Link tải miễn phí Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế
Nhà xuất bản: Khoa Kinh tế
Ngày: 2004
Chủ đề: Kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân
Trung quốc
Việt Nam
Miêu tả: 112 tr. + Đĩa mềm
Luận văn khẳng định sự cần thiết khách quan phải phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc. Phân tích đánh giá thực trạng quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc bằng việc đề cập đến các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Tổng kết những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở các khía cạnh như số lượng, doanh nghiệp, số vốn đăng ký và thực hiện, vai trò và những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và tình hình các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân nói chung. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu ứng dụng và những sai lầm cần tránh đối với việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Khoa Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ở
Trung Quốc
1.1 Khái luận về kinh tế tư nhân 4
1.1.1 Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân 4
1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân 8
1.1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 10
1.2 Kinh tế Trung Quốc trước cải cách và yêu cầu bức thiết của sự
phát triển kinh tế tư nhân 15
1.2.1 Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc trước cải cách 15
1.2.2 Kinh tế tư nhân Trung Quốc trước cải cách 16
1.2.3 Yêu cầu bức thiết của sự phát triển kinh tế tư nhân 18
1.3 Những chuyển biến nhận thức đặt cơ sở cho chính sách phát
triển kinh tế tư nhân Trung Quốc thời kỳ cải cách 25
1.3.1 Quan niệm về kinh tế tư nhân trước cải cách 25
1.3.2 Những đột phá lý luận 25
Chương 2: Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
2.1 Chính sách chủ yếu và tình hình phát triển kinh tế tư nhân sau
cải cách 33
2.1.1 Giai đoạn 1978 – 1987: Sự phục hồi kinh tế tư nhân 33
2.1.2 Giai đoạn 1988 –1992: Kinh tế tư nhân từng bước khẳng định
vị trí trong nền kinh tế 42
2.1.3 Giai đoạn 1992 đến nay: Kinh tế tư nhân được khuyến khích
và hỗ trợ phát triển 46
2.1.4 Đặc điểm phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc 53
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2 Đánh giá thực trạng khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
hiện nay 57
2.2.1 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế 57
2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong khu vực kinh tế tư nhân ở Trung
Quốc 66
Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế
tư nhân ở Việt Nam
3.1 Thực trạng kinh tế tư nhân Việt Nam. Những nét tương đồng
và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong sự phát triển
kinh tế tư nhân 77
3.1.1 Khái quát về chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
thời kỳ Đổi mới 77
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thời kỳ Đổi mới 80
3.1.3 Những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong phát triển kinh tế tư nhân – cơ sở để vận dụng
kinh nghiệm Trung Quốc 86
3.2 Một số bài học kinh nghiệm Trung Quốc và định hướng vận
dụng để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 90
3.2.1 Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và kinh tế tư nhân 90
3.2.2 Xây dựng thể chế tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư nhân 96
KẾT LUẬN 111- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chỉ hơn hai thập kỷ tién hành cải cách kinh tế, Trung Quốc đã làm thay đổi
hoàn toàn bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước mình trước con mắt kinh ngạc và
thán phục của bạn bè thế giới. Thành công nhất của cuộc cải cách kinh tế về mặt
lý luận là Trung Quốc đã xác lập được lý luận kinh tế thị trường XHCN tạo nên
cơ chế vận hành hoàn toàn mới, thúc đẩy sức sản xuất phát triển. Sự hình thành
kinh tế thị trường XHCN đã giúp kinh tế tư nhân Trung Quốc được khuyến
khích phát triển. Hơn hai mươi năm qua, kinh tế tư nhân ở Trung Quốc phát
triển rất nhanh, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
(GDP), trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN
mang màu sắc Trung Quốc. Sự thành công rực rỡ của công cuộc cải cách kinh tế
ở Trung Quốc nói chung, sự lớn mạnh và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
nói riêng khiến cho các nước phải nghiên cứu, học hỏi đặc biệt là các nước có
nền kinh tế chuyển đổi.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền
sông, có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội. Hơn nữa,
cải cách kinh tế ở Trung Quốc và đổi mới kinh tế ở Việt Nam đều đưa đất nước
theo con đường kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nghiên cứu quá trình
phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc giúp chúng ta có được những kinh
nghiệm quý báu từ sự thành công và thất bại của bạn. Nó có giá trị tham khảo
cho việc đổi mới tư duy lý luận, hoạch định các đường lối, chính sách trong
công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta.
Vì thế, tui mạnh dạn lựa chọn, đi sâu vào nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 2 -
Mục tiêu: Xem xét thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Trung
Quốc kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân.
Phạm vi: Luận văn một mặt đề cập đến các chính sách kinh tế vĩ mô của
Chính phủ Trung Quốc đối với việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, mặt khác
phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở các khía cạnh như số lượng
doanh nghiệp, số vốn đăng ký và thực hiện, vai trò và những đóng góp của khu
vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh
tư nhân nói chung.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như tổng
hợp, phân tích, thống kê, so sánh…dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được về
kinh tế tư nhân.
4. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân ở Trung Quốc được nhiều người,
nhiều tổ chức, nhiều giới quan tâm nghiên cứu. Năm 2001, Tề Quế Trân cho ra
mắt bạn đọc cuốn :” Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa cải cách chế độ sở
hữu”. Năm 2002, TS Nguyễn Kim Bảo cùng tập thể tác giả đã cho xuất bản
cuốn “Thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa có đắc sắc Trung Quốc”
trong đó đã đề cập một cách hệ thống về những đột phá lý luận về chế độ sở hữu
ở Trung Quốc, là cơ sở để khu vực kinh tế tư nhân ra đời và phát triển. Cũng có
rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo quan tâm dến đề tài này. Bài “Phát
triển doanh nghiệp nông thôn: Kinh nghiệm tƣơng phản giữa Trung Quốc
và Việt Nam” của tác giả Đinh Trọng Thắng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh
tế số 303- tháng 8/2003 là một ví dụ. Ngoài ra cũng có rất nhiều tổ chức quan
tâm đến sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc. Chương trình phát
triển Dự án Mê-Kông (MPDF) và tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) sau một thời- 3 -
gian tiến hành nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc đã cho ra đời
cuốn:” Doanh nghiệp tƣ nhân Trung Quốc đang nổi lên – Triển vọng trong
thế kỷ mới” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của Trung Quốc với các nhà
hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp các nước khác…
Tuy nhiên, hầu hết các tác giả mới chỉ nghiên cứu dưới những góc độ nhất
định. Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc cần được tiếp tục nghiên
cứu, xem xét một cách toàn diện hơn và trình bày một cách hệ thống hơn.
5. Dự kiến đóng góp
Khẳng định sự cần thiết khách quan phải phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở
Trung Quốc. Phân tích đánh giá thực trạng quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở
Trung Quốc. Tổng kết những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại
cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc.
Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu ứng dụng và
những sai lầm cần tránh đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
6. Nội dung đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ở
Trung Quốc
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
Chƣơng 3: Vận dụng kinh nghiệm Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế tư
nhân ở Việt Nam
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 4 -
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TRUNG QUỐC
1.1. KHÁI LUẬN VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN
1.1.1 Sở hữu tƣ nhân và kinh tế tƣ nhân
Để tồn tại và phát triển, con người phải không ngừng chiếm hữu những
của cải của tự nhiên nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Chiếm hữu hay
sản xuất trước hết chính là mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên. Trình
độ phát triển của chiếm hữu thể hiện ở cách thức, phương tiện và kết quả mà nó
thu được, nói lên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Song sự chiếm hữu hay sản xuất không thể là một hành vi cá nhân. Nói
cách khác, trong quá trình chiếm hữu giới tự nhiên, con người phải có những
quan hệ với nhau – tức là phải có những quan hệ xã hội mà thể hiện cơ bản là sự
thừa nhận lẫn nhau về những cơ sở và kết quả của sự chiếm hữu. Đó chính là sở
hữu.
Vậy, sở hữu là hình thức xã hội của quá trình chiếm hữu của cải vật chất,
trong đó thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
Trong thực tế lịch sử, quan hệ sở hữu hình thành và từng bước hoàn thiện, khi
đạt đến độ ổn định và phổ biến thì trở thành những quy ước xã hội (thành văn
hay không thành văn), được cộng đồng xã hội chính thức thừa nhận. Khi các
nhà nước ra đời, nhằm ổn định xã hội, các nhà nước thể chế hoá quyền sở hữu
bằng pháp luật – chế độ sở hữu được thiết lập.
Cũng vì thế, sở hữu bao hàm những nội dung kinh tế xác định và đồng
thời, cũng xác định về mặt pháp lý. Quyền sở hữu xác định quyền năng của chủ
thể sở hữu trong việc sử dụng, định đoạt và hưởng lợi từ việc khai thác các đối- 5 -
tượng sở hữu – các điều kiện của sản xuất, trong đó quan trọng nhất là các tư
liệu sản xuất.
Sở hữu là một phạm trù lịch sử. Sự phát triển của các hình thức sở hữu là
do sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Hình thức sở hữu nguyên thuỷ
trong lịch sử loài người là sở hữu của các cộng đồng người – sở hữu tập thể. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã đưa đến sự phá vỡ hình thức sở hữu tập thể
sơ khai và hình thành sở hữu tư nhân.
Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu trong đó, một cá nhân có quyền hợp
pháp trong việc chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi và định đoạt các điều kiện của
sản xuất – các tư liệu sản xuất. Sở hữu tư nhân đối với các tư liệu sản xuất là cơ
sở làm hình thành kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân có thể hiểu là các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong
xã hội dựa trên quyền sở hữu của tư nhân về các điều kiện chủ yếu của sản xuất
và do đó, quyền của tư nhân trong việc quyết định cách thức tổ chức sản xuất
cũng như chi phối những kết quả của quá trình này.
Hình thức đầu tiên của kinh tế tư nhân là hoạt động kinh tế của các cá
nhân và gia đình họ – hình thức kinh tế cá thể phổ biến trong các nền kinh tế của
xã hội phong kiến và trước đó. Đáng chú ý là trong điều kiện của xã hội phong
kiến, trong khi các hình thức sở hữu phong kiến – sở hữu của vua quan phong
kiến và địa chủ, lãnh chúa chiếm địa vị thống trị và chi phối xã hội, vẫn tồn tại
loại hình sở hữu tư nhân của nông dân và thợ thủ công về công cụ, ruộng đất và
tài sản, đây là cơ sở cho sự tồn tại của kinh tế tiểu nông và nghề thủ công độc
lập. Trong một thời gian dài, kinh tế tư hữu nhỏ hoạt động theo cách tự
cung tự cấp.
Cùng với sự phát triển của sở hữu tư nhân (kinh tế tư nhân) và phân công
lao động xã hội, kinh tế hàng hoá xuất hiện. Theo quan niệm Mác – xít, sở hữu
tư nhân và phân công lao động chính là tiền đề của kinh tế hàng hoá. Đến lượt
nó, sự phát triển của kinh tế hàng hoá lại thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 6 -
phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân. Hay nói khác đi, mỗi bước phát
triển của kinh tế hàng hoá, phân công lao động lại được đánh dấu bởi một trình
độ cao hơn và sở hữu tư nhân cũng như kinh tế tư nhân cũng có những bước
phát triển tương ứng.
Kinh tế hàng hoá giản đơn của người tiểu chủ, dưới tác động của các quy
luật thị trường, đặc biệt là bởi quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa,
đã phát triển thành kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Nền tảng của nền kinh tế
hàng hoá tư bản chủ nghĩa là sở hữu của tư bản tư nhân đối với tư liệu sản xuất.
Khác với kinh tế tư nhân của những người tiểu chủ, kinh tế tư nhân tư bản chủ
nghĩa hoạt động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê. Chủ nghĩa tư bản tư nhân
đạt được trình độ phát triển cao nhất trong thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, sự thống trị của kinh tế tư bản tư nhân trong chủ nghĩa tư bản
không đồng nghĩa với việc thủ tiêu hoàn toàn sở hữu tư nhân cá thể và các hình
thức hoạt động của kinh tế tiểu chủ. Trái lại, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản,
vẫn tồn tại đông đảo những ngời tư hữu nhỏ và kinh tế tư nhân trực tiếp sản xuất
và quản lý sản xuất. Mặt khác, không giống như một số tiên đoán của các nhà
kinh tế Mác-xít, kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không phải là hình thức cuối
cùng của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Sự phát triển của lực lượng sản
xuất, của nền kinh tế thị trờng đã từng bước chuyển hoá nền kinh tế do tư bản tư
nhân thống trị thành nền kinh tế hỗn hợp trong thế giới hiện đại. Ngày nay, ở các
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất, cùng với sở hữu của tư bản tư nhân,
nền kinh tế còn được cấu thành bởi khu vực kinh tế nhà nước (trên cơ sở sở hữu
nhà nước), kinh tế tiểu chủ, kinh tế hợp tác xã và nhiều hình thức kinh tế hỗn
hợp khác.
Một sự thật khác cũng chứng tỏ sức sống của kinh tế tư nhân - đó là trư-
ờng hợp các nền kinh tế trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Mở đầu bằng Cách
mạng tháng Mười Nga và sự xác lập của Liên bang Xô-viết – nhà nước xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, chủ nghĩa xã hội đã nhanh chóng phát triển- 7 -
thành một hệ thống kinh tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa hình thành trên cơ sở thủ tiêu sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và mọi
loại hình kinh tế tư nhân, thiết lập sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và phát
triển như một hệ thống đối lập với chủ nghĩa tư bản. Mặc dù đã đạt được những
thành tựu kinh tế nổi bật, song hệ thống kinh tế dựa trên nền tảng của chế độ
công hữu đã bộc lộ rõ những hạn chế của nó ở sự trì trệ, kém hiệu quả và kém
năng động. Thập kỷ cuối của thế kỷ hai mươi đã chứng kiến sự sụp đổ của hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau 70 năm tồn tại, và bằng những cách thức
khác nhau, các quốc gia trong hệ thống này đã chuyển sang kinh tế thị trường,
khôi phục sự tồn tại của kinh tế tư nhân.
Như đã nói trên kia, kinh tế tư nhân gắn liền với loại hình hoạt động kinh
tế của những chủ thể nắm quyền sở hữu tư nhân về các điều kiện sản xuất. Như-
ng sự phát triển lâu dài, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử rất khác nhau, với những
vai trò rất khác nhau đã dẫn đến những cách hiểu và đánh giá khác nhau về kinh
tế tư nhân.
Tại các nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, mọi hoạt
động kinh tế không thuộc khu vực kinh tế nhà nước đều được coi là kinh tế tư
nhân. Quan niệm như thế về khu vực kinh tế tư nhân là một quan niệm rộng rãi
nhất. Quan niệm này phù hợp với một thực tế là: từ các công ty tư nhân đến các
hợp tác xã, từ công ty hợp doanh của một nhóm người đến các công ty cổ phần
xuyên quốc gia, chúng đều là những đơn vị kinh doanh không phải của nhà n-
ước, và ở đâu, bao giờ cũng vậy, người ra quyết định cho hoạt động của doanh
nghiệp cũng vẫn là tư nhân hay thay mặt cho những cá nhân khác. Thêm vào
đó, việc xếp mọi loại hình kinh tế không do nhà nước tiến hành vào khu vực
kinh tế tư nhân giúp cho nhà nước có được cách quản lý thống nhất, không phân
biệt đối với những hoạt động kinh tế này.
Tại các nền kinh tế phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa trước đây
và đang chuyển đổi hiện nay, cách hiểu về kinh tế tư nhân rất khác với cách hiểu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 8 -
trên đây. Những nghiên cứu của Mác về chủ nghĩa tư bản đã vạch ra bản chất ăn
bám, bóc lột của tư bản tư nhân và do đó, chủ nghĩa tư bản cần được thay thế
bằng chủ nghĩa xã hội. Sau Mác, Lê-nin cũng lại cho rằng, kinh tế hàng hoá nhỏ
của người tiểu nông, tiểu chủ hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản và do
đó chủ nghĩa xã hội cần cải tạo họ trở thành những người lao động tập thể. Tuân
theo những di huấn này, mọi loại hình kinh tế tư nhân bị kỳ thị và đã bị cải tạo
triệt để trong các quốc gia chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa. Trước
thời điểm hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, ở các quốc gia này đã diễn ra quá
trình bùng phát của kinh tế tư nhân dới nhiều hình thức. Trong khi cơ cấu của hệ
thống kinh tế công cộng chưa bị phân giải, nền kinh tế là một hệ thống nhiều
thành phần và nhà nước giữ một thái độ phân biệt đáng kể giữa chúng, theo một
trình tự ưu tiên mà kinh tư nhân theo đúng nghĩa của nó xếp ở bậc cuối cùng.
Ngày nay, ở các quốc gia này, với những mức độ khác nhau, các loại hình kinh
tế phi nhà nước đang có xu hướng được xếp chung vào khu vực kinh tế tư nhân
theo một tiêu chí thống nhất.
Trong luận văn này, Kinh tế tư nhân hiểu theo nghĩa hẹp: Bao gồm các
đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước, loại trừ các doanh nghiệp tập thể và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tƣ nhân
Nếu so với kinh tế nhà nước hay các loại hình kinh tế tập thể khác, kinh tế
tư nhân có một số đặc điểm nổi bật. Quan trọng nhất là:
- Kinh tế tư nhân có quan hệ quyền tài sản rõ ràng, doanh nghiệp có toàn bộ
quyền tài sản pháp nhân, trở thành thực thể pháp nhân được hưởng quyền lợi
dân sự và gánh vác trách nhiệm dân sự.
- Doanh nghiệp sử dụng toàn bộ tài sản pháp nhân, dựa theo pháp luật mà tự
chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, nộp thuế theo quy định, chịu trách nhiệm đối với
sự bảo tồn và gia tăng giá trị vốn đầu tư của những nhà đầu tư- 9 -
- Người đầu tư được hưởng quyền hạn, lợi ích của người sở hữu theo lượng
vốn của họ đầu tư vào doanh nghiệp tức là họ được hưởng lợi nhuận theo vốn ,
được tham gia quyết định những quyết sách quan trọng và bầu cử những người
quản lý doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bị phá sản, người đầu tư chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, tuỳ theo lượng vốn đầu
tư của mình vào doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cung cầu của thị trường mà tổ chức sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh
doanh. Chính phủ không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh và tự đào thải trong thị trường, các doanh
nghiệp thua lỗ kéo dài, nợ vượt vốn sẽ cho phá sản theo luật định.
- Thể chế tổ chức quản lý doanh nghiệp khoa học, hình thành cơ chế kinh
doanh kết hợp giữa khuyến khích và giám sát chế ước lẫn nhau.
Có thể kết luận về đặc điểm của kinh tế tư nhân như sau: Quyền tài sản rõ
ràng, quyền lợi và trách nhiệm phân minh, chính quyền và doanh nghiệp tách
rời, quản lý khoa học.
Từ những đặc điểm trên cũng cho thấy ưu, nhược điểm của kinh tế tư nhân:
+ Ưu điểm:
Trong khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn của chính
mình để huy động những nguồn lực khác và sau đó tự tiến hành sản xuất kinh
doanh. Các doanh nghiệp tư nhân luôn phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Đó là
động lực để doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp tư nhân phải khai thác và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực xã hội nhằm thoả mãn hơn nữa những đòi hỏi khắt khe của
thị trường, điều mà doanh nghiệp nhà nước chưa chắc đã làm tốt được. Như
trình bày trên kia, lịch sử phát triển qua các thời đại, các mô hình kinh tế – xã
hội đã chứng tỏ sức sống và những ưu điểm của kinh tế tư nhân.
+ Nhược điểm:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 10 -
Kinh tế tư nhân hoạt động trên cơ sở những nguồn lực do một người làm chủ.
Do vậy, trong điều kiện không tìm được những hỗ trợ từ các thể chế và chủ thể
khác, kinh tế tư nhân thường gặp khó khăn về vốn, về phát triển công nghệ và về
giải quyết những vấn đề liên quan đến cộng đồng trong kinh doanh. Mặt khác,
do các doanh nghiệp tư nhân xem lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu nên đôi khi
dẫn đến những xung đột thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. Hiện tượng
các doanh nghiệp tư nhân né tránh những kiểm soát của Nhà nước, trốn thuế …
không phải là không có. Một điều nữa mà doanh nghiệp tư nhân làm chưa thật
tốt là việc đảm bảo quyền lợi và an toàn của người lao động.
Tuy có một số nhược điểm nêu trên nhưng vai trò của kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận.
1.1.3 Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng
Trong nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân và sự phát triển của cộng đồng gắn liền với nhau trong mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ đem lại thu nhập cao hơn,
y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân trong cộng đồng. Mặt khác, đối với các
doanh nghiệp, thu nhập cao hơn có nghĩa là thị trường rộng lớn hơn, sức khoẻ và
giáo dục tốt hơn thì lực lượng lao động có năng suất cao hơn và năng suất cao
hơn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế
thị trường được thể hiện trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và có ảnh hưởng tích cực đến khu vực kinh tế công.
* Đối với phát triển kinh tế:
Mục tiêu kinh tế của phát triển là nhằm tạo cho người dân có mức thu nhập cao
hơn thông qua sự tăng trưởng nhanh trong tổng sản phẩm quốc nội. Trong nền
kinh tế thị trường, điều này có thể đạt được cùng với nỗ lực của khu vực công và
khu vực tư nhân.
Thứ nhất, một trong những đóng góp quan trọng của khu vực tư nhân đối
với phát triển kinh tế là khả năng huy động vốn cho việc sản xuất các hàng hoá- 11 -
và dịch vụ. Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Ở các
nước đang phát triển nguồn vốn rất khan hiếm, đặc biệt với các nền kinh tế
chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn khi
các tổ chức tài chính chưa phát triển và không có khả năng huy động tiền tiết
kiệm từ dân cư, cũng như hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu
tư. Do đó, khả năng huy động vốn của khu vực kinh tế tư nhân trở nên rất quan
trọng. Nếu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được đặt trong một
môi trường kinh doanh bình đẳng và được tạo cơ hội thuận lợi thì các chủ doanh
nghiệp có thể tự tin mạo hiểm với khoản tiền tiết kiệm quý giá của bản thân họ,
thậm chí của họ hàng và bạn bè họ để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Môi trường
kinh doanh bình đẳng sẽ khiến các chủ doanh nghiệp cảm giác có thể kiểm soát
ở mức độ nào đó các hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, do hệ thống tài
chính kém phát triển nên các khoản tiền tiết kiệm có thể trở thành vốn sẵn có
của các doanh nghiệp nhưng lại tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nằm
ngoài các thể chế tài chính chính thức.
Thứ hai, phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm. Một
kết quả của việc huy động và hình thành vốn của các doanh nghiệp tư nhân là
tạo ra các cơ hội việc làm cho các thành viên khác trong cộng đồng. Việc làm sẽ
mang lại thu nhập cho những người lao động và nâng cao mức sống của gia đình
họ. Chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân khác với các nhà quản lý
các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ họ có quyền quyết định lớn hơn trong việc
thuê mướn lao động. Họ có quyền quyết định số lượng lao động, yêu cầu những
kỹ năng cần thiết của người lao động trong doanh nghiệp của mình. Vì vậy,
không những các doanh nhân hoàn toàn có thể tăng số lượng lao động làm thuê
theo ý mình mà còn có thể nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực
trong cộng đồng.
KẾT LUẬN
Toàn bộ sự phân tích trên đây cho phép đi đến một số kết luận:
“Cải cách”, “Cải tổ”, “Đổi mới” kinh tế… là sự lựa chọn của nhiều quốc gia
xã hội chủ nghĩa trong những thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, nhưng không
phải tất cả đều đem lại thành công. Nhờ bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản
và nhà nước, cả Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những thành công rực
rỡ trong việc xác lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo
những hoàn cảnh của đất nước mình.
Với Trung Quốc, những sáng tạo về lý luận, những hành động kiên quyết
và khôn khéo trong chỉ đạo kinh tế đã giúp Trung Quốc tìm lại vị thế của nền
kinh tế trong thế giới hiện đại. Trong thành công này, đóng góp của khu vực
kinh tế tư nhân là không thể phủ nhận, đúng như lời nhận xét của Phó Chủ tịch
Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Điền Kỷ Vân trong
Báo cáo tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá IX: “Đối với sự nghiệp phát triển
sức sản xuất của nước ta, kinh tế tư nhân không chỉ thúc đẩy tăng trưởng, làm
phồn vinh thị trường, làm thuận lợi cho sinh hoạt của dân chúng, phát huy vai
trò ngày càng quan trọng trong việc làm tăng tích luỹ xã hội mà còn thu hút
nhiều lao động dư thừa, viên chức về hưu góp phần quan trọng vào ổn định xã
hội”. Sự phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc đáng là một tấm gương về
sự sáng tạo và năng động để nhiều nước học hỏi.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, phát triển trong những
điều kiện lịch sử văn hoá tương đối giống nhau, cũng có hoàn cảnh giống nhau
khi tiến hành cải cách và đổi mới. Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng
trải qua những thăng trầm, biến động, tuy rằng, so với Trung Quốc, khu vực
kinh tế này còn chậm phát triển hơn nhiều, nhưng cả hai đang ngày càng
chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong tiến trình phát triển đất nước.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- 114 -
Trong hoàn cảnh ấy, nghiên cứu những bài học kinh nghiệm Trung Quốc để
vận dụng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng, sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam nói chung, của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam nói riêng, xét cho
cùng, là tuỳ từng trường hợp vào những điều kiện nguồn lực và những nỗ lực của chính
người Việt Nam. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của khu vực kinh
tế tư nhân ở Việt Nam, làm cho khu vực kinh tế này có được những đóng góp
xứng đáng vào tiến trình phát triển đất nước, cần có những tư duy mới, cách
làm mới, chính sách và thể chế mới đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đó là áp
lực, là đòi hỏi bức bách đối với Đảng Cộng sản, nhà nước, các nhà hoạch địng
chính sách, các doanh nhân và cả mỗi người dân Việt Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế Văn hóa, Xã hội 0
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tại công ty phát triển kinh tế duyên hải (cofidec) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top