sakura121314kikis
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài "Văn hóa văn minh Trung Quốc"
Mở Đầu
T
rung Quốc, đất nước rộng lớn nằm ở phía Đông châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. Địa hình Trung Quốc rất phong phú với nhiều khu vực ruộng đất bao la, phì nhiêu màu mỡ cùng nhiều dãy núi lớn nhỏ chạy ngang dọc khắp toàn đất nước.
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại hình thành sớm nhất. Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại, theo các tư liệu thì triều đại đầu tiên là nhà Hạ, nhưng người đầu tiên thống nhất Trung Quốc lập nên một quốc gia là Tần Thuỷ Hoàng.Chế độ phong kiến của Trung Quốc gồm các nhà nước Tần-Hán-Tuỳ-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh. Như đã nói trên, đây là đất nước rộng lớn, đất đai màu mỡ kết hợp với sự phì nhiêu, dồi dào của các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.Từ lâu, đã tạo cho Trung Quốc rất nhiều những nét đẹp văn hoá mang phong cách rất riêng của đất nước này, từ văn hoá vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại đến văn hoá tinh thần như văn chương, kĩ thuật, nghệ thuật... Nhưng có lẽ độc đáo và mang “cái tôi” của dân tộc nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là Rượu - văn hoá rượu. Đây một trong những điểm nổi bật làm cho ta phải nghĩ ngay đến Trung Quốc.
Rượu được xem là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc (la bàn, thuốc súng, giấy, nghề in và rượu). Rượu đã có lịch sử lâu đời cách đây 6000-7000 năm từ thời thần Nông, ông vua truyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược. Vì thế, việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu.
Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện"... đều thấy rượu là thức uống quan trọng làm tăng thêm hào khí của những câu chuyện dã sử. Hay tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: Lý Bạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối, Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say. Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần. Đủ nói lên rằng văn hóa uống rượu đã đi sâu vào Thế giới tâm linh cũng như Thế giới trần thực của người Trung Quốc.
Tìm hiểu về văn hóa rượu cũng chính là con đường đi đến khám phá những nét đẹp trong nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ qua mấy nghìn năm lịch sử.
Nội dung
Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc
1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa
1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu
Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượng hình và suy luận của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu . Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thành ra chữ Thố, nghĩa là Giấm. Người ta đã đưa ra nhiều truyền thuyết và giả thiết khác nhau. Có những giả thiết mộc mạc và đơn giản .
Sách Tử đào tạp xuyết ghi, Hoàng sơn có nhiều vượn khỉ, mùa xuân và mùa hạ hái hoa quả về để trong vách đá,ủ thành rượu, hương phát ra,thơm khắp nơi. Thuyết vượn và khỉ tạo ra rượu ,ủ rượu mới nghe qua có vẻ hoang đường nhưng xét kỹ cũng có những điều hợp lý. Vì trong núi sâu có nhiều hoa quả khi chín tự rơi rụng ,nhiều quả chín lên men biến thành rượu… Theo các nhà nghiên cứu ,vượn khỉ chỉ tạo ra rượu một cách ngẫu nhiên . Từ sự ngẫu nhiên ấy mà con người đã học tập để phát minh ra rượu.
Có những quan niệm khác thì đơn giản hơn mang màu sắc thần tiên như cho rằng trên trời có sao Rượu ,Tửu tinh ,thì dưới hạ giới có rượu ,người tạo ra rượu chính là Thượng đế.
Nhưng có hai truyền thuyết đáng chú ý là Nghi Địch và Đỗ Khang –những người phát minh ra rượu. Sách Chiến Quốc sách của Lưu Hướng,đời Tây Hán (666 TCN) nói: Con gái của vua Vũ là Nghi Địch làm rượu ngon, đem dâng cho vua, Vũ uống vào thấy ngọt,khen ngon nhưng lại truyền không cho Nghi Địch làm rượu nữa vì sợ người đời sau sa đà mà làm mất nước. Còn theo sách Bác vật chí cuả Trương Hoa ,đời Tây Tấn cho rằng : Đỗ Khang, đời Hán đã phát minh ra rượu là bậc thầy trong nghề làm rượu . Thuyết này mang đậm màu sắc dân gian hay dựa vào truyền thuyết dân gian để lập luận vì trong dân gian có những con sông ,hòn đá,thôn trang tên là Đỗ khang. Ở Nhữ Dương,Hà Nam thì lại có một hòn đá lớn gọi là đá Đỗ Khang,còn có một thôn gọi là Đỗ Khang tiên trang. Đỗ Khang nấu rượu ngon ,đến nổi Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng mời lên thiên đình để nấu ngự tửu. Sau đó đến đời Tấn ,Đỗ Khang mới phụng chỉ xuống trần lập tửu quán ở Long Môn Sơn gần thành Lạc Dương . Lúc ấy,có Lưu Linh –đồng tử của Vương Mẫu xuống trần. Lưu Linh uông mấy đấu rượu cũng không hề say,được phong là thánh rượu . Nhưng khi đến tửu quán của Đỗ Khang uống mới ba chén đã say khướt,say đến 3 năm mới tỉnh. Vì thế có câu :”Đỗ Khang túy Lưu Linh”.Có thể nói rằng, Đỗ Khang là người có kinh nghiệm có tay nghề nấu rượu cao lương ngon,được mọi người ca ngợi. Bên cạnh đó, nhân vật này còn được nhiều người phủ lên những truyền thuyết làm cho nhân vật này trở nên huyền ảo, đậm màu sắc thần kỳ.
1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học
Dựa theo khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng rượu đã ra đời cách đây từ rất lâu từ thời Tân Thạch Khí ,cách đây 7 đến 8 nghìn năm với hai loại rượu là rượu quả (quả tửu ) và rượu sữa(thế lạc).
Quả tửu ,có lẽ do người ta hái hoa quả về trữ lâu ngày hoa quả lên men ngẫu nhiên trở thành rượu. Từ đó ,con người ngày càng có kinh nghiệm phát minh loại rượu quả. Thế Lạc ,người ta suy luận rằng thời đó săn bắt được thú có sữa dùng không hết để lâu lên men thành rượu. Trải qua năm tháng người ta chế ra rượu sữa. Hai loại rượu này được xem là thủy tổ của các loài rượu.
Trong thời gian gần đây,các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở huyện Phượng Tường,Thiểm Tây năm 1983, được 1 bình đựng rượu,4 cái chén nhỏ,1 cái chén cao,dùng để uống rượu và 1 cái hồ lô đựng rượu .
Các nhà nghiên cứu cho rằng cách đây 5800-6000 năm. Trải qua thời gian dài,từ Nhà Hạ phát hiện ra rượu đầu tiên đến các triều Ân-Thương đã chế các loại mỹ tửu dùng trong việc tế tự. Đến nhà Chu, rượu mới được phổ biến,phân loại và có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyên tửu,Trừng Thanh… Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về sau dân tộc Trung Hoa đã định cư với nền nông nghiệp khá phát triển tạo nên những nguyên liệu của rượu và nghề làm gốm cũng tiến bộ đã hình thành nên nền văn hóa rượu.
2. Rượu Trung Hoa
2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu
Rượu không chỉ bình đạm,tự nhiên,ngọt ngào trong đó còn có chua cay cả đoạn trường và khổ lụy. Nhưng cũng có lúc hương vị của rượu làm cho con người ngây ngất và thăng hoa. Có 3 thành phần nguyên liệu chính tạo nên các đặc tính của các loại rượu Trung Hoa là ngũ cốc, nước, và bánh men rượu . Các nguyên liệu khác có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của rượu trong sản phẩm sau cùng cũng có thể được thêm vào sau đó.
Rượu Trung Hoa theo phong tục được làm từ ngũ cốc, rượu chính là con đẻ của nền nông nghiệp,nói một cách khác từ công sức con người lao động mới có nên bầu rượu.
Từ các loại ngũ cốc ,người ta tạo nên men rượu (gọi là khúc) ,quyết điịnh đến phẩm chất ,hương vị của rượu .Sách Tiếu thư ghi lại rằng, muốn làm được tửu phải dùng đến duy khúc nghiệt. Nghiệt là chồi ,mầm của ngũ cốc,mạch nha và cốc nha. Men rượu nổi tiếng có đến 8 loại ,men loại bánh ,gọi là phu (trấu cám) là được dùng nhiều nhất. Ngoài ra, người ta còn chế men và cho thực vật để làm tửu dược. Đặc biệt, thời Bắc Ngụy ,đã chế men dưới dạng nước,gọi là lự dịch (lự là lọc),chứng tỏ việc ứng dụng vi sinh học của thời đó cũng rất cao.Trải qua thời gian, với những bước cải tiến từ lên men khô đến hồng khúc môi ,kỹ thuật phức tạp và khác nhau.
Ngày nay,có 3 loại men rượu chính là đại khúc,tiểu khúc và phu khúc- men lớn,men nhỏ,men trấu cám. Các loại men rượu này đã được truyền bá rộng rãi đến các nước đồng văn như Nhật Bản,Triều Tiên hay các nước khác như ở vùng Đông Nam Á.
Nước là 1 thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu, không chỉ đơn thuần nó giúp gạo ngậm nước và giúp việc lên men rượu xảy ra, mà nó còn góp phần vào hương vị và chất lượng của rượu. Nhiều khu vực nổi tiếng không những chỉ vì loại rượu được sản xuất tại đó mà con cả mùi vị và chất lượng của nguồn nước tại đó.
Rượu của Người Trung Hoa được tạo nên bằng cách chưng cất . Rượu cất theo lối cũ chỉ có chừng 15 đên 16% alcohol và phải mất một thời gian chừng ba tháng từ khi bắt đầu sửa soạn gạo tới khi nấu xong. Rượu nấu xong còn phải để từ 6 tháng tới 1 năm. Ngày xưa,người ta chỉ tự nấu lấy rượu để uống trong nhà nhưng hiện nay rượu trở thành một loại kỹ nghệ quan trọng sản xuất. Rượu Tàu về cách chế tác ,gạo đồ thành xôi,có thể bằng nước lạnh hay chỉ để ngoài trời cho hạ nhiệt độ. Đôi khi người ta cũng dùng rượu cũ ,đã cất từ lâu,bỏ thêm men để thành rượu mới.
2.2 Danh tửu Trung Hoa
2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch
Mao đài tửu
Nói đến rượu của dân tộc Trung Hoa,có lẽ ta phải nói tới rượu Mao Đài đầu tiên. Rượu Mao Đài là một trong những loại rượu trắng nổi tiếng nhất của Trung Quốc ,cũng như là trên thế giới. Nó là thứ đồ uống không thể thiếu được trong các bữa tiệc chiêu đãi khách quý. Ở Trung Quốc,rượu Mao Đài được tôn vinh là loại rượu “đệ nhất mỹ tửu”.
Tên của loại rượu này được lấy theo tên quê hương của nó- thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.
Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915. Rượu Mao Đài được chế biến từ những loại nguyên liệu tốt nhất như lúa mỳ và cao lương sau khi được ủ lên men ,phân ra làm tám lần chưng cất. Mỗi tháng thì chưng cất một lần. Rượu muốn ủ ngon thì cần đựng trong bình gồm và cất giữ mấy năm liền,mới có thể lấy ra để uống đươc. Thời gian để ủ rượu Mao Đài nhiều nhất là khoảng từ 5 tới 6 năm .Rượu khi mới mở nút ra ,thì hương thơm bay khắp phòng.
Việt Nam ta có câu :vô tửu bất thành lễ-không có rượu thì không thể gọi là lễ nghi được,nhiều người Trung Quốc lại nói,vô tửu bất Mao Đài . Tức lúc lễ lạc ,biếu xén ,tặng nhau ,phải dùng rượu Mao Đài .Rượu Mao Đài không những người Trung Hoa thích mà con được xuất khẩu đến 50 nước trên thế giới. Có nhà thơ đã nói rằng:
Phong lai cách tường tam gia túy
Vũ qua khai bình thập lý phương
(Mùi hương theo gió bay xa
Cách bờ tường nọ,ba nhà khướt say)
Ngũ lương dịch
Rượu có lịch sử 600 năm bắt đầu từ thời nhà Minh. Ngũ lương dịch do các vùng Kim Sa Hà,Dân giang,Trường giang,thuộc tỉnh Tứ Xuyên sản xuất. Ban đầu rượu có tên thường gọi là Tạp Lương Tửu nhưng sau này có một nhà văn tên là Dương Huệ cho rằng tên đó nghe không văn nhã lắm,nên đổi tên là Ngũ Lương Dịch.
Khi mở vò rượu thì hương nồng bốc lên,khi uống hương rượu vẫn lưu luyến ở cổ họng,vị ngọt thuần hậu,làm cho tinh thần sảng khoái,uống cả vò rượu cũng không say. Những người làm rượu rất chú trọng đến nguồn nước,nguồn nước quyết định đến phẩm chất của ngũ lương dịch . Nước trong veo của Dân Mân Giang,từ xưa đến nay được xem là tim của các dòng sông,chính là cái hồn của rượu Ngũ Lương Dịch.
Ngũ Lương Dịch vừa ngon lại có lịch sử lâu đời và được đầu tư cho việc quảng cáo nên người trong nước rất ưa chuộng. Rượu Ngũ Lương Dịch không những đi vào thơ văn mà con đi vào đời sống người dân Trung Hoa, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này.
2.2.2 Các danh tửu khác
Kết luận
Cùng với thời gian rượu đã đi sâu vào cuộc sống và tiềm thức của mỗi người, trở thành một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Trung Hoa. Không những thế, nét văn hóa này còn lan rộng ra Thế giới và được nhiều nước yêu mến, đón nhận và chuyển biến cho phù hợp với nước mình.
Rượu là bạn của các anh hùng, hào kiệt, rượu là người tình của thi nhân, họa sỹ…hay nói chung rượu là bạn của con người chúng ta. Uống rượu trước tiên là một sinh hoạt văn hóa, phương tiện giao tiếp, một sinh hoạt giữa con người với con người, như cố nhân có câu “Trà tam rượu tứ” hay “Rượu ngon phải có bạn hiền”. Rượu là chất men của thế giới văn chương, rượu là công cụ đắc lực của các nhà chính trị, rượu đi vào những trận chiến ác liệt, có chén rượu hân hoan chiến thắng, có chén rượu đắng cay mùi thất bại.
Mỗi loại rượu được làm từ những cách khác nhau song đều có những ý nghĩa riêng của nó, mục đích khơi nguồn sáng tạo ở con người. Nó trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc, hay đơn giản là trong cả cuộc sống thường ngày, rượu là người bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là người cùng gánh vác những vất vả cuộc đời cùng con người.
Song, uống rượu cũng trở thành một nghệ thuật, cũng cần có sự hiểu biết và uống cần đúng cách. Mặc dù có những mặt xấu nhất định nhưng chúng ta không thể cấm uống rượu, bởi đó là một nhu cầu, một tập quán giao tiếp trong xã hội, nhiều nơi rượu còn là phương tiện bày tỏ lòng hiếu khách. Vấn đề là mỗi khi tham gia vào bàn rượu, mỗi người hãy tôn trọng giá trị văn hóa của rượu mà giới hạn liều lượng uống và đừng lạm dụng rượu cho những mục đích xấu
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
Nội dung 3
Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc 3
1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa 3
1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu 3
1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học 4
2. Rượu Trung Hoa 5
2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu 5
2.2 Danh tửu Trung Hoa 6
2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch 6
2.2.2 Các danh tửu khác 8
2.2.3 Rượu thuốc Trung Quốc 9
Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc 11
1. Rượu và tửu khí 11
2. Các quảng cáo rượu và chợ rượu 12
2.1 Các hình thức quảng cáo 12
2.2 Tửu tứ, tửu lầu 12
3. Tửu đức, tửu lễ và tửu lệnh của người xưa 13
3.1 Tửu đức,tửu lễ 13
3.2 Tửu lệnh 14
4. Thưởng rượu 14
5. Rượu trong văn hóa nghệ thuật Trung Hoa 15
5.1 Rượu và mỹ học 15
5.2 Rượu và văn chương 15
5.3 Rượu và thư họa 17
5.4 Rượu và âm nhạc 17
5.5 Rượu và kinh kịch: 17
5.6 Rượu trong võ thuật và điện ảnh Trung Hoa: 18
6. Rượu trong đời sống của người Trung Quốc 19
7. Liên hệ Việt Nam 20
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
Một số tửu khí 25
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đề tài "Văn hóa văn minh Trung Quốc"
Mở Đầu
T
rung Quốc, đất nước rộng lớn nằm ở phía Đông châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. Địa hình Trung Quốc rất phong phú với nhiều khu vực ruộng đất bao la, phì nhiêu màu mỡ cùng nhiều dãy núi lớn nhỏ chạy ngang dọc khắp toàn đất nước.
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại hình thành sớm nhất. Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại, theo các tư liệu thì triều đại đầu tiên là nhà Hạ, nhưng người đầu tiên thống nhất Trung Quốc lập nên một quốc gia là Tần Thuỷ Hoàng.Chế độ phong kiến của Trung Quốc gồm các nhà nước Tần-Hán-Tuỳ-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh. Như đã nói trên, đây là đất nước rộng lớn, đất đai màu mỡ kết hợp với sự phì nhiêu, dồi dào của các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.Từ lâu, đã tạo cho Trung Quốc rất nhiều những nét đẹp văn hoá mang phong cách rất riêng của đất nước này, từ văn hoá vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại đến văn hoá tinh thần như văn chương, kĩ thuật, nghệ thuật... Nhưng có lẽ độc đáo và mang “cái tôi” của dân tộc nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là Rượu - văn hoá rượu. Đây một trong những điểm nổi bật làm cho ta phải nghĩ ngay đến Trung Quốc.
Rượu được xem là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc (la bàn, thuốc súng, giấy, nghề in và rượu). Rượu đã có lịch sử lâu đời cách đây 6000-7000 năm từ thời thần Nông, ông vua truyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược. Vì thế, việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu.
Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện"... đều thấy rượu là thức uống quan trọng làm tăng thêm hào khí của những câu chuyện dã sử. Hay tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: Lý Bạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối, Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say. Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần. Đủ nói lên rằng văn hóa uống rượu đã đi sâu vào Thế giới tâm linh cũng như Thế giới trần thực của người Trung Quốc.
Tìm hiểu về văn hóa rượu cũng chính là con đường đi đến khám phá những nét đẹp trong nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ qua mấy nghìn năm lịch sử.
Nội dung
Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc
1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa
1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu
Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượng hình và suy luận của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu . Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thành ra chữ Thố, nghĩa là Giấm. Người ta đã đưa ra nhiều truyền thuyết và giả thiết khác nhau. Có những giả thiết mộc mạc và đơn giản .
Sách Tử đào tạp xuyết ghi, Hoàng sơn có nhiều vượn khỉ, mùa xuân và mùa hạ hái hoa quả về để trong vách đá,ủ thành rượu, hương phát ra,thơm khắp nơi. Thuyết vượn và khỉ tạo ra rượu ,ủ rượu mới nghe qua có vẻ hoang đường nhưng xét kỹ cũng có những điều hợp lý. Vì trong núi sâu có nhiều hoa quả khi chín tự rơi rụng ,nhiều quả chín lên men biến thành rượu… Theo các nhà nghiên cứu ,vượn khỉ chỉ tạo ra rượu một cách ngẫu nhiên . Từ sự ngẫu nhiên ấy mà con người đã học tập để phát minh ra rượu.
Có những quan niệm khác thì đơn giản hơn mang màu sắc thần tiên như cho rằng trên trời có sao Rượu ,Tửu tinh ,thì dưới hạ giới có rượu ,người tạo ra rượu chính là Thượng đế.
Nhưng có hai truyền thuyết đáng chú ý là Nghi Địch và Đỗ Khang –những người phát minh ra rượu. Sách Chiến Quốc sách của Lưu Hướng,đời Tây Hán (666 TCN) nói: Con gái của vua Vũ là Nghi Địch làm rượu ngon, đem dâng cho vua, Vũ uống vào thấy ngọt,khen ngon nhưng lại truyền không cho Nghi Địch làm rượu nữa vì sợ người đời sau sa đà mà làm mất nước. Còn theo sách Bác vật chí cuả Trương Hoa ,đời Tây Tấn cho rằng : Đỗ Khang, đời Hán đã phát minh ra rượu là bậc thầy trong nghề làm rượu . Thuyết này mang đậm màu sắc dân gian hay dựa vào truyền thuyết dân gian để lập luận vì trong dân gian có những con sông ,hòn đá,thôn trang tên là Đỗ khang. Ở Nhữ Dương,Hà Nam thì lại có một hòn đá lớn gọi là đá Đỗ Khang,còn có một thôn gọi là Đỗ Khang tiên trang. Đỗ Khang nấu rượu ngon ,đến nổi Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng mời lên thiên đình để nấu ngự tửu. Sau đó đến đời Tấn ,Đỗ Khang mới phụng chỉ xuống trần lập tửu quán ở Long Môn Sơn gần thành Lạc Dương . Lúc ấy,có Lưu Linh –đồng tử của Vương Mẫu xuống trần. Lưu Linh uông mấy đấu rượu cũng không hề say,được phong là thánh rượu . Nhưng khi đến tửu quán của Đỗ Khang uống mới ba chén đã say khướt,say đến 3 năm mới tỉnh. Vì thế có câu :”Đỗ Khang túy Lưu Linh”.Có thể nói rằng, Đỗ Khang là người có kinh nghiệm có tay nghề nấu rượu cao lương ngon,được mọi người ca ngợi. Bên cạnh đó, nhân vật này còn được nhiều người phủ lên những truyền thuyết làm cho nhân vật này trở nên huyền ảo, đậm màu sắc thần kỳ.
1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học
Dựa theo khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng rượu đã ra đời cách đây từ rất lâu từ thời Tân Thạch Khí ,cách đây 7 đến 8 nghìn năm với hai loại rượu là rượu quả (quả tửu ) và rượu sữa(thế lạc).
Quả tửu ,có lẽ do người ta hái hoa quả về trữ lâu ngày hoa quả lên men ngẫu nhiên trở thành rượu. Từ đó ,con người ngày càng có kinh nghiệm phát minh loại rượu quả. Thế Lạc ,người ta suy luận rằng thời đó săn bắt được thú có sữa dùng không hết để lâu lên men thành rượu. Trải qua năm tháng người ta chế ra rượu sữa. Hai loại rượu này được xem là thủy tổ của các loài rượu.
Trong thời gian gần đây,các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở huyện Phượng Tường,Thiểm Tây năm 1983, được 1 bình đựng rượu,4 cái chén nhỏ,1 cái chén cao,dùng để uống rượu và 1 cái hồ lô đựng rượu .
Các nhà nghiên cứu cho rằng cách đây 5800-6000 năm. Trải qua thời gian dài,từ Nhà Hạ phát hiện ra rượu đầu tiên đến các triều Ân-Thương đã chế các loại mỹ tửu dùng trong việc tế tự. Đến nhà Chu, rượu mới được phổ biến,phân loại và có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyên tửu,Trừng Thanh… Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về sau dân tộc Trung Hoa đã định cư với nền nông nghiệp khá phát triển tạo nên những nguyên liệu của rượu và nghề làm gốm cũng tiến bộ đã hình thành nên nền văn hóa rượu.
2. Rượu Trung Hoa
2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu
Rượu không chỉ bình đạm,tự nhiên,ngọt ngào trong đó còn có chua cay cả đoạn trường và khổ lụy. Nhưng cũng có lúc hương vị của rượu làm cho con người ngây ngất và thăng hoa. Có 3 thành phần nguyên liệu chính tạo nên các đặc tính của các loại rượu Trung Hoa là ngũ cốc, nước, và bánh men rượu . Các nguyên liệu khác có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của rượu trong sản phẩm sau cùng cũng có thể được thêm vào sau đó.
Rượu Trung Hoa theo phong tục được làm từ ngũ cốc, rượu chính là con đẻ của nền nông nghiệp,nói một cách khác từ công sức con người lao động mới có nên bầu rượu.
Từ các loại ngũ cốc ,người ta tạo nên men rượu (gọi là khúc) ,quyết điịnh đến phẩm chất ,hương vị của rượu .Sách Tiếu thư ghi lại rằng, muốn làm được tửu phải dùng đến duy khúc nghiệt. Nghiệt là chồi ,mầm của ngũ cốc,mạch nha và cốc nha. Men rượu nổi tiếng có đến 8 loại ,men loại bánh ,gọi là phu (trấu cám) là được dùng nhiều nhất. Ngoài ra, người ta còn chế men và cho thực vật để làm tửu dược. Đặc biệt, thời Bắc Ngụy ,đã chế men dưới dạng nước,gọi là lự dịch (lự là lọc),chứng tỏ việc ứng dụng vi sinh học của thời đó cũng rất cao.Trải qua thời gian, với những bước cải tiến từ lên men khô đến hồng khúc môi ,kỹ thuật phức tạp và khác nhau.
Ngày nay,có 3 loại men rượu chính là đại khúc,tiểu khúc và phu khúc- men lớn,men nhỏ,men trấu cám. Các loại men rượu này đã được truyền bá rộng rãi đến các nước đồng văn như Nhật Bản,Triều Tiên hay các nước khác như ở vùng Đông Nam Á.
Nước là 1 thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu, không chỉ đơn thuần nó giúp gạo ngậm nước và giúp việc lên men rượu xảy ra, mà nó còn góp phần vào hương vị và chất lượng của rượu. Nhiều khu vực nổi tiếng không những chỉ vì loại rượu được sản xuất tại đó mà con cả mùi vị và chất lượng của nguồn nước tại đó.
Rượu của Người Trung Hoa được tạo nên bằng cách chưng cất . Rượu cất theo lối cũ chỉ có chừng 15 đên 16% alcohol và phải mất một thời gian chừng ba tháng từ khi bắt đầu sửa soạn gạo tới khi nấu xong. Rượu nấu xong còn phải để từ 6 tháng tới 1 năm. Ngày xưa,người ta chỉ tự nấu lấy rượu để uống trong nhà nhưng hiện nay rượu trở thành một loại kỹ nghệ quan trọng sản xuất. Rượu Tàu về cách chế tác ,gạo đồ thành xôi,có thể bằng nước lạnh hay chỉ để ngoài trời cho hạ nhiệt độ. Đôi khi người ta cũng dùng rượu cũ ,đã cất từ lâu,bỏ thêm men để thành rượu mới.
2.2 Danh tửu Trung Hoa
2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch
Mao đài tửu
Nói đến rượu của dân tộc Trung Hoa,có lẽ ta phải nói tới rượu Mao Đài đầu tiên. Rượu Mao Đài là một trong những loại rượu trắng nổi tiếng nhất của Trung Quốc ,cũng như là trên thế giới. Nó là thứ đồ uống không thể thiếu được trong các bữa tiệc chiêu đãi khách quý. Ở Trung Quốc,rượu Mao Đài được tôn vinh là loại rượu “đệ nhất mỹ tửu”.
Tên của loại rượu này được lấy theo tên quê hương của nó- thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.
Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915. Rượu Mao Đài được chế biến từ những loại nguyên liệu tốt nhất như lúa mỳ và cao lương sau khi được ủ lên men ,phân ra làm tám lần chưng cất. Mỗi tháng thì chưng cất một lần. Rượu muốn ủ ngon thì cần đựng trong bình gồm và cất giữ mấy năm liền,mới có thể lấy ra để uống đươc. Thời gian để ủ rượu Mao Đài nhiều nhất là khoảng từ 5 tới 6 năm .Rượu khi mới mở nút ra ,thì hương thơm bay khắp phòng.
Việt Nam ta có câu :vô tửu bất thành lễ-không có rượu thì không thể gọi là lễ nghi được,nhiều người Trung Quốc lại nói,vô tửu bất Mao Đài . Tức lúc lễ lạc ,biếu xén ,tặng nhau ,phải dùng rượu Mao Đài .Rượu Mao Đài không những người Trung Hoa thích mà con được xuất khẩu đến 50 nước trên thế giới. Có nhà thơ đã nói rằng:
Phong lai cách tường tam gia túy
Vũ qua khai bình thập lý phương
(Mùi hương theo gió bay xa
Cách bờ tường nọ,ba nhà khướt say)
Ngũ lương dịch
Rượu có lịch sử 600 năm bắt đầu từ thời nhà Minh. Ngũ lương dịch do các vùng Kim Sa Hà,Dân giang,Trường giang,thuộc tỉnh Tứ Xuyên sản xuất. Ban đầu rượu có tên thường gọi là Tạp Lương Tửu nhưng sau này có một nhà văn tên là Dương Huệ cho rằng tên đó nghe không văn nhã lắm,nên đổi tên là Ngũ Lương Dịch.
Khi mở vò rượu thì hương nồng bốc lên,khi uống hương rượu vẫn lưu luyến ở cổ họng,vị ngọt thuần hậu,làm cho tinh thần sảng khoái,uống cả vò rượu cũng không say. Những người làm rượu rất chú trọng đến nguồn nước,nguồn nước quyết định đến phẩm chất của ngũ lương dịch . Nước trong veo của Dân Mân Giang,từ xưa đến nay được xem là tim của các dòng sông,chính là cái hồn của rượu Ngũ Lương Dịch.
Ngũ Lương Dịch vừa ngon lại có lịch sử lâu đời và được đầu tư cho việc quảng cáo nên người trong nước rất ưa chuộng. Rượu Ngũ Lương Dịch không những đi vào thơ văn mà con đi vào đời sống người dân Trung Hoa, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này.
2.2.2 Các danh tửu khác
Kết luận
Cùng với thời gian rượu đã đi sâu vào cuộc sống và tiềm thức của mỗi người, trở thành một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Trung Hoa. Không những thế, nét văn hóa này còn lan rộng ra Thế giới và được nhiều nước yêu mến, đón nhận và chuyển biến cho phù hợp với nước mình.
Rượu là bạn của các anh hùng, hào kiệt, rượu là người tình của thi nhân, họa sỹ…hay nói chung rượu là bạn của con người chúng ta. Uống rượu trước tiên là một sinh hoạt văn hóa, phương tiện giao tiếp, một sinh hoạt giữa con người với con người, như cố nhân có câu “Trà tam rượu tứ” hay “Rượu ngon phải có bạn hiền”. Rượu là chất men của thế giới văn chương, rượu là công cụ đắc lực của các nhà chính trị, rượu đi vào những trận chiến ác liệt, có chén rượu hân hoan chiến thắng, có chén rượu đắng cay mùi thất bại.
Mỗi loại rượu được làm từ những cách khác nhau song đều có những ý nghĩa riêng của nó, mục đích khơi nguồn sáng tạo ở con người. Nó trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc, hay đơn giản là trong cả cuộc sống thường ngày, rượu là người bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là người cùng gánh vác những vất vả cuộc đời cùng con người.
Song, uống rượu cũng trở thành một nghệ thuật, cũng cần có sự hiểu biết và uống cần đúng cách. Mặc dù có những mặt xấu nhất định nhưng chúng ta không thể cấm uống rượu, bởi đó là một nhu cầu, một tập quán giao tiếp trong xã hội, nhiều nơi rượu còn là phương tiện bày tỏ lòng hiếu khách. Vấn đề là mỗi khi tham gia vào bàn rượu, mỗi người hãy tôn trọng giá trị văn hóa của rượu mà giới hạn liều lượng uống và đừng lạm dụng rượu cho những mục đích xấu
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
Nội dung 3
Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc 3
1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa 3
1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu 3
1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học 4
2. Rượu Trung Hoa 5
2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu 5
2.2 Danh tửu Trung Hoa 6
2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch 6
2.2.2 Các danh tửu khác 8
2.2.3 Rượu thuốc Trung Quốc 9
Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc 11
1. Rượu và tửu khí 11
2. Các quảng cáo rượu và chợ rượu 12
2.1 Các hình thức quảng cáo 12
2.2 Tửu tứ, tửu lầu 12
3. Tửu đức, tửu lễ và tửu lệnh của người xưa 13
3.1 Tửu đức,tửu lễ 13
3.2 Tửu lệnh 14
4. Thưởng rượu 14
5. Rượu trong văn hóa nghệ thuật Trung Hoa 15
5.1 Rượu và mỹ học 15
5.2 Rượu và văn chương 15
5.3 Rượu và thư họa 17
5.4 Rượu và âm nhạc 17
5.5 Rượu và kinh kịch: 17
5.6 Rượu trong võ thuật và điện ảnh Trung Hoa: 18
6. Rượu trong đời sống của người Trung Quốc 19
7. Liên hệ Việt Nam 20
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
Một số tửu khí 25
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: