congchualove_hoangtu55
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Đến với văn học Mỹ La tinh, điều khiến người đọc chúng ta không khỏi ngạc nhiên đó chính là một nền văn học phong phú với nhiều thể loại và gắn liền với mỗi một thể loại là một tên tuổi lớn, những con người đầy tài năng, góp phần không nhỏ cho nền văn học chung của nhân loại.
Từ khi ra đời đến nay, văn học Mỹ La Tinh cũng như nhiều nền văn học của các nước trên thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm, biến cố và rồi chính những trở ngại đó đã trở thành một tiền đề để tạo dựng nên một nền văn học có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay.
Gabriel Garcia Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ Latinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảo châu Mỹ Latinh từ sau đại chiến thế giới II. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình nhà văn đều xoay quanh trục chủ đề chính: Cái cô đơn, cái cô đơn được hiểu là mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người. Đó là tình trạng, lạc hậu, cổ hủ, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội. Ở tác phẩm của Gabriel Garcia Márquez còn có một tầng nghĩ ẩn sâu mà mới đọc qua một lần không thể thấy được, đó là tiếng gọi đoàn kết yêu thương giữa con người, đó là đòi hỏi một loại người mới đối lập với loại người mới chưa thành người. Với chủ đề này nhà văn đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội mới. Nói cách khác nhà văn đã thể hiện mặc cảm khải huyền trước thực tại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên con người xã hội của châu Mỹ Latinh một cách độc đáo. Một trong những thành công giúp nhà văn thể hiện chủ đề này phải nói đến nghệ thuật kể truyện đặc sắc, tinh tế của tác giả đã đưa đến cho ông những thành công rực rỡ, dù ở thể loại nào đi chăng nữa truyện ngắn hay tiểu thuyết thì Gabriel Garcia Márquez đều có cách kể rất độc đáo thu hút được người đọc. Chính sự hấp dẫn của các tiểu thuyết của Mackex, tui quyết định chọn đề tài “ văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn”. Qua việc nghiên cứu này tui muốn tìm hiểu hơn về tác giả và tác phẩm trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa mà tác phẩm này để lại cho chúng ta.
2. Lịch sử vấn đề.
Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn học trên thế giới. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến. Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139].
Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V. Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện, với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môt dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139]. Pablo Neruda - một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện đại” [10, tr.139].
Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một số dịch giả. Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng phải kể đến: Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả đã đưa ra những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp… Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung … từ các bài viết của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latinh, trong đó cũng giới thiệu một cách khái quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để cho người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất.
Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật và giá trị của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tui rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tui mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu đề tài : “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez ”.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tui nhằm mục đích tìm hiểu về tác giả Gabriel Garcia Márquez về con người cũng như những sáng tác của ông. Đặc biệt là để tìm hiểu về giá trị văn hóa của Mỹ La Tinh được tác giả phản ánh qua từng câu chuyện trong tác phẩm này, để từ đó hiểu thêm về nền văn hóa của vùng đất còn nhiều bí ẩn này. Đây chính là mục đích mà tui chọn đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của Mỹ La Tinh thông qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez nên tui chỉ tập trung đi vào nghiên cứu giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Từ đó khái quát một vài nét văn hóa của Mỹ La Tinh nhằm hiểu hơn về châu lục này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tui sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tui căn cứ trên những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời dựa vào văn bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề đang trình bày.
- Phương pháp thống kê: Chúng tui thống kê lại những tình tiết sự kiện quan trọng trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện khái quát.
- Phương pháp phân tích: Sau khi đã thống kê những chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm chúng tui tiến hành đi sâu phân tích chúng để chứng minh, giải thích cho những đề mục chính và nội dung của toàn bộ đề tài.
Ngoài ra để hoàn chỉnh bài viết của mình hơn chúng tui còn vận dụng một số phương pháp khác để bài viết của mình trọn vẹn và đầy đủ hơn.
6.Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết bài thì bài tiểu luận của chúng tui tập trung vào làm nổi bật một số vấn đề của các chương chính sau:
Chương 1: Các vấn đề chung.
Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
Chương 1: Các vấn đề chung
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hay dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...)
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, cách chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.2. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”.
Babilônia với hy vọng sẽ cải thiện nòi giống nhưng ngược lại người con của họ cũng có cái đuôi con vật và bị bỏ rơi trong tổ kiến. Trong thế giới cô đơn và hoài nhớ ấy họ đã phạm tội loạn luân dù có cố gắng chạy khỏi tội loạn luân.
Chính ngôi làng Macônđô đã hứng chịu hậu quả của hơn ba mươi cuộc chiến tranh. Gánh chịu thảm họa từ những công ty tư bản, và đón nhận những đợt mưa nắng kéo dài liên tục nhiều năm trời. Sự phá hoại môi trường sống tất yếu sẽ bị diệt vong và điều đó diễn ra cùng dòng họ đã sinh ra ngôi làng.
Bên trong niềm đam mê sáng chế, khát vọng với cuộc chiến tranh là những tay chơi đú đởn, phè phỡn bởi những con người có các mối quan hệ xác thịt cùng huyết thống hay những con người của cùng dòng họ. Tiêu biểu có các cặp quan hệ như: Hai anh em Hôsê Accacđiô và Aurêlianô cùng ăn nằm với Pila Tecnera. Sau này, con trai của Hôsê Accacđiô với Pila Tecnera cũng khao khát thỏa mãn tình dục với chính mẹ của mình. Còn con trai của Aurêlianô với Pila Tecnera lại đòi lấy cô ruột của mình. Những lằng nhằng, rắc rối trong các mối quan hệ huyết thống bắt đầu từ đấy. Mỗi con người mang dòng Buênđya trong thế giới Macônđô luôn đòi hỏi được thỏa mãn. Khi có được tình cảm họ rất mực mãnh liệt và khát khao ân ái dù đó là những người cùng huyết thống. Chẳng hạn, Aurêlianô Hôsê. Ngay từ nhỏ, cậu luôn rời bỏ chiếc võng của mình để làm một kẻ mộng du, trườn mình, và thức dậy trên cơ thể của người cô ruột. Hiểu được nhau, hai cô cháu đồng lõa trong những cái vuốt ve nhẹ nhẹ, nắn bóp, hôn hít… “Bọn họ không chỉ ngủ chung một giường, cùng khỏa thân, cùng thèm khát nhau mà còn lẵng nhẵng theo nhau khắp các xó xỉnh trong nhà, cùng ở trong buồng đóng kín cửa vào bất kỳ giờ nào. Lúc nào cũng hào hứng không biết chán”. Tình yêu trong giới loạn luân khiến cậu bất chấp. Dù biết rằng đây là cô mình nhưng cậu ta vẫn thèm khát, dù có lời thông báo về cái đuôi lợn nhưng cậu vẫn dứt khoát theo ông mình - “Dù có đẻ ra những con tê tê đi nữa cũng cam lòng”.
Đó là câu chuyện của thế hệ thứ hai với thế hệ thứ ba. Đến thế hệ thứ năm với thế hệ thứ sau lại có một cuộc ân ái loạn luân mãnh liệt hơn.
Aurelianô đã “hiếp” cô mình nhưng chính cô lại là kẻ đồng lõa. Những kiểu ăn mặc khêu gợi, hương thơm tinh khiết với bộ áo trắng lộ ra tấm thân nõn nà với những đường cong rõ nét. Cô bước qua buồng của Aurelianô khiến cậu không thể kìm lòng ham muốn. Một lần, hai lần rồi trở nên liên tục, mãnh liệt hơn trong những lần ân ái loạn luân. “Đó là những cơn đam mê buông thả, điên loạn”. “Điều làm em đau khổ, là chúng mình đã mất quá nhiều thời gian - cô cười nói”. Thác loạn, mê mẩn cho đến lúc bọn họ đánh mất cảm giác về thực tại, ý niệm về thời gian, nhịp điệu của những thói quen hàng ngày. “Bọn họ lại đóng kín cửa ra vào và cửa sổ để khỏi mất thời gian cởi quần áo… và cùng nhau lăn lộn trên sàn”.
Những hành động lôi kéo, đồng lõa đã quá phổ biến trong dòng họ Buênđya. Kết cục bi đát nhất cũng sẽ đến nếu không có sự cải thiện trong quan hệ huyết thống đồng tộc.
Từ thế hệ thứ nhất, dân làng Macônđô sống rất yên ổn, hiền lành, không phạm tội giết người, không cần quan cai trị (phần đời) và cha cố (phần hồn). Những điều tốt đẹp ấy nhanh chóng bị thay thế bằng một kết cục bi đát dành cho dòng họ Buênđya.
Bảy thế hệ tồn tại trong một trăm năm, đồng thời là trăm năm leo lắt cô đơn của các thành viên trong họ. Cuối quãng đời họ tự giam mình trong phòng Menkyađêt mê mẩn với những tấm da thuộc. “Mỗi thành viên là một cái vòng tròn xoay quay cái vòng tròn lớn”. Họ làm những công việc thuở nhỏ họ thường làm.
Bản án nặng nhất cho cái tội loạn luân đó làm một sự diệt vong: Cứ chạy chốn, sống mãi trong nỗi cô đơn để rồi khao khát tình dục. Cuộc sống bó hẹp khiến những con người tội lỗi tìm đến những người thân của mình mà thỏa mãn, cuồng nhiệt, điều đó hiển nhiên sẽ là tai họa cho chính bản thân họ.
Cho đến bây giờ, loạn luân đang là một tội cần lên án. Tuy là một tác phẩm văn học được viết cách đây khá lâu nhưng những gì Gabriel Garcia Marquez dự báo vẫn còn đó. Kết cục của dòng họ Buênđya là một bài học cần biết để tránh xa sự diệt vong vì tội loạn luân để những người chưa bị kết tội trăm năm có cơ hội được sống.
Kết luận
G.Marquez là một trong những bậc thầy của nền tiểu thuyết hiện đại. Cuộc đời ông là cả một ngày dài trên con đường lao động không ngừng nghỉ. Ông đã cống hiến cho đời hết mình và để lại cho đời những sản phẩm tinh thần thật vô giá. Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một kiệt tác của ông, là một tác phẩm có nhiều bình diện, phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của họ.
Trong tiểu thuyết này có nhiều những chi tiết, yếu tố kì diệu huyền bí. Huyền hoại về một cái đuôi lợn, những khả năng dự báo tiên tri thần thánh, hình ảnh của ma quỷ hiện về. Trong Trăm năm cô đơn, ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh cuộc đời của những con người khác lạ, kì quái, khác người. Cũng đôi lúc ta bắt gặp những hình ảnh của những hình ảnh thiên nhiên thật nhưng chứa đựng nhiều đều khác thường, kì diệu... Cái cô đơn là cái bao trùm hết tác phẩm. Trong tác phẩm ta có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của con người với những cuộc đời khác nhau nhưng bị trói buộc vào một nỗi cô đơn của dòng họ Buêđya, cái cô đơn ấy đã gặm nhấm tâm hồn của con người, và nếu con người không có lí trí thì khó mà thoát khỏi nỗi cô đơn ấy. Con người phải cần mở rộng lòng mình để có thể đoán nhận những âm thanh của cuộc đời.
Với việc sử dụng những yếu tố kì ảo, tác giả đã làm cho câu chuyện cuốn hút, và càng khắc họa tạo nên một hiện thực huyền ảo, kì diệu. Cái hiện thực được phản ánh qua cái huyền ảo, kì ảo trở nên kì vĩ, dị thường và quái dị hơn. Sự hòa hợp giữa thực và ảo đã tạo ra một không gian nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm. Một không gian Macônđô huyền ảo với những số phận của con người trong một không gian quanh mình bao bọc bởi nỗi cô đơn – ám ảnh truyền kiếp bởi sự loạn luân với hình ảnh cái đuôi lợn.
Qua việc sử dụng các yếu tố kì ảo, và thông qua cách khai thác chủ đề, xây dựng nhân vật tác giả đã gửi đến người đọc những giá trị văn hóa của vùng đất Mỹ la tinh. Qua bản chất hiện thực được phản ánh mà tập trung nó trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn G. Marquez muốn kêu gọi hãy sống đúng với bản chất con người – con người trong tổng hòa mối quan hệ xã hội của mình, hãy vượt lên mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân, tự hòa mình vào với gia đình, xã hội, với cộng đồng. Vì lẽ đó, G. Marquez từng tuyên bố: cuốn sách để cả đời sáng tác là cuốn sách nói về cái cô đơn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Đến với văn học Mỹ La tinh, điều khiến người đọc chúng ta không khỏi ngạc nhiên đó chính là một nền văn học phong phú với nhiều thể loại và gắn liền với mỗi một thể loại là một tên tuổi lớn, những con người đầy tài năng, góp phần không nhỏ cho nền văn học chung của nhân loại.
Từ khi ra đời đến nay, văn học Mỹ La Tinh cũng như nhiều nền văn học của các nước trên thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm, biến cố và rồi chính những trở ngại đó đã trở thành một tiền đề để tạo dựng nên một nền văn học có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay.
Gabriel Garcia Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ Latinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảo châu Mỹ Latinh từ sau đại chiến thế giới II. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình nhà văn đều xoay quanh trục chủ đề chính: Cái cô đơn, cái cô đơn được hiểu là mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người. Đó là tình trạng, lạc hậu, cổ hủ, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội. Ở tác phẩm của Gabriel Garcia Márquez còn có một tầng nghĩ ẩn sâu mà mới đọc qua một lần không thể thấy được, đó là tiếng gọi đoàn kết yêu thương giữa con người, đó là đòi hỏi một loại người mới đối lập với loại người mới chưa thành người. Với chủ đề này nhà văn đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội mới. Nói cách khác nhà văn đã thể hiện mặc cảm khải huyền trước thực tại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên con người xã hội của châu Mỹ Latinh một cách độc đáo. Một trong những thành công giúp nhà văn thể hiện chủ đề này phải nói đến nghệ thuật kể truyện đặc sắc, tinh tế của tác giả đã đưa đến cho ông những thành công rực rỡ, dù ở thể loại nào đi chăng nữa truyện ngắn hay tiểu thuyết thì Gabriel Garcia Márquez đều có cách kể rất độc đáo thu hút được người đọc. Chính sự hấp dẫn của các tiểu thuyết của Mackex, tui quyết định chọn đề tài “ văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn”. Qua việc nghiên cứu này tui muốn tìm hiểu hơn về tác giả và tác phẩm trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa mà tác phẩm này để lại cho chúng ta.
2. Lịch sử vấn đề.
Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn học trên thế giới. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến. Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139].
Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V. Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện, với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môt dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139]. Pablo Neruda - một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện đại” [10, tr.139].
Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một số dịch giả. Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng phải kể đến: Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả đã đưa ra những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp… Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung … từ các bài viết của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latinh, trong đó cũng giới thiệu một cách khái quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để cho người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất.
Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật và giá trị của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tui rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tui mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu đề tài : “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez ”.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tui nhằm mục đích tìm hiểu về tác giả Gabriel Garcia Márquez về con người cũng như những sáng tác của ông. Đặc biệt là để tìm hiểu về giá trị văn hóa của Mỹ La Tinh được tác giả phản ánh qua từng câu chuyện trong tác phẩm này, để từ đó hiểu thêm về nền văn hóa của vùng đất còn nhiều bí ẩn này. Đây chính là mục đích mà tui chọn đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của Mỹ La Tinh thông qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez nên tui chỉ tập trung đi vào nghiên cứu giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Từ đó khái quát một vài nét văn hóa của Mỹ La Tinh nhằm hiểu hơn về châu lục này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tui sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tui căn cứ trên những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời dựa vào văn bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề đang trình bày.
- Phương pháp thống kê: Chúng tui thống kê lại những tình tiết sự kiện quan trọng trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện khái quát.
- Phương pháp phân tích: Sau khi đã thống kê những chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm chúng tui tiến hành đi sâu phân tích chúng để chứng minh, giải thích cho những đề mục chính và nội dung của toàn bộ đề tài.
Ngoài ra để hoàn chỉnh bài viết của mình hơn chúng tui còn vận dụng một số phương pháp khác để bài viết của mình trọn vẹn và đầy đủ hơn.
6.Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết bài thì bài tiểu luận của chúng tui tập trung vào làm nổi bật một số vấn đề của các chương chính sau:
Chương 1: Các vấn đề chung.
Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
Chương 1: Các vấn đề chung
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hay dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...)
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, cách chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.2. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”.
Babilônia với hy vọng sẽ cải thiện nòi giống nhưng ngược lại người con của họ cũng có cái đuôi con vật và bị bỏ rơi trong tổ kiến. Trong thế giới cô đơn và hoài nhớ ấy họ đã phạm tội loạn luân dù có cố gắng chạy khỏi tội loạn luân.
Chính ngôi làng Macônđô đã hứng chịu hậu quả của hơn ba mươi cuộc chiến tranh. Gánh chịu thảm họa từ những công ty tư bản, và đón nhận những đợt mưa nắng kéo dài liên tục nhiều năm trời. Sự phá hoại môi trường sống tất yếu sẽ bị diệt vong và điều đó diễn ra cùng dòng họ đã sinh ra ngôi làng.
Bên trong niềm đam mê sáng chế, khát vọng với cuộc chiến tranh là những tay chơi đú đởn, phè phỡn bởi những con người có các mối quan hệ xác thịt cùng huyết thống hay những con người của cùng dòng họ. Tiêu biểu có các cặp quan hệ như: Hai anh em Hôsê Accacđiô và Aurêlianô cùng ăn nằm với Pila Tecnera. Sau này, con trai của Hôsê Accacđiô với Pila Tecnera cũng khao khát thỏa mãn tình dục với chính mẹ của mình. Còn con trai của Aurêlianô với Pila Tecnera lại đòi lấy cô ruột của mình. Những lằng nhằng, rắc rối trong các mối quan hệ huyết thống bắt đầu từ đấy. Mỗi con người mang dòng Buênđya trong thế giới Macônđô luôn đòi hỏi được thỏa mãn. Khi có được tình cảm họ rất mực mãnh liệt và khát khao ân ái dù đó là những người cùng huyết thống. Chẳng hạn, Aurêlianô Hôsê. Ngay từ nhỏ, cậu luôn rời bỏ chiếc võng của mình để làm một kẻ mộng du, trườn mình, và thức dậy trên cơ thể của người cô ruột. Hiểu được nhau, hai cô cháu đồng lõa trong những cái vuốt ve nhẹ nhẹ, nắn bóp, hôn hít… “Bọn họ không chỉ ngủ chung một giường, cùng khỏa thân, cùng thèm khát nhau mà còn lẵng nhẵng theo nhau khắp các xó xỉnh trong nhà, cùng ở trong buồng đóng kín cửa vào bất kỳ giờ nào. Lúc nào cũng hào hứng không biết chán”. Tình yêu trong giới loạn luân khiến cậu bất chấp. Dù biết rằng đây là cô mình nhưng cậu ta vẫn thèm khát, dù có lời thông báo về cái đuôi lợn nhưng cậu vẫn dứt khoát theo ông mình - “Dù có đẻ ra những con tê tê đi nữa cũng cam lòng”.
Đó là câu chuyện của thế hệ thứ hai với thế hệ thứ ba. Đến thế hệ thứ năm với thế hệ thứ sau lại có một cuộc ân ái loạn luân mãnh liệt hơn.
Aurelianô đã “hiếp” cô mình nhưng chính cô lại là kẻ đồng lõa. Những kiểu ăn mặc khêu gợi, hương thơm tinh khiết với bộ áo trắng lộ ra tấm thân nõn nà với những đường cong rõ nét. Cô bước qua buồng của Aurelianô khiến cậu không thể kìm lòng ham muốn. Một lần, hai lần rồi trở nên liên tục, mãnh liệt hơn trong những lần ân ái loạn luân. “Đó là những cơn đam mê buông thả, điên loạn”. “Điều làm em đau khổ, là chúng mình đã mất quá nhiều thời gian - cô cười nói”. Thác loạn, mê mẩn cho đến lúc bọn họ đánh mất cảm giác về thực tại, ý niệm về thời gian, nhịp điệu của những thói quen hàng ngày. “Bọn họ lại đóng kín cửa ra vào và cửa sổ để khỏi mất thời gian cởi quần áo… và cùng nhau lăn lộn trên sàn”.
Những hành động lôi kéo, đồng lõa đã quá phổ biến trong dòng họ Buênđya. Kết cục bi đát nhất cũng sẽ đến nếu không có sự cải thiện trong quan hệ huyết thống đồng tộc.
Từ thế hệ thứ nhất, dân làng Macônđô sống rất yên ổn, hiền lành, không phạm tội giết người, không cần quan cai trị (phần đời) và cha cố (phần hồn). Những điều tốt đẹp ấy nhanh chóng bị thay thế bằng một kết cục bi đát dành cho dòng họ Buênđya.
Bảy thế hệ tồn tại trong một trăm năm, đồng thời là trăm năm leo lắt cô đơn của các thành viên trong họ. Cuối quãng đời họ tự giam mình trong phòng Menkyađêt mê mẩn với những tấm da thuộc. “Mỗi thành viên là một cái vòng tròn xoay quay cái vòng tròn lớn”. Họ làm những công việc thuở nhỏ họ thường làm.
Bản án nặng nhất cho cái tội loạn luân đó làm một sự diệt vong: Cứ chạy chốn, sống mãi trong nỗi cô đơn để rồi khao khát tình dục. Cuộc sống bó hẹp khiến những con người tội lỗi tìm đến những người thân của mình mà thỏa mãn, cuồng nhiệt, điều đó hiển nhiên sẽ là tai họa cho chính bản thân họ.
Cho đến bây giờ, loạn luân đang là một tội cần lên án. Tuy là một tác phẩm văn học được viết cách đây khá lâu nhưng những gì Gabriel Garcia Marquez dự báo vẫn còn đó. Kết cục của dòng họ Buênđya là một bài học cần biết để tránh xa sự diệt vong vì tội loạn luân để những người chưa bị kết tội trăm năm có cơ hội được sống.
Kết luận
G.Marquez là một trong những bậc thầy của nền tiểu thuyết hiện đại. Cuộc đời ông là cả một ngày dài trên con đường lao động không ngừng nghỉ. Ông đã cống hiến cho đời hết mình và để lại cho đời những sản phẩm tinh thần thật vô giá. Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một kiệt tác của ông, là một tác phẩm có nhiều bình diện, phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của họ.
Trong tiểu thuyết này có nhiều những chi tiết, yếu tố kì diệu huyền bí. Huyền hoại về một cái đuôi lợn, những khả năng dự báo tiên tri thần thánh, hình ảnh của ma quỷ hiện về. Trong Trăm năm cô đơn, ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh cuộc đời của những con người khác lạ, kì quái, khác người. Cũng đôi lúc ta bắt gặp những hình ảnh của những hình ảnh thiên nhiên thật nhưng chứa đựng nhiều đều khác thường, kì diệu... Cái cô đơn là cái bao trùm hết tác phẩm. Trong tác phẩm ta có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của con người với những cuộc đời khác nhau nhưng bị trói buộc vào một nỗi cô đơn của dòng họ Buêđya, cái cô đơn ấy đã gặm nhấm tâm hồn của con người, và nếu con người không có lí trí thì khó mà thoát khỏi nỗi cô đơn ấy. Con người phải cần mở rộng lòng mình để có thể đoán nhận những âm thanh của cuộc đời.
Với việc sử dụng những yếu tố kì ảo, tác giả đã làm cho câu chuyện cuốn hút, và càng khắc họa tạo nên một hiện thực huyền ảo, kì diệu. Cái hiện thực được phản ánh qua cái huyền ảo, kì ảo trở nên kì vĩ, dị thường và quái dị hơn. Sự hòa hợp giữa thực và ảo đã tạo ra một không gian nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm. Một không gian Macônđô huyền ảo với những số phận của con người trong một không gian quanh mình bao bọc bởi nỗi cô đơn – ám ảnh truyền kiếp bởi sự loạn luân với hình ảnh cái đuôi lợn.
Qua việc sử dụng các yếu tố kì ảo, và thông qua cách khai thác chủ đề, xây dựng nhân vật tác giả đã gửi đến người đọc những giá trị văn hóa của vùng đất Mỹ la tinh. Qua bản chất hiện thực được phản ánh mà tập trung nó trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn G. Marquez muốn kêu gọi hãy sống đúng với bản chất con người – con người trong tổng hòa mối quan hệ xã hội của mình, hãy vượt lên mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân, tự hòa mình vào với gia đình, xã hội, với cộng đồng. Vì lẽ đó, G. Marquez từng tuyên bố: cuốn sách để cả đời sáng tác là cuốn sách nói về cái cô đơn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: