katcat_vn1986

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

Em xin bắt đầu đề tài bằng một câu hỏi: Giá trị cốt lõi nhất của một tổ chức là gì ? Trả lời cho câu hỏi trên có rất nhiều những câu trả lời khác nhau như: Vốn, máy móc thiết bị, công nghệ, con người... Nhưng trong thời đại hội nhập, vốn có thể huy động, vay được từ rất nhiều ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác nhau; máy móc, thiết bị, công nghệ, là bình đẳng giữa các công ty trên toàn cầu trong thế giới phẳng (chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước), một yếu tố còn lại duy nhất tạo nên sự hùng mạnh, sự khác biệt, của một công ty chính là yếu tố con người. Vậy muốn tổ chức phát triển mạnh bền vững thì cần chú trọng đặc biệt tới việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần MISA, nhận thấy công ty có rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển vững mạnh: vốn lớn, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao, ban quản trị luôn có tư tưởng đổi mới và hiện đại. Vì vậy định hướng phát triển của công ty trong những năm gần đây chủ yếu tập chung vào việc khai thác phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục theo định hướng phát triển của công ty, và nghiên cứu sâu vào việc làm như thế nào tạo nên sự phát triển hùng mạnh, em thực hiện nghiên cứu đề tài:
“ Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA ”
Đề tài đi vào nghiên cứu cụ thể những hoạt động, kế hoạch nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty. Ví dụ như: tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiện tại, thu hút nhân tài. Đặc biệt đề tài còn tìm hiểu thêm về những chính sách khuyến khích người lao động trong công việc ( tiền lương, thưởng, trợ cấp, ưu đãi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...) giúp tạo động lực, tăng sự gắn kết, sự cống hiến của người lao động với công ty.
Đề tài được nghiên cứu theo các chương sau:
Chương I:
Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần MISA.
Chương II:
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA.
Chương III:
Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ở công ty
cổ phần MISA
Chương I:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN MISA
1.1. Giới thiệu chung về công ty
1.1.1. Thông tin chung
Công ty Cổ phần MISA là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phần mêm máy tính: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý hành chính nhà nước cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Tên giao dịch: MISA Joint Stock Company,
Tên viết tắt MISA JSC), thành lập vào ngày 25 - 12 - 1994.
Tổng giám đốc: Thạc sỹ Lữ Thành Long
Số Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0103000971
MISA có Trụ sở chính tại Hà Nội, 01 Trung tâm Phát triển phần mềm và 04 Văn phòng thay mặt tại Hà Nội, Tp.HCM, Tp.Đà Nẵng, Tp.Buôn Ma Thuột với trên 200 nhân viên.
Trụ sở chính
Nhà I Khách sạn La Thành: 218 Đội Cấn, Q. Ba Đình, Tp.Hà Nội
Tel: 04-762 7891 Fax: 04-762 9746
Điện thoại miễn phí liên tỉnh: 1800-5-77778
E-mail: [email protected]
Trung tâm Phát triển phần mềm tại Hà Nội
Tầng 3, Tòa nhà Mai Trang: 16 Phạm Hùng, Từ Liêm, Tp.Hà Nội
Tel: 04-768 8376 Fax: 04-768 8376 (ext 111)
E-mail: [email protected].
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần MISA là MISA Group được thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 1994. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần MISA được chia thành 03 giai đoạn:
• Xác lập chỗ đứng trên thương trường (1994-1996)
• Vận dụng cơ hội, phát triển thương hiệu (1996-2001)
• Vươn lên để trở thành chuyên nghiệp (2001- nay)
Giai đoạn 1. Xác lập chỗ đứng trên thương trường (1994-1996)
Từ năm 1994-1996, tìm hiểu, nghiên cứu và xác lập con đường đi lâu dài cho MISA, chiến lược xây dựng phần mềm đóng gói được hình thành và phát triển. Thực tế đă chứng minh phần mềm đóng gói MISA phục vụ công tác kế toán là nền tảng cho các sản phẩm và hướng phát triển sau này của Công ty. MISA đă tìm được con đường đi, không chỉ tồn tại mà còn đứng vững trên thị trường trong nước.
Giai đoạn 2. Tận dụng cơ hội, phát triển thương hiệu (1996-2001)
Giai đoạn 1996- 2001, mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường trong nước và xây dựng MISA thành một thương hiệu mạnh.
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, với sự đầu tư và thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT một cách mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, thị trường phần mềm tại Việt Nam đă dần dần hình thành và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong khối các cơ quan Nhà nước. Tận dụng được cơ hội lớn này, ngay từ năm 1996 MISA đă nghiên cứu và cho ra đời phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp. Việc xác định và đầu tư cho sản phẩm này tưởng chừng như rất mạo hiểm và mông lung dưới con mắt của các đối thủ cạnh tranh khác. Bởi thời điểm đó hầu như các đơn vị ứng dụng CNTT trong nước chỉ tập trung chủ yếu trong khối doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài.
Tin tưởng vào tương lai phát triển của sản phẩm này, MISA đă dồn mọi nguồn nhân lực và vật lực để vừa tiến hành tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn toàn quốc vừa hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp của MISA đă được Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT khuyến cáo sử dụng trên phạm vi toàn quốc tại thời điểm này.
Đây là một thành quả tất yếu của cả một quá tŕnh định hướng và chuẩn bị lâu dài của Công ty. Tận dụng được cơ hội này MISA đă triển khai thành công phần mềm KT HCSN trên phạm vi toàn quốc và trở thành phần mềm tác nghiệp đầu tiên có tính phổ biến tại Việt Nam.
Giai đoạn 3. Vươn lên để trở thành chuyên nghiệp (2001- nay)
Sau năm 2000 cùng với sự ra đời của luật doanh nghiệp mới, số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam tăng nhanh từ vài chục ngàn rồi tới vài trăm ngàn doanh nghiệp như hiện nay.
Nhận thức thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, tŕnh độ quản lý thấp, vốn ít và nhận thức trong việc ứng dụng CNTT chưa cao nhưng MISA đă xác lập một quyết tâm hết sức quyết liệt trong việc khai phá thị trường này. Sản phẩm PMKT doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA-SME được đầu tư và phát triển trong bối cảnh này.
Bên cạnh sản phẩm chuyên nghiệp, MISA cũng luôn chú trọng tới cách dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, Công ty có đội ngũ cán bộ tư vấn riêng, lúc nào cũng túc trực sẵn sàng trả lời khách hàng. Hiện nay trong số các công ty phần mềm, duy nhất MISA có số điện thoại miễn phí đường dài 18005-77777, giúp khách hàng ở xa không phải trả cước phí điện thoại liên tỉnh.
Để triển khai được mạng lưới phân phối sản phẩm trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, trong giai đoạn này Công ty đă thành lập 4 văn pḥòng tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Buôn Ma Thuột.
1.1.3. Sảnphẩm chủ yếu.
Sản phẩm dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
- Phần mềm Quản trị Quan hệ Khách hàng MISA CRM.NET 2008
Giấy chứng nhận bản quyền của Cục Bản quyền tác giả số 2332/2007/QTG cấp ngày 2/10/2007.
- Phần mềm Kế toán Doanh nghiệp MISA SME 7.0
Giấy chứng nhận bản quyền của Cục Bản quyền tác giả số 151/2003/QTG cấp ngày 18/2/2003.
- Phần mềm quản trị nhân sự MISA HUMAN RESOURCE
Chưa cấp bản quyền.
Sản phẩm dành cho khối hành chính sự nghiệp:
- Phần mềm Kế toán Hành chính Sự nghiệp MISA-AD 4.5
Giấy chứng nhận bản quyền của Cục Bản quyền tác giả số 12/VH/BQ cấp ngày 17/01/2000 .
- Phần mềm Kế toán hành chính sự nghiệp MISA Bamboo.NET
Chưa cấp bản quyền.
- Phần mềm kế toán MISA Mimosa.NET
Chưa cấp bản quyền.
- Phần mềm kế toán thi hành án MISA PANDA.NET 2008
Chưa cấp bản quyền.
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần MISA
Nguồn phòng hành chính tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty là mô hình theo kiểu chức năng. Tất cả những người liên quan đến hoạt động chức năng thì được xếp vào cùng một bộ phận.
Bộ máy quản trị gồm 6 người, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị Lữ Thành Long kiêm giữ chức vụ tổng giám đốc. Người nắm cổ phần nhiều nhất trong công ty là ông Lữ Thành Long sở hữu 3.100.000 cổ phần, chiếm 62% tổng số cổ phần của công ty.
Các phòng ban làm đúng nhiệm vụ chuyên môn của mình, trung tâm phát triển phần mềm làm nhiệm vụ nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm mới. Văn phòng trực thuộc khu vực làm nhiệm vụ kinh doanh, khai thác thị trường. Văn phòng tổng công ty chuyên về PR, tư vấn hỗ trợ khách hàng, tài chính kế toán, hành chính tổ chức.
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.
1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận
Tóm tắt một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh công ty trong 2 năm gần nhất:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng trưởng
Tổng giá trị tài sản 8.449.984.616 15.999.610.401 89%
Doanh thu thuần 11.978.666.066 22.784.379.905 90%
Lợi nhuận trước thuế 2.722.357.133 9.782.066.928 259%
Lợi nhuận sau thuế 2.722.357.133 9.292.963.582 241%
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 84% 53%

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguồn phòng kinh doanh công ty cổ phần MISA

Nguồn phòng kinh doanh công ty cổ phần MISA
Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động, được phản ánh trong bảng cân đối kế toán của công ty theo đúng quy định của Luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lợi nhuận thuộc quyền sở hữu của công ty là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01đến hết ngày 31/12 dương lịch. Sổ sánh kế toán và việc phân phối lợi nhuận của công ty được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất phát triển phần mềm trong nước, cung cấp các dịch vụ phần mềm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ quan hành chính sự nghiệp (ví dụ: phần mềm kế toán, quản trị quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự ... ).
Từ bảng tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhận thấy công ty đang trên đà phát triển rất nhanh: tổng giá trị tài sản của công ty năm 2005 so với năm 2006 tăng gần gấp đôi (1.89 lần), đặc biệt lợi nhuận tăng gấp 3,41 lần, một con số tương đối lớn cho nhà đầu tư. Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy? câu trả lời đơn giản là công ty đã và đang đi đúng hướng, và khoảng thị trường đang ngày một mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng phải chuyên môn hóa, tự động hóa trong các hoạt động quản lý việc sử dụng phần mềm là bắt buộc. Mặt khác đội ngũ nhân viên ngày một chuyên nghiệp, giảm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm có vị trí cạch tranh lớn trên thương trường (sản phẩm của công ty được đánh giá là sản phẩm tương đối tiện ích, dẻ, phù hợp với doanh nghiệp). Dự tính trong những năm tới công ty còn phát triển mạnh hơn nữa với sự ra mắt của các phần mềm và các phiên bản mới.
Mức thu từ các dòng sản phẩm khác nhau là khác nhau. Cụ thể mức thu từ các sản phẩm được biểu diễn trên biểu đồ sau:

MỤC LỤC
Phần mở đầu. 1
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần MISA 3
1.1. Giới thiệu chung về công ty 3
1.1.1. Thông tin chung 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.3. Sảnphẩm chủ yếu. 6
1.1.4. Cơ cấu tổ chức. 7
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. 8
1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm. 8
1.2.2. Thị phần của doanh nghiệp. 11
1.3. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA. 12
1.3.1. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm. 12
1.3.2. Đặc điểm về lao động. 13
1.3.3. Văn hóa doanh nghiệp. 15
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở công ty cổ phần MISA 18
2.1. Các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực ở công ty 18
2.1.1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty. 18
2.1.2. Phương pháp hoạch định. 19
2.1.2.1. Căn cứ hoạch định. 19
2.1.2.2. Các bước hoạch định. 21
2.1.3. Tuyển dụng nhân sự. 25
2.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực hiện tại. 30
2.1.5. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tương lai. 35
2.2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua. 36
2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực 36
2.2.2. Tình hình biến động nhân lực trong những năm qua. 38
2.2.3. Sự cam kết, tính gia đình có tổ chức 39
2.3. Đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực tại tông ty cổ phần MISA. 40
2.3.1. Ưu điểm 40
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 41
2.3.2.1. Hạn chế. 41
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế. 42
Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển nguồnnhân lực ở công ty cổ phần MISA. 43
3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA trong tương lai. 43
3.2. Một số giải pháp thực hiện phát triển nguồn nhân lực. 46
3.2.1. Nâng cao năng lực, nhận thức của nhà quản lý, cán bộ nhân viên về vấn đề nhân sự. 46
3.2.2. Xác định chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực. 49
3.2.3. Đầu tư thích đáng cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 51
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 52
3.3.1. Công ty cổ phần MISA đã có cơ sở phát triển nguồn nhân lực từ các giai đoạn trước. 52
3.3.2. Lãnh đạo nhận thức tốt về sự tất yếu phát triển nguồn nhân lực. 52
3.3.3. Nguồn kinh phí trong những năm tới tăng lớn. 53
Phần kết luận 54
Lời Thank 56
Tài liệu tham khảo 57


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thuhang168

New Member
Download Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA

Download Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA miễn phí





MỤC LỤC
Phần mở đầu. 1
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần MISA 3
1.1. Giới thiệu chung về công ty 3
1.1.1. Thông tin chung 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.3. Sảnphẩm chủ yếu. 6
1.1.4. Cơ cấu tổ chức. 7
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. 8
1.2.1. Doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm. 8
1.2.2. Thị phần của doanh nghiệp. 11
1.3. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA. 12
1.3.1. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm. 12
1.3.2. Đặc điểm về lao động. 13
1.3.3. Văn hóa doanh nghiệp. 15
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở công ty cổ phần MISA 18
2.1. Các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực ở công ty 18
2.1.1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty. 18
2.1.2. Phương pháp hoạch định. 19
2.1.2.1. Căn cứ hoạch định. 19
2.1.2.2. Các bước hoạch định. 21
2.1.3. Tuyển dụng nhân sự. 25
2.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực hiện tại. 30
2.1.5. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tương lai. 35
2.2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua. 36
2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực 36
2.2.2. Tình hình biến động nhân lực trong những năm qua. 38
2.2.3. Sự cam kết, tính gia đình có tổ chức 39
2.3. Đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực tại tông ty cổ phần MISA. 40
2.3.1. Ưu điểm 40
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 41
2.3.2.1. Hạn chế. 41
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế. 42
Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển nguồnnhân lực ở công ty cổ phần MISA. 43
3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần MISA trong tương lai. 43
3.2. Một số giải pháp thực hiện phát triển nguồn nhân lực. 46
3.2.1. Nâng cao năng lực, nhận thức của nhà quản lý, cán bộ nhân viên về vấn đề nhân sự. 46
3.2.2. Xác định chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực. 49
3.2.3. Đầu tư thích đáng cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 51
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 52
3.3.1. Công ty cổ phần MISA đã có cơ sở phát triển nguồn nhân lực từ các giai đoạn trước. 52
3.3.2. Lãnh đạo nhận thức tốt về sự tất yếu phát triển nguồn nhân lực. 52
3.3.3. Nguồn kinh phí trong những năm tới tăng lớn. 53
Phần kết luận 54
Lời Thank 56
Tài liệu tham khảo 57
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

(khả năng phát triển thị trường trong ngắn hạn), nhu cầu công ty (có chiến dịch ra sản phẩm hay không), khả năng hiện có của công ty. Ban lãnh đạo và phòng nhân sự có tránh nhiệm đưa ra một bản kế hoạch nguồn nhân sự trong ngắn hạn và dài hạn .
B3: Thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực.
Chính sách, kế hoạch trên được phòng nhân sự, các phòng ban trực tiếp liên quan thi hành, phòng nhân sự phụ trách khâu tuyển dụng, đào tạo người, phòng ban cụ thể như: kinh doanh, phát triển phần mềm, trực tiếp đào tạo, tiếp nhận nhân viên mới.
B4: Đánh giá việc thực hiện và mức độ hiệu quả của chương trình.
Kiểm tra xem số lượng nhân lực tuyển có đầy đủ không? chất lượng đáp ứng được nhu cầu? chiến lược nguồn nhân lực có đang đi đúng hướng với chiến lược của công ty không? Nếu đi lệch mục tiêu thì phải điều chỉnh lại (mục tiêu của công ty, chiến lược của công ty là phải lấy con người làm trung tâm vì vậy mọi vấn đề đều phải định hướng theo con người, lấy con người làm giá trị cốt lõi, giá trị của sự phát triển bền vững)
Bên cạnh việc đánh giá với mục tiêu, kế hoạch đã hoàn thành, còn phải đánh giá với chính bản thân sự việc hoàn thành xem làm như thế nào để tốt hơn, còn cách nào tốt hơn không? Bài học rút ra là gì? Tốt cần tốt hơn, chưa tốt cần làm như thế nào để tốt hơn… Tóm lại phải đánh giá lại trước việc, trong việc, sau việc.
Quy trình phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần MISA
Kế hoạch phương án sản phẩm của công ty
Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA
Định mức lao động
Nhu cầu nguồn nhân lực của công ty MISA (cơ cấu nhân lực)
Công nghệ, kỹ thuật
T. độ Nhân lực
Nhu cầu tuyển thêm và đào tạo nguồn nhân lực
Số lượng hiện có
Nhu cầu
thị trường
Sơ đồ 4: quy trình xác đinh nhu cầu nguồn nhân lực công ty MISA
Nguồn phòng nhân sự công ty cổ phần MISA
2.1.3. Tuyển dụng nhân sự.
Căn cứ vào quy trình xác định nhu cầu nguồn nhân lực, của công ty ở sơ đồ trên, xác định được nguồn nhân lực thiếu, xác định được số lượng cần tuyển thêm.
Xác định rõ yêu cầu cụ thể với lượng thiếu đấy là gì: thiếu nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển phần mềm, thiếu lãnh đạo… trình độ cụ thể của người cần tuyển là gì?. Từ đó xác định rõ nguồn nhân lực đó lấy từ đâu? tuyển từ đâu?: tuyển nhân lực nội bộ, tuyển nhân lực từ bên ngoài.
- Tuyển nhân lực nội bộ: một vị trí nào trong công ty bị thiếu mà cụ thể là các vị trí lãnh đạo, trưởng phòng, trưởng nhóm… thì đầu tiên đều cất nhắc những người đã có thành tích trong công ty lên. Ngoài ra việc tuyển dụng nội bộ còn phải kể thêm phần mà người công ty giới thiệu người nhà mình tới công ty làm việc: phòng kinh doanh rất nhiều trường hợp giới thiệu anh em tơi làm việc cùng, các văn phòng thay mặt người làm việc gần như đều là các mỗi quan hệ thân thiết giới thiệu.
Mặt khác khi nguồn nhân lực nội bộ không đáp ứng được thì công ty phải thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài.
- Tuyển dụng nhân lực bên ngoài: công ty tiến hành xác định lượng cần tuyển, đề xuất tuyển dụng, lên kế hoạch tuyển dụng, (tuyển bao nhiêu người?, trình độ như thế nào?, vào vị trí nào?...)
Phương pháp tuyển dụng bên ngoài: Đăng thông tin tuyển dụng lên mạng (trang web của công ty, những trang wed khác), báo mua bán, báo lao động, báo sinh viên... liên hệ tuyển dụng với các trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức tuyển trực tiếp tại hội trợ việc làm, liên hệ tuyển dụng với các trường cao đẳng, đại học học: Đại học Công Nghệ Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Quốc Gia, Đại học Mở... bằng việc hợp tác đào tạo, phát học bổng, ươm nhân tài từ khi còn ở trong trường.
Quy trình tuyển dụng tại công ty cổ phần MISA.
Nghiên cứu bổ sung
Nhân sự các phòng
Đề xuất tuyển dụng
Ban giám đốc duyệt
Xây dựng kế hoạch tuyển
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận hồ sơ
Thi tuyển: phỏng vấn
Thử việc
Tiếp nhận nhân viên
Loại bỏ ứng viên
Sơ đồ 5: quy trình tuyển dụng công ty cổ phần MISA.
Nguồn phòng nhân sự công ty cổ phần MISA
Trên là sơ đồ tổng quát đầy đủ các bước nhất trong quy trình tuyển dụng tại công ty cổ phần MISA. Nhưng lại tùy từng vị trí mà có thể cắt bớt các bước.
Trung Tâm phát triển phầm mềm lúc nào cũng trong tình trạng thiếu nhân lực để đáp ừng toàn bộ công việc nên có thể bỏ qua toàn bộ các bước ban đầu: nghiên cứu bổ sung, đề suất tuyển dụng, phê duyệt. Mà luôn luôn có thông báo tuyển dụng lập trình viên trên trang web của công ty
Phòng kinh doanh thì tuyển người gần như theo đúng tiến trình trên. Nhưng theo mỗi đợi, mỗi chiến dịch lại cần huy động một lượng nhân sự, nên mỗi chiến dịch lại bắt đầu tuyển thêm (ví dụ trong chiến dịch CRM vừa qua có truyển thêm 8 nhân viên kinh doanh).
Phòng hành chính tổng hợp, phòng kế toán, phòng PR, phòng QA thì số lượng nhân viên tuyển thêm tương đối ít tùy vào nhu cầu thiếu mà đề bạt, xin tuyển dụng...
Các văn phòng thay mặt tại các tỉnh thì lượng nhân viên chủ yếu là nhân viên kinh doanh, mà số lượng cần không nhiều, khoảng 10- 15 người. Vì vậy sẽ tuyển ngay đợi đầu khi mới mở chi nhánh, trong thời gian hoạt động có thể tuyển thêm mà không cần báo cáo xin tuyển dụng về tổng công ty. Tức là ứng viên đến xin việc theo thông báo của công ty chi nhánh, công ty chấp nhân thử việc sau đó mới báo cáo về tổng công ty tại Hà Nội.
Mặt khác đối với vị trí lãnh đạo thì công ty không áp dụng hình thức tuyển từ bên ngoài mà tuyển theo đề bạt trực tiếp của nhân viên (đề củ những người xuất sắc lên làm vị trí lãnh đạo). Hình thức tuyển dụng như thế này có thể mang tính chất 2 mặt: tốt là tạo động lực cho người lao động thăng tiến, phát triển, nỗ lực hết sức hoàn thành mục tiêu đặt ra, mặt chưa tốt là có thể không tìm được người tài thực sự, hạn chế nguồn nhân lực...
Sau khi có nhu cầu tuyển dụng, đề xuất xin tuyển dụng là công ty bắt đầu thông báo tuyển dụng lên các báo, mạng đã nêu ở trên, vì nó mang tính phổ biến, phù hợp với trình độ nhân lực khác nhau khi tiếp xúc với thông tin tuyển dụng. Tiếp đến là bước tiếp nhận hồ sơ và loại trực tiếp qua hồ sơ thì tại công ty không loại hồ sơ ngay từ ban đầu để tạo thêm cơ hội cho các ứng viên, và để chắc chắn rằng công ty sẽ tuyển được nhiều người tài nhất có thể. Phỏng vấn trực tiếp là giai đoạn mà công ty loại nhiều ứng viên nhất. Trong phần phỏng vấn này có cả phần thi kiểm tra trình độ, với phương châm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty chỉ tuyển những người thực sự có tài, có tâm làm việc, có chí khí, có khả năng giúp công ty đi lên. Đặc biệt không tuyển người cho đủ số lượng. Vì lý do nói trên mà qua hai đợt tuyển nhân sự của trung tâm phát triển phần mềm gần đây đợt 1 tháng 8/2007 có 20 ứng viên tham gia, đợt 2 tháng 12/2007 có 18 ứng viên tham gia, đều không tuyển được người nào vào vòng thử việc.(bên trung tâm phát triển phần mềm tuyển người chủ yếu dựa vào chuyên môn...
Cho em xin bản đầy đủ để tham khảo với ạ.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Văn hóa, Xã hội 0
L Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Việt Nam Theo Hướng Kinh Tế Tri Thức Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top