Tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cúu tảo Spirulina platensis (Nordst.) Geitler 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Phân loại và hình thái 3
1.1.3. Phân bố 4
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng 4
1.1.5. Tình hình nghiên cứu Spirulina platensis........ 6
1.1.5.1. Trên thế giới 6
1.1.5.2. Tại Việt Nam 8
1.1.6. Tiềm năng của nghề nuôi trồng tảo Spirulina platensis hiện nay. 10
1.2. Tình hình nghiên cứu cây cỏ ngọt. 11
1.2.1. Nguồn gốc 11
1.2.2. Phân loại 11
1.2.3. Phân bố 11
1.2.4. Đặc điểm sinh học 12
1.2.5. Đặc tính sinh học 13
1.2.6. Giá trị dinh dưỡng 14
1.2.7. Tình hình nghiên cứu cây cỏ ngọt 15
1.2.8. Kĩ thuật trồng cây cỏ ngọt 15
1.2.8.1. Thời vụ trồng 15
1.2.8.2 Chọn đất làm vườn ươm 16
1.2.8.3. Làm đất 16
1.2.8.4. Phương pháp giâm cành 16
1.2.8.5. Mật độ 17
1.2.8.6. Trồng cây cỏ ngọt trên ruộng 17
1.2.9. Các sản phẩm chế biến từ cây cỏ ngọt 17
1.2.10. Tiềm năng của việc gieo trồng cây cỏ ngọt hàng hoá và sản 18
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Phương pháp nuôi trồng thu sinh khối tảo. 20
2.2.1.1. Phương pháp nuôi trồng tảo 20
2.2.1.2. Phương pháp nhân sinh khối tảo 21
2.2.2. Thăm dò nồng độ thích hợp lên sinh trưởng và phát triển của cỏ ngọt 21
2.2.2.1. Pha dịch tảo 21
2.2.2.2. Chọn cây cỏ ngọt 22
2.2.2.3. Tiến hành trồng cây cỏ ngọt và theo dõi 22
2.2.3. Phương pháp đo chiều cao cây và chiều dài cành 22
2.2.4. Phương pháp xác định trọng lượng tươi và trọng lượng khô. 22
2.2.5. Phương pháp xác định lượng đường khử 23
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 23
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Xác định thời điểm thu hoạch tảo 24
3.2.Ảnh hưởng của dịch tảo lên sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt. 25
3.2.1. Ảnh hưởng của dịch tảo lên chiều cao của cây cỏ ngọt. 25
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình trong ngày của cây cỏ ngọt 27
3.2.3. Ảnh hưởng của dịch tảo lên chiều dài cành của cây cỏ ngọt. 29
3.2.4. Ảnh hưởng của dịch tảo lên số cành của cây cỏ ngọt. 30
3.2.5. Ảnh hưởng của dịch tảo lên số cặp lá của cây cỏ ngọt. 32
3.2.6. Ảnh hưởng của dịch tảo năng suất của cây cỏ ngọt. 33
3.2.7. Ảnh hưởng của dịch tảo đến lượng đường khử trong cây cỏ ngọt. 35
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 37
I. Kết luận 37
II. Đề nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC ẢNH
MỞ ĐẦU
Cây cỏ ngọt là một trong những loại cây cho ta một dạng đường năng lượng thấp, có độ ngọt gấp hàng trăm lần so với đường saccaroza. Năm 1908 Resenack và Dietenrich đã chiết xuất được glucozit trong cây cỏ ngọt. Đến năm 1931 Bridel và Lavieis đã xác định glucozit đó chính là steviozit chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt cho cây [14]. Quan trọng là nó có khả năng làm ngọt thức ăn mà không gây độc hại cho sức khỏe của người và gia súc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy cây cỏ ngọt có tác dụng trong việc duy trì hàm lượng đường trong máu, cải thiện khả năng tiêu hóa, điều hòa hoạt động của hệ động mạch và sự chuyển hóa nói chung tạo ra sự minh mẫn về trí óc, làm giấc ngủ sâu hơn. Đối với bệnh nhân cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh giảm đau đầu, huyết áp tương đối ổn định...
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia đã và đang sử dụng phổ biến rộng rãi các sản phẩm của cây cỏ ngọt như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á. Cây cỏ ngọt du nhập vào Việt Nam năm 1988, hiện nay đã phổ biến từ các tỉnh phía Bắc cho đến các tỉnh phía Nam.
Việc trồng và chăm sóc cây cỏ ngọt không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, công nghệ thu hái và chế biến đơn giản. Nhiều nơi do sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hóa học nhằm tăng năng suất nhưng cũng kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm , chất lượng đất, chất lượng nước, …
Trong những năm gần đây hướng nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để thay thế phân bón và thuốc trừ sâu hóa học đang được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt là từ vi tảo, vi sinh vật, các chế phẩm đó đã được ứng dụng trên nhiều đối tượng như ngô, mía, đậu, lạc…
Với lý do trên, chúng tui tiến hành đề tài “Thăm dò ảnh hưởng của dịch tảo Spirulina platensis (Nordst.) Geitler đến sinh trưởng phát triển và năng suất Stevia rebaudiana Bertoni”.
Mục tiêu cua đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Spirulina platensis đến sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt từ đó đề xuất biện pháp chăm bón cho cây tốt hơn.
Nội dung nghiên cứu
1. Nuôi tảo Spirulina platensis lấy sinh khối.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch tảo lên sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt
- Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển: chiều cao cây, số cành, chiều dài cành, số lá / cành.
- Ảnh hưởng đến năng suất: khối lượng chất xanh, khối lượng chất khô, tỉ lệ lá khô.
3. So sánh mức độ sinh trưởng của cây cỏ ngọt ở các lô thí nghiệm có bón dịch tảo Spirulina với lô bón NPK.
4. Phân tích hàm lượng glucozit trong lá cây cỏ ngọt đối với từng công thức.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cúu tảo Spirulina platensis (Nordst.) Geitler
1.1.1. Nguồn gốc
Spirulina platensis xuất hiện khá sớm, nó là một loài vi khuẩn lam có lịch sử lâu đời. Spirulina platensis được coi là của trời phú cho hai sắc dân Aztec (Mexico) và Kanembu (một bộ tộc Tchad của châu Phi).
Từ thời cổ xưa hai bộ tộc trên đã biết thu giống tảo sống tự nhiên này sống trong hồ nước khoáng giàu kiềm để chế biến thức ăn rất bổ dưỡng [11], [15], [theo 34]. Năm 1960 một nhà khoa học người pháp đã phát hiện ra loài tảo này trong một lần đi khảo sát sự đa dạng sinh học trong hồ Tchad . Sau khi quan sát và nhận thấy người dân sống trong vùng quanh hồ rất cường tráng khỏe mạnh trong khi vùng đất ở đây cằn cỗi và cùng kiệt đói quanh năm, nguyên nhân là vì dân tại vùng này đã vớt tảo này về ăn và xem nó như là thực phẩm chính.
1.1.2. Phân loại và hình thái
Loài tảo Spirulina platensis thuộc:
Ngành : Cyanophyta (Cyanobacteria)
Lớp: Cyanophyceae
Bộ: Nostocales
Họ: Oscillaloriaceae
Chi: Spirulina
Loài Spirulina platensis (Nordst.) Geitler
Tảo Spirulina platensis có dạng xoắn đều nhau. Sợi không phân nhánh, không có bao, phân chia tế bào có vách ngăn ngang. Chiều dài của sợi có thể thay đổi, có thể đạt tới 1/4mm hay hơn, kích thước này thuận lợi cho thu hoạch. Không có vỏ cứng bao quanh như một số loài tảo khác nên tảo này thuận lợi cho quá trình tiêu hóa của động vật sử dụng tảo này làm thức ăn. Tảo có khả năng chuyển động theo kiểu trượt, tốc độ 5 micron/s. Tảo Spirulina platensis không có khả năng sinh sản hữu tính, chỉ có khả năng sinh sản vô tính bằng đoạn tảo
You must be registered for see links