incute_babyxinhyeu
New Member
Download Tiểu luận Phân tích và chứng minh luận điểm: Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng miễn phí
Bài làm
A. Đặt vấn đề
“Bút kí triết học” của Lênin là tác phẩm được viết trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm phát triển hơn nữa phép biên chứng duy vật. Trong đó, Lênin có đưa ra luận điểm : “Sự phân đôi cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng”. Luận điểm trên của Lênin đã cho ta biết ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong hệ thống triết học của Mác- Lênin: đó là phép biện chứng với sự nhận thức về sự vật.
B. Giải quyết vấn đề
I.Giải thích khái niệm
1. Phép biên chứng là gì?
Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời. Ph.Ănghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy”. Có 3 hình thức cơ bản của phép biện chứng: Phép biện chứng chất phác, biện chứng siêu hình, biện chứng duy vật.
Các sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời?
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, không có sự phụ thuộc, quy định lẫn nhau.
VD: Giới vô cơ và hữu cơ không có liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau.
Những người theo quan điểm biện chứng cho rằng: các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.
VD: Sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội…
2. Cái thống nhất là gì?
Cái thống nhất là một chỉnh thể toàn bộ, là cái mà ta được gọi là một sự vật, một hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất.
VD: con người. con vật hay hiện tượng bóc lột của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị… được gọi là cái thống nhất.
3. Sự phân đôi của cái thống nhất là gì?
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất là những chỉnh thể thống nhất trong chúng đều chứa những mặt đối lập.
VD: trong con người có sự đối lập giữa quá trình đồng hoá và dị hoá, giữa hiện tượng biến dị và di truyền. Trong nền kinh tế thị trường có sự đối lập giữa cung và cầu…
4. Phải nhận thức các bộ phận đối lập của cái thống nhất
Muốn nhận thức được sự vật, ta phải phân đôi sự vật đó ra để tìm những mặt đối lập chúa trong nó. Việc nhận thức những bộ phận này phải theo phương pháp biện chứng tức là phải nhìn chúng trong các mối quan hệ biện chứng với nhau.
4.1 Tính thống nhất
4.1.2. Tiền đề sự thống nhất của thế giới
*Quan điểm duy tâm: Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh thần và cho rằng chỉ có thế giới tinh thần mới tồn tại.
VD: Hêghen: Coi bản chất của tồn tại là cái tinh thần vì giới tự nhiên chỉ là dạng tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”
*Quan điểm của CNDVBC:
+ Tồn tại của thế giới tự nhiên là tiền đề cho sự thống nhất của nó. Song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Anghen viết: “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại la tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là 1 thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã” (C.Mac, Ph.Anghen.Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, HN. 1994,T.20)
+ Cơ sở của sự thống nhất của thế giới là tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng 1 sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học, khoa học tự nhiên. Sđđ.tr 67
4.1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới
1.1. CNDVBC khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất.
Điều này được thể hiện ở những nội dung sau:
1.1.1. Chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.
1.1.2. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hay có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
1.1.3. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Triết học duy vật và khoa học tự nhiên đã chứng minh rằng: Thế giới xung quanh ta từ vô sinh→hữu sinh, thực vật→động vật, tự nhiên→xã hội, đều có cùng bản chất là vật chất và thống nhất ở bản chất vật chất. Tính thống nhất vật chất của thế giới bao hàm tính đa dạng, nhiều vẻ về chất của các sự vật hiện tượng.
1.2. Khoa học hiện đại tiếp tục chứng minh nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới ở cả giới tự nhiên vô sinh, giới tự nhiên hữu sinh và trong xã hội loài người.
→Thế giới về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ.
4.2 Sự phân đôi của cái thống nhất.
Sự phân đôi của cái thống nhất được thể hiện ở trong những mối mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
a. Khái niệm mâu thuẫn biện chứng :
Là các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong sự thống nhất, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
+ Mâu thuẫn biện chứng quy định sự tồn tại của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật, nó là sự hệ thống nhất của các mặt đối lập, sự chuyển hóa các mặt đối lập tạo nên sự ra đời hay kết thúc sự tồn tại của sự vật.
+ Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến. VD: cơ học (hút-đẩy); vật lý (hạt- sóng); hóa học (liên kết- phân rã); sinh học (đồng hóa- dị hóa, hưng phấn- ức chế); xã hội (xã hội- tự nhiên, tồn tại xã hội- ý thức xã hội, giai cấp); tư duy (chưa biết- biết, đúng- sai). Theo Anghen: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó” Ph.Anghen:Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.201
+ Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn hình thức, không biện chứng.
b. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
1.1 Qúa trình diễn biến của mâu thuẫn được mô hình hóa như sau:
Hai mặt đối lập
___________________________________________________________
Khác nhau→đối lập→xung đột→mâu thuẫn→đấu tranh→chuyển hóa.
1.2 Nội dung: Bất cứ sự vật nào cũng có 2 mặt đối lập trong bản thân nó tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Qúa trình phát triển của một mâu thuẫn là quá trình các mặt đối lập tương tác lẫn nhau và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau: Khi mới hình thành mâu thuẫn thể hiện chỉ là sự khác nhau của 2 mặt, sau đó chúng đối lập, xung đột, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, nếu có điều kiện 2 mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của các mặt đối lập cũ bị phá vỡ, để hình thành sự thống nhất của các mặt đối lập mới. Mâu thuẫn lại được hình thành và phát triển làm cho sự vận động và phát triển không ngừng.
4.3 Phân loại mâu thuẫn
4.3.1 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
a. Mâu thuẫn bên trong:là mâu thuẫn thể hiện sự tác động qua lại các mặt đối lập trong lòng sự vật, là sự quy định sự tồn tại của sự vật. VD: sự sống = đồng hóa- dị hóa; xã hội tư bản = vô sản- tư bản.
b. Mâu thuẫn bên ngoài:là mâu thuẫn giữa các sự vật, biểu hiện quan hệ, liên hệ giữa các sự vật.
☻ Nội dung và hình thức
a. Sự tồn tại trong phạm trù: đây là 2 mặt tồn tại
- Thống nhất với nhau: nội dung nào hình thức đấy, nội dung thay đổi thì hình thức thay đổi theo
- Mâu thuẫn nhau
+Nội dung ở bên trong, hình thức ở bên ngoài
+ Nội dung sâu sắc ổn định, hình thức thì đa dạng phong phú, hay thay đổi
b. Sự nhận thức 2 mặt đối lập: Nội dung và hình thức
- Cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức biểu hiện. Một hình thức có thể biểu hiện bằng nhiều nội dung
- Nội dung quy định hình thức và hình thức có tác động trở lại nội dung. Hình thức thể hiện phù hợp thúc đẩy sự phát triển của nội dung và ngược lại
c. Ví dụ
Trong thơ văn Hồ Chí Minh tuỳ đối tượng tiếp nhận với những nội dung khác nhau. Người luôn tìm các hình thức biểu hiện khác nhau: viết để tuyên truyền cổ động kháng chiến cho nông dân, Người viết bằng hình thức các bài nôm na, dễ đọc , dễ hiểu. Viết để kêu gọi toàn quốc kháng chiến, để tranh luận với kẻ thù. Người viết bằng thể văn chính luận sắc sảo hùng hồn như:Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến…
Cùng một đề tài nói về chất độc màu da cam, ta có nhiều hình thức để thể hiện: viết bài hát, viết thơ, dựng kịch…
d. Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi xem xét cái thống nhất phải chú ý cả nội dung và hình thức, tránh tuyệt đối hoá vai trò của 1 trong 2 mặt
- Cần sử dụng nhiều hình thức thể hiện nội dung cũ để làm mới thêm cho nội dung, đáp ứng cho nhu cầu của thực tiễn
- Trong thực tiễn nên sử dụng linh hoạt một loại hình thức, để thúc đẩy sự vật trong hoàn cảnh cụ thể
- Trong học tập viếc sử dụng những hình thức mới phù hợp thể hiện nội dung học tập là một điều quan trọng.
- Trong sản xuất, sản phẩm cũng cần được thể hiện dưới nhiều hình thức
☻ Bản chất và hiện tượng
a. Sự tồn tại mâu thuẫn trong pham trù
Bản chất và hiện tượng cùng tồn tại
- Bản chất trong 1 sự vật, hiện tượng: bản chất nào hiện tượng ấy,bản chất thay đổi hiện tượng cũng thay đổi, bản chất khác nhau thì hiện tượng khác nhau. bản chất mất đi hiện tượng cũng mất đi.
- Mâu thuẫn với nhau:
+Bản chất là mặt ẩn dấu bên trong,hiện tượng bộc lộ ở ngoài
+Bản chất là mặt tương đối ổn định,hiện tượng thay đổi
+Bản chất sâu sắc,hiện tượng phong phú đa dạng
b.Sự nhận thức về 2 mặt đối lập:bản chất và hiện tượng
Hiện tượng thể hiện bên ngoài có thể không đúng với bản chất,bản chất không được bộc lộ hoàn toàn ở mọi hiện tượng.
c.Ví dụ
Có thể khi tiếp xúc với một người đang trong lúc mệt mỏi hay có chuyện buồn→ta cảm giác họ thật quá nóng tính hay coi thường không nói chuyện.Nhưng có thể thực chất là bản chất của họ ngược lại hoàn toàn.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
-Muốn tìm hiểu cái thống nhất không chỉ dừng lại hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất.
-Hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật,không được dựa vào hiện tượng bên ngoài
☻ Khả năng và hiện thực
a.Sự tồn tại mâu thuẫn trong phạm trù
Khả năng và hiện thực là 2 mặt tồn tại:
-Thống nhất:trong cùng một thể thống nhất.Hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng,khả năng hướng tới biến thành hiện thực khác.
-Mâu thuẫn:hiện thực là cái đã ra đời và đang tồn tại,còn khả năng chỉ là hiện thực chưa có,là cái sẽ ra đời khi có những điều kiện tương ứng.
b.Sự nhận thức 2 mặt đối lập:khả năng và hiện thực
-Khả năng và hiện thực có thể chuyển hoá lẫn nhau
-Khả năng trong những điều kiện nhất định có thể thành hiện thực
-Hiện thực sinh ra khả năng mới tạo thành quá trình phát triển vô tận
c.Ví dụ
A hát rất hay và mơ ước trở thành ca sĩ.Trong một lần tham gia chương trình giọng hát hay trên truyền hình, A đạt giải nhấ và đã trở thành ca sĩ. Là một ca sĩ, A lại có nhiều cơ hội tiếp tục tiến xa trên con đường âm nhạc
d. Ý nghĩa phương pháp luận
- Qúa trình chuyển biến khả năng thành hiện thực chịu sự ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Vậy trong hoật động cải tạo thế giới tự nhiên con người phải chú ý đến những yếu tố khách quan
- Xem xé sự vật phải dựa vào hiện thực vì khả năng là cái chưa có
- Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính sáng tạo, năng động của sự vật, hiện tượng, để khả năng có thể trở thành hiện thực.
III. Ý nghĩa
Phép biện chứng duy vật về mặt hình thức là chủ quan, nhưng về mặt nội dung là mang tính khách quan. Nó là một hệ thống chỉnh thể của các hình thức tư tưởng, đồng thời nó luôn luôn được bổ sung bởi các thành tựu của khoa học và thực tiễn. Như vậy, phép biện chứng duy vật là một hệ thống đa diện, đa chiều, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì thế, có thể định nghĩa phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến, là khoa học về sự vận động, phát triển, hay với tính cách là lôgíc học, cũng như với tính cách là lý luận nhận thức. Song các khía cạnh ấy không mang bản chất độc lập, không phải là các lý luận độc lập, mà là các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một lý luận thống nhất, một hệ thống lý luận.
Cơ sở thống nhất tất cả các khía cạnh, các mặt, các đặc điểm, các nguyên lý, phạm trù của phép biện chứng duy vật- đó là thực tiễn. Chính trên cơ sở thực tiễn mà phép biện chứng duy vật mới xuất hiện và phát triển, Nhờ có cơ sở thực tiễn mà các nguyên lý, qui luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật mới có tính chân lý, mới có sự phù hợp với hiện thực . Thực tiễn khẳng định sự thống nhất cái vật chất và cái tinh thần, cái lịch sử và cái lôgíc, cái khách quan và cái chủ quan, cái tự nhiên và cái xã hội loài người. Và chính nhờ thực tiễn mới có sự thống nhất giữa phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật tạo thành một chỉnh thể.
Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống khoa học khám phá ra các quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, cũng như vạch ra những con đường nhận thức và cải tạo nó. Các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật mang tính chất chung nhất, tổng hợp nhất cả về mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận. Điều đó làm cho phép biện chứng duy vật mang một ý nghĩa phương pháp luận phổ biến và là một trong những đặc trưng để phân biệt với các hệ thống khoa học khác.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện với tính cách là hệ thống các quy luật, các nguyên tắc chung nhất, các mối liên hệ tác động qua lại chung nhất, tổng hợp nhất. Ăng-ghen nói: “Tất cả giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau, nhưng ở đây , chúng ta hiểu vật thể là tất cả những thực tại vật chất, từ tinh tú đến nguyên tử, cho đến cả những hạt ê-te, nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại của hạt ê-te” (1). Vì vậy, phép biện chứng duy vật nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể và nó không thể không là một hệ thống.
Phép biện chứng duy vật thể hiện là phương pháp luận nhận thức khoa học nằm trong sự thống nhất không thể tách rời với các khoa học cụ thể. Không những thế, phép biện chứng duy vật còn trang bị cho con người những công cụ, phương tiện, phương pháp để nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Giữa chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, chúng ta mới có được những cách giải quyết phù hợp về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng- một trong những biểu hiện cụ thể thể hiện chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.
. Vận dụng phép biện chứng duy vật không phải chỉ đơn giản là vạch ra các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó, mà quan trọng là phải làm rõ bản chất, cốt lõi của nó, áp dụng nó trong thực tiễn, trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể mà cuộc sống đặt ra.
Tóm lại, phép biện chứng duy vật là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phép biện chứng duy vật không thể không mang tính hệ thống.
____________________
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Bài làm
A. Đặt vấn đề
“Bút kí triết học” của Lênin là tác phẩm được viết trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm phát triển hơn nữa phép biên chứng duy vật. Trong đó, Lênin có đưa ra luận điểm : “Sự phân đôi cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…đó là thực chất…của phép biện chứng”. Luận điểm trên của Lênin đã cho ta biết ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong hệ thống triết học của Mác- Lênin: đó là phép biện chứng với sự nhận thức về sự vật.
B. Giải quyết vấn đề
I.Giải thích khái niệm
1. Phép biên chứng là gì?
Phép biện chứng ra đời ngay từ khi triết học ra đời. Ph.Ănghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy”. Có 3 hình thức cơ bản của phép biện chứng: Phép biện chứng chất phác, biện chứng siêu hình, biện chứng duy vật.
Các sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời?
Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, không có sự phụ thuộc, quy định lẫn nhau.
VD: Giới vô cơ và hữu cơ không có liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau.
Những người theo quan điểm biện chứng cho rằng: các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.
VD: Sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội…
2. Cái thống nhất là gì?
Cái thống nhất là một chỉnh thể toàn bộ, là cái mà ta được gọi là một sự vật, một hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất.
VD: con người. con vật hay hiện tượng bóc lột của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị… được gọi là cái thống nhất.
3. Sự phân đôi của cái thống nhất là gì?
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất là những chỉnh thể thống nhất trong chúng đều chứa những mặt đối lập.
VD: trong con người có sự đối lập giữa quá trình đồng hoá và dị hoá, giữa hiện tượng biến dị và di truyền. Trong nền kinh tế thị trường có sự đối lập giữa cung và cầu…
4. Phải nhận thức các bộ phận đối lập của cái thống nhất
Muốn nhận thức được sự vật, ta phải phân đôi sự vật đó ra để tìm những mặt đối lập chúa trong nó. Việc nhận thức những bộ phận này phải theo phương pháp biện chứng tức là phải nhìn chúng trong các mối quan hệ biện chứng với nhau.
4.1 Tính thống nhất
4.1.2. Tiền đề sự thống nhất của thế giới
*Quan điểm duy tâm: Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh thần và cho rằng chỉ có thế giới tinh thần mới tồn tại.
VD: Hêghen: Coi bản chất của tồn tại là cái tinh thần vì giới tự nhiên chỉ là dạng tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”
*Quan điểm của CNDVBC:
+ Tồn tại của thế giới tự nhiên là tiền đề cho sự thống nhất của nó. Song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Anghen viết: “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại la tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là 1 thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã” (C.Mac, Ph.Anghen.Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, HN. 1994,T.20)
+ Cơ sở của sự thống nhất của thế giới là tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng 1 sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học, khoa học tự nhiên. Sđđ.tr 67
4.1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới
1.1. CNDVBC khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất.
Điều này được thể hiện ở những nội dung sau:
1.1.1. Chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.
1.1.2. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hay có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
1.1.3. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Triết học duy vật và khoa học tự nhiên đã chứng minh rằng: Thế giới xung quanh ta từ vô sinh→hữu sinh, thực vật→động vật, tự nhiên→xã hội, đều có cùng bản chất là vật chất và thống nhất ở bản chất vật chất. Tính thống nhất vật chất của thế giới bao hàm tính đa dạng, nhiều vẻ về chất của các sự vật hiện tượng.
1.2. Khoa học hiện đại tiếp tục chứng minh nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới ở cả giới tự nhiên vô sinh, giới tự nhiên hữu sinh và trong xã hội loài người.
→Thế giới về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ.
4.2 Sự phân đôi của cái thống nhất.
Sự phân đôi của cái thống nhất được thể hiện ở trong những mối mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
a. Khái niệm mâu thuẫn biện chứng :
Là các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong sự thống nhất, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
+ Mâu thuẫn biện chứng quy định sự tồn tại của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật, nó là sự hệ thống nhất của các mặt đối lập, sự chuyển hóa các mặt đối lập tạo nên sự ra đời hay kết thúc sự tồn tại của sự vật.
+ Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến. VD: cơ học (hút-đẩy); vật lý (hạt- sóng); hóa học (liên kết- phân rã); sinh học (đồng hóa- dị hóa, hưng phấn- ức chế); xã hội (xã hội- tự nhiên, tồn tại xã hội- ý thức xã hội, giai cấp); tư duy (chưa biết- biết, đúng- sai). Theo Anghen: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó” Ph.Anghen:Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.201
+ Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn hình thức, không biện chứng.
b. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
1.1 Qúa trình diễn biến của mâu thuẫn được mô hình hóa như sau:
Hai mặt đối lập
___________________________________________________________
Khác nhau→đối lập→xung đột→mâu thuẫn→đấu tranh→chuyển hóa.
1.2 Nội dung: Bất cứ sự vật nào cũng có 2 mặt đối lập trong bản thân nó tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Qúa trình phát triển của một mâu thuẫn là quá trình các mặt đối lập tương tác lẫn nhau và trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau: Khi mới hình thành mâu thuẫn thể hiện chỉ là sự khác nhau của 2 mặt, sau đó chúng đối lập, xung đột, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau, nếu có điều kiện 2 mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của các mặt đối lập cũ bị phá vỡ, để hình thành sự thống nhất của các mặt đối lập mới. Mâu thuẫn lại được hình thành và phát triển làm cho sự vận động và phát triển không ngừng.
4.3 Phân loại mâu thuẫn
4.3.1 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
a. Mâu thuẫn bên trong:là mâu thuẫn thể hiện sự tác động qua lại các mặt đối lập trong lòng sự vật, là sự quy định sự tồn tại của sự vật. VD: sự sống = đồng hóa- dị hóa; xã hội tư bản = vô sản- tư bản.
b. Mâu thuẫn bên ngoài:là mâu thuẫn giữa các sự vật, biểu hiện quan hệ, liên hệ giữa các sự vật.
☻ Nội dung và hình thức
a. Sự tồn tại trong phạm trù: đây là 2 mặt tồn tại
- Thống nhất với nhau: nội dung nào hình thức đấy, nội dung thay đổi thì hình thức thay đổi theo
- Mâu thuẫn nhau
+Nội dung ở bên trong, hình thức ở bên ngoài
+ Nội dung sâu sắc ổn định, hình thức thì đa dạng phong phú, hay thay đổi
b. Sự nhận thức 2 mặt đối lập: Nội dung và hình thức
- Cùng một nội dung có thể có nhiều hình thức biểu hiện. Một hình thức có thể biểu hiện bằng nhiều nội dung
- Nội dung quy định hình thức và hình thức có tác động trở lại nội dung. Hình thức thể hiện phù hợp thúc đẩy sự phát triển của nội dung và ngược lại
c. Ví dụ
Trong thơ văn Hồ Chí Minh tuỳ đối tượng tiếp nhận với những nội dung khác nhau. Người luôn tìm các hình thức biểu hiện khác nhau: viết để tuyên truyền cổ động kháng chiến cho nông dân, Người viết bằng hình thức các bài nôm na, dễ đọc , dễ hiểu. Viết để kêu gọi toàn quốc kháng chiến, để tranh luận với kẻ thù. Người viết bằng thể văn chính luận sắc sảo hùng hồn như:Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến…
Cùng một đề tài nói về chất độc màu da cam, ta có nhiều hình thức để thể hiện: viết bài hát, viết thơ, dựng kịch…
d. Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi xem xét cái thống nhất phải chú ý cả nội dung và hình thức, tránh tuyệt đối hoá vai trò của 1 trong 2 mặt
- Cần sử dụng nhiều hình thức thể hiện nội dung cũ để làm mới thêm cho nội dung, đáp ứng cho nhu cầu của thực tiễn
- Trong thực tiễn nên sử dụng linh hoạt một loại hình thức, để thúc đẩy sự vật trong hoàn cảnh cụ thể
- Trong học tập viếc sử dụng những hình thức mới phù hợp thể hiện nội dung học tập là một điều quan trọng.
- Trong sản xuất, sản phẩm cũng cần được thể hiện dưới nhiều hình thức
☻ Bản chất và hiện tượng
a. Sự tồn tại mâu thuẫn trong pham trù
Bản chất và hiện tượng cùng tồn tại
- Bản chất trong 1 sự vật, hiện tượng: bản chất nào hiện tượng ấy,bản chất thay đổi hiện tượng cũng thay đổi, bản chất khác nhau thì hiện tượng khác nhau. bản chất mất đi hiện tượng cũng mất đi.
- Mâu thuẫn với nhau:
+Bản chất là mặt ẩn dấu bên trong,hiện tượng bộc lộ ở ngoài
+Bản chất là mặt tương đối ổn định,hiện tượng thay đổi
+Bản chất sâu sắc,hiện tượng phong phú đa dạng
b.Sự nhận thức về 2 mặt đối lập:bản chất và hiện tượng
Hiện tượng thể hiện bên ngoài có thể không đúng với bản chất,bản chất không được bộc lộ hoàn toàn ở mọi hiện tượng.
c.Ví dụ
Có thể khi tiếp xúc với một người đang trong lúc mệt mỏi hay có chuyện buồn→ta cảm giác họ thật quá nóng tính hay coi thường không nói chuyện.Nhưng có thể thực chất là bản chất của họ ngược lại hoàn toàn.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
-Muốn tìm hiểu cái thống nhất không chỉ dừng lại hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất.
-Hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật,không được dựa vào hiện tượng bên ngoài
☻ Khả năng và hiện thực
a.Sự tồn tại mâu thuẫn trong phạm trù
Khả năng và hiện thực là 2 mặt tồn tại:
-Thống nhất:trong cùng một thể thống nhất.Hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng,khả năng hướng tới biến thành hiện thực khác.
-Mâu thuẫn:hiện thực là cái đã ra đời và đang tồn tại,còn khả năng chỉ là hiện thực chưa có,là cái sẽ ra đời khi có những điều kiện tương ứng.
b.Sự nhận thức 2 mặt đối lập:khả năng và hiện thực
-Khả năng và hiện thực có thể chuyển hoá lẫn nhau
-Khả năng trong những điều kiện nhất định có thể thành hiện thực
-Hiện thực sinh ra khả năng mới tạo thành quá trình phát triển vô tận
c.Ví dụ
A hát rất hay và mơ ước trở thành ca sĩ.Trong một lần tham gia chương trình giọng hát hay trên truyền hình, A đạt giải nhấ và đã trở thành ca sĩ. Là một ca sĩ, A lại có nhiều cơ hội tiếp tục tiến xa trên con đường âm nhạc
d. Ý nghĩa phương pháp luận
- Qúa trình chuyển biến khả năng thành hiện thực chịu sự ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Vậy trong hoật động cải tạo thế giới tự nhiên con người phải chú ý đến những yếu tố khách quan
- Xem xé sự vật phải dựa vào hiện thực vì khả năng là cái chưa có
- Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính sáng tạo, năng động của sự vật, hiện tượng, để khả năng có thể trở thành hiện thực.
III. Ý nghĩa
Phép biện chứng duy vật về mặt hình thức là chủ quan, nhưng về mặt nội dung là mang tính khách quan. Nó là một hệ thống chỉnh thể của các hình thức tư tưởng, đồng thời nó luôn luôn được bổ sung bởi các thành tựu của khoa học và thực tiễn. Như vậy, phép biện chứng duy vật là một hệ thống đa diện, đa chiều, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì thế, có thể định nghĩa phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến, là khoa học về sự vận động, phát triển, hay với tính cách là lôgíc học, cũng như với tính cách là lý luận nhận thức. Song các khía cạnh ấy không mang bản chất độc lập, không phải là các lý luận độc lập, mà là các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một lý luận thống nhất, một hệ thống lý luận.
Cơ sở thống nhất tất cả các khía cạnh, các mặt, các đặc điểm, các nguyên lý, phạm trù của phép biện chứng duy vật- đó là thực tiễn. Chính trên cơ sở thực tiễn mà phép biện chứng duy vật mới xuất hiện và phát triển, Nhờ có cơ sở thực tiễn mà các nguyên lý, qui luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật mới có tính chân lý, mới có sự phù hợp với hiện thực . Thực tiễn khẳng định sự thống nhất cái vật chất và cái tinh thần, cái lịch sử và cái lôgíc, cái khách quan và cái chủ quan, cái tự nhiên và cái xã hội loài người. Và chính nhờ thực tiễn mới có sự thống nhất giữa phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật tạo thành một chỉnh thể.
Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống khoa học khám phá ra các quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, cũng như vạch ra những con đường nhận thức và cải tạo nó. Các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật mang tính chất chung nhất, tổng hợp nhất cả về mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận. Điều đó làm cho phép biện chứng duy vật mang một ý nghĩa phương pháp luận phổ biến và là một trong những đặc trưng để phân biệt với các hệ thống khoa học khác.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện với tính cách là hệ thống các quy luật, các nguyên tắc chung nhất, các mối liên hệ tác động qua lại chung nhất, tổng hợp nhất. Ăng-ghen nói: “Tất cả giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau, nhưng ở đây , chúng ta hiểu vật thể là tất cả những thực tại vật chất, từ tinh tú đến nguyên tử, cho đến cả những hạt ê-te, nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại của hạt ê-te” (1). Vì vậy, phép biện chứng duy vật nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể và nó không thể không là một hệ thống.
Phép biện chứng duy vật thể hiện là phương pháp luận nhận thức khoa học nằm trong sự thống nhất không thể tách rời với các khoa học cụ thể. Không những thế, phép biện chứng duy vật còn trang bị cho con người những công cụ, phương tiện, phương pháp để nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Giữa chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, chúng ta mới có được những cách giải quyết phù hợp về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng- một trong những biểu hiện cụ thể thể hiện chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.
. Vận dụng phép biện chứng duy vật không phải chỉ đơn giản là vạch ra các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó, mà quan trọng là phải làm rõ bản chất, cốt lõi của nó, áp dụng nó trong thực tiễn, trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể mà cuộc sống đặt ra.
Tóm lại, phép biện chứng duy vật là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phép biện chứng duy vật không thể không mang tính hệ thống.
____________________
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: hãy làm rõ luận điểm bản chất của ý thức là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan, luận điểm phép biện chứng chẳng qua là môn khoa học, Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Không có cái chung tồn tại thuần tuý bên ngoài cái riêng. Không có cái riêng tồn tại không liên hệ với cái chung”., 3. Sự phân đôi cái thống nhất tìm ra những mặt đối lập là một trong những thực chất của phép biện chứng có ý nghĩa như thế nào?
Last edited by a moderator: