tu_tra_loi
New Member
Download Đề tài Thực hành Mỡ bôi trơn
Quá trình chế tạo mỡ thường là quá trình khuấy trộn, liên quan đến việc phân tán các chất làm đặc vào dung dịch và sự đồng nhất các phụ gia hay các chất biến đổi.
Quá trình được thực hiện bằng nhiều cách. Trong một số trường hợp, các chất làm đặc được nhà chế tạo đưa vào ở bước hoàn thành sản phẩm và sau đó khuấy trộn với dầu cho đến khi đạt được cấu trúc mong muốn của dầu, trong phần lớn các trường hợp chất làm đặt là xà phòng kim loại, chất làm đặc được hình thành thông qua các phản ứng trong quá trình chế tạo mỡ.
Ví dụ trong quá trình chế tạo mỡ xà phòng Liti, các dầu con lăn thủy phân, các axit béo, glycerides được hòa tan trong một phần dầu và sau đó được xà phòng hóa với dung dịch hydroxide liti. Hỗn hợp này tạo thành xà phòng litri dạng ướt mà được đưa dần dần vào dầu khoáng và sau đó được gia nhiệt để loại nước. Sau khi loại nước hỗn hợp lại được cắt đưa vào dầu để tạo ra thành phẩm có độ đặc theo mong muốn. Trong trường hợp này hỗn hợp xà phòng-dầu sẽ là một khối dẻo với cấu trúc có thớ.
Tiếp theo mỡ có thể qua một số quá trình bổ sung như nghiền trong thùng hay làm đồng nhất quá để cải thiện cấu trúc. Khi đạt được cấu trúc tốt và độ đặc, mỡ được hoàn thành và đóng gói.
Quá trình hoàn thiện có thể hay không liên quan đến sự loại các khí xâm nhập vào trong quá trình sản xuất. Ngay trước khi rót mỡ được lọc để bỏ các bụi tạp có thể được đưa vào từ nguyên liệu gốc hay trong quá trình sản xuất mà có thể ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của mỡ.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Bài báo cáo thực hành
Đề tài:
MỠ BÔI TRƠN
Giảng viên hướng dẫn: Ths NGUYỄN HỮU SƠN
Lớp : ĐHHD6LT
Nhóm: 4
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN HỮU SƠN
MỞ ĐẦU
Mỡ bôi trơn (MBT) nói chung cũng như các vật liệu bôi trơn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, chúng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, độ tin cậy và tuổi thọ của các máy móc, động cơ … Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn vật liệu bôi trơn, trong đó mỡ bôi trơn chỉ chiếm khoảng 5 % nhưng là sản phẩm không thể thay thế trong kỹ thuật công nghệ. Riêng ở Việt Nam hiện nay, mỗi năm tiêu thụ khoảng 20.000 tấn mỡ. Trong số các MBT hiện nay, loại mỡ sản xuất từ nguyên liệu dầu khoáng và xà phòng của các axit béo chiếm tới hơn 99 %.
Các vật liệu bôi trơn đã qua sử dụng bị thải vào môi trường một cách bừa bãi cũng như bị rơi vãi, rò rỉ là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm. Mặc dù chưa được thống kê đầy đủ nhưng lượng chất bôi trơn tích tụ trong môi trường chắc chắn gây ra tác hại rất lớn. Hiện nay khi các yêu cầu an toàn môi trường ngày càng tăng, việc tạo ra các sản phẩm bôi trơn có khả năng phân hủy sinh học cao thay thế cho các sản phẩm bôi trơn gốc dầu khoáng truyền thống ngày càng trở nên cấp thiết. Các sản phẩm này thường đi từ este tổng hợp và đặc biệt từ dầu thực vật (DTV), vốn có khả năng phân hủy sinh học tốt hơn nhiều dầu khoáng thông thường. Hơn nữa DTV còn là nguồn nguyên liệu tái tạo được trong khi tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu việc ứng dụng DTV làm nguyên liệu sản xuất MBT trong khi ở nước ta đây là một lĩnh vực rất mới mẻ.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
LÝ THUYẾT
Mục đích thí nghiệm
Tìm hiểu cơ sở hóa học của quá trình sản xuất mỡ bôi trơn.
Nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn.
Cơ sở lý thuyết
Các thiết bị máy móc khi vận hành, các bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau, các bề mặt chi tiết này hoàn toàn không nhẵn bóng nên khi tiếp xúc chịu ảnh hưởng của ma sát sẽ gây ra sự cản trở chuyện động, sự nóng lên của thiết bị, gây mài mòn và làm giảm công xuất của động cơ, thiết bị. Để hạn chế sự ảnh hưởng của ma sát đối với các thiết bị người ta tạo một lớp màng mỏng chất bôi trơn giữa các bề mặt chi tiết với nhau, chất sử dụng để tạo một lớp màng mỏng đó được gọi là chất bôi trơn. Chất bôi trơn có thể ở dạng khí, lỏng, bán rắn hay rắn.
Mỡ bôi trơn là một sản phẩm bôi trơn ở trạng thái bán rắn, được hình thành do sự phân tán của chất làm đặc trong pha lỏng. Giống như các sản phẩm bôi trơn khác, mỡ bôi trơn với chức năng làm giảm sự ma sát giữa hai bề mặt chi tiết ma sát và mài mòn khi hai bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau. So với các chất bôi trơn dạng lỏng, mỡ bôi trơn chiếm một tỉ lệ thấp hơn, khoảng 6% sản phẩm bôi trơn.
Chức năng của mỡ bôi trơn:
Chức năng bôi trơn bề mặt chi tiết: Là một sản phẩm bôi trơn nên chức năng cơ bản của mỡ bôi trơn là tạo ra một lớp màng ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp của hai bề mặt chi tiết, giảm sự ma sát và sự mài mòn. Khác với dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn có khả năng bám dính và khả năng chịu nhiệt cao hơn, nên thường được sử dụng trong các trường hợp như thiết bị hoạt động không liên tục và cần giữ bề mặt bôi trơn trong thời gian dài, thiết bị cần sự bôi trơn liên tục nhưng không thể cung cấp dầu bôi trơn liên tục cũng như không thể giữ dầu bôi trơn, thiết bị hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất cao, chịu tải trọng va đập, tải trọng lớn và vận tốc chậm.
Chức năng bảo vệ bề mặt chi tiết: Cũng như dầu bôi trơn mỡ bôi trơn sẽ tạo một lớp màng trên bề mặt làm việc của các chi tiết máy, giúp ngăn cản sự tiếp xúc với môi trường ẩm hay sản phẩm gây ăn mòn, ngăn cản sự tác động của các tác nhân gây ăn mòn và oxy hóa.
Chức năng làm kín: So với dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn có tính bám dính tốt hơn do có tính bám dính cao hơn. Được sử dụng đề làm kín các mối ghép, ren…
Thành phần của mỡ bôi trơn
MBT chứa từ 65 đến 95% dầu gốc, từ 5 đến 35% chất làm đặc và từ 0 đến 10% phụ gia.
Pha phân tán (chất làm đặc)
Pha phân tán giữ vững thể keo và hạn chế sự linh động của môi trường phân tán. Rất nhiều tính chất của MBT được xác định dựa vào pha phân tán. Nếu chất làm đặc chịu nhiệt, mỡ có thể làm việc ở nhiệt độ cao. Nếu chất làm đặc không bị ảnh hưởng bởi nước, mỡ cũng sẽ có tính chất như vậy.
Các chất làm đặc có thể được phân làm hai nhóm chính: chất làm đặc xà phòng – muối của axit béo bậc cao với các kim loại (xà phòng Li, Ca, Ba, Na, Zn …) và không phải xà phòng (vô cơ, hữu cơ, hydrocacbon).
Môi trường phân tán (dầu gốc)
Dầu gốc là thành phần chủ yếu đảm nhiệm chức năng bôi trơn, vì thế phẩm chất của mỡ phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của dầu gốc hợp phần. Dầu gốc có thể là dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp hay dầu gốc động thực vật.
Dầu gốc khoáng là môi trường phân tán chủ yếu để sản xuất mỡ bôi trơn hiện nay do giá thành thấp và tạo ra được mỡ phù hợp với phần lớn các ứng dụng trong công nghiệp. Trong các loại dầu gốc dầu naphten được ưa chuộng dùng để chế tạo mỡ bôi trơn hơn cả.
