ditimtinhban_90th
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA HÒA
BÌNH, THÁC BÀ, TUYÊN QUANG PHỤC VỤ CẤP NƯỚC TRONG MÙA KHÔ
CHO HẠ DU LƯU VỰC SÔNG HỒNG-THÁI BÌNH
Tiến Sỹ Tô Trung Nghĩa, Tiến Sỹ Lê Hùng Nam – Viện Quy hoạch Thủy lợi
Tóm tắt
Quy trình vận hành liên hồ chứa đa mục tiêu cấp nước lần đầu được nghiên cứu phát triển ở Việt
Nam cho hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình là lưu vực sông đã luôn xảy
ra tình hình thiếu nước, mâu thuẫn giữa các ngành sử dụng nước trong thời gian gần đây.
Nghiên cứu đưa vào ứng dụng thành công phương pháp tiếp cận kết hợp mô hình toán mô phỏng
với mô hình toán tối ưu phi tuyến, cùng sự hỗ trợ của công cụ tiên tiến của thế giới như mô hình
thủy động lực học MIKE 11 và công nghệ tối ưu GAMS, đã đề xuất quy trình vận hành hệ thống
liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo cấp nước cho hạ du (sinh hoạt, công
nghiệp, giao thông thủy, nông nghiệp, môi trường) và phát điện. Quy trình được đề xuất sẽ giúp
vận hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo cấp đủ nước cho hạ du lưu vực sông Hồng-Thái Bình
trong mùa khô với mức đảm bảo 85%. Hướng tiếp cận nghiên cứu có thể mở rộng cho các hệ
thống hồ chứa khác ở Việt Nam.
I. Giới thiệu chung
Một số rất lớn các hồ chứa được xây dựng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam trong
nhiều thập kỷ gần đây. Hệ thống hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân tuy vậy theo một số đánh giá thì rất nhiều hệ thống hồ chứa lớn đã không đem lại
hiệu ích kinh tế, môi trường như đã được đánh giá trong quá trình lập dự án. Lý do phát
huy hiệu quả kém có thể do trong giai đoạn thiết kế không chú ý đầy đủ đến chế độ quản
lý vận hành sau khi dự án hoàn tất, không lường trước được các yêu cầu, mục tiêu nảy
sinh trong quá trình vận hành hệ thống sau khi hoàn thành ví dụ như các yêu cầu về cấp
nước sinh hoạt, công nghiệp, yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường sông, duy trì sinh thái
vùng hạ lưu. Mâu thuẫn nảy sinh giữa các mục tiêu sử dụng nước có thể coi là nguyên
nhân chính dẫn đến kém hiệu quả trong vận hành khai thác hệ thống hồ chứa.
Vận hành hồ chứa là một một trong những vấn đề được chú ý nghiên cứu tập trung nhiều
nhất trong lịch sử hàng trăm năm của công tác quy hoạch quản lý hệ thống nguồn nước từ
nghiên cứu của Rippl ở thế kỷ 19 về dung tích trữ phục vụ cấp nước (Rippl, 1883) đến
các nghiên cứu gần đây của Lund về phương pháp luận trong vận hành tối ưu hệ thống
liên hồ chứa hục vụ đa mục tiêu (Lund và Guzman, 1999, Labadie, 2004). Nghiên cứu
vận hành quản lý hệ thống hồ chứa luôn phát triển cùng thời gian nhằm phục vụ các yêu
cầu liên tục phát triển của xã hội. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong
nghiên cứu quản lý vận hành hồ chứa nhưng cho đến thời điểm hiện tại không có một lời
giải chung cho mọi hệ thống mà tùy đặc thù của từng hệ thống sẽ có các lời giải phù hợp.
Lưu vực sông Hồng có diện tích tự nhiên lưu vực 169000Km2 (phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam là 86680 Km2) bao gồm địa giới hành chính của 26 tỉnh Bắc bộ là trung tâm chính
trị, kinh tế của cả nước. Trên lưu vực hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi đã được
xây dựng tưới cho 620000 ha lúa chiêm xuân, 730000 ha lúa mùa, hàng chục nghìn ha
rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, chống lũ kết hợp tiêu úng bảo vệ hàng vạn ha đất
canh tác và các khu công nghiệp dân cư đô thị trên toàn lưu vực. Tổng lượng dòng chảy
lưu vực sông Hồng khá lớn (khoảng 135 tỉ m3/năm) nhưng phân bổ rất không đều theo
thời gian trong năm, tổng lượng dòng chảy 7-9 tháng mùa khô chỉ chiếm từ 20-30% tổng
lượng dòng chảy năm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây tình hình hạn hán trên lưu vực
ngày càng trở lên khắc nghiệt mực nước tại Hà Nội xuống đến 1.58m (8/3/2005), 1.38m
(20/2/2006). Dòng chảy thất thường gây ra những hậu quả vô cùng lớn ảnh hưởng đến
hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong vùng, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân
chính dẫn tới tình hình hạn liên tục xảy ra trong những năm gần đây trên lưu vực sông
Hồng có thể kể đến là do (i) diễn biến phức tạp của thời tiết; (ii) gia tăng mức độ phức
tạp của các hoạt động sử dụng nước; (iii) vận hành điều tiết nước của hệ thống hồ chứa
không phù hợp với yêu cầu nước ở hạ du; ngoài ra cùng phải kể đến khả năng dòng chảy
đến từ thượng nguồn sụt giảm do các hoạt động khai thác sử dụng nước từ vùng lưu vực
sông thuộc lãnh thổ Trung Quốc (Tô Trung Nghĩa và Lê Hùng Nam, 2007).
Vận hành hệ thống liên hồ chứa phục vụ cấp nước ở Việt Nam nói chung và cho lưu vực
sông Hồng nói riêng chưa được tập trung nghiên cứu. Một số nghiên cứu liên quan đã
được các cơ quan nghiên cứu của các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Công thương được tiến hành chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chống lũ. Một
số nghiên cứu vận hành hồ điều tiết cấp nước mới tập trung vào các mục tiêu cấp nước
đơn lẻ. Đặc biệt các nghiên cứu chưa mang tính hệ thống liên hồ, đa mục tiêu sử dụng.
Để giải quyết vấn đề cấp nước trong mùa khô vùng đồng bằng sông Hồng-sông Thái
Bình Viện Quy hoạch Thủy lợi trong thời gian vừa qua đã tiến hành dự án nghiên cứu
xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa lớn điều tiết nước cho vùng hạ du lưu
vực sông, đã tiến hành đánh giá các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đề xuất
phương pháp nghiên cứu cho lưu vực sông Hồng-Thái Bình trên cơ sở nguồn số liệu về
thống nguồn nước kết hợp đưa vào tính toán công cụ mô hình toán hiện đại về thủy động
lực học và tối ưu phi tuyến để đề xuất quy trình vận hành liên hồ chứa đa mục tiêu cho hệ
thống. Báo cáo này sẽ này sẽ trình bày tóm tắt kết quả tính toán của dự án nghiên cứu
trên.
2. Phương pháp xây dựng quy trình
Mỗi hồ chứa thông thường có một chế độ vận hành riêng. Ngay cả khi hồ chứa nằm trong
hệ thống vẫn thông thường vận hành một cách độc lập với các hồ chứa khác trong hệ
thống. Đối với cấp nước nông nghiệp do đặc thù thời tiết mùa vụ thường bắt đầu từ đầu
mùa xuân lại là thời điểm khi lượng dòng chảy trong sông xuống nhất gây khó khăn cho
việc lấy nước tưới. Khác với mục tiêu cấp nước nông nghiệp, yêu cầu nước cho đô thị,
sinh hoạt và công nghiệp không có thay đổi lớn theo thời gian trong năm. So sánh với yêu
cầu nước nông thiệp thì lượng nước yêu cầu cho đô thị, sinh hoạt, công nghiệp thương
mại không lớn đặc biệt khi phạm vi nghiên cứu là lưu vực lớn ở các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam khi các khu công nghiệp và đô thị lớn chưa phát triển mạnh. Yêu cầu
nước cho thủy điện thường được kết hợp với các yêu cầu sử dụng nước khác như cấp
nước, duy trì giao thông thủy. Đây là loại hình sử dụng nước không tiêu thụ, nước qua
tuốc bin phát điện sẽ chảy về hạ lưu phục vụ các yêu cầu khác như cấp nước tưới, duy trì
giao thông thủy. Tuy vậy để đảm bảo hiệu suất tối đa cho phát điện cần duy trì mực nước
hồ được giữ ở mức cao trong thời gian dài.
Qua rà soát các phương pháp nghiên cứu đã và đang tiến hành trên thế giới cho thấy vận
hành hệ thống nguồn nước, hệ thống hồ chứa phục vụ đa mục tiêu là một quá trình phức
tạp bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên, trong khi phải thỏa mãn các yêu cầu hầu như
đối nghịch của các ngành dùng nước nên mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu rất bài bản
và chi tiết nhưng các ứng dụng thành công chủ yếu gắn liền với đặc thù từng hệ thống,
không có phương pháp luận, công cụ có thể dùng chung cho mọi hệ thống. Kinh nghiệm
nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc đưa vào ứng dụng mô hình toán mô phỏng kết hợp
với phương pháp tối ưu là phù hợp với bài toán vận hành hệ thống hồ chứa và hệ thống
công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (Labadie, 2004).
Qua phân tích đánh giá các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, tình hình nguồn
nước, sử dụng nước, hệ thống công trình thủy lợi lưu vực sông Hồng – Thái Bình nghiên
cứu này sẽ xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên
Quang theo phương pháp sau đây:
(i) Tính toán yêu cầu nước của vùng hạ du (sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông thủy, môi trường).
(ii) Xác định ràng buộc về yêu cầu nước từ thượng nguồn đáp ứng các nhu cầu nước của
hạ du theo thời gian.
(iii)Đề xuất quy trình vận hành hệ thống trên cơ sở tính toán tối ưu phối hợp vận hành hệ
thống ba hồ chứa Hòa bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo cấp đủ nước cho các
nhu cầu dụng nước ở hạ du (thỏa mãn các ràng buộc) đồng thời tối đa lượng điện
phát.
2.1. Tính toán nhu cầu nước
Nhu cầu nước được tính toán với các nút lấy nước từ dòng chính sông Hồng (kể từ các
hồ chứa lớn xuống) với tổng diện tích trong giai đoạn hiện tại cấp cho nông nghiệp
khoảng 550000ha đất canh tác và trên 14 triệu dân cùng các hoạt động kinh tế của vùng
đồng bằng Bắc Bộ với 55 khu lấy nước chính với khoảng 200 nút nhỏ. Nhu cầu tưới vụ
đông xuân được tính bằng mô hình CROPWAT có xem xét tập quán làm ải, làm dầm và
rửa mặn vùng đất ven biển. Cấp nước đô thị được tính toán theo định hướng cấp nước đô
thị đến năm 2020 của Bộ Xây Dựng cho các khu vực đô thị từ dòng chính. Khu vực nông
thôn vùng trung du nước cấp cho sinh hoạt và chăn nuôi chủ yếu từ nguồn nước ngầm,
vùng ven biển chủ yếu là lấy nước mặt trên các hệ thống thuỷ lợi. Ở giai đoạn hiện tại
hơn 50% nhu cầu nước sử dụng cho các ngành công nghiệp sinh hoạt là sử dụng nước
ngầm, tuy nhiên vùng khu vực ven biển, hạ du Tả Hồng và Hạ du Thái Bình lấy từ nước
mặt chiếm đến trên 90%. Tổng nhu cầu nước các ngành sử dụng nước vùng nghiên cứu
được tính toán cho chuỗi 44 năm (mỗi năm tính cho 7 tháng mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 5 năm sau) được trình bày trong Bảng 1. Dự án cũng xem xét đến yêu
cầu nước cho giao thông thủy trên dòng chính hệ thống sông Hồng-Thái Bình.
Bảng 1. Nhu cầu nước vùng hạ du mùa khô ứng với tần suất 85% (triệu m3)
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA HÒA
BÌNH, THÁC BÀ, TUYÊN QUANG PHỤC VỤ CẤP NƯỚC TRONG MÙA KHÔ
CHO HẠ DU LƯU VỰC SÔNG HỒNG-THÁI BÌNH
Tiến Sỹ Tô Trung Nghĩa, Tiến Sỹ Lê Hùng Nam – Viện Quy hoạch Thủy lợi
Tóm tắt
Quy trình vận hành liên hồ chứa đa mục tiêu cấp nước lần đầu được nghiên cứu phát triển ở Việt
Nam cho hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình là lưu vực sông đã luôn xảy
ra tình hình thiếu nước, mâu thuẫn giữa các ngành sử dụng nước trong thời gian gần đây.
Nghiên cứu đưa vào ứng dụng thành công phương pháp tiếp cận kết hợp mô hình toán mô phỏng
với mô hình toán tối ưu phi tuyến, cùng sự hỗ trợ của công cụ tiên tiến của thế giới như mô hình
thủy động lực học MIKE 11 và công nghệ tối ưu GAMS, đã đề xuất quy trình vận hành hệ thống
liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo cấp nước cho hạ du (sinh hoạt, công
nghiệp, giao thông thủy, nông nghiệp, môi trường) và phát điện. Quy trình được đề xuất sẽ giúp
vận hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo cấp đủ nước cho hạ du lưu vực sông Hồng-Thái Bình
trong mùa khô với mức đảm bảo 85%. Hướng tiếp cận nghiên cứu có thể mở rộng cho các hệ
thống hồ chứa khác ở Việt Nam.
I. Giới thiệu chung
Một số rất lớn các hồ chứa được xây dựng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam trong
nhiều thập kỷ gần đây. Hệ thống hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân tuy vậy theo một số đánh giá thì rất nhiều hệ thống hồ chứa lớn đã không đem lại
hiệu ích kinh tế, môi trường như đã được đánh giá trong quá trình lập dự án. Lý do phát
huy hiệu quả kém có thể do trong giai đoạn thiết kế không chú ý đầy đủ đến chế độ quản
lý vận hành sau khi dự án hoàn tất, không lường trước được các yêu cầu, mục tiêu nảy
sinh trong quá trình vận hành hệ thống sau khi hoàn thành ví dụ như các yêu cầu về cấp
nước sinh hoạt, công nghiệp, yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường sông, duy trì sinh thái
vùng hạ lưu. Mâu thuẫn nảy sinh giữa các mục tiêu sử dụng nước có thể coi là nguyên
nhân chính dẫn đến kém hiệu quả trong vận hành khai thác hệ thống hồ chứa.
Vận hành hồ chứa là một một trong những vấn đề được chú ý nghiên cứu tập trung nhiều
nhất trong lịch sử hàng trăm năm của công tác quy hoạch quản lý hệ thống nguồn nước từ
nghiên cứu của Rippl ở thế kỷ 19 về dung tích trữ phục vụ cấp nước (Rippl, 1883) đến
các nghiên cứu gần đây của Lund về phương pháp luận trong vận hành tối ưu hệ thống
liên hồ chứa hục vụ đa mục tiêu (Lund và Guzman, 1999, Labadie, 2004). Nghiên cứu
vận hành quản lý hệ thống hồ chứa luôn phát triển cùng thời gian nhằm phục vụ các yêu
cầu liên tục phát triển của xã hội. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong
nghiên cứu quản lý vận hành hồ chứa nhưng cho đến thời điểm hiện tại không có một lời
giải chung cho mọi hệ thống mà tùy đặc thù của từng hệ thống sẽ có các lời giải phù hợp.
Lưu vực sông Hồng có diện tích tự nhiên lưu vực 169000Km2 (phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam là 86680 Km2) bao gồm địa giới hành chính của 26 tỉnh Bắc bộ là trung tâm chính
trị, kinh tế của cả nước. Trên lưu vực hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi đã được
xây dựng tưới cho 620000 ha lúa chiêm xuân, 730000 ha lúa mùa, hàng chục nghìn ha
rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, chống lũ kết hợp tiêu úng bảo vệ hàng vạn ha đất
canh tác và các khu công nghiệp dân cư đô thị trên toàn lưu vực. Tổng lượng dòng chảy
lưu vực sông Hồng khá lớn (khoảng 135 tỉ m3/năm) nhưng phân bổ rất không đều theo
thời gian trong năm, tổng lượng dòng chảy 7-9 tháng mùa khô chỉ chiếm từ 20-30% tổng
lượng dòng chảy năm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây tình hình hạn hán trên lưu vực
ngày càng trở lên khắc nghiệt mực nước tại Hà Nội xuống đến 1.58m (8/3/2005), 1.38m
(20/2/2006). Dòng chảy thất thường gây ra những hậu quả vô cùng lớn ảnh hưởng đến
hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong vùng, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân
chính dẫn tới tình hình hạn liên tục xảy ra trong những năm gần đây trên lưu vực sông
Hồng có thể kể đến là do (i) diễn biến phức tạp của thời tiết; (ii) gia tăng mức độ phức
tạp của các hoạt động sử dụng nước; (iii) vận hành điều tiết nước của hệ thống hồ chứa
không phù hợp với yêu cầu nước ở hạ du; ngoài ra cùng phải kể đến khả năng dòng chảy
đến từ thượng nguồn sụt giảm do các hoạt động khai thác sử dụng nước từ vùng lưu vực
sông thuộc lãnh thổ Trung Quốc (Tô Trung Nghĩa và Lê Hùng Nam, 2007).
Vận hành hệ thống liên hồ chứa phục vụ cấp nước ở Việt Nam nói chung và cho lưu vực
sông Hồng nói riêng chưa được tập trung nghiên cứu. Một số nghiên cứu liên quan đã
được các cơ quan nghiên cứu của các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Công thương được tiến hành chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chống lũ. Một
số nghiên cứu vận hành hồ điều tiết cấp nước mới tập trung vào các mục tiêu cấp nước
đơn lẻ. Đặc biệt các nghiên cứu chưa mang tính hệ thống liên hồ, đa mục tiêu sử dụng.
Để giải quyết vấn đề cấp nước trong mùa khô vùng đồng bằng sông Hồng-sông Thái
Bình Viện Quy hoạch Thủy lợi trong thời gian vừa qua đã tiến hành dự án nghiên cứu
xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa lớn điều tiết nước cho vùng hạ du lưu
vực sông, đã tiến hành đánh giá các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đề xuất
phương pháp nghiên cứu cho lưu vực sông Hồng-Thái Bình trên cơ sở nguồn số liệu về
thống nguồn nước kết hợp đưa vào tính toán công cụ mô hình toán hiện đại về thủy động
lực học và tối ưu phi tuyến để đề xuất quy trình vận hành liên hồ chứa đa mục tiêu cho hệ
thống. Báo cáo này sẽ này sẽ trình bày tóm tắt kết quả tính toán của dự án nghiên cứu
trên.
2. Phương pháp xây dựng quy trình
Mỗi hồ chứa thông thường có một chế độ vận hành riêng. Ngay cả khi hồ chứa nằm trong
hệ thống vẫn thông thường vận hành một cách độc lập với các hồ chứa khác trong hệ
thống. Đối với cấp nước nông nghiệp do đặc thù thời tiết mùa vụ thường bắt đầu từ đầu
mùa xuân lại là thời điểm khi lượng dòng chảy trong sông xuống nhất gây khó khăn cho
việc lấy nước tưới. Khác với mục tiêu cấp nước nông nghiệp, yêu cầu nước cho đô thị,
sinh hoạt và công nghiệp không có thay đổi lớn theo thời gian trong năm. So sánh với yêu
cầu nước nông thiệp thì lượng nước yêu cầu cho đô thị, sinh hoạt, công nghiệp thương
mại không lớn đặc biệt khi phạm vi nghiên cứu là lưu vực lớn ở các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam khi các khu công nghiệp và đô thị lớn chưa phát triển mạnh. Yêu cầu
nước cho thủy điện thường được kết hợp với các yêu cầu sử dụng nước khác như cấp
nước, duy trì giao thông thủy. Đây là loại hình sử dụng nước không tiêu thụ, nước qua
tuốc bin phát điện sẽ chảy về hạ lưu phục vụ các yêu cầu khác như cấp nước tưới, duy trì
giao thông thủy. Tuy vậy để đảm bảo hiệu suất tối đa cho phát điện cần duy trì mực nước
hồ được giữ ở mức cao trong thời gian dài.
