Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Thù lao lao động là biểu hiện bằng tiền của phần hao phí sức lao động mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà họ đóng góp. Trong nền kinh tế thị trường, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương.
Trong bối cảnh ngày nay, đất nước ta đang từng bước đổi mới với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để có đủ thế và lực để có thể bước vào nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.Chính xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới. Tiền lương chính vì vậy càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Theo quan điểm của Nghị quyết Trung ương khoá 7 về chính sách tiền lương đã nêu rõ “ Tiền lương gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động là việc thực hiện cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ”.
Bảo hiểm xã hội được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu... Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với tiền lương (tiền công) các khoản trích lập các quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích quan trọng của công tác tiền lương nói chung và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường nói riêng, em nhận thấy cần tìm hiểu hơn nữa các chính sách của chính phủ về tiền lương ban hành, cũng như cần nắm vững phương pháp hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp. Do vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 – VINACONEX 5 em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 – VINACONEX 5” làm khoá luận tốt nghiệp.
Nội dung của khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp xây lắp.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 – VINACONEX 5.
Chương 3: Phương pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 – VINACONEX 5.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ phòng Tài chính - Kế toán trong Công ty cổ phần xây dựng số 5. Em xin gửi lời Thank sâu sắc tới cô giáo – Th.S Nguyễn Thanh Trang, đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khoá luận này.
Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian cũng như trình độ hiểu biết còn có hạn nên bài luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Thầy cô và bạn bè.
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm , ý nghĩa, vai trò của lao động trong quá trình sản xuất
 Khái niệm
Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao các yếu tố lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu trong đời sống xã hội con người, là sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
 Vai trò và ý nghĩa của lao động trong quá trình sản xuất
Lao động sáng tạo ra mọi của cải vật chất tinh thần, là điều kiện cơ bản và quan trọng bậc nhất trong đời sống xã hội loài người mà như C.Mác đã từng nói: “ Đứa trẻ nào cũng biết là một nước sẽ bị chết đói nếu ngừng lao động, tui không nói trong một năm mà trong vài tuần lễ ”.
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc sáng tạo và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa quan trọng đó nên vấn đề quản lý và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả và tiết kiệm luôn là mối quan tâm của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề quản trị nhân sự.

1.1.2 Phân loại lao động
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều nguồn khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải có sự phân loại.
Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo tiêu thức sau:
 Phân loại lao động theo giới tính
Do tính chất đặc điểm ngành nghề khác nhau trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp may mặc nữ nhiều hơn nam, doanh nghiệp xây lắp nam nhiều hơn nữ, việc phân loại theo giới tính đảm bảo chất lượng công việc cũng như phân công công việc phù hợp từng người, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của nam giới hay nữ giới.
 Phân loại lao động theo hợp đồng
Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên trong danh sách ( hợp đồng ngắn hạn, hay hợp đồng dài hạn), lao động tạm thời mang tính chất thời vụ ( hợp đồng lao động thời vụ). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng hợp lý.
 Phân loại lao động theo trình độ
Theo cách phân loại này lao động chia thành: trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông. Qua đó giúp nhà quản lý có thể đánh giá khái quát năng lực công nhân viên của mình.
1.2 BẢN CHẤT, NỘI DUNG KINH TẾ CỦA TIỀN LƯƠNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN.
1.2.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của tiền lương.
1.2.1.1 Khái niệm chung về tiền lương
 Khái niệm chung về tiền lương
Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được dùng để bù đắp hao phí lao động cần thiết của người lao động do Nhà nước hay chủ doanh nghiệp phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Tiền lương là khoản tiền mà người lao động được hưởng phù hợp với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra.
1.2.1.2 Bản chất của tiền lương
Mặc dù tiền lương( giá cả sức lao động) được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng nó có sự biểu hiện ở hai phương diện: Kinh tế và xã hội.
- Về mặt kinh tế : Tiền lương là kết quả thoả thuận trao đổi hàng hoá sức lao động giữa người lao động cung cấp sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương thoả thuận từ người sử dụng lao động.
- Về mặt xã hội : Tiền lương còn là số tiền để người lao động đảm bảo được cuộc sống sinh hoạt cần thiết, để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động, tiền lương còn có ý nghĩa như khoản tiền đầu tư cho người lao động không ngừng phát triển về trí lực, thể lực, thẩm mỹ, và đạo đức.
1.2.1.3 Nội dung kinh tế của tiền lương
 Tiền lương bao gồm các loại sau
-Tiền lương danh nghĩa: Là chỉ số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp.
- Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. Do đó có thể nói rằng chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính xác mức sống thực của người lao động trong các thời điểm.
Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ mật thiết qua công thức:

ILTT = I LDN / IG

Trong đó:
ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế
ILDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IG : Chỉ số giá cả
Như vậy, chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.
1.2.1.4 Chức năng của tiền lương
 Chức năng thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương là giá cả của sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cở sở giá trị lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động.
 Chức năng tái sản xuất sức lao động
Đây là chức năng cơ bản không thể thiếu được của tiền lương, được thể hiện thông qua việc duy trì và phát triển sức lao động, giúp sản xuất ra sức lao động

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 3
1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG 3
1.1.1 Khái niệm , ý nghĩa, vai trò của lao động trong quá trình sản xuất 3
1.1.2 Phân loại lao động 4
1.2 BẢN CHẤT, NỘI DUNG KINH TẾ CỦA TIỀN LƯƠNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN. 4
1.2.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của tiền lương. 4
1.2.1.1 Khái niệm chung về tiền lương 5
1.2.1.2 Bản chất của tiền lương 5
1.2.1.3 Nội dung kinh tế của tiền lương 5
1.2.1.4 Chức năng của tiền lương 6
1.2.2 Những yêu cầu trong tổ chức tiền lương 7
1.2.3 Chế độ tiền lương 8
1.2.3.1 Chế độ trả lương tối thiểu 8
1.2.3.2 Chế độ tiền lương cấp bậc 10
1.2.4 Các chế độ khác trong doanh nghiệp 10
1.2.4.1 Chế độ tiền thưởng 10
1.2.4.2 Chế độ phụ cấp 11
1.3 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 11
1.3.1 Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp xây lắp 11
1.3.1.1 Chứng từ sử dụng 11
1.3.1.2 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 13
1.3.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp xây lắp. 19
1.3.2.1 Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 19
1.3.3 Hình thức sổ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 25
1.3.4 Các chế độ, nghị định, nghị quyết về tiền lương 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5. 27
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5 28
2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 5 – VINACONEX 5. 28
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua các thời kỳ. 29
2.1.1.2 Nhiệm vụ chính của Công ty 30
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần xây dựng số 5 30
2.1.1.4 Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xây dựng số 5 31
2.1.1.5 Đặc điểm và hình thức tổ chức bộ máy Công ty 32
2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 5- VINACONEX 5 34
2.1.2.1 Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty 34
2.1.2.2Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 5 38
2.1.2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán. 39
2.1.2.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty. 42
2.2 THỰC TRẠNG NGHIÊP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5. 43
2.2.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng số 5 43
2.2.1.1 Lao động và phân loại lao động 43
2.2.2 Tính lương và các khoản trích theo lương 46
2.2.2.1 Các hình thức trả lương và cách tính lương 46
2.2.2.2 Một số chế độ khác khi tính lương 50
2.2.2.3 Nội dung các khoản trích theo lương 52
2.2.2 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 54
2.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 5- VINACONEX 5 54
2.2.2.2 Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 – VINACONEX 5 71
2.2.2.3 Kế toán chi tiết tiền lương và khoản trích theo lương 73
2.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 96
2.3.1 Tài khoản sử dụng 96
2.3.2 TRÌNH TỰ GHI SỔ TRONG VIỆC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5 99
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5 112
3.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 112
3.1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 112
3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 113
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5 114
3.2.1 Ưu điểm 114
3.2.2 Nhược điểm 116
3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 – VINACONEX 5. 118
KẾT LUẬN 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top