc sống nó sẽ gây ảnh hưởng xấu trên diện rộng và có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn là một VBADPL chính vì vậy nên chăng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với cả VBQPPL và văn bản hành chính.
3.2 Biện pháp bãi bỏ
Bãi bỏ là “ bỏ đi, không thi hành nữa” (Từ điển Tiếng Việt thông dụng năm 1995 trang 41). Bãi bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm chấm dứt hiệu lực pháp lí của một VBPL đang được thi hành trên thực tế kể từ thời điểm văn bản đó bị bãi bỏ.
Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng
Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ một phần hay toàn bộ nội dung văn bản là các VBQPPL có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết đã trình bày. Hình thức bãi bỏ một phần hay toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hay toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hay tình hình kinh tế - xã hội thay đổi.( khoản 2 điều 29 nghị định Chính phủ 40/2010/NĐ-CP)
Hậu quả pháp lí: Văn bản pháp luật bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản xử lí nó có hiệu lực pháp luật. Như vậy pháp luật vẫn thừa nhận giá trị pháp lí của văn bản pháp luật bị bãi bỏ trước khi văn bản xử lí văn bản đó có hiệu lực pháp lí. Do vậy VBPL bị bãi bỏ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VBPL sai trái đó.
Chủ thể có thẩm quyền bãi bỏ VBPL:
- Quốc hội có quyền bãi bỏ VBPL của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. UBTVQH có thẩm quyền bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hay đình chỉ việc thi hành quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chỉ thị của UBND và chủ tịch UBND trái với Hiến pháp , luật và các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.
- HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ những VBPL sai trái của các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện. Đề nghị HĐND cùng cấp xem xét bãi bỏ nghị quyết của HĐND cấp huyện.
- HĐND cấp huyện có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp xã. Chủ tịch UBND huyện có quyền bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan trực thuộc UBND huyện và quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã; đề nghị HĐND cùng cấp xem xét bãi bỏ nghị quyết của HĐND cấp xã.
- Cơ quan nhà nước ra quyết định bãi bỏ VBPL khiếm khuyết do chính mình ban hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về chủ thể có thẩm quyền xử lí văn bản đó.
Nhận xét:
Các quy định của pháp luật về bãi bỏ VBPL khiếm khuyết được quy định trong nhiều văn bản pháp luật tuy nhiên chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách đầy đủ và rõ ràng và phân biêt giữa biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ VBPL. Chính vì tình trạng pháp luật quy định chung chung dẫn tới các cơ quan nhà nước khi xử lí VBPL tùy nghi lựa chọn một trong hai biện pháp này thậm chí còn sử dụng chưa nhất quán. Mặc dù tại điều 29 nghị dịnh Chính phủ số 40/2010/NĐ-CP đã có sự tách riêng giữa biện pháp bãi bỏ và hủy bỏ VBPL nhưng mới chỉ nêu được sự khác nhau về trường hợp áp dụng mà thôi. Chính vì vậy mong rằng sẽ sớm có những quy định cụ thể và chi tiết hơn về biện pháp bãi bỏ VBPL để phân biệt với biện pháp hủy bỏ VBPL. Trên thực tế lĩnh vực thuế có 24 thông tư và 14 quyết định; ngân sách Nhà nước có 6 thông tư; hành chính sự nghiệp có 8 thông tư. Đối với ngành hải quan có 8 quyết định và 4 thông tư bị bãi bỏ. Ngành tài chính - ngân hàng với 6 quyết định và 6 thông tư.
Ngoài ra, đối với lĩnh vực tài chính - đối ngoại, sẽ có 3 thông tư và 1 quyết định bị bãi bỏ. Lĩnh vực kế toán, kiểm toán với 5 thông tư và 2 quyết định; Kho bạc Nhà nước 5 thông tư, 1 quyết định. Riêng lĩnh vực Dự trữ quốc gia có tới 66 quyết định và 2 thông tư bị bãi bỏ.
3.3 Biện pháp thay thế
Thay thế là dùng một cái mới thay cho một cái cũ. Thay thế VBPL là dùng một văn bản pháp luật mới thay thế cho một VBPL cũ không còn phù hợp.
Trường hợp áp dụng và đối tượng áp dụng:
Biện pháp thay thế được áp dụng với VBPL có dấu hiệu khiếm khuyết mà không có vi phạm pháp luật. Thay thế được áp dụng trong trường hợp nội dung của VBPL không còn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với đường lối của Đảng.
Hậu quả pháp lí : VBPL bị thay thế hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản mới được ban hành hết hiệu lực.
Thẩm quyền thay thế VBPL chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó.
Nhận xét: Thay thế là biện pháp xử lí VBPL được sử dụng khá phổ biến hiện nay tuy nhiên pháp luật chưa có một quy định riêng nào về biện pháp này, mà chỉ được quy định cùng các biện pháp khác tại điều 9 luật ban hành VBQPPL 2008. Trên thực tế chúng ta bắt gặp rất nhiều văn bản như: Nghị định định của chính phủ… được thay thế rất nhiều để đảm bảo tính thực tiễn cao.
3.4 Biện pháp đình chỉ thi hành
Về mặt ngữ nghĩa, đình chỉ thi hành là dừng lại không thi hành nữa. Biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định dừng thực hiện một văn bản, làm mất hiệu lực của VBPL một cách tạm thời.
Trường hợp áp dụng và đối tượng áp dụng:
Đình chỉ việc thi hành (một phần hay toàn bộ văn bản) áp dụng đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp nội dung trái pháp luật đó nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quyết định đình chỉ việc thi hành VBQPPL phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hậu quả pháp lí của biện pháp đình chỉ thi hành:
Khác với các hình thức xử lý khác, đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ văn bản không làm chấm dứt hiệu lực pháp lý của văn bản bị đình chỉ, mà chỉ làm ngưng hiệu lực pháp lý của nó cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền. Đây như là một “biện pháp khẩn cấp tạm thời” để làm nhưng hiệu lực pháp lý của các quy định trái pháp luật. Sau khi đình chỉ việc thi hành văn bản, tuỳ theo tính chất, mức độ sai trái của văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng một trong các biện pháp xử lý đối với văn bản trái pháp luật.
Chủ thể có thẩm quyền đình chỉ thi hành VBPL:
Thẩm quyền đình chỉ thi hành VBPL được quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP thì thẩm quyền đình chỉ VBQPPL của HĐND, UBND: ví dụ như: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền đình chỉ VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền đình chỉ VBQPPL của UBND cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ VBQPPL của HĐND, UBND cấp dưới trực tiếp…
Như vậy, đối với VBQPPL của UBND thì người có thẩm quyền đình chỉ cũng đồng thời là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý văn bản trái pháp luật; còn đối với VBQPPL của HĐND thì người có thẩm quyền đình chỉ (Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND) không có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật, mà phải trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (trường hợp người ra quyết định đình chỉ là Thủ tướng Chính phủ), trình HĐND cùng cấp (trường hợp người ra quyết định đình chỉ là Chủ tịch UBND) ra quyết định xử lý.
3.5 Biện pháp tạm đình chỉ thi hành
Tạm đình chỉ thi hành là biện pháp xử lí được áp dụng đối với các VBADPL trong một số trường hợp nhất định.
Đối tượng áp dụng và thường hợp áp dụng:
Chủ thể không có thẩm quyền xử lí VBADPL nhưng có cơ sở cho rằng VBPL đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên quyết định tạm dừng thi hành để chờ cấp có thẩm quyền xử lí.
Khi có cơ sở cho rằng việc thi hành VBPL có thể gây cản trở hoạt động công quyền thì chủ thể có thẩm quyền quyết định việc tạm dừng thi hành văn bản trong thời gian nhất định để hoạt động công quyền được diễn ra thuận lợi.
Hậu quả pháp lí:
VBPL bị tạm đình chỉ làm ngưng hiệu lực pháp lý của nó cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền.
VBPL bị tạm đình chỉ theo trường hợp thứ nhất hết hiệu lực khi cấp có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, bãi bỏ; tiếp thục có hiệu lực khi cấp trên có thẩm quyền tuyên bố không bãi bỏ, hủy bỏ văn bản đó.
VBPL bị tạm đình chỉ theo trường hợp hai sẽ tiếp tục có hiệu lực khi người ra quyết định tạm đình chỉ ra văn bản bãi bỏ việc tạm đình chỉ.
Nhận xét:
Nhận thấy biện pháp ‘tạm đình chỉ thi hành’ chỉ là một phần của biện ‘pháp đình chỉ thi hành vì vậy việc tách riêng hai biện pháp là không hợp lí, nên hợp nhất hai biện pháp để việc áp dụng vào xử lí VBPL thuận tiện hơn.
3.6 Biện pháp sửa đổi, bổ sung
Sửa đổi VBPL là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội dung VBPL hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác.
Bổ sung VBPL là việc ra văn bản để thêm vào nội dung VBPL những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của VBPL đó.
Đối tượng và trường hợp áp dụng:
Sửa đổi bổ sung là biện pháp được áp dụng với các VBPL( bao gồm VBQPPL, VBADPL và văn bản hành chính) khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ.
Biện pháp sửa đổi được áp dụng với VBADPL trong trường hợp tại thời điểm ban hành thì văn bản đó đúng thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung, có nội dung phù hợp với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, với tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thì có một số nội dung của văn bản không còn phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên mới được ban hành hay không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và cần có quy định khác thay các nội dung không còn phù hợp đó.
Biện pháp bổ sung được áp dụng trong trường hợp VBQPPL phù hợp với VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, tuy nhiên, nội dung của văn bản chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa toàn diện... nên cần thiết phải có quy định thêm để cho việc quy định trong VBQPPL được rõ ràng, toàn diện hơn, hiệu quả thi hành cao hơn.
Hậu quả pháp lí:
Biện pháp sửa đổi, bổ sung VBPL là một hình thức được áp dụng phổ biến, đây là cách thức được sử dụng chủ yếu cho các VBPL có chứa các QPPL ở dạng điều khoản và có phạm vi tác động rộng. Tuy nhiên trong quy định của pháp luật, khái niệm “sửa đổi” và “bổ sung” thường hay đi liền với nhau, tuy nhiên cần phân biệt khi nào thì dùng khái niệm nào, khi nào có thể dùng cả 2 khái niệm (trường hợp chỉ “sửa đổi”, “bổ sung” hay vừa “sửa đổi”, vừa “bổ sung”). Hiện nay pháp luật đã quy định tại Luật BHVBQPPL năm 2008 cho phép sử dụng một văn bản để sửa đổi, bổ sung nhiều VBPL khác nhau. Đây là một điểm mới, giúp cho việc sửa đổi, bổ sung VBPL tiết kiệm về thời gian giảm kinh phí và những thủ tục không cần thiết.
KẾT LUẬN
Các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết đã góp phần rất lớn vào việc hạn chế những văn bản pháp luật khiếm khuyết, chưa hoàn thiện về hình thức, nội dung cũng như kỹ thuật pháp lý, góp phần quan trọng vào công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp ích trong công tác quản lý của chủ thể quản lý, ngoài ra tạo cơ sở tiền đề cho xây dựng một nhà nước pháp quyền mà chúng ta hằng mong mỏi. Mong rằng trong thời gian tới pháp luật sẽ quy định cụ thể và chi tiết hơn nữa, để các biện pháp xử lí VBPL khiếm khuyết có thể phát huy tốt hơn vai trò và ý nghĩa của mình hướng tới một hệ thống pháp luật hoàn thiện giúp cho pháp luật trong đi vào đời sống và phát huy hiệu quả cao nhất.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top