Luận văn: Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 14
Nhà xuất bản: Đại học giáo dục
Ngày: 2014
Miêu tả: 78 p. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ........... 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................... 5
1.1.1. Tại một số nước trên thế giới ............................................................... 5
1.1.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 11
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ................................... 11
1.2.2. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ .................................................................... 15
1.2.3. Khái niệm sinh viên ........................................................................... 17
1.2.4. Khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên .................................... 17
1.3. Nội dung quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong các
trường Đại học ........................................................................................... 18
1.4. Hình thức hoạt động tư vấn, hỗ trợ ................................................... 19
1.5. Các lực lượng trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ................... 21
1.6. Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ...................... 21
1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên .... 21
1.7.1. Đặc điểm của sinh viên ..................................................................... 21
1.7.2. Nhận thức của các lực lượng tham gia ............................................... 22
1.7.3. Môi trường xã hội .............................................................................. 22
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN,
HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ... 25
2.1. Một vài nét về Trường Đại học Ngoại thương .................................. 25
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của trường ........................................ 25
2.1.2. Quy mô đào tạo ................................................................................. 26
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên ................................................. 26
2.1.4. Cơ sở vật chất của trường .................................................................. 27
2.1.5. Định hướng phát triển của trường ...................................................... 27
2.1.6. Quy định về hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học
Ngoại thương .............................................................................................. 30
2.2. Thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học
Ngoại thương ............................................................................................. 31
2.2.1. Thực trạng các lực lượng tham gia tư vấn ......................................... 31
2.2.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và trách nhiệm của các lực
lượng trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ............................................ 33
2.2.3. Thực trạng thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên .................... 35
2.2.4. Thực trạng tinh thần thái độ của cán bộ, giảng viên đối với sinh viên
trong việc giải quyết công việc liên quan đến sinh viên ................................... 36
2.2.5. Thực trạng khó khăn trong học tập của sinh viên ............................... 36
2.2.6. Đánh giá của sinh viên về công tác hỗ trợ sinh viên của trường ......... 38
2.2.7. Đánh giá của sinh viên về môi trường vật chất phục vụ học tập ......... 40
2.2.8. Đánh giá của sinh viên về môi trường tâm lý ..................................... 42
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại
Trường Đại học Ngoại thương .................................................................. 43
2.3.1. Nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương ..... 43
2.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tư vấn,
hỗ trợ sinh viên và những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong hoạt
động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ....................................................................... 44
2.3.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
tại Trường Đại học Ngoại thương ................................................................ 46
2.3.4. Quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ
sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương ................................................. 48
2.3.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
tại Trường Đại học Ngoại thương ................................................................ 49
2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại
Trường Đại học Ngoại thương .................................................................. 50v
2.4.1. Về ưu điểm ........................................................................................ 50
2.4.2. Về nhược điểm .................................................................................. 52
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN,
HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ... 54
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................... 54
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của trường .. 54
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................. 54
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................................... 54
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại
Trường Đại học Ngoại thương .................................................................. 54
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn, hỗ
trợ sinh viên cho mọi lực lượng tham gia .................................................... 55
3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên ... 56
3.2.3. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất và bổ sung kinh
phí cho hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ................................................... 56
3.2.4. Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ sinh viên .................................... 57
3.2.5. Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát, theo dõi sự tiến triển của
sinh viên hiệu quả ........................................................................................ 65
3.2.6. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội ........ 66
3.2.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên ..... 67
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 67
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp .......... 69
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 79
PHỤ LỤC ................................................................................................... 82
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Số liệu các câu lạc bộ 32
Bảng 2.2 Nhận thức về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động tư
vấn, hỗ trợ sinh viên
34
Bảng 2.3 Nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng trong hoạt
động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
34
Bảng 2.4 Mức độ thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 35
Bảng 2.5 Tinh thần thái độ của cán bộ, giảng viên đối với sinh viên
trong việc giải quyết công việc liên quan đến sinh viên
36
Bảng 2.6 Những khó khăn chủ yếu trong học tập của sinh viên 37
Bảng 2.7 Công tác hỗ trợ sinh viên trong học tập của Nhà trường 38
Bảng 2.8 Đánh giá của sinh viên về môi trường vật chất phục vụ
học tập
41
Bảng 2.9 Đánh giá của sinh viên về môi trường tâm lý 42
Bảng 2.10 Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động
tư vấn, hỗ trợ sinh viên
44
Bảng 2.11 Nhận thức về những biện pháp Nhà trường đã thực hiện
trong việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
46
Bảng 2.12 Quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tư
vấn, hỗ trợ sinh viên
47
Bảng 2.13 Quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn,
hỗ trợ sinh viên
48
Bảng 2.14 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ
sinh viên
49
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 70
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 74vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 69
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế hệ trẻ là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ
XXI có vị trí xứng đáng trên thế giới hay không đều tùy thuộc vào thế hệ trẻ,
vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ mà cụ thể là SV. Đúng như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”. Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho
sinh viên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao
đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi,
sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân
chính là vấn đề cần đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy
nguồn lực con người.
