dung_hitle

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Link tải miễn phí Luận văn: Phát triển thương hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2008
Chủ đề: Giáo dục đại học
Phát triển thương hiệu
Quản trị kinh doanh
Thương mại
Miêu tả: 96 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu nói chung và thương hiệu dịch vụ nói riêng, đặc biệt là thương hiệu dịch vụ đào tạo. Đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giai đoạn từ năm 2000 đến nay, cụ thể là thực trạng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu, thực trạng nhận thức và quan tâm của Ban lãnh đạo, cán bộ và sinh viên về xây dựng và phát triển thương hiệu, đầu tư cho phát triển thương hiệu, công tác quảng bá và bảo vệ thương hiệu; rút ra nhận xét chung về kết quả đạt được cùng những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, nêu các định hướng phát triển của Trường đến năm 2012 và các giải pháp: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy; tăng cường nguồn học liệu; đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo; tăng cường hoạt động quảng bá giới thiệu hình ảnh, hoạt động bảo vệ thương hiệu, nhằm góp phần phát triển thương hiệu của Trường
20/12/1961, có tên là Trường trung cấp Vật tư, tiền thân là một nửa được tách từ
Trường Thương Nghiệp Trung ương, nay là Trường Đại học Thương mại về hoạt
động riêng biệt tại xã Ngũ Kim, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, sau này sơ tán
chuyển về xã Lễ Khê, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Năm 1973, trường chuyển về địa
điểm mới ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.
Ngày 24/11/1990, Bộ Thương nghiệp (sau này là Bộ Thương mại) đã quyết
định hợp nhất hai Trường Trung cấp Thương nghiệp Sơn Tây và Trường Trung cấp
Vật tư thành Trường Trung cấp Thương mại Trung ương I, đóng tại xã Phú Lãm,
Thanh Oai, Hà Tây. Đến ngày 22 tháng 5 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra
quyết định số 97/1998/QD - TTg nâng cấp Trường Trung cấp Thương mại Trung
ương I thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.
Năm 1961, Trường Trung cấp Vật tư thuộc Tổng cục vật tư nhằm mục đích:
Đào tạo cán bộ trung cấp nghiệp vụ cho các ngành của Tổng cục và Bổ túc trung
cấp nghiệp vụ cho cán bộ sơ cấp có trình độ và có khả năng đảm nhiệm công tác.
Nhiệm vụ của nhà trường khi đó là: Đưa vào chủ trương đào tạo cán bộ nghiệp vụ
của Tổng cục, lập chương trình, kế hoạch, giáo dục nghiệp vụ kết hợp với việc giáo
dục chính trị và văn hóa. Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm: 01 hiệu trưởng, 02
hiệu phó và 03 phòng giúp việc gồm: Phòng giáo vụ và Ban giáo viên, Phòng tổ
chức nhân sự và Phòng hành chính quản trị.
Năm 1990, trường Trung cấp Thương mại Trung ương I thuộc Bộ Thương
Nghiệp, có nhiệm vụ: đào tạo cán bộ bậc trung cấp về nghiệp vụ quản lý và nghiệp
vụ kinh doanh thương mại cho các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà
Bắc, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình gồm các chuyên ngành:
- Kế toán thống kê, kế hoạch thương nghiệp.
- Nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh, bảo quản hàng công nghệ phẩm và nông sản thực phẩm.
- Lao động tiền lương.
Tổ chức bộ máy của Nhà trường gồm: 01 hiệu trưởng, 02 - 03 hiệu phó, 03
phòng: Phòng giáo vụ, Phòng tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ và hành
chính quản trị và các tổ giáo viên.
Năm 1998, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại trực thuộc Bộ
Thương mại có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng về kinh
tế, kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại. Các ngành nghề Nhà trường đang đào tạo
như sau:
+ Đào tạo bậc Cao đẳng (3 năm):
1, Ngành QTKD, gồm 4 chuyên ngành: Kinh doanh thương mại, Kinh doanh
xăng dầu, Kinh doanh XNK, Kinh doanh KS – DL.
2, Ngành Kế toán, gồm 2 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp và Kiểm toán.
3, Ngành Tài chính - Ngân hàng, gồm 2 chuyên ngành: Tài chính doanh
nghiệp và Ngân hàng Thương mại.
4, Ngành Công nghệ hóa học, gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật xăng dầu và
Công nghệ thực phẩm.
5, Ngành hệ thống thông tin quản lý, gồm 2 chuyên ngành: Tin học Doanh
nghiệp và Tin học Kế toán.
6, Ngành tiếng Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại.
