daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trong văn học Việt Nam sau 1986, xu hướng chiêm nghiệm lại lịch sử
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Lịch sử trong tiểu thuyết
không còn là cái bất biến, không thể xâm phạm mà trở thành nguồn cảm hứng
và nhu cầu cho các văn nghệ sĩ tìm tòi và sáng tạo liên tục. Cho nên, tiểu
thuyết lịch sử sau Đổi mới không chỉ tái hiện một cách “trung thực” lịch sử
trên bề mặt các sự kiện mà còn soi chiếu, phân tích những bí ẩn và xung đột,
để rồi lịch sử ngưng tụ ở chiều sâu số phận con người. Vì lẽ đó, tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm khám phá của nhiều nhà
phê bình nghiên cứu.
Từ 1986 trở đi, hàng loạt tiểu thuyết lịch sử theo hướng mới gây được
tiếng vang như Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần (Hoàng
Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Gió lửa (Nam Dao)... Một trong những
thành công ấy phải kể đến Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Tác
phẩm hấp dẫn không phải bởi sự ồn ào, chấn động của các sự kiện, tình tiết
trung thành với quá khứ hào hùng; mà bằng con đường nhẹ nhàng, chậm rãi
nhưng thâm sâu, ý vị để khám phá những trở trăn, giằng xé của con người
trước và sau mỗi sự kiện lịch sử, kiến tạo lớp nhân vật lịch sử và hư cấu cùng
việc xây dựng đời sống tâm linh người Việt trên cơ sở tích hợp, chuyển hóa
nhiều “tiền văn bản". Con người trong Sông Côn mùa lũ là hình ảnh chắt chiu
từ những yếu tố đời thường, những bản năng vốn có và những cốt lõi văn hóa;
nó không quá cao xa mĩ lệ như lịch sử khắc ghi mà vừa tầm với của mọi bạn
đọc, vừa đủ khoảng cách để độc giả chiêm nghiệm, đối thoại và xây dựng
hình tượng nhân vật lịch sử cho riêng mình. Nghiên cứu Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác là cơ hội vừa khám phá tác phẩm nói riêng, vừa kiểm
chứng và bổ sung thêm nhận thức về tiểu thuyết lịch sử đương đại.
Từ khi ra mắt bạn đọc đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
Sông Côn mùa lũ, tuy nhiên, hướng đi liên văn bản lại ít được lưu tâm. Soi
chiếu bộ trường thiên tiểu thuyết theo lý thuyết liên văn bản, chúng tui hi
vọng sẽ giải mã được ý nghĩa của các tầng via văn hóa, lịch sử, địa lý... được
hòa quyện nhuần nhuyễn trong tác phẩm ở phương diện nội dung và nghệ
thuật.
Đó là những lí do chúng tui chọn đề tài “Sông Côn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản" để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác được giới nghiên cứu phê bình
quan tâm. Ngoài một số bài nghiên cứu, bài phỏng vấn trên các tạp chí, báo
viết; một nguồn tài liệu phong phú về tác phẩm này được đăng tải trên trang
web riêng của nhà văn: .
Trong lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, giáo sư (GS) Mai
Quốc Liên viết: “tác phẩm rất hấp dẫn, trước hết là vì phẩm chất văn học của
nó..." [23, tr.5]. Tác giả nhận xét đây là “một giai nhân nan tái đắc” trong đời
văn Nguyễn Mộng Giác bởi “ngoài những thành công về nhân vật, về ngôn
ngữ, về dựng cảnh, về phát triển tình tiết... tác phẩm bao quát một cái nhìn
đúng và sâu về dòng chảy của lịch sử, về sự phát triển của dân tộc – một cái
nhìn đáng yêu và rất dễ chia sẻ” [23, tr.6]. Bên cạnh đó, GS còn khái lược
những nỗ lực của Nguyễn Mộng Giác cùng các nhà văn khác để đưa tác phẩm
“hồi hương” và khẳng định: “Chúng tui tin chắc rằng các bạn sẽ không có
điều gì phải hối hận khi phải “mất công" đọc nó" [23, tr.7]. Cũng trong bài
phỏng vấn Nguyễn Mộng Giác tui đã viết Sông Côn mùa lũ như thế nào, GS
Mai Quốc Liên quan tâm đến quá trình sáng tác Sông Côn mùa lũ với những

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại) Văn học 0
T Nghiên cứu đa dạng côn trùng nước ở một số suối thuộc lưu vực sông Mã, tỉnh Thanh Hóa Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu địa tầng phân lập (Sequence stratigraphy) các bể trầm tích sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới chất lượng nước sông Tô lịch và đề xuất biện pháp xử lý Nông Lâm Thủy sản 0
D Tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc Luận văn Kinh tế 0
D giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 12 bài ai đã đặt tên cho dòng sông Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông vàm cỏ tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý Khoa học Tự nhiên 0
R Thiết kế cầu vòm ống thép nhồi bê tông vượt sông cái bé tỉnh Kiên Giang Kiến trúc, xây dựng 0
R Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Sông Đà 6 giai đoạn 2019-2024 Luận văn Kinh tế 0
D Tham quan Công viên bờ sông Sài Gòn bên bờ Thủ Thêm tại TPHCM Địa lý & Du lịch 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top