Nghị quyết trung ương 8 khóa XI có viết: “Hệ thống giáo dục và đào tạo
thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các cách giáo dục, đào tạo;
còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa
học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường lao động; chưa chú trọng đúng
mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”.
Trong giai đoạn hiện nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, giao lưu, hợp
tác quốc tế, nước ta đã tận dụng được trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
để tiến hành xây dựng đất nước, cơ chế thị trường đang phát huy những tác
dụng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng
tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục như xuất hiện các hiện tượng suy thoái đạo
đức, có lối sống thực dụng…; thêm vào đó sự du nhập văn hóa cũng làm ảnh
hưởng đến sinh viên. Sinh viên là đối tượng chưa có đủ sự chín chắn trong suy
nghĩ, hành động. Đặc biệt là trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Mặt khác,
do nhạy cảm, ham thích khám phá những điều mới lạ và sự bồng bột, thiếu kinh2
nghiệm nên SV rất dễ tiếp nhận những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực
xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân. Nhất là
trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Sự phát triển công nghệ
khiến cho SV dễ dàng tiếp cận với những trào lưu, lối sống thực dụng, sống vội…
Những sự việc bạo lực xảy ra ngày càng nhiều cũng đã tác động xấu đến sinh
viên. Sinh viên cần được chia sẻ, được thông cảm và giải đáp các thắc mắc. Vì
vậy, tổ chức các hoạt động tư vấn là điều rất cần thiết.
Hơn nữa, thực tế cho thấy những kiến thức và kỹ năng mà SV được học
trong nhà trường vẫn chưa đủ để sinh viên tự tin khi bước vào cuộc sống nghề
nghiệp, SV ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc dẫn tới tỷ lệ thất
nghiệp đối với SV mới ra trường cao. Vì vậy, họ cần hỗ trợ nhiều hơn trong
quá trình học tập tại trường.
Trong những năm qua, nhận thức được việc cần thiết phải tổ chức các hoạt
động tư vấn và hỗ trợ sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, một số đơn
vị trong Trường ĐHNT đã thực hiện công tác này và đem lại kết quả nhất định.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên HĐTV, HTSV ở trường
vẫn chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của SV. Thực tế này đặt ra
cho những cán bộ làm công tác sinh viên phải suy nghĩ để tìm ra những biện pháp
khoa học, sáng tạo, phù hợp với nhà trường để tổ chức tốt hơn nữa các HĐTV,
HT, góp phần nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt của sinh viên đồng thời
nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường. Vì vậy, chúng tui chọn đề tài : “Quản lý
hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương” để
nghiên cứu trong luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp phù hợp, khả thi về quản lý hoạt động tư vấn, hỗ
trợ sinh viên trong quá trình học tập tại Trường Đại học Ngoại thương, giúp
cho sinh viên nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt tại trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý tư vấn, hỗ trợ SV
ở trường Đại học.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn và công tác
quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT trong
giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương.
5. Giả thuyết khoa học
Tổ chức HĐTV, HTSV có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình học
tập của sinh viên tại trường. Nếu lãnh đạo Nhà trường và các nhà quản lý chú
trọng và tổ chức, quản lý HĐTV, HTSV một cách khoa học, phù hợp với thực
tế Nhà trường thì hoạt động này sẽ được triển khai hiệu quả, qua đó nâng cao
chất lượng đào tạo của trường.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Trường ĐHNT có nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ đa dạng nhưng luận văn
hướng vào nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ học tập.
- Khảo sát thực trạng với bộ câu hỏi điều tra các khách thể, cụ thể là 540
sinh viên và 200 cán bộ, giảng viên của Trường ĐHNT, 50 cán bộ làm việc
tại các doanh nghiệp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Xây dựng khung lý luận phù hợp nghiên cứu đề tài. Cụ thể:
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Sử dụng phương pháp
này để nghiên cứu một số công trình nghiên cứu khoa học của những tác giả
đã nghiên cứu về các vấn đề giáo dục, thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh
viên tại Trường Đại học.4
7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: nhằm sắp xếp các
thông tin lý luận thu được thành những đơn vị kiến thức có cùng bản chất từ
đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý của đội ngũ cán
bộ quản lý, giảng viên, Hiệu trưởng Trường ĐHNT nhằm có những thông tin
thực tế để đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý HĐTV, HTSV tại
Trường ĐHNT.
7.2.2. Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của SV,
CBQL, giảng viên nhằm thu thập các số liệu thực tế để đánh giá thực trạng
công tác quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT.
7.2.3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện với đội ngũ
cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về HĐTV, HTSV và công tác quản lý
hoạt động này. Phương pháp này được dùng để hỗ trợ cho phương pháp điều
tra.
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu đã thu
được, trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học và những nhận xét
mang tính khái quát.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ ở các
trường Đại học
Chương 2: Thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại
học Ngoại thương.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tư
vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN,
HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tại một số nước trên thế giới
Sự phát triển của giáo dục luôn gắn với sự phát triển của loài người. Cũng
như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạt động giáo dục
gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo dục, từ đó xuất hiện trong khoa
học về quản lý giáo dục những yếu tố ảnh hưởng như mô hình giáo dục, môi
trường giáo dục và các hoạt động hỗ trợ.
Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của Internet, thế giới đang chuyển từ
quan điểm đánh giá theo mức độ cần mẫn sang đánh giá năng lực, người học có
nhu cầu được đào tạo về các kỹ năng mới như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, khả năng cộng tác, năng lực đổi mới sáng
tạo,… Vì vậy, hoạt động tư vấn, hỗ trợ ra đời và ngày càng phát triển.
Tháng 1 năm 2000, Viện nghiên cứu quản lý giáo dục thuộc Đại học
California, Los Angeles (Higher Education Research Institute University of
California, Los Angeles) đã công bố tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của Service
Learning đến SV như thế nào (How Service Learning Affects Students) của 4 tác
giả Alexander W. Astin, Lori J. Vogelgesang, Elaine K.Ikeda, Jennifer A. Yee
với nghiên cứu từ năm 1994 và thu thập từ 22.236 SV trong đó, một phần của
nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết tồn tại của một đầu mối hỗ trợ học tập cho SV trong
các trường có thể giúp việc phải miễn cưỡng tích hợp các hoạt động hỗ trợ đối với
giảng viên. [29, tr. 15]
Tại Australia: sự quan tâm và hỗ trợ cho SV là một phần quan trọng trong hệ
thống giáo dục ở nước này. Australia có môi trường sống an toàn, thanh bình,
người dân thân thiện dễ gần, học phí và sinh hoạt phí rẻ hơn một số nước phát
triển ở châu Âu và Mỹ, quá trình xin visa nhanh chóng và thuận tiện. SV các6
nước có cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp, cơ hội nghiên cứu với hạ tầng hiện
đại. Australia là nước dẫn đầu trong việc bảo vệ và hỗ trợ các dịch vụ dành cho
SV như học Anh ngữ, trợ giúp việc nộp đơn và các thủ tục khác, tiếp đón và
hướng dẫn trong quá trình học tập, các dịch vụ y tế, cư trú và sinh hoạt. Các cơ sở
giáo dục của Australia rất lưu tâm đến các nhu cầu văn hóa và tôn giáo. Các cơ sở
này cung cấp một số dịch vụ theo dõi và hỗ trợ nhằm giúp đỡ SV hội nhập vào
môi trường mới tại Australia để hoàn thành việc học tập.
Hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản được đánh giá là đứng thứ 3
thế giới sau Mỹ và Anh. Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giới sau
Trung Quốc về số lượng du học sinh đang theo học tại Nhật Bản. Người Nhật
đánh giá SV qua khả năng giải quyết các vấn đề của thực tiễn, khả năng làm
chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội. Ở Nhật Bản, trường sẽ tìm việc làm
thêm cho SV, được phép làm thêm 28h/1 tuần. Khi tốt nghiệp từ bậc trung
cấp trường sẽ giới thiệu việc làm cho SV và thời gian làm việc tại Nhật Bản là
không giới hạn.
1.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đang tiến hành “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa. Thế giới có
nhiều sự thay đổi như thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự
phát triển của công nghệ thông tin, lao động trí thức và văn hóa công ty. Vì
vậy, phát triển nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp thiết
hiện nay. Thực hiện chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” của BGD&ĐT,
các cơ sở đào tạo chuyển từ “đào tạo những gì mình có” sang “đào tạo những
gì xã hội cần” nhằm thu hẹp khoảng cách cung cầu giữa đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực. Trong đó, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm được phát
triển nhanh ở các trường đại học của Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số quy định về công tác tư vấn,
hỗ trợ sinh viên như:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Ngày 9/12/2008 BGD&ĐT đã ra Quyết định số 68/2008/QĐ-BGD&ĐT
ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở
giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp;
Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐT quy định tổ chức hoạt động văn hóa cho
học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp;
Quyết định số 5323/QĐ-BGD ĐT ngày 19/11/2012 về ban hành chương
trình công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp giai đoạn 2012 – 2016;
Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy được ban hành kèm theo Quyết định số
42/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Ở một số cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước, việc hình thành và phát
triển những trung tâm là đầu mối cho HĐTV, HT cũng được hình thành rất
nhiều như tại Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh trong 6 trường đại
học thành viên và Khoa Y đã có 4 trường có thành lập Trung tâm Hướng
nghiệp sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, trực thuộc Ban giám hiệu; Trung
tâm Hỗ trợ SV của Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội có Trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc làm được thành lập năm
2009; Trường Đại học Huế với Trung tâm tư vấn việc làm SV; Trung tâm
Hướng nghiệp SV và quan hệ doanh nghiệp của Trường Đại học Thương mại
được thành lập năm 2010…đều thực hiện mục đích là tăng cường sự tương
tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp, kết nối tuyển dụng SV.
Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu chúng tui có tìm hiểu về trung tâm
hỗ trợ SV của Trường Đại học RMIT tại Hà Nội. Đây là kiểu trung tâm điển
hình đáng được các đơn vị khác học tập. Nội dung tư vấn, hỗ trợ SV ở đây
bao gồm:
- Tư vấn, hỗ trợ học thuật và kỹ năng học tập:
Nhân viên tư vấn học thuật có thể giúp SV tăng khả năng tự chủ trong
việc xác định học như thế nào, học khi nào và học những gì. Họ có thể giúp8
sinh viên quản lý khối lượng học tập, tư vấn việc lựa chọn các môn học, định
hướng chuyên môn, và đảm bảo SV đăng ký học chuyên ngành phù hợp nhất
với khả năng và sở thích của từng cá nhân. SV muốn hủy bỏ hay đăng ký
thêm môn học cần hẹn gặp nhân viên tư vấn học thuật. SV gặp khó khăn
trong việc học sẽ nhận được sự trợ giúp đặc biệt. Nếu nhận thấy SV thi rớt và
có khả năng không hoàn tất chương trình học, bộ phận dịch vụ SV sẽ gửi thư
“cảnh báo” đến SV. Thư thông báo là một cơ hội để nhân viên tư vấn làm việc
chặt chẽ với sinh viên nhằm giúp SV đạt kết quả tốt hơn.
Nhân viên tư vấn có thể giúp đỡ SV và thậm chí là người bảo hộ cho SV
trong trường hợp SV bị kỷ luật, đuổi học hay SV muốn yêu cầu bài làm của
mình được chấm phúc khảo.
Các kỹ năng học tập SV được tư vấn gồm:
+ Xây dựng lập luận sắc bén trong kĩ năng nói và viết
+ Kĩ năng thuyết trình
+ Quản lý thời gian
+ Phân tích và giải quyết vấn đề
+ Làm việc nhóm hiệu quả
+ Chiến lược thi cử
- Tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp:
SV sẽ được tham gia vào các buổi hội thảo và được cung cấp những
công cụ hoạch định nghề nghiệp ngay từ tuần đầu tiên của học kỳ đầu tiên.
Những công cụ này sẽ được củng cố trong suốt thời gian học tại trường.
Khi SV đến Trung tâm tư vấn hướng nghiệp, họ sẽ được gặp trực tiếp
chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và những nhân viên hỗ trợ việc làm khác để
lập ra một kế hoạch phát triển nghề nghiệp. Trung tâm có sách hướng nghiệp
và các tài liệu điện tử giúp sinh viên tìm hiểu quy trình hoạch định nghề
nghiệp, hiểu thêm về các ngành nghề khác nhau và đánh giá kỹ năng cũng
như đặt mục tiêu phấn đấu trong suốt chương trình học. Trung tâm cũng có
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
thông tin về nhiều công ty khác nhau giúp SV chọn ra nhà tuyển dụng lý
tưởng của họ trong tương lai.
Trung tâm tư vấn hướng nghiệp cũng tổ chức Tuần lễ Hướng nghiệp hằng
năm để các doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với SV, tự giới thiệu và tuyển dụng
nhân sự. Triển lãm nghề nghiệp là một cơ hội quý giá cho SV gặp gỡ giám đốc
nhân sự và nhà tuyển dụng trong một môi trường thân thiện và để tìm hiểu về
các công ty cũng như các công việc khác nhau. SV cũng có thể qua cơ hội này
tìm hiểu về môi trường làm việc trong những ngành nghề cụ thể.
Trong học kỳ trước khi thực tập, SV sẽ được tham gia chương trình
chuẩn bị hành trang làm việc do trung tâm tổ chức. Chương trình được thiết
kế để giúp SV làm quen với quy trình làm việc bao gồm các hội thảo về việc
viết sơ yếu lý lịch và thư tự giới thiệu cũng như việc chuẩn bị và tập dượt
phỏng vấn.
Trung tâm tư vấn hướng nghiệp cũng cung cấp thông tin về các chức vụ,
ngành nghề và những vị trí đang được tuyển dụng.
- Tư vấn hỗ trợ việc làm:
Các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp gồm có:
+ Huấn luyện những kỹ năng quản lý nghề nghiệp
+ Hội thảo và những công cụ hoạch định nghề nghiệp
+ Ngày hội việc làm hằng năm tại trường
+ Chương trình chuẩn bị hành trang việc làm
+ Thông tin về vai trò công việc và các ngành công nghiệp
+ Thông tin về các vị trí đang được tuyển dụng
+ Tư vấn hỗ trợ tiếng Anh
Cung cấp các dịch vụ:
+ Nguồn tài liệu phong phú, bài tập, chương trình phần mềm máy tính phục
vụ kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp tiếng Anh
+ Giúp xây dựng và phát triển kế hoạch học tập độc lập để phát triển các kỹ
năng tiếng Anh10
+ Chương trình phần mềm học tiếng Anh chuyên biệt cho mọi trình độ, từ sơ
cấp đến tiếng Anh cho những SV đang theo học tại Nhà trường
+ Hỗ trợ phát âm tiếng Anh
+ Xây dựng chiến lược giúp nâng cao vốn từ vựng, đặc biệt là từ ngữ chuyên ngành
+ Thảo luận nhóm hay được tư vấn riêng với các giáo viên tiếng Anh
+ Luyện tập kỹ năng đọc và nghe cho các SV ở mọi trình độ tiếng Anh
+ Là nơi SV có thể thực hành tiếng Anh khi có thời gian rảnh hay giữa các
khóa học.
- Tư vấn hỗ trợ tâm lý:
Dịch vụ hỗ trợ SV có thể giúp ích cho SV trong các vấn đề như: căng
thẳng do thi cử, nhút nhát, tình yêu và tình bạn, đau buồn, chia tay và mất
mát, lo âu và trầm cảm, khó ngủ, vấn đề cảm xúc và lòng tự trọng, sự quấy
rối, tấn công, lạm dụng thể chất, tình dục hay thể chất, quản lý sự căng thẳng,
ma túy, nghiện rượu, nghiện game hay cờ bạc…
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã nghiên cứu về các hoạt động liên quan
đến công tác SV như “Biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm hỗ trợ sinh
viên - Đại học Quốc Gia Hà Nội”, Phạm Đình Việt, luận văn thạc sỹ Quản lý
giáo dục năm 2012; “Biện pháp quản lý sinh viên tại Trường Đại học Khoa
học tự nhiên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi
tốt nghiệp”, Phan Thị Minh Chung, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm
2009 “Biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của Trường Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Quốc Gia Hà Nội”, Trần Thị Thúy Ngân, luận văn thạc sỹ Quản lý
giáo dục năm 2007; “Các biện pháp quản lý sinh viên nội trú các Trường Đại
học ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện đổi mới
giáo dục đại học hiện nay (khảo sát thực tế tại Trường Đại học Dân lập
Phương Đông)”, Dương Thị Ngọc Thủy, thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2006;
“Những biện pháp tăng cường quản lý ký túc xá tại Trung tâm Nội trú sinh
viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Hoàng Trọng Nghĩa, luận văn thạc sỹ Quản lý
giáo dục năm 2005; “Những biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của Trường
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Đại học Hồng Đức trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”, Hà Ngọc Hòa, luận
văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2005; “Các biện pháp tăng cường quản lý
đời sống sinh viên nội trú Đại học Quốc Gia Hà nội”, Đinh Thị Tuyết Mai,
luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2003; và một số đề tài khác.
Đây cũng là những tài liệu tham khảo cho tác giả khi triển khai nghiên
cứu đề tài này. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại
Trường ĐHNT.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Hoạt động quản lý ra đời từ xa xưa, khi bắt đầu có xã hội loài người, có
lao động tập thể, có sự phân công và hợp tác. Khoa học quản lý phát triển khá
mạnh trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI và nhiều quan điểm
mới xuất hiện.
- F.W.Taylor (1956 - 1915) người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho
rằng: Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy
được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
- Henri Fayol đã nói về nội hàm của khái niệm quản lý như sau: “Quản lý
tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. [8, tr. 59]
- Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lí là một quá trình tác động có định hướng
(có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các
thông tin về đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng
được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định.” [15, tr. 28]
- Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là tác động có định hướng của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý; bằng một hệ thống các giải pháp nhằm
thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý; đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối
cùng; phục vụ cho lợi ích của con người.” [26, tr.15]
- Trong cuốn “Quản lý giáo dục”, nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc
Hải, Đặng Quốc Bảo cho rằng: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng12
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
[ 14, tr. 12]
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. [16, tr.15]
- Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát
huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt
mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. [16, tr.15]
- Quản lý là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người
- thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích
dự kiến. [16, tr.15]
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý nhưng
nhìn chung đều có đặc điểm sau:
- Quản lý là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định.