+ Đào tạo bậc Trung cấp (2 năm): với 6 chuyên ngành Nghiệp vụ kinh
doanh thương mại, Nghiệp vụ lễ tân, Kinh doanh siêu thị, Kế toán doanh nghiệp,
Tài chính doanh nghiệp, Kỹ thuật xăng dầu - gas,
+ Bậc đào tạo nghề: có ba bậc đào tạo nghề là Cao đẳng nghề (2,5 năm)
gồm: Kế toán doanh nghiệp, Thương mại điện tử; Trung cấp nghề (1,5 năm) gồm:
Kế toán doanh nghiệp, Nghiệp vụ lễ tân, Bán hàng xăng dầu và Sơ cấp nghề (1
năm) gồm: Kế toán doanh nghiệp, Nghiệp vụ lễ tân, Bán hàng xăng dầu, Bán hàng
siêu thị, Điện dân dụng và công nghiệp.
+ Bồi dưỡng ngắn hạn: Nhân viên bán hàng, Cửa hàng trưởng, Nâng bậc
công nhân bán hàng xăng dầu - gas, Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học.
Bên cạnh bộ máy chuyên môn, nhà trường còn có tổ chức Đảng bộ, các tổ
chức đoàn thể quần chúng khác.
Như vậy, có thể thấy với gần 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã
trải qua nhiều giai đoạn thay đổi: đổi tên trường, đổi vị trí đặt trường… và những sự
thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động theo những giai
đoạn phát triển tương ứng của nền kinh tế và cùng với đó là sự phát triển đa dạng,
phong phú của các chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chính điều này
đã tác động không nhỏ đến việc ổn định, củng cố tên tuổi, hình ảnh của nhà trường.
Mặt khác, các biến động này cũng gây ra những khó nhăn nhất định cho nhà trường
trong chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển thương hiệu nói riêng.
2.2.2 Nguồn lực hiện tại của nhà trƣờng
Về đội ngũ, hiện nay tổng số cán bộ công chức của nhà trường là 202 người,
trong đó nam 85, nữ 117. Tổng số giảng viên và giảng viên kiêm chức là 129 người,
chiếm 64%; cán bộ quản lý là 28 người, chiếm 14%, nhân viên phục vụ chiếm 22%.
Trình độ cán bộ quản lý và giáo viên: 100% đại học; 46% sau Đại học, trong đó: 1
tiến sỹ, 35 thạc sỹ, 5 Nghiên cứu sinh và 20 học viên cao học; 12 Giảng viên chính,
chuyên viên chính.
Cơ cấu theo độ tuổi và trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy được
thể hiện trong các bảng và hình dưới đây:
* Về đội ngũ cán bộ quản lý
Bảng 2.3: Cơ cấu cán bộ quản lý theo độ tuổi và theo trình độ
Nội dung Trang
Lời Thank I
Mục lục II
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu trong luận văn VI
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ VII
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: Tæng quan vÒ th-¬ng hiÖu vµ th-¬ng hiÖu cña dÞch vô ®µo
t¹o
4
1.1 Khái quát chung về thƣơng hiệu 4
1.1.1 Các tiếp cận thương hiệu 4
1.1.2 Các loại thương hiệu 5
1.1.2.1 Phân loại theo phạm vi bao trùm của thương hiệu 5
1.1.2.2 Phân loại theo đối tượng sản phẩm mang thương hiệu 7
1.1.2.3 Phân loại theo phạm vị ứng dụng của thương hiệu 8
1.1.3 Vai trò của thương hiệu 9
1.1.3.1 Vai trò của thương hiệu đối với chủ sở hữu 9
1.1.3.2 Vai trò của thương hiệu đối với công chúng 10
1.2 Thƣơng hiệu dịch vụ đào tạo 11
1.2.1 Đặc điểm của dịch vụ 11
1.2.2 Đặc điểm của thương hiệu dịch vụ 12
1.2.3 Tiếp cận của WTO về dịch vụ đào tạo 13
1.2.3.1 Khái quát về dịch vụ đào tạo 13
1.2.3.2 Tiếp cận của WTO về dịch vụ đào tạo 16
1.2.4 Các tiếp cận của thương hiệu dịch vụ đào tạo 18
1.2.4.1 Tiếp cận từ quan điểm chất lượng 18
1.2.4.2 Tiếp cận từ quan điểm quản lý hành chính 19
1.2.4.3 Tiếp cận từ quan điểm marketing dịch vụ 20
1.3 Mô hình chiến lƣợc và kế hoạch phát triển thƣơng hiệu dịch vụ 21
1.3.1 M« h×nh chiÕn l-îc chung trong ph¸t triÓn th-¬ng hiÖu cho dÞch vô 21
1.3.2 Mèi t-¬ng quan gi÷a s¶n phÈm vµ th-¬ng hiÖu s¶n phÈm 24
1.3.3 Nh÷ng nh©n tè ¶nh h-ëng ®Õn qu¸ tr×nh x©y dùng vµ ph¸t triÓn
th-¬ng hiÖu dÞch vô ®µo t¹o
25
Chƣơng 2: Thùc tr¹ng ph¸t triÓn th-¬ng hiÖu cña Tr-êng Cao ®¼ng
Kinh tÕ - Kü thuËt Th-¬ng m¹i tõ n¨m 2000 ®Õn nay
28
2.1 Bối cảnh chung của Giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam trong
những năm gần đây
28
2.1.1 Những quan điểm, đường lối chính sách cơ bản của Đảng và Nhà
nước về Giáo dục đại học và cao đẳng
28
2.1.2 Các xu hướng đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam 30
2.1.3 Thực trạng về đào tạo chuyên nghiệp khối kinh tế 32
2.1.3.1. Tình hình đào tạo chuyên nghiệp 32
2.1.3.2. Tình hình công tác đào tạo của Bộ Công thương 34
2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ
thuật Thƣơng mại
35
2.2.1 Giới thiệu chung về lịch sử biến động của nhà trường 35
2.2.2 Nguồn lực hiện tại của nhà trường 39
2.2.3 Hệ thống chương trình đào tạo, đề cương, giáo trình, tài liệu tham
khảo
44
2.2.4 Đối tượng người học 48
2.2.5 Các yếu tố cơ sở vật chất hậu cần phục vụ cho đào tạo 51
2.3. Thực trạng tình hình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng Mại
53
2.3.1 Thực trạng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu 53
2.3.2 Thực trạng nhận thức và sự quan tâm của Ban lãnh đạo, cán bộ giáo
viên và học sinh, sinh vên về xây dựng và phát triển thương hiệu.
54
2.3.3 Thực trạng đầu tư cho phát triển thương hiệu 56
2.3.4 Thực trạng về quảng bá và bảo vệ thương hiệu của Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại
57
2.4. Nhận xét khái quát tình hình phát triển thƣơng hiệu của Trƣờng
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng Mại
60
2.4.1 Những kết quả đạt được 61
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 62
Chƣơng 3: Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn th-¬ng hiÖu Tr-êng Cao ®¼ng Kinh tÕ
- Kü thuËt Th-¬ng M¹i
64
3.1. Định hƣớng phát triển của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Thƣơng Mại từ nay đến 2012
64
3.1.1 Định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển các cơ sở
đào tạo chuyên nghiệp
64
3.1.2 Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Thương Mại đến năm 2012
64
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển đào tạo 65
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển bộ máy và tổ chức nhân sự 65
3.1.2.3. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 66
3.1.3 Quan điểm về phát triển thương hiệu của cơ sở đào tạo và những
căn cứ để đề xuất giải pháp
66
3.2. Giải pháp phát triển thƣơng hiệu của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế – 68
Kỹ thuật Thƣơng Mại
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ
giảng dạy
68
3.2.1.1 Nội dung chính của giải pháp 68
3.2.1.2 Biện pháp thực hiện giải pháp 71
3.2.2 Giải pháp tăng cường nguồn học liệu phong phú cập nhật 73
3.2.2.1 Nội dung chính của giải pháp 73
3.2.2.2 Biện pháp thực hiện giải pháp 74
3.2.3 Giải pháp đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ quá trình đào tạo 77
3.2.3.1 Nội dung chính của giải pháp 77
3.2.3.2 Biện pháp thực hiện giải pháp 78
3.2.4 Giải pháp xây dựng văn hóa tổ chức 80
3.2.4.1 Nội dung chính của giải pháp 80
3.2.4.2 Biện pháp thực hiện giải pháp 83
3.2.5 Giải pháp tăng cường các hoạt động quảng bá giới thiệu hình ảnh 84
3.2.5.1 Nội dung chính của giải pháp 84
3.2.5.2 Biện pháp thực hiện giải pháp 85
3.2.6 Giải pháp thực hiện các hoạt động bảo vệ thương hiệu 90
3.2.6.1 Nội dung chính của giải pháp 90
3.2.6.2 Biện pháp thực hiện giải pháp 91
3.3. Kiến nghị các điều kiện thực hiện 92
3.3.1 Đầu tư nguồn lực đào tạo đội ngũ 92
3.3.2 Một số kiến nghị với các Bộ liên quan 92
KẾT LUẬN 94
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục nói chung
và giáo dục đại học nói riêng về nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng
ngày càng cao trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, đặt ra cho các
trường nhiệm vụ phải tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới triết lý giáo dục, đổi mới
phong cách chỉ đạo, quản lý và điều hành nhà trường, tiếp tục điều chỉnh và hoàn
thiện sứ mạng, nhằm tiến tới một nền giáo dục đại học có chất lượng và hiệu quả
cao hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân
lực của xã hội.
Với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) với quan điểm coi giáo dục là một trong mười
hai ngành dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi giáo dục đào tạo
Việt Nam phải có những bước phát triển tương xứng để cung cấp nguồn lao động có
những tố chất và đủ năng lực, kỹ năng thực hành công việc có hiệu quả, đáp ứng
phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại là một trong hệ thống hơn
300 trường đại học, cao đẳng trong cả nước với qui mô hàng năm khoảng 6500 học
sinh, sinh viên. Mặc dù được thành lập gần 50 năm, với quy mô và chất lượng đào
tạo ngày càng tăng nhưng tên tuổi và hình ảnh nhà trường chưa thật sự được khẳng
định tương xứng với bề dày lịch sử đó.
Trong bối cảnh ngành giáo dục có nhều thay đổi, để thực hiện được đề án trở
thành trường Đại học vào năm 2012, nhà trường cần có những giải pháp cụ thể để
nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của mình.
Xuất phát từ lý do trên, cao học viên đã lựa chọn đề tài: "Phát triển thương
hiệu Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại" làm luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có nhiều bài viết nghiên cứu về xây dựng và phát triển thương
hiệu như: Xây dựng và phát triển thương hiệu của tác giả Vũ Chí Lộc – Lê Thu Hà;
Xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà
TPHCM – HDBank của tác giả Trần Hà; Xây dựng và phát triển thương hiệu
"VNGAS" cho Công ty SHINPETROL của tác giả Triệu Bình; Các giải pháp xây
dựng và phát triển thương hiệu Mobifone của Công ty thông tin di động VMS của tác
giả Nguyễn Văn Vinh; Giải pháp duy trì và phát triển thương hiệu DANAFOOD tại
công ty cổ phần lương thực Đà Nẵng của tác giả Phan Thị Hồng Thắm...
Các công trình nêu trên đã phân tích khá rõ các vấn đề về thương hiệu và các
tác nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Tuy
nhiên, chưa có bài viết nào nghiên cứu về thương hiệu của dịch vụ đào tạo cũng như
thương hiệu của một cơ sở đào tạo cụ thể. Luận văn "Phát triển thương hiệu Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại" đã đi sâu nghiên cứu về thương hiệu,
thương hiệu dịch vụ, thương hiệu dịch vụ đào tạo nói chung và thương hiệu của một
cơ sở đào tạo nói riêng từ đó chỉ ra các chiến lược, các bước tác nghiệp cơ bản trong
phát triển thương hiệu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển thương hiệu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.
Nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thương hiệu nói chung và thương hiệu dịch
vụ nói riêng, đặc biệt là thương hiệu dịch vụ đào tạo.
- Phân tích thực trạng tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại trong thời gian qua.
- Kiến nghị giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Các chiến lược và các bước
tác nghiệp cơ bản trong phát triển thương hiệu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ điều kiện thời gian và các điều kiện khác
cho nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng xây dựng và phát triển
thương hiệu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giai đoạn từ năm
2000 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu với đối tượng và phạm vi như trên, tác
giả sử dụng các phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, phương
pháp toán thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp biểu đồ,
phương pháp khảo sát và một số phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
Luận văn sử dụng thông tin được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của ngành
Giáo dục đào tạo và của Nhà trường qua các năm; tài liệu thống kê, sách tham khảo,
các địa chỉ website có bài viết liên quan.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Thực hiện đề tài trên, tác giả hy vọng đóng góp được một số điểm mới chưa
có ở luận văn nào trước đó trên các mặt sau:
- Về mặt lý luận: Luận văn đưa ra cách tiếp cận toàn diện hơn về thương
hiệu, đặc biệt gắn với một cơ sở đào tạo.
- Về mặt phân tích thực trạng: Luận văn phân tích một cách chi tiết về chất
lượng đào tạo, khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Thương mại thông qua nghiên cứu, phân tích và khảo sát thực tế.
- Về mặt giải pháp: Luận văn đề xuất được một số giải pháp phát triển
thương hiệu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận
văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thƣơng hiệu và thƣơng hiệu của dịch vụ đào tạo
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của Trƣờng
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thƣơng mại
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:


xem thêm

Phát triển thương hiệu Trường Cao đẳng Thương mại

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
D Áp dụng chiến lược marketing – mix để hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Novelty của Tổng Công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top