Khi mỡ bôi trơn cần làm việc ở các điều kiện khắc nghiệt người ta thường sử dụng môi trường phân tán là dầu tổng hợp với các tính chất hơn hẳn so với dầu khoáng (tính chất nhớt nhiệt, tính chất nhiệt độ thấp tốt, độ bền nhiệt, độ bền chống oxy hóa cao, khoảng nhiệt độ làm việc rộng). Dầu tổng hợp bao gồm các hydrocacbon tổng hợp, các dieste, polyalphaolefin (PAOs), silicon …
Dầu thực vật được sử dụng làm môi trường phân tán nhằm đáp ứng các đòi hỏi về an toàn môi trường đang ngày càng trở nên cấp thiết. Các dầu thực vật có thể được biến tính để khắc phục nhược điểm trước khi sử dụng làm dầu gốc.
Phụ gia
Dầu gốc thường không đáp ứng được yêu cầu làm việc của MBT nếu không có mặt các phụ gia. Chính vì thế phụ gia được cho vào mỡ nhằm tăng các tính chất vốn có hay tạo ra các chức năng mới. Việc pha chế phụ gia vào mỡ cần được khảo sát kỹ lưỡng để hạn chế những hiệu ứng phụ không mong muốn, đảm bảo hiệu quả của phụ gia mà không phá hỏng cấu trúc mỡ do việc cho quá nhiều phụ gia gây ra.
Các loại phụ gia thường được cho vào mỡ nhiều nhất là:
Phụ gia chống oxy hóa (phenyl α– naphthylamin, di – tert – butyl – para – cresol, ZDDP …)
Phụ gia ức chế gỉ (các sunfonat kim loại như natri, bari, nhôm, các phenolat kim loại …)
Phụ gia cực áp (dibenzyl disunfit, di – n – octyl photphit …)
Phụ gia bám dính (polyisobutylen, ethylen–propylen copolyme …)
Phụ gia thụ động hóa bề mặt kim loại (Các phức hữu cơ chứa nitơ hay lưu huỳnh, các dẫn xuất của 2, 5 – dimecapto – 1, 3, 4 – thiadiazon …)
Phân loại mỡ bôi trơn
Mặc dù, so với nhu cầu sử dụng c...
Download Đề tài Thực hành Mỡ bôi trơn miễn phí
Quá trình chế tạo mỡ thường là quá trình khuấy trộn, liên quan đến việc phân tán các chất làm đặc vào dung dịch và sự đồng nhất các phụ gia hay các chất biến đổi.
Quá trình được thực hiện bằng nhiều cách. Trong một số trường hợp, các chất làm đặc được nhà chế tạo đưa vào ở bước hoàn thành sản phẩm và sau đó khuấy trộn với dầu cho đến khi đạt được cấu trúc mong muốn của dầu, trong phần lớn các trường hợp chất làm đặt là xà phòng kim loại, chất làm đặc được hình thành thông qua các phản ứng trong quá trình chế tạo mỡ.
Ví dụ trong quá trình chế tạo mỡ xà phòng Liti, các dầu con lăn thủy phân, các axit béo, glycerides được hòa tan trong một phần dầu và sau đó được xà phòng hóa với dung dịch hydroxide liti. Hỗn hợp này tạo thành xà phòng litri dạng ướt mà được đưa dần dần vào dầu khoáng và sau đó được gia nhiệt để loại nước. Sau khi loại nước hỗn hợp lại được cắt đưa vào dầu để tạo ra thành phẩm có độ đặc theo mong muốn. Trong trường hợp này hỗn hợp xà phòng-dầu sẽ là một khối dẻo với cấu trúc có thớ.
Tiếp theo mỡ có thể qua một số quá trình bổ sung như nghiền trong thùng hay làm đồng nhất quá để cải thiện cấu trúc. Khi đạt được cấu trúc tốt và độ đặc, mỡ được hoàn thành và đóng gói.
Quá trình hoàn thiện có thể hay không liên quan đến sự loại các khí xâm nhập vào trong quá trình sản xuất. Ngay trước khi rót mỡ được lọc để bỏ các bụi tạp có thể được đưa vào từ nguyên liệu gốc hay trong quá trình sản xuất mà có thể ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của mỡ.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCMTRUNG TÂM CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Bài báo cáo thực hành
Đề tài:
MỠ BÔI TRƠN
Giảng viên hướng dẫn: Ths NGUYỄN HỮU SƠN
Lớp : ĐHHD6LT
Nhóm: 4
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN HỮU SƠN
MỞ ĐẦU
Mỡ bôi trơn (MBT) nói chung cũng như các vật liệu bôi trơn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, chúng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, độ tin cậy và tuổi thọ của các máy móc, động cơ … Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn vật liệu bôi trơn, trong đó mỡ bôi trơn chỉ chiếm khoảng 5 % nhưng là sản phẩm không thể thay thế trong kỹ thuật công nghệ. Riêng ở Việt Nam hiện nay, mỗi năm tiêu thụ khoảng 20.000 tấn mỡ. Trong số các MBT hiện nay, loại mỡ sản xuất từ nguyên liệu dầu khoáng và xà phòng của các axit béo chiếm tới hơn 99 %.
Các vật liệu bôi trơn đã qua sử dụng bị thải vào môi trường một cách bừa bãi cũng như bị rơi vãi, rò rỉ là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm. Mặc dù chưa được thống kê đầy đủ nhưng lượng chất bôi trơn tích tụ trong môi trường chắc chắn gây ra tác hại rất lớn. Hiện nay khi các yêu cầu an toàn môi trường ngày càng tăng, việc tạo ra các sản phẩm bôi trơn có khả năng phân hủy sinh học cao thay thế cho các sản phẩm bôi trơn gốc dầu khoáng truyền thống ngày càng trở nên cấp thiết. Các sản phẩm này thường đi từ este tổng hợp và đặc biệt từ dầu thực vật (DTV), vốn có khả năng phân hủy sinh học tốt hơn nhiều dầu khoáng thông thường. Hơn nữa DTV còn là nguồn nguyên liệu tái tạo được trong khi tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu việc ứng dụng DTV làm nguyên liệu sản xuất MBT trong khi ở nước ta đây là một lĩnh vực rất mới mẻ.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
LÝ THUYẾT
Mục đích thí nghiệm
Tìm hiểu cơ sở hóa học của quá trình sản xuất mỡ bôi trơn.
Nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn.
Cơ sở lý thuyết
Các thiết bị máy móc khi vận hành, các bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau, các bề mặt chi tiết này hoàn toàn không nhẵn bóng nên khi tiếp xúc chịu ảnh hưởng của ma sát sẽ gây ra sự cản trở chuyện động, sự nóng lên của thiết bị, gây mài mòn và làm giảm công xuất của động cơ, thiết bị. Để hạn chế sự ảnh hưởng của ma sát đối với các thiết bị người ta tạo một lớp màng mỏng chất bôi trơn giữa các bề mặt chi tiết với nhau, chất sử dụng để tạo một lớp màng mỏng đó được gọi là chất bôi trơn. Chất bôi trơn có thể ở dạng khí, lỏng, bán rắn hay rắn.
Mỡ bôi trơn là một sản phẩm bôi trơn ở trạng thái bán rắn, được hình thành do sự phân tán của chất làm đặc trong pha lỏng. Giống như các sản phẩm bôi trơn khác, mỡ bôi trơn với chức năng làm giảm sự ma sát giữa hai bề mặt chi tiết ma sát và mài mòn khi hai bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau. So với các chất bôi trơn dạng lỏng, mỡ bôi trơn chiếm một tỉ lệ thấp hơn, khoảng 6% sản phẩm bôi trơn.
Chức năng của mỡ bôi trơn:
Chức năng bôi trơn bề mặt chi tiết: Là một sản phẩm bôi trơn nên chức năng cơ bản của mỡ bôi trơn là tạo ra một lớp màng ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp của hai bề mặt chi tiết, giảm sự ma sát và sự mài mòn. Khác với dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn có khả năng bám dính và khả năng chịu nhiệt cao hơn, nên thường được sử dụng trong các trường hợp như thiết bị hoạt động không liên tục và cần giữ bề mặt bôi trơn trong thời gian dài, thiết bị cần sự bôi trơn liên tục nhưng không thể cung cấp dầu bôi trơn liên tục cũng như không thể giữ dầu bôi trơn, thiết bị hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất cao, chịu tải trọng va đập, tải trọng lớn và vận tốc chậm.
Chức năng bảo vệ bề mặt chi tiết: Cũng như dầu bôi trơn mỡ bôi trơn sẽ tạo một lớp màng trên bề mặt làm việc của các chi tiết máy, giúp ngăn cản sự tiếp xúc với môi trường ẩm hay sản phẩm gây ăn mòn, ngăn cản sự tác động của các tác nhân gây ăn mòn và oxy hóa.
Chức năng làm kín: So với dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn có tính bám dính tốt hơn do có tính bám dính cao hơn. Được sử dụng đề làm kín các mối ghép, ren…
Thành phần của mỡ bôi trơn
MBT chứa từ 65 đến 95% dầu gốc, từ 5 đến 35% chất làm đặc và từ 0 đến 10% phụ gia.
Pha phân tán (chất làm đặc)
Pha phân tán giữ vững thể keo và hạn chế sự linh động của môi trường phân tán. Rất nhiều tính chất của MBT được xác định dựa vào pha phân tán. Nếu chất làm đặc chịu nhiệt, mỡ có thể làm việc ở nhiệt độ cao. Nếu chất làm đặc không bị ảnh hưởng bởi nước, mỡ cũng sẽ có tính chất như vậy.
Các chất làm đặc có thể được phân làm hai nhóm chính: chất làm đặc xà phòng – muối của axit béo bậc cao với các kim loại (xà phòng Li, Ca, Ba, Na, Zn …) và không phải xà phòng (vô cơ, hữu cơ, hydrocacbon).
Môi trường phân tán (dầu gốc)
Dầu gốc là thành phần chủ yếu đảm nhiệm chức năng bôi trơn, vì thế phẩm chất của mỡ phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của dầu gốc hợp phần. Dầu gốc có thể là dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp hay dầu gốc động thực vật.
Dầu gốc khoáng là môi trường phân tán chủ yếu để sản xuất mỡ bôi trơn hiện nay do giá thành thấp và tạo ra được mỡ phù hợp với phần lớn các ứng dụng trong công nghiệp. Trong các loại dầu gốc dầu naphten được ưa chuộng dùng để chế tạo mỡ bôi trơn hơn cả.
Khi mỡ bôi trơn cần làm việc ở các điều kiện khắc nghiệt người ta thường sử dụng môi trường phân tán là dầu tổng hợp với các tính chất hơn hẳn so với dầu khoáng (tính chất nhớt nhiệt, tính chất nhiệt độ thấp tốt, độ bền nhiệt, độ bền chống oxy hóa cao, khoảng nhiệt độ làm việc rộng). Dầu tổng hợp bao gồm các hydrocacbon tổng hợp, các dieste, polyalphaolefin (PAOs), silicon …
Dầu thực vật được sử dụng làm môi trường phân tán nhằm đáp ứng các đòi hỏi về an toàn môi trường đang ngày càng trở nên cấp thiết. Các dầu thực vật có thể được biến tính để khắc phục nhược điểm trước khi sử dụng làm dầu gốc.
Phụ gia
Dầu gốc thường không đáp ứng được yêu cầu làm việc của MBT nếu không có mặt các phụ gia. Chính vì thế phụ gia được cho vào mỡ nhằm tăng các tính chất vốn có hay tạo ra các chức năng mới. Việc pha chế phụ gia vào mỡ cần được khảo sát kỹ lưỡng để hạn chế những hiệu ứng phụ không mong muốn, đảm bảo hiệu quả của phụ gia mà không phá hỏng cấu trúc mỡ do việc cho quá nhiều phụ gia gây ra.
Các loại phụ gia thường được cho vào mỡ nhiều nhất là:
Phụ gia chống oxy hóa (phenyl α– naphthylamin, di – tert – butyl – para – cresol, ZDDP …)
Phụ gia ức chế gỉ (các sunfonat kim loại như natri, bari, nhôm, các phenolat kim loại …)
Phụ gia cực áp (dibenzyl disunfit, di – n – octyl photphit …)
Phụ gia bám dính (polyisobutylen, ethylen–propylen copolyme …)
Phụ gia thụ động hóa bề mặt kim loại (Các phức hữu cơ chứa nitơ hay lưu huỳnh, các dẫn xuất của 2, 5 – dimecapto – 1, 3, 4 – thiadiazon …)
Phân loại mỡ bôi trơn
Mặc dù, so với nhu cầu sử dụng c...