Qua rà soát các phương pháp nghiên cứu đã và đang tiến hành trên thế giới cho thấy vận
hành hệ thống nguồn nước, hệ thống hồ chứa phục vụ đa mục tiêu là một quá trình phức
tạp bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên, trong khi phải thỏa mãn các yêu cầu hầu như
đối nghịch của các ngành dùng nước nên mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu rất bài bản
và chi tiết nhưng các ứng dụng thành công chủ yếu gắn liền với đặc thù từng hệ thống,
không có phương pháp luận, công cụ có thể dùng chung cho mọi hệ thống. Kinh nghiệm
nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc đưa vào ứng dụng mô hình toán mô phỏng kết hợp
với phương pháp tối ưu là phù hợp với bài toán vận hành hệ thống hồ chứa và hệ thống
công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (Labadie, 2004).
Qua phân tích đánh giá các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, tình hình nguồn
nước, sử dụng nước, hệ thống công trình thủy lợi lưu vực sông Hồng – Thái Bình nghiên
cứu này sẽ xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên
Quang theo phương pháp sau đây:
(i) Tính toán yêu cầu nước của vùng hạ du (sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông thủy, môi trường).
(ii) Xác định ràng buộc về yêu cầu nước từ thượng nguồn đáp ứng các nhu cầu nước của
hạ du theo thời gian.
(iii)Đề xuất quy trình vận hành hệ thống trên cơ sở tính toán tối ưu phối hợp vận hành hệ
thống ba hồ chứa Hòa bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo cấp đủ nước cho các
nhu cầu dụng nước ở hạ du (thỏa mãn các ràng buộc) đồng thời tối đa lượng điện
phát.
2.1. Tính toán nhu cầu nước
Nhu cầu nước được tính toán với các nút lấy nước từ dòng chính sông Hồng (kể từ các
hồ chứa lớn xuống) với tổng diện tích trong giai đoạn hiện tại cấp cho nông nghiệp
khoảng 550000ha đất canh tác và trên 14 triệu dân cùng các hoạt động kinh tế của vùng
đồng bằng Bắc Bộ với 55 khu lấy nước chính với khoảng 200 nút nhỏ. Nhu cầu tưới vụ
đông xuân được tính bằng mô hình CROPWAT có xem xét tập quán làm ải, làm dầm và
rửa mặn vùng đất ven biển. Cấp nước đô thị được tính toán theo định hướng cấp nước đô
thị đến năm 2020 của Bộ Xây Dựng cho các khu vực đô thị từ dòng chính. Khu vực nông
thôn vùng trung du nước cấp cho sinh hoạt và chăn nuôi chủ yếu từ nguồn nước ngầm,
vùng ven biển chủ yếu là lấy nước mặt trên các hệ thống thuỷ lợi. Ở giai đoạn hiện tại
hơn 50% nhu cầu nước sử dụng cho các ngành công nghiệp sinh hoạt là sử dụng nước
ngầm, tuy nhiên vùng khu vực ven biển, hạ du Tả Hồng và Hạ du Thái Bình lấy từ nước
mặt chiếm đến trên 90%. Tổng nhu cầu nước các ngành sử dụng nước vùng nghiên cứu
được tính toán cho chuỗi 44 năm (mỗi năm tính cho 7 tháng mùa khô từ tháng 11 năm
trước đến tháng 5 năm sau) được trình bày trong Bảng 1. Dự án cũng xem xét đến yêu
cầu nước cho giao thông thủy trên dòng chính hệ thống sông Hồng-Thái Bình.
Bảng 1. Nhu cầu nước vùng hạ du mùa khô ứng với tần suất 85% (triệu m3)
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: