Irvin

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5
1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng 8
1.2.2 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng 9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 11
1.2.3.1 Nợ quá hạn 11
1.2.3.2. Các chỉ tiêu khác 13
1.3 Các đảm bảo tín dụng 14
1.3.1 Đảm bảo cá nhân 14
1.3.2 Đảm bảo thực tế 14
1.3.2.1 Quyền cầm giữ tài sản 14
1.3.2.2 Thế chấp tài sản 15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG SHB. 16
2.1. Giới Thiệu Chung về NH TMCP SG - HN. 16
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 16
2.1.2.Tình Hình hoạt động của SHB 17
2.1.2.1 Hoạt Động huy động vốn. 17
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 18
2.2. Các mô hình sử dụng trong phân tích 20
2.2.1Mô hình định tính 20
2) Hợp đồng tín dụng phải được kí kết đúng đắn và hợp lệ 22
3) Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản đảm bảo 22
2.2.2 Mô hình định lượng 27
2.3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của SHB. 30
2.3.1 Mô hình ARIMA 31
2.3.2 Mô hình ARCH 35
2.3.3 Mô hình GARCH 37
2.3.4 Mô hình GARCH – Mean 40
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 44
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng SHB trong thời gian tới 44
3.1.1 Định hướng chung 44
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng 45
3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng 46
3.2.1 Xây dựng bộ số liệu chuẩn 46
3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế 47
3.2.3 Thực hiện đa dạng hoá phân tán rủi ro 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Khi tài trợ dựa trên đảm bảo bằng cầm cố, ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, an toàn của vật cầm cố như quyền sở hữu của khách hàng, khả chi trả của người cam kết đối với vật cầm cố, giá trị thị trường khi phát mại. Ngân hàng cùng với khách hàng định giá vật cầm cố, kí hợp đồng cầm cố, qui định quyền và nghĩa vụ đối với các đảm bảo cầm cố.
Thế chấp tài sản
Là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu (hay sử dụng) các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết.
Nhiều tài sản của khách hàng trở thành đảm bảo cho các khoản tài trợ của ngân hàng song vẫn tham gia vào quá trình hoạt động. Những tài sản này không thể cầm cố. Như máy móc, trang thiết bị, nhà đất đang trong quá trình sử dụng, hàng đang trong quá trình luân chuyển. Vì vậy đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến đặc biệt là đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do giá trị tài sản đảm bảo thường lớn, cho nên doanh nghiệp thường có thể vay ngân hàng với quy mô lớn.
Khi tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo ngân hàng, cầm phải xem xét kĩ vật thế chấp. Do vậy ngân hàng cần có chuyên môn đánh giá tài sản đảm bảo. Nếu đánh giá quá cao, qui mô tài trợ quá lớn sẽ gây rủi ro cho ngân hàng, còn nếu đánh giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG SHB.
2.1. Giới Thiệu Chung về NH TMCP SG - HN.
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, SHB với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341- Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành - Tỉnh Cần Thơ nay là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, với địa bàn bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trải qua 14 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 500 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn TP Cần Thơ, TP Hồ chí minh, TP Hà nội, TP Đà nẵng, TP Quảng Ninh và ở Tỉnh Hậu Giang, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.
Ngày 20/1/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2.Tình Hình hoạt động của SHB
2.1.2.1 Hoạt Động huy động vốn.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự canh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, tính đến 31/12/2005 nguồn vốn huy động là 196.991 triệu đồng, thời điểm 31/12/2006, tổng vốn huy động đạt 770.001 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, năm 2006 tăng 290 % so với năm 2005; tính đến 31/10/2007 tăng 958 % so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006.
Nguồn vốn huy động năm 2005-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
31/10/07
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Phân theo kỳ hạn
196.991
100%
770.001
100%
8.145.617
100%
- Ngắn hạn
135.921
69%
674.22
87,56%
7.694.412
94,46%
- Trung. dài hạn
61.07
31%
95.781
12,44 %
451.205
5,54%
Phân theo cơ cấu
196.991
100%
770.001
100%
8.145.617
100%
- Trong nước
196.991
100%
770.001
100%
8.145.617
100%
+ TCTD
20.000
10,15%
402.000
52,21%
6.715.615
82,44%
+ Khách hàng khác
176.991
89,85%
368.001
47,79%
1.430.002
17,56%
- Nước ngoài
0
0%
0
0%
0
0%
Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắn hạn. Năm 2005 chiếm 69%, năm 2006 chiếm 87,56% và tính đến 31/10/2007 chiếm 94,46% trong tổng nguồn huy động.
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu năm 2005 chủ yếu là do huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng 89,85%, sang năm 2006 cơ cấu huy động vốn đã có sự thay đổi, số vốn huy động từ các TCTD chiếm 52,21% và đến thời điểm 31/10/2007 chiếm tỷ trọng là 82,44% tổng nguồn vốn huy động. Hiện nay chưa có vốn nhận từ Chính phủ trong tổng nguồn vốn.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2006 là 8,17 % so với năm 2005 - mức cao nhất trong 10 năm qua – là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu Á và thế giới. Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy hệ thống các ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng.
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững.
Tính đến cuối năm 2005 tổng dư nợ tín dụng của SHB đạt 229.849 triệu đồng, năm 2006 tổng dư nợ đạt ...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top