Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực kinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hoá phương Tây. Và không chỉ có thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hoá - đô thị hoá với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế - xã hội mãnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội.Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi :thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế nào, những vấn đề gì đang đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay?
Với mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên chúng em chọn đề tài: “Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa” cho tiểu luận của mình. Với kiến thức đang có cộng với tinh thần tìm tòi học hỏi, chúng em hy vọng bài viết sẽ đưa ra được các ý trả lời xác đáng với vấn đề đã đặt ra.
MỤC LỤC
A.Lời mở đầu
B.Nội dung
I.Một số quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay.
1.Khái niệm gia đình.
2.Gia đình Việt Nam : Truyền thống hay hiện đại?
II. Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào công cuộc hội nhập ,công nghiệp hóa-hiện đại hóa
1.Quá trình hội nhập và vấn đề gia đình ở châu Á.
2. Sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc sống của gia đình Việt Nam hiện nay.
3.Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Việt Nam hiện nay.
III.Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và định hướng về gia đình Việt trên con đường tiến lên mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội
1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình.
2. Trích văn bản quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010.
3. Nguyên nhân của những hiện tượng đi xuống trong văn hóa gia đình.
IV.Định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh mới.
1. Chính sách của Đảng về định hướng xây dựng gia đình tương lai.
2. Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh.
C.Lời Kết
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
B/NỘI DUNG:
I. Một số quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay
1 Khái niệm gia đình :
Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử của loài người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người tách khỏi giới động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mô hình cộng đồng nhỏ - hình thức sơ khai của gia đình. Lúc đầu gia đình chỉ bao gồm các thành viên có quan hệ trực huyết với nhau, chủ yếu là những người mẹ cùng các con, cháu (gia đình mẫu hệ). Sau đó thì được mở rộng bao gồm thêm các thành viên khác có thể có cùng huyết thống song cũng có thể không cùng huyết thống.
Về quy mô gia đình, lúc đầu số lượng các thành viên gia đình tương đối đông có khi lên tới hàng trăm người. Về sau, do yêu cầu thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội loài người nên số lượng các thành viên gia đình giảm dần. Gia đình hiện đại ngày nay, số thành viên có khi chỉ có từ 1 - 3. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đồng thời các quan điểm cơ bản về gia đình dường như cũng chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự trái ngược nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay.
Nho giáo cho rằng, gia đình chính là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu “một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng. Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn” (Đại học, Chương IX). Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần có những gia đình hòa thuận. Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo. Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng. Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng.
Những tư tưởng trên của Nho giáo, ở một mặt nào đó có thể nói rằng, phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Chúng ta cũng coi "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách". Vì thế, Đảng ta đòi hỏi "Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người". Với tính cách tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang tiến hành. Tất nhiên, gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng cũng đòi hỏi vợ chồng phải có lòng chung thuỷ, làm cha, mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự thương yêu nhường nhịn. Hạt nhân của mỗi gia đình ấy chính là vợ và chồng.
Theo tác giả Levy Strauss: gia đình là một nhóm xã hội học được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy:
+ Hôn nhân
+ Quan hệ hôn nhân
+ Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia dinh.
Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung.
Ở phương Tây, những năm gần đây xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái khiến cho định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập. Chẳng hạn: Các tác giả Jame W. Vander Zanden - cho biết: “Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình”. Đây có thể coi là một sự mở rộng thái quá trong quan niệm về gia đình mà người Việt Nam khó chấp nhận.
Đối với người á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Bởi thế, để có thể tìm hiểu về gia đình Việt Nam, chúng tui tạm đưa ra một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tập hợp những người cùng chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục và huyết thống. Họ có trách nhiệm đạo đức đối với nhau, có chung tài sản và cùng có trách nhiệm xã hội hóa thế hệ mai sau. Đó là các quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột.
2. Gia đình Việt Nam : Truyền thống hay hiện đại?
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu đánh giá là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn. Cố nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thị không tồn tại kiểu gia đình truyền thống. Về vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: "Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền".
Nhân đây, cũng cần nói thêm rằng gia đình truyền thống đôi khi được hiểu là "gia đình nho giáo". Về căn bản, điều này không sai. Song có lẽ mỗi khái niệm đều có một sắc thái riêng nào đó và cho dù phần lớn nội hàm 2 khái niệm này trùng nhau nhưng chúng không hoàn toàn là 2 khái niệm đồng nhất. Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo là những đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Và gia đình nho giáo, theo chúng tôi, là một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đình truyền thống ở các đô thị Việt Nam.
Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hay vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu, giữa mẹ chồng - nàng dâu... Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay.
Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải là một gia đình hiện đại? Chúng tui cho rằng điều này không hẳn đúng. Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp. Cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo - khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm 2000 tỷ trọng cư dân đô thị nước ta sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8%. Như vậy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa của mỗi người dân - kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn. Vậy nên gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn - thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự
Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần kế thừa những quy tắc truyền thống, như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cẩn tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, như tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình.
Có một thực tế hiện nay là, nhiều gia đình lúng túng trong việc dạy con cái như thế nào? Hướng con cái vào những giá trị đạo đức cổ truyền thì xem ra lỗi thời, hướng con cái vào các giá trị của giai đoạn trước đổi mới xem ra không phù hợp, hướng vào các giá trị hiện đại thì chưa thật rõ. Cho nên, có những gia đình chỉ biết dạy con “ngoan”, thành người “tử tế” mà thôi, một bộ phận dạy con cái theo kiểu “tùy thời”, còn một bộ phận phó thác cho xã hội hay bất lực, hay dạy một cách tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục văn hóa, đạo đức gia đình và xã hội đang đặt ra trước Đảng, Nhà nước, các cơ quan hữu trách và cả xã hội.
Chúng tui thấy, cần chú ý đến những kinh nghiệm truyền thống của ông cha về xây dựng văn hóa, đạo đức trong gia đình. Đó là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ về đạo đức. Ông bà, cha mẹ và người lớn trong gia đình phải là tấm gương đạo đức cho con em noi theo. Tục ngữ Việt Nam đã đúc kết “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”, “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” hay “phụ từ, tử hiếu” như một quy luật, một triết lý giáo dục văn hóa, đạo đức trong gia đình. Hành vi đạo đức của ông bà, cha mẹ không chỉ để lại “quả đức” cho con cháu mà còn là sự gieo trồng đạo đức cho thế hệ sau “mạc nhi chủng phúc lưu tâm địa” (nghĩa là trồng vườn phúc ở trong lòng lưu lại cho đời sau). Hiện nay, Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động phong trào “ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền” chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông trong giáo dục văn hóa đạo đức của gia đình Việt Nam.
Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các gia đình cần được phát huy. Gia phong là truyền thống tốt đẹp của gia đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên và truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. Trong đó truyền thống đạo đức là yếu tố cốt lõi của gia phong, là nền tảng tinh thần của sự tồn tại bền vững của một gia đình. Những gia đình đã có gia phong, cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh như một giá trị làm người. Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng đem lại một thành quả tốt đẹp nào đó là một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền thống, qua một hai thế hệ gia đình sẽ có một gia phong đáng tự hào. Gần đây, chúng ta thấy nhiều gia đình, dòng họ tổ chức họp họ, giỗ tổ, viết lại gia phả để tôn vinh tổ tiên, ôn lại truyền thống gia phong nhằm khuyến khích con em noi gương cha ông, thúc đẩy con em của dòng họ phấn đấu trong học tập, lao động, công tác với một động lực tinh thần cao quý là biết ơn và tự hào về cha ông mình. Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một động lực tinh thần thôi thúc người ta phấn đấu mà còn có tác dụng như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa.
Chúng ta cũng biết rằng, trong xã hội cổ truyền, nhiều gia đình, dòng họ “thế gia vọng tộc” rất chú ý đến giáo dục gia phong, cho nên các thế hệ con em của họ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho gia tộc và đất nước. Còn trong xã hội của chúng ta có rất nhiều gia đình “thế gia vọng tộc” mới nổi lên, lại không chú ý giáo dục gia phong đã dẫn đến những bi kịch gia đình, thậm chí dẫn đến hậu quả tan nát gia đình. Đó là nỗi đau không chỉ cho các gia đình đó mà còn là nỗi buồn cho cả xã hội.
Truyền thống giáo dục, sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ và giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ trong gia đình của cha ông cũng cần được kế thừa và phát huy.
Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện chứng của sự hình thành nhân cách.
Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện chứng của sự hình thành nhân cách.
"Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông"
(Ca dao)
Như vậy, sự hình thành nhân cách “con, cháu” và “cha, ông” đều bắt đầu cùng một lúc. Do vậy mỗi cá nhân, mỗi thế hệ phải tự ý thức về vị thế của mình trong gia đình. Muốn cho gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường hạnh phúc hòa thuận thì ông phải ra ông, cha phải ra cha, con phải ra con. Mỗi người phải tự hoàn thiện nhân cách cho xứng đáng với vị thế của mình trong gia đình.
Song, nếu quá nhấn mạnh điều đó có thể dẫn đến sự tách biệt giữa các thế hệ và xung đột thế hệ trong gia đình, nên ông cha ta đã bổ sung bằng sự giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ. Đó là cần tạo ra sự hài hòa giữa các thế hệ, sự thông cảm giữa các thế hệ để họ cùng nhau chia sẻ và nâng đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn, người cha phải thấy mình là kết quả và là một phần hiện hữu của thế hệ trước (bố mình), đồng thời mình cũng chính là điều kiện ra đời của thế hệ sau (con mình) và con mình chính là một phần của mình tái hiện ở trong đó. Do vậy, họ cũng phải chia sẻ với nhau những điều hay, điều dở để cùng nhau khắc phục hay phát huy, phát triển, không nên đổ lỗi cho thế hệ trước và trách cứ thế hệ sau dẫn đến xung đột thế hệ. Truyền thống “trên kính, dưới nhường”, “vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà” là kết quả tốt đẹp của cách giáo dục liên thông, vận thông của cha ông ta cần được phát huy.
Xây dựng văn hóa đạo đức gia đình cũng cần chú ý đến các lĩnh vực: tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, hiện tượng xung đột thế hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả các vấn đề trên đều gắn liền với quan hệ đạo đức trong gia đình mà chúng ta lúc này hay lúc khác, chưa mấy quan tâm.
……
Xây dựng nền kinh tế gia đình và các chính sách xã hội
Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tư liệu, có vốn để sản xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao rừng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của đạo đức trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động “xóa đói, giảm nghèo”, “giúp nhau lập nghiệp”, giúp nhau làm giàu.
Trong việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời, chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh, đặc biệt là những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản
Bảo đảm cho những chính sách xã hội được thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản… bằng cách lồng ghép các chương trình mục tiêu. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp… tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp.
Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia đình có điều kiện vật chất tối thiểu (gia tài), chỗ ở (gia cư), môi trường sống (gia cảnh) làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình (gia đạo, gia huấn) tạo một nền nếp đạo đức gia đình (gia phong). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ghi rõ: Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ.
C.Lời Kết
Như vậy, ở tầm vĩ mô và vi mô, công tác chăm lo cho gia đình những năm qua đã được nhà nước quan tâm một cách toàn diện, với nhiều biện pháp và nhiều hình thức đa dạng. Nhưng dẫu sao sự chăm lo của Nhà nước và các tổ chức xã hội cũng không thể thay thế cho vai trò chủ động của các thành viên trong gia đình. Hiện tại, tâm lý thích giàu nhanh và thích hưởng thụ vật chất vượt khả năng cho phép đã và đang có phần lấn át tình cảm yêu thương gắn bó trong nhiều gia đình.Trong bối cảnh đó, chủ đề thắp sáng tình yêu thương trong mỗi gia đình là bức thông điệp gửi đến tất cả mọi người, nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn thuần phong mỹ tục, đề cao những giá trị tốt đẹp của mỗi gia đình Việt Nam. Dù là ở thời đại nào, chỉ có tình yêu thương mới sưởi ấm được trái tim con người và mới mang lại cho con người hạnh phúc
Với những suy nghĩ còn đơn giản và vốn sống thực của chính mình từ việc nhìn nhận lại trước hết là gia đình mình và những người xung quanh,xa hơn là có một cách đánh giá tổng quát hơn về xã hội hiện thời về thực trạng văn hóa gia đình Việt.Qua tiểu luận này chúng em đã thể hiện những suy nghĩ của mình về tình trạng cũng như giải pháp về các vấn đề còn tồn tại của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường hiện nay.Hy vọng tiểu luận sẽ góp phần tạo nên một hướng đi cho những vấn đề đó.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực kinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hoá phương Tây. Và không chỉ có thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hoá - đô thị hoá với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố nhiên, những biến chuyển kinh tế - xã hội mãnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội.Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi :thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế nào, những vấn đề gì đang đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay?
Với mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên chúng em chọn đề tài: “Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa” cho tiểu luận của mình. Với kiến thức đang có cộng với tinh thần tìm tòi học hỏi, chúng em hy vọng bài viết sẽ đưa ra được các ý trả lời xác đáng với vấn đề đã đặt ra.
MỤC LỤC
A.Lời mở đầu
B.Nội dung
I.Một số quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay.
1.Khái niệm gia đình.
2.Gia đình Việt Nam : Truyền thống hay hiện đại?
II. Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào công cuộc hội nhập ,công nghiệp hóa-hiện đại hóa
1.Quá trình hội nhập và vấn đề gia đình ở châu Á.
2. Sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc sống của gia đình Việt Nam hiện nay.
3.Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Việt Nam hiện nay.
III.Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và định hướng về gia đình Việt trên con đường tiến lên mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội
1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình.
2. Trích văn bản quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010.
3. Nguyên nhân của những hiện tượng đi xuống trong văn hóa gia đình.
IV.Định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh mới.
1. Chính sách của Đảng về định hướng xây dựng gia đình tương lai.
2. Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh.
C.Lời Kết
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
B/NỘI DUNG:
I. Một số quan niệm chung về gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay
1 Khái niệm gia đình :
Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử của loài người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người tách khỏi giới động vật và tự tổ chức cuộc sống với tư cách là một cộng đồng độc lập, thì cũng là lúc con người tự tổ chức cuộc sống theo các mô hình cộng đồng nhỏ - hình thức sơ khai của gia đình. Lúc đầu gia đình chỉ bao gồm các thành viên có quan hệ trực huyết với nhau, chủ yếu là những người mẹ cùng các con, cháu (gia đình mẫu hệ). Sau đó thì được mở rộng bao gồm thêm các thành viên khác có thể có cùng huyết thống song cũng có thể không cùng huyết thống.
Về quy mô gia đình, lúc đầu số lượng các thành viên gia đình tương đối đông có khi lên tới hàng trăm người. Về sau, do yêu cầu thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội loài người nên số lượng các thành viên gia đình giảm dần. Gia đình hiện đại ngày nay, số thành viên có khi chỉ có từ 1 - 3. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đồng thời các quan điểm cơ bản về gia đình dường như cũng chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự trái ngược nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay.
Nho giáo cho rằng, gia đình chính là một cái nước nhỏ. Vì thế, nếu “một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều có lễ nhượng. Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn” (Đại học, Chương IX). Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần có những gia đình hòa thuận. Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo. Ngược lại, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng. Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng.
Những tư tưởng trên của Nho giáo, ở một mặt nào đó có thể nói rằng, phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Chúng ta cũng coi "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách". Vì thế, Đảng ta đòi hỏi "Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người". Với tính cách tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang tiến hành. Tất nhiên, gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng cũng đòi hỏi vợ chồng phải có lòng chung thuỷ, làm cha, mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự thương yêu nhường nhịn. Hạt nhân của mỗi gia đình ấy chính là vợ và chồng.
Theo tác giả Levy Strauss: gia đình là một nhóm xã hội học được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy:
+ Hôn nhân
+ Quan hệ hôn nhân
+ Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia dinh.
Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung.
Ở phương Tây, những năm gần đây xuất hiện nhiều dạng gia đình biến thái khiến cho định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập. Chẳng hạn: Các tác giả Jame W. Vander Zanden - cho biết: “Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùng chung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặp đồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình”. Đây có thể coi là một sự mở rộng thái quá trong quan niệm về gia đình mà người Việt Nam khó chấp nhận.
Đối với người á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khi đơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Bởi thế, để có thể tìm hiểu về gia đình Việt Nam, chúng tui tạm đưa ra một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tập hợp những người cùng chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân được chính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục và huyết thống. Họ có trách nhiệm đạo đức đối với nhau, có chung tài sản và cùng có trách nhiệm xã hội hóa thế hệ mai sau. Đó là các quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột.
2. Gia đình Việt Nam : Truyền thống hay hiện đại?
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu đánh giá là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn. Cố nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thị không tồn tại kiểu gia đình truyền thống. Về vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: "Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền".
Nhân đây, cũng cần nói thêm rằng gia đình truyền thống đôi khi được hiểu là "gia đình nho giáo". Về căn bản, điều này không sai. Song có lẽ mỗi khái niệm đều có một sắc thái riêng nào đó và cho dù phần lớn nội hàm 2 khái niệm này trùng nhau nhưng chúng không hoàn toàn là 2 khái niệm đồng nhất. Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo là những đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Và gia đình nho giáo, theo chúng tôi, là một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đình truyền thống ở các đô thị Việt Nam.
Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hay vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu, giữa mẹ chồng - nàng dâu... Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay.
Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải là một gia đình hiện đại? Chúng tui cho rằng điều này không hẳn đúng. Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp. Cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo - khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông. Theo số liệu dự báo của Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm 2000 tỷ trọng cư dân đô thị nước ta sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8%. Như vậy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu. Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đời sống văn hóa của mỗi người dân - kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừa thoát thai từ nông thôn. Vậy nên gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu. Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn - thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Hầu hết các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công an đều là gia đình hạt nhân. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự
Những nội dung của đạo đức gia đình ngày nay cần kế thừa những quy tắc truyền thống, như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời, trong nội dung đạo đức gia đình cũng cẩn tiếp thu những phẩm chất đạo đức tiến bộ, như tư tưởng bình đẳng, công bằng, chính trực, tình nghĩa, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, rõ ràng là trong nội dung của đạo đức gia đình, chúng ta phản đối những phong tục lạc hậu, như thói gả bán hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đa thê, đồng thời cũng không chấp nhận hiện tượng nam nữ chung sống không kết hôn, ly hôn không chính đáng. Xây dựng hệ thống đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh cần chống sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân, tự do tình dục hay không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, người già cả, ốm đau trong gia đình.
Có một thực tế hiện nay là, nhiều gia đình lúng túng trong việc dạy con cái như thế nào? Hướng con cái vào những giá trị đạo đức cổ truyền thì xem ra lỗi thời, hướng con cái vào các giá trị của giai đoạn trước đổi mới xem ra không phù hợp, hướng vào các giá trị hiện đại thì chưa thật rõ. Cho nên, có những gia đình chỉ biết dạy con “ngoan”, thành người “tử tế” mà thôi, một bộ phận dạy con cái theo kiểu “tùy thời”, còn một bộ phận phó thác cho xã hội hay bất lực, hay dạy một cách tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục văn hóa, đạo đức gia đình và xã hội đang đặt ra trước Đảng, Nhà nước, các cơ quan hữu trách và cả xã hội.
Chúng tui thấy, cần chú ý đến những kinh nghiệm truyền thống của ông cha về xây dựng văn hóa, đạo đức trong gia đình. Đó là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ về đạo đức. Ông bà, cha mẹ và người lớn trong gia đình phải là tấm gương đạo đức cho con em noi theo. Tục ngữ Việt Nam đã đúc kết “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”, “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” hay “phụ từ, tử hiếu” như một quy luật, một triết lý giáo dục văn hóa, đạo đức trong gia đình. Hành vi đạo đức của ông bà, cha mẹ không chỉ để lại “quả đức” cho con cháu mà còn là sự gieo trồng đạo đức cho thế hệ sau “mạc nhi chủng phúc lưu tâm địa” (nghĩa là trồng vườn phúc ở trong lòng lưu lại cho đời sau). Hiện nay, Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động phong trào “ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền” chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông trong giáo dục văn hóa đạo đức của gia đình Việt Nam.
Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các gia đình cần được phát huy. Gia phong là truyền thống tốt đẹp của gia đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên và truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. Trong đó truyền thống đạo đức là yếu tố cốt lõi của gia phong, là nền tảng tinh thần của sự tồn tại bền vững của một gia đình. Những gia đình đã có gia phong, cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống, khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh như một giá trị làm người. Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng đem lại một thành quả tốt đẹp nào đó là một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền thống, qua một hai thế hệ gia đình sẽ có một gia phong đáng tự hào. Gần đây, chúng ta thấy nhiều gia đình, dòng họ tổ chức họp họ, giỗ tổ, viết lại gia phả để tôn vinh tổ tiên, ôn lại truyền thống gia phong nhằm khuyến khích con em noi gương cha ông, thúc đẩy con em của dòng họ phấn đấu trong học tập, lao động, công tác với một động lực tinh thần cao quý là biết ơn và tự hào về cha ông mình. Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một động lực tinh thần thôi thúc người ta phấn đấu mà còn có tác dụng như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa.
Chúng ta cũng biết rằng, trong xã hội cổ truyền, nhiều gia đình, dòng họ “thế gia vọng tộc” rất chú ý đến giáo dục gia phong, cho nên các thế hệ con em của họ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho gia tộc và đất nước. Còn trong xã hội của chúng ta có rất nhiều gia đình “thế gia vọng tộc” mới nổi lên, lại không chú ý giáo dục gia phong đã dẫn đến những bi kịch gia đình, thậm chí dẫn đến hậu quả tan nát gia đình. Đó là nỗi đau không chỉ cho các gia đình đó mà còn là nỗi buồn cho cả xã hội.
Truyền thống giáo dục, sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ và giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ trong gia đình của cha ông cũng cần được kế thừa và phát huy.
Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện chứng của sự hình thành nhân cách.
Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện chứng của sự hình thành nhân cách.
"Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông"
(Ca dao)
Như vậy, sự hình thành nhân cách “con, cháu” và “cha, ông” đều bắt đầu cùng một lúc. Do vậy mỗi cá nhân, mỗi thế hệ phải tự ý thức về vị thế của mình trong gia đình. Muốn cho gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường hạnh phúc hòa thuận thì ông phải ra ông, cha phải ra cha, con phải ra con. Mỗi người phải tự hoàn thiện nhân cách cho xứng đáng với vị thế của mình trong gia đình.
Song, nếu quá nhấn mạnh điều đó có thể dẫn đến sự tách biệt giữa các thế hệ và xung đột thế hệ trong gia đình, nên ông cha ta đã bổ sung bằng sự giáo dục liên thông, vận thông giữa các thế hệ. Đó là cần tạo ra sự hài hòa giữa các thế hệ, sự thông cảm giữa các thế hệ để họ cùng nhau chia sẻ và nâng đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn, người cha phải thấy mình là kết quả và là một phần hiện hữu của thế hệ trước (bố mình), đồng thời mình cũng chính là điều kiện ra đời của thế hệ sau (con mình) và con mình chính là một phần của mình tái hiện ở trong đó. Do vậy, họ cũng phải chia sẻ với nhau những điều hay, điều dở để cùng nhau khắc phục hay phát huy, phát triển, không nên đổ lỗi cho thế hệ trước và trách cứ thế hệ sau dẫn đến xung đột thế hệ. Truyền thống “trên kính, dưới nhường”, “vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà” là kết quả tốt đẹp của cách giáo dục liên thông, vận thông của cha ông ta cần được phát huy.
Xây dựng văn hóa đạo đức gia đình cũng cần chú ý đến các lĩnh vực: tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, hiện tượng xung đột thế hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả các vấn đề trên đều gắn liền với quan hệ đạo đức trong gia đình mà chúng ta lúc này hay lúc khác, chưa mấy quan tâm.
……
Xây dựng nền kinh tế gia đình và các chính sách xã hội
Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tư liệu, có vốn để sản xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao rừng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của đạo đức trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động “xóa đói, giảm nghèo”, “giúp nhau lập nghiệp”, giúp nhau làm giàu.
Trong việc xây dựng hệ thống đạo đức gia đình rất cần đến việc mở rộng hiệu lực của việc chấp hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp chế, có những đảm bảo về mặt pháp luật để giác ngộ người dân tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện, trở thành ý thức cá nhân. Đồng thời, chấn chỉnh hiện tượng chấp hành pháp luật không nghiêm chỉnh, đặc biệt là những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, luật thừa kế tài sản
Bảo đảm cho những chính sách xã hội được thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản… bằng cách lồng ghép các chương trình mục tiêu. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp… tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp.
Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia đình có điều kiện vật chất tối thiểu (gia tài), chỗ ở (gia cư), môi trường sống (gia cảnh) làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình (gia đạo, gia huấn) tạo một nền nếp đạo đức gia đình (gia phong). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ghi rõ: Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ.
C.Lời Kết
Như vậy, ở tầm vĩ mô và vi mô, công tác chăm lo cho gia đình những năm qua đã được nhà nước quan tâm một cách toàn diện, với nhiều biện pháp và nhiều hình thức đa dạng. Nhưng dẫu sao sự chăm lo của Nhà nước và các tổ chức xã hội cũng không thể thay thế cho vai trò chủ động của các thành viên trong gia đình. Hiện tại, tâm lý thích giàu nhanh và thích hưởng thụ vật chất vượt khả năng cho phép đã và đang có phần lấn át tình cảm yêu thương gắn bó trong nhiều gia đình.Trong bối cảnh đó, chủ đề thắp sáng tình yêu thương trong mỗi gia đình là bức thông điệp gửi đến tất cả mọi người, nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn thuần phong mỹ tục, đề cao những giá trị tốt đẹp của mỗi gia đình Việt Nam. Dù là ở thời đại nào, chỉ có tình yêu thương mới sưởi ấm được trái tim con người và mới mang lại cho con người hạnh phúc
Với những suy nghĩ còn đơn giản và vốn sống thực của chính mình từ việc nhìn nhận lại trước hết là gia đình mình và những người xung quanh,xa hơn là có một cách đánh giá tổng quát hơn về xã hội hiện thời về thực trạng văn hóa gia đình Việt.Qua tiểu luận này chúng em đã thể hiện những suy nghĩ của mình về tình trạng cũng như giải pháp về các vấn đề còn tồn tại của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường hiện nay.Hy vọng tiểu luận sẽ góp phần tạo nên một hướng đi cho những vấn đề đó.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: ý nghĩa về đánh giá bài nghiên cứu Gia đình Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa., dể có một gia đình văn hóa trong giai doạn hiện nay site:ket-noi.com, các yếu tố đạo đức trong gia đình hiện đại, tiểu luận công nghiệp hoá hiện đại hoá gia đình, sự hình thành nhân cách cá nhân thông qua câu Cha mẹ sinh con trời sinh tính, công nghiệp hóa hiện hóa gia đình ở việt nam, GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA., Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiẻu luận
Last edited by a moderator: