moniu_iumon
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM 7
1.1. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân 7
1.2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền 23
1.3. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền ở cơ sở 30
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 40
2.1. Thực trạng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay 40
2.2. Quan điểm và giải pháp xây dựng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế 68
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta và xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người gắn liền với thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại như một bản anh hùng ca bất diệt. Tư tưởng của Người soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt hơn 76 năm qua.
Ngày nay càng khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi sáng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiến lên xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Từ thực tiễn của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong điều kiện hoàn cảnh trong nước và thế giới có những thay đổi và biến động phức tạp, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn để vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tư tưởng của Người, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động. Sự khẳng định đó đã được tiếp tục ghi vào các văn kiện qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được mục tiêu ấy vấn đề xây dựng chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản nhất. Đó là vấn đề xây dựng một nhà nước kiểu mới dân chủ nhân dân.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có ý nghĩa vạch thời đại của dân tộc ta. Cách mạng Tháng Tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là Đảng và Hồ Chí Minh đã xây dựng một Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Đặc trưng nổi bật của Nhà nước cách mạng kiểu mới đó là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Về xây dựng chính quyền nhà nước của chúng ta đó là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Trung ương đều do dân cử ra". Trong hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền cơ sở có vị trí hết sức quan trọng. Người nêu rõ: "cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được thì mọi công việc đều xong xuôi".
Thông qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp sửa đổi một số điều năm 2001 đều thể hiện mục tiêu xây dựng một chế độ nhà nước dân chủ với nguyên tắc nhất quán "Toàn bộ quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân".
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay vừa là cơ bản, vừa cấp bách, nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
Với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính quyền cơ sở và việc xây dựng chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nnước ở nước ta, việc nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân và đặc biệt là xây dựng chính quyền ở cơ sở là yêu cầu cần thiết. Mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhiều nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trên nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu về nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền cơ sở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở xã phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tui chọn đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước cấp cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp luật là một vấn đề có giá trị khoa học đã được rất nhiều giới lý luận nghiên cứu. Đã có rất nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về chủ đề xây dựng nhà nước kiểu mới của dân do dân vì dân, về xây dựng chính quyền cơ sở trong tổng thể hệ thống chính trị ở cơ sở. Trong đó đáng chú ý là các tác phẩm: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật", Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1995; GS.TS Hoàng Văn Hảo: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - Sự hình thành và phát triển", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; TS. Nguyễn Đình Lộc: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; TS, Nguyễn Xuân Tế: "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong chương trình khoa học cấp Nhà nước và pháp luật KX.02 thời kỳ 1991-1995, có một đề tài KX.02-13: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân" do TS. Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm, Viện nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp), GS.TS Hoàng Chí Bảo: "Quan điểm và giải pháp để cũng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,...Các công trình nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ kiểu mới ở nước ta, về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở là nguồn tài liệu chủ yếu để chúng tui sử dụng vào quá trình nghiên cứu.
Hồ Chí Minh đã kế thừa vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Đây là một nét hết sức độc đáo trong tư tưởng xây dựng nhà nước kiểu mới vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn rất cao của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhằm vạch một chiến lược cơ bản xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Gắn liền với việc nghiên cứu về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhiều lãnh tụ và các nhà khoa học đã làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của Nhà nước của dân do dân vì dân.
Việc xây dựng chính quyền cơ sở nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay tuy đã đạt được nhiều kết quả, song còn nhiều vấn đề trong thực tiễn đang đặt ra cần tiếp tục củng cố hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy cũng như hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước ở cơ sở là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường củng cố tổ chức bộ máy nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở xã, phường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ tính dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, xây dựng chính quyền ở cơ sở, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo đảm vững mạnh, dân chủ, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Làm rõ một số nội dung chủ yếu về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về xây dựng chính quyền ở cơ sở trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM 7
1.1. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân 7
1.2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền 23
1.3. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền ở cơ sở 30
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 40
2.1. Thực trạng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay 40
2.2. Quan điểm và giải pháp xây dựng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế 68
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta và xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người gắn liền với thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại như một bản anh hùng ca bất diệt. Tư tưởng của Người soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt hơn 76 năm qua.
Ngày nay càng khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi sáng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiến lên xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Từ thực tiễn của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong điều kiện hoàn cảnh trong nước và thế giới có những thay đổi và biến động phức tạp, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn để vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tư tưởng của Người, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động. Sự khẳng định đó đã được tiếp tục ghi vào các văn kiện qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được mục tiêu ấy vấn đề xây dựng chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản nhất. Đó là vấn đề xây dựng một nhà nước kiểu mới dân chủ nhân dân.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có ý nghĩa vạch thời đại của dân tộc ta. Cách mạng Tháng Tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là Đảng và Hồ Chí Minh đã xây dựng một Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Đặc trưng nổi bật của Nhà nước cách mạng kiểu mới đó là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Về xây dựng chính quyền nhà nước của chúng ta đó là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Trung ương đều do dân cử ra". Trong hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền cơ sở có vị trí hết sức quan trọng. Người nêu rõ: "cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được thì mọi công việc đều xong xuôi".
Thông qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp sửa đổi một số điều năm 2001 đều thể hiện mục tiêu xây dựng một chế độ nhà nước dân chủ với nguyên tắc nhất quán "Toàn bộ quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân".
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay vừa là cơ bản, vừa cấp bách, nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
Với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính quyền cơ sở và việc xây dựng chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nnước ở nước ta, việc nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân và đặc biệt là xây dựng chính quyền ở cơ sở là yêu cầu cần thiết. Mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhiều nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trên nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu về nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền cơ sở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở xã phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tui chọn đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước cấp cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp luật là một vấn đề có giá trị khoa học đã được rất nhiều giới lý luận nghiên cứu. Đã có rất nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về chủ đề xây dựng nhà nước kiểu mới của dân do dân vì dân, về xây dựng chính quyền cơ sở trong tổng thể hệ thống chính trị ở cơ sở. Trong đó đáng chú ý là các tác phẩm: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật", Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1995; GS.TS Hoàng Văn Hảo: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - Sự hình thành và phát triển", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; TS. Nguyễn Đình Lộc: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; TS, Nguyễn Xuân Tế: "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong chương trình khoa học cấp Nhà nước và pháp luật KX.02 thời kỳ 1991-1995, có một đề tài KX.02-13: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân" do TS. Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm, Viện nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp), GS.TS Hoàng Chí Bảo: "Quan điểm và giải pháp để cũng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,...Các công trình nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ kiểu mới ở nước ta, về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở là nguồn tài liệu chủ yếu để chúng tui sử dụng vào quá trình nghiên cứu.
Hồ Chí Minh đã kế thừa vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Đây là một nét hết sức độc đáo trong tư tưởng xây dựng nhà nước kiểu mới vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn rất cao của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhằm vạch một chiến lược cơ bản xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Gắn liền với việc nghiên cứu về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhiều lãnh tụ và các nhà khoa học đã làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của Nhà nước của dân do dân vì dân.
Việc xây dựng chính quyền cơ sở nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay tuy đã đạt được nhiều kết quả, song còn nhiều vấn đề trong thực tiễn đang đặt ra cần tiếp tục củng cố hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy cũng như hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước ở cơ sở là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường củng cố tổ chức bộ máy nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở xã, phường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ tính dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, xây dựng chính quyền ở cơ sở, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo đảm vững mạnh, dân chủ, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Làm rõ một số nội dung chủ yếu về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về xây dựng chính quyền ở cơ sở trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: nội dung cơ bản của tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, luận văn Sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, nhà nước do dân và vì dân liên hệ xây dựng đảng ở cơ sở, lien hệ trong việc xây dựng chính quyền cơ sở, thừa thiên huế vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước vì dân, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, giải pháp về xây dựng chính quyền ở cơ sở hiện nay về nhà nước do dân, vì dân, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân để xây dựng chính quyền ở địa phương hiện nay, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước dân chủ ở nước ta hiện nay, sáng tạo của hồ chí minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, Trình bày nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân?, nguyễn đình lộc tư tưởng hồ chí munh