Webbe

New Member

Download Tiểu luận Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, giải quyết tình huống miễn phí





Thủ tục tái thẩm lao động là một trong các thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định của Toà án đa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ quy định tại điều 305 BLTTDS. Cũng như trong thủ tục giám đốc thẩm, thầm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định cho một số chủ thể nhất định. Những chủ thể này có quyền quyết định tạm đình chỉ thi thành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm (điều 307 BLTTDS).
Mặc dù thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm có nhiều điểm khác nhau nhưng nó cùng có mục tiêu là xem xét lại bản án nên thẩm quyền tái thẩm, hội đồng tái thẩm, thủ tục phiên toà tái thẩm đều được quy định như trong thủ tục giám đốc thẩm ở điều 310 BLTTDS.
Theo điều 309 BLTTDS, hội đồng tái thẩm có quyền: “Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định; Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.”
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g - thương binh và xã hội mà chỉ cần có đủ tiêu chuẩn, được đăng ký và công nhận theo thủ tục của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 170 – BLLĐ thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Hội đồng hoà giải cơ sở hay hoà giải viên lao động làm bên trung gian giải quyết TCLĐ tập thể về quyền
* Chủ tịch UBND cấp huyện: Theo quy định tại BLLĐ 2006 thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết TCLĐ với tư cách độc lập.
Theo khoản 2 điều 170 và khoản 1 điều 165a BLLĐ 2006 thì “Trong trường hợp hoà giải không thành hay hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường hợp TCLĐ tập thể về quyền hay yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết đối với TCLĐ tập thể về lợi ích”.
* Tòa án: việc giải quyết TCLĐ tài Toà án là hoạt động giải quyết của Toà án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết của Toà án sẽ được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Thẩm quyền giải quyết các TCLĐ được xem xét trên các khía cạnh sau:
- Xét về thẩm quyền theo sự việc thì Toà án là cơ quan được giải quyết các TCLĐ về quyền, trong đó bao gồm TCLĐ cá nhân về quyền và TCLĐ tập thể về quyền. Đối với các TCLĐ tập thể về quyền, theo khoản 2 điều 170a BLLĐ 2006 quy định “Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hay hết thời hạn giải quyết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hay tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công”.
- Theo sự phân định thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân các cấp thì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thầm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐ tập thể về quyền thuộc thẩm quyền chung của Toà án (điều 34 BLTTDS).
- Thẩm quyền xét xử của Toà án theo lãnh thổ để giải quyết vụ án lao động được quy định tại khoản 1 điều 35 BLTTDS. Theo đó, Toà án nơi cư trú, làm việc của bị đơn là cá nhân hay trụ sở của bị đơn là cơ quan tổ chức sẽ có thẩm quyền giải quyết TCLĐ theo thủ tục sơ thẩm. Khi có sự thoả thuận bằng văn bản của các bên chọn Toà án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu là cá nhân hay nơi nguyên đơn có trụ sở nếu là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp thì việc này vẫn được chấp nhận.
- Ngoài những quy định trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn hay người yêu cầu Điều 36 – BLTTDS quy định những chủ thể này có thể lựa chọn Tòa án giải quyết TCLĐ trong những trường hợp nhất định.
Trình tự thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền:
Thủ tục hoà giải TCLĐ tập thể về quyền của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động
Có thể khái quát về thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động thông qua các nội dung sau:
- Theo khoản 1 điều 165a và khoản 1 điều 170 BLLĐ thì thời hạn hoà giải TCLĐ tập thể về quyền là 3 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Trong thời hạn đó, Hội đồng hoà giải cơ sở hay hoà giải viên lao động phải tiến hành họp với các bên tranh chấp để hoà giải.
- Cơ sở của hoạt động hoà giải TCLĐ tập thể về quyền được tiến hành theo “phiên họp hoà giải”. Cần lưu ý rằng, hoạt động hoà giải do Hội đồng hoà giải (tập thể) tiến hành không thể áp dụng giống hoạt động hoà giải do hoà giải viên (cá nhân) tiến hành. Đối với tranh chấp do Hội đồng hoà giải giải quyết thì phiên họp “được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng”.
- Hội đồng hoà giải hay hoà giải viên cơ sở khi tiến hành hoà giải tại phiên họp hoà giải có thể ra một trong hai biên bản là biên bản hoà giải thành hay biên bản hoà giải không thành tuỳ theo từng trường hợp. Cụ thể, theo BLLĐ sửa đổi năm 2006, các trường hợp đó được quy định như sau:
“Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hay một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động”.
- Trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hoà giải, Hội đồng hoà giải hay hoà giải viên lao động phải gửi bản sao biên bản cho các bên tranh chấp.
Thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền của Chủ tịch UBND huyện
- Trong thời hạn là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch UBND huyện sẽ họp với các bên để giải quyết tranh chấp.
- Theo khoản 1 điều 10 Nghị định số 133/2007 thì “Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCLĐ, Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ TCLĐ tập thể và đề xuất biện pháp giải quyết.
Sau khi các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết vụ tranh chấp, Chủ tịch UBND cấp huyện triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này”.
- Quá trình giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện không đề cập đến việc hoà giải mà chủ yếu là quyết định về vụ tranh chấp. Hơn nữa, theo các quy định hiện hành của pháp luật thì dễ nhận thấy, hành vi giải quyết của Chủ tịch UBND huyện là “xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các bên” (điểm a khoản 1 điều 170 BLLĐ).
Thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền của Toà án.
* Giải quyết tại Toà án cấp sơ thẩm.
- Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động: Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu Toà án giải quyết trong TCLĐ tập thể về quyền là NSDLĐ, tập thể lao động có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Ngoài ra, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động nếu cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp páhp của tập thể NLĐ (khoản 2 điều 162 BLTTDS). Đơn khởi kiện phải được trình bày bằng văn bản, do nguyên đơn ký tên hay người thay mặt hợp pháp của nguyên đơn ký tên và đóng dấu. Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Toà án hay qua bưu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top