- Các định nghĩa về quản lý đều bao gồm chủ thể quản lý, khách thể quản lý
và mục đích quản lý, ba yếu tố này có quan hệ tác động qua lại với nhau.
Trong đề tài này, chúng tui sử dụng khái niệm về quản lý mà tác giả
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong cuốn “Đại cương khoa học
quản lý” đã nêu: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra. [10, tr. 9]
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khái niệm quản lý chuyên ngành, người ta
nghiên cứu quản lý giáo dục trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung.
Giống như khái niệm “Quản lý” đã trình bày ở trên, khái niệm “Quản lý giáo
dục” cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến khái
niệm quản lý giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục chung mà
hạt nhân là hệ thống các trường học.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục thực chất là tác
động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo
dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được
những tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới. [23, tr.32]
Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục có thể định nghĩa theo 2 cấp độ:
- Ở cấp độ vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở
giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục.
[17, tr.36]
- Ở cấp độ vi mô:
+ Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng
và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. [17, tr.36]
+ Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của
chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên
và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà
trường. [17, tr.36]
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn
Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thư trong “Quản lý giáo dục -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”: Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện
có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.” [20, tr.15]14
Chính sách quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 14 của
Luật giáo dục năm 2005 là: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn
nhà giáo, quy chế thi cử, văn bằng, chứng chỉ; tập chung quản lý chất lượng
giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo chúng tui hiểu nói đến quản lý giáo dục là nói đến quá
trình tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các yếu tố tham gia và có ảnh hưởng đến
hoạt động giáo dục nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế khó khăn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một khoa học. Trong sự nghiệp xây dựng nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý trường học là cực kỳ quan trọng. Nó
góp phần làm cho “Mỗi cô giáo, thầy giáo, mỗi cán bộ quản lý giáo dục nhận
rõ nhiệm vụ vẻ vang của mình, càng yêu người thì càng yêu nghề, nắm vững
mục tiêu giáo dục, thực sự nêu gương về đạo đức, phẩm chất, ra sức cải tiến
và nâng cao chất lượng mọi mặt công tác, hết sức cống hiến những hiểu biết,
lòng tin và tâm trí, năng lực sư phạm của mình vào sự nghiệp đào tạo những
con người có ích cho nước. (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V,
Đảng tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1982, tr. 96.)
Nhà trường là một tổ chức thiết chế chính trị - xã hội trong đó có một
cấu trúc hoàn chỉnh, toàn vẹn bao gồm các thành tố: mục tiêu đào tạo, nội
dung đào tạo, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo, đồng thời có sự phối
hợp chặt chẽ của tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, cơ chế đào tạo và bộ máy
đào tạo nhằm truyền đạt kiến thức thông qua hoạt động dạy của giáo viên,
hoạt động học của học sinh.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối
với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.” [12, tr. 61]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt
động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái
khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục.” [23, tr. 14]
Tác giả Nguyễn Phúc Châu đã viết: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo
dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống
và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản
lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học...) nhằm đưa các hoạt động giáo
dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.” [9, tr. 20]
Hay có thể nói, quản lý nhà trường là tác động có ý thức, có kế hoạch
hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ, đến
tất cả các mặt khác của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất sứ mạng của nhà
trường.
1.2.2. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ
1.2.2.1. Khái niệm tư vấn
Tư vấn: góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có
quyền quyết định. Hội đồng tư vấn. Cơ quan tư vấn. Chức năng tư vấn. [22]
Có chức năng góp ý cho người hay cấp có thẩm quyền. Hội đồng tư vấn,
ban tư vấn.
Góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết
định. Chuyên gia tư vấn dịch vụ tư vấn pháp luật.
Tư vấn là quá trình tương tác giữa cán bộ tư vấn (người tư vấn) và thân
chủ (khách hàng) trong đó nhà tư vấn sử dụng kiến thức kĩ năng nghề nghiệp
của mình giúp thân chủ thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề
của mình.
Theo Điều 5, nghị định 87/2002/NĐ – CP ngày 5/11/2002 về hoạt động tư
vấn chuyên nghiệp thì Tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng16
kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự
án và giám sát, đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân người Việt Nam
thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn.
Tư vấn mang nghĩa như giảng giải, đưa ra lời khuyên, có tính chất quan
hệ một chiều.
Tư vấn là một quá trình tương tác giúp thân chủ hiểu được vấn đề của
mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình.
Các chức năng tư vấn:
Có 6 chức năng gồm:
- Cung cấp thông tin: Cung cấp cho SV cần tư vấn thông tin chính xác,
rõ ràng làm thay đổi nhận thức và quan điểm lệch lạc không đúng của họ.
- Thể hiện sự hỗ trợ: Đa phần SV sống xa gia đình nên họ phải tự lập. Vì vậy,
tư vấn là quá trình thể hiện sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tâm lý, tình cảm, hiểu
và làm yên lòng SV.
- Giải quyết mâu thuẫn: Giúp SV cần tư vấn giải quyết những khác biệt
và mâu thuẫn với những người khác và chính bản thân SV.
- Giải quyết vấn đề: Giúp SV cần tư vấn phân tích những khó khăn, tìm
ra những giải pháp hành động và cuối cùng tìm được giải pháp hiệu quả để
giải quyết vấn đề.
- Ra quyết định: Giúp SV cần tư vấn xác định các phương án, tự đưa
ra quyết định cụ thể về cách giải quyết trong đời sống sinh hoạt, học tập và
công tác.
- Thay đổi hành vi: Trang bị cho SV kỹ năng trong cuộc sống, trong
học tập, sinh hoạt phù hợp để họ có thể quyết định các thay đổi liên quan đến
suy nghĩ, tình cảm, hành vi.
1.2.2.2. Khái niệm hỗ trợ
Hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, giúp thêm vào. [22]
Thông thường hỗ trợ cũng có nghĩa là giúp đỡ về mặt vật chất.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
1.2.2.3. Khái niệm hoạt động
Hoạt động: tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm
một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. [22]
1.2.3. Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh “Student”
với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thứ (Từ điển Bách
khoa thư, tiếng Nga).
Luật Giáo dục năm 2009 Chương V mục 1 Điều 83 có viết: người học là
người đang học tập tại các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Người học bao gồm:
a. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
b. Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy
nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
c. Sinh viên của trường cao đẳng trường đại học;
d. Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
đ. Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
e. Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
Sinh viên (danh từ): người học ở bậc đại học. [22]
Hiện nay, học tập là công việc suốt đời, do đó, khái niệm sinh viên được
hiểu với nghĩa rất rộng. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài này chỉ nghiên
cứu đối tượng sinh viên là hệ chính quy vì vậy có thể thu hẹp lại khái niệm
sinh viên với nội dung sau: “Người vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học, đỗ vào
trường đại học và hiện đang học tại trường đại học đó.”
1.2.4. Khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên
Căn cứ vào các khái niệm về tư vấn, hỗ trợ và hoạt động ở trên, tác giả
luận văn xin đưa ra nội dung của khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV mà
tác giả dùng để nghiên cứu trong luận văn này, cụ thể: HĐTV, HTSV là hoạt
động giúp cho SV thông qua quá trình giao tiếp hay cung cấp vật chất trong
Nhà trường nhằm giúp SV giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin,18
đáp ứng nhu cầu của SV và giúp đỡ SV phát triển tiềm năng để SV tự tìm ra
giải pháp giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong hành động theo quyết định mà
SV đã lựa chọn để SV tham gia vào các hoạt động học tập, NCKH và các hoạt
động cộng đồng một cách tự giác, thuận lợi. Đó chính là phương pháp và mục
tiêu mà các trường đại học hướng tới trong giáo dục SV.
1.3. Nội dung quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong các trường
Biện pháp “Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã
hội” nhận được 64% cán bộ, giảng viên cho rằng rất cần thiết, 30.5% cho rằng
cần thiết. Nguyên nhân là do nội dung của HĐTV, HTSV rất rộng, nếu huy
động được các doanh nghiệp và xã hội cùng hỗ trợ sẽ đạt hiệu quả cao.
Biện pháp “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV” có tỷ
lệ 83.5% cho rằng là rất cần thiết. Thực tế khi triển khai HĐTV, HTSV thì
công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức.
Khảo nghiệm đối với cán bộ tại các doanh nghiệp về mức độ cần thiết
của các biện pháp nêu trên cũng đạt được kết quả tán thành rất cao. Đối với
biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về HĐTV, HTSV cho mọi
lực lượng tham gia” có 58% cho rằng rất cần thiết. Không có ý kiến nào cho
rằng biện pháp này là ít cần thiết.
Biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” có
66% cán bộ được hỏi đánh giá là rất cần thiết.
Biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh
phí cho HĐTV, HTSV” nhận được 90% tỷ lệ cho rằng rất cần thiết và không
có ý kiến nào cho rằng ít cần thiết.
Có 76% ý kiến cho rằng biện pháp “Xây dựng hệ thống giám sát và theo
dõi sự tiến triển của SV” là rất cần thiết, 4% cho rằng ít cần thiết.
Biện pháp “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” được 100% ý kiến cho
rằng rất cần thiết. Nguyên nhân là do khi có một đầu mối tổ chức thực hiện thì
các doanh nghiệp khi đến liên hệ hỗ trợ SV cũng thấy đơn giản và dễ dàng hơn.
Biện pháp “Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã
hội” nhận được 82% cán bộ cho rằng rất cần thiết, không có ý kiến nào cho
rằng ít cần thiết.
Biện pháp “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV” có
80% cho rằng là rất cần thiết. Tuy nhiên có 6% ý kiến cho rằng ít cần thiết.
Cùng với việc điều tra khảo sát về tính cần thiết của việc áp dụng các
biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT, chúng tui tiến hành thăm
dò về tính khả thi của các biện pháp này. Kết quả thu được thể hiện ở bảng số
liệu sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi74
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi
Nội dung Cán bộ, giảng viên Cán bộ tại các doanh nghiệp
Biện pháp quản lý
Mức độ khả thi
Rất
khả thi Khả thi Ít khả thi khRảấthi t Khả thi Ít khả thi
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về
HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia
169 84.5 19 9.5 12 6 31 62 17 34 2 4
Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác
TV, HTSV
186 93.4 7 3.5 7 3.5 32 64 17 34 1 2
Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và
bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV 111 56 70 35 19 9 43 86 7 14 0 0
Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV 173 86.5 27 13.5 0 0 44 88 6 12 0 0
Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự tiến
triển của SV 142 71 58 29 0 0 35 70 14 28 1 2
Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh
nghiệp và xã hội
166 83 24 12 10 5 36 72 12 24 2 4
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV,
HTSV
161 80.5 31 15.5 8 4 34 70 13 26 3 675
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ đánh giá ở cả 7 biện pháp đều cho rằng
tính khả thi là rất cao: rất khả thi cao nhất là biện pháp “Lập kế hoạch xây
dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” (93.4%) và thấp nhất là biện pháp
“Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV,
HTSV” (56%); về tỷ lệ đánh giá khả thi: cao nhất là biện pháp “Nâng cao hiệu
quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” (35%) và
thấp nhất là “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” (3.5%);
về tỷ lệ đánh giá ít khả thi: cao nhất là biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc
sử dụng CSVC và bổ sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” (9%) và thấp nhất là
biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV” (3.5%).
Các ý kiến cho rằng ít khả thi được đề xuất chỉ từ 9% đến 3.5% tức là tỷ lệ
không đáng kể.
Kết quả khảo nghiệm đối với các bộ tại các doanh nghiệp về mức độ khả
thi như sau: biện pháp “Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ
sung kinh phí cho HĐTV, HTSV” có 100% ý kiến cho rằng rất khả thi và khả
thi. Có 88% ý kiến cho rằng biện pháp “Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ
SV” là rất khả thi và biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về
HĐTV, HTSV cho mọi lực lượng tham gia” nhận được 62% ý kiến cho rằng
rất khả thi (thấp nhất); về tỷ lệ đánh giá ít khả thi: cao nhất là “Đẩy mạnh công
tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV” (6%) và thấp nhất là “Thành lập Trung
tâm tư vấn, hỗ trợ SV” (0%).
Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và bảng 3.2, chúng tui thấy 7 biện pháp
được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao. Đặc biệt đối với biện pháp
“Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” ý kiến của các đối tượng được khảo
sát khá thống nhất, cụ thể: 100% cho rằng rất cần thiết và cần thiết; 100% cho
rằng rất khả thi và khả thi. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện biện pháp
này. Như vậy, 7 biện pháp nêu trên có thể ứng dụng vào quản lý HĐTV,
HTSV tại Trường ĐHNT để từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng của
công tác này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi76
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở khoa học lý luận về quản lý và từ thực trạng HĐTV, HTSV
tại Trường ĐHNT, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại
Trường ĐHNT như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về HĐTV, HTSV
cho mọi lực lượng tham gia
Biện pháp 2: Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác TV, HTSV
Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CSVC và bổ sung kinh
phí cho HĐTV, HTSV
Biện pháp 4: Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV
Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi sự tiến triển của SV
Biện pháp 6: Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội
Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV, HTSV.
Kết quả khảo nghiệm qua việc lấy ý kiến khảo sát của cán bộ, giảng viên
tại Trường ĐHNT và một số cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp về tính khả
thi và cần thiết của các biện pháp này đều khẳng định các biện pháp nêu trên
có tính khả thi và cần thiết ở mức cao. Đặc biệt đối với biện pháp “Thành lập
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ SV” ý kiến của cán bộ, giảng viên trong trường và ý
kiến của cán bộ tại các doanh nghiệp là khá thống nhất, cụ thể: không có ý
kiến nào cho rằng biện pháp trên là ít cần thiết và ít khả thi; 100% cho rằng
rất cần thiết và cần thiết; 100% cho rằng rất khả thi và khả thi. Đây là điều
kiện thuận lợi để thực hiện biện pháp này.
Các biện pháp trên nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT trong thời gian tới

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS TP Nam định Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoạt động quản lý kho hàng của gemadept logistics company với vinmart Luận văn Kinh tế 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top