Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN I: VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP
1.1 Sinh viên thực tập
- Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Nguyệt
- Mã sinh viên: 05C06854N
- Lớp: 10.58
- Khoá: 10
- Địa chỉ: Khu 5, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương
- Điện thoại: 0972.348.486
1.2 Về thực tập:
- Tên nơi thực tập: Khách sạn Sơn Nam
- Địa chỉ: Số 26 Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
- Người hướng dẫn
Của khoa: Thạc sĩ Nguyễn Thế Nghĩa
Của cơ sở thực tập: Trưởng phòng Marketing Lê Thanh Nga













PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ NƠI THỰC TẬP
2.1 Khái quát về khách sạn Sơn Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn
- Tên đầy đủ: Khách sạn Sơn Nam
- Địa chỉ: Số26 đường Lê Hồng Phong – Phường Vị Hoàng – Tp Nam Định
- Điện thoại: (84 - 350)3645617
- Fax: (84 - 350)3848915
- Email: [email protected]
- Web:
Khách sạn Sơn Nam là một trong những khách sạn có quy mô và chất lượng phục vụ tốt nhất tỉnh Nam Định. Hàng năm, khách sạn đón tiếp hàng vạn khách du lịch ở mọi miền đất nước cũng như trên thế giới. Khách sạn không chỉ làm hài lòng khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng có chất lượng cao mà còn ở văn hóa ứng xử của nhân viên trong khách sạn.
Khách sạn Sơn Nam trước đây là Nhà khách tỉnh ủy Nam Định với chức năng và nhiệm vụ chính là đón tiếp các đoàn khách các cấp về làm việc tại Nam Định. Đến năm 1993, theo yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh khách sạn - du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã quyết định thành lập Công ty cổ phần Sơn Nam và đổi tên Nhà khách tỉnh ủy Nam Định thành khách sạn Sơn Nam. Từ đây khách sạn Sơn Nam hoạt động dưới sự quản lý của Công ty cổ phần Sơn Nam. Giấy phép thành lập công ty cổ phần Sơn Nam được Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định cấp với giấy phép đăng ký kinh doanh số 0703000637 – C.T.C.P.
Khách sạn Sơn Nam tọa lạc tại số 26 đường Lê Hồng Phong – Tp Nam Định, nơi có mật độ giao thông lớn, thuận lợi cho việc đưa đón khách, diện tích sử dụng trên 2000m2.
Là khách sạn nằm gần trung tâm thành phố Nam Định – trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Nam Định cho nên hoạt động của khách sạn chịu tác động ít nhiều trong việc thu hút khách, đón khách. Với thiết kế kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ cao, khách sạn đã được xếp hạng khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao vào tháng 8 năm 2004. Tính đến nay khách sạn đã đi vào hoạt động được gần 16 năm, hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, khách sạn cũng từng bước phát triển mở rộng quy mô của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những bước thăng trầm nhất định đó là: chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự kiện 11 tháng 9, sự suy thoái nền kinh tế thế giới, chịu tác động tiêu cực của các dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch viêm đường hô hấp cấp… Do đó, việc kinh doanh, chất lượng và kỷ luật lao động cũng bị ảnh hưởng theo. Song với sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên khách sạn và sự chỉ đạo liên tục kịp thời đúng đắn của ban giám đốc mà khách sạn không ngừng cải tiến, bổ sung về cơ sở vật chất kỹ thuật, tay nghề nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên của mình nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từ những yếu tố trên mà trong những năm gần đây, khách sạn đã tạo dựng được vị thế của mình trên thị trường dịch vụ khách sạn – du lịch của Nam Định nói riêng và của cả nước nói chung; không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật... chủ động đón khách quốc tế, khách nội địa để nâng cao hiệu quả kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế.
2.1.2 Mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức của khách sạn Sơn Nam
* Hiện nay khách sạn Sơn Nam gồm những bộ phận sau:
• Ban giám đốc
• Bộ phận Marketing
• Bộ phận lễ tân
• Bộ phận buồng
• Bộ phận nhà hàng
• Bộ phận câu lạc bộ
• Bộ phận kế hoạch
• Phòng điều hành du lịch
• Bộ phận bảo vệ
• Bộ phận kế toán
• Bộ phận bảo dưỡng
• Bộ phận nhân sự
• Bộ phận bếp

MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA KHÁCH SẠN SƠN NAM




































2.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn
Nam Định là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn với đầy đủ các loại hình du lịch như du lịch biển có những bãi biển đẹp Thịnh Long, Quất Lâm. Đến với Nam Định, du khách có thể đi tham quan vườn quốc gia Xuân Thủy _ một kihu dự trữ sinh quyển thế giới do tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận. Đây cũng là khu bảo tồn đầu tiên của nước ta tham gia vào công ước RAMSAR về bảo tồn động thực vật. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các tour tham quan làng nghề truyền thống nổi tiếng như La Xuyên, Cát Đằng, Vân Chàng…Du khách có thể mua những món quà lưu niệm hay tự tay mình làm những món quà cho người thân, bạn bè… Nam Định còn được coi là một trung tâm văn hóa, tín nhưỡng, tôn giáo lớn của nước ta. Nơi đây là một trong những trung tâm đạo Thiên chúa giáo lớn của nước ta với nhiều nhà thờ lớn như: nhà thờ Lớn, nhà thờ Bùi Chu, nhà thờ Phú Nhai… Nhắc đến Nam Định là người ta không thể không nhắc đến những lễ hội lớn mà hàng năm thu hút hàng vạn du khách từ các nơi đổ về tham gia như lễ hội Đền Trần, lễ hội Phủ Giầy, lễ hội Chùa Tháp, lễ hội Chùa Cổ Lễ…Đặc biệt Nam Định có Chợ Viềng được mở mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân để mọi người đổ về đây để mua những vật dụng cầu may trong công việc làm ăn của mình. Chính vì vậy, mà việc đáp ứmg lưu trú cho khách thập phương trở nên vô cùng cấp thiết. Khách sạn Sơn Nam với đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, tận tụy và thân thiện cùng với trang thiết bị đồng bộ và hiện đại đã trở thành một nơi dừng chân đáng tin cậy của du khách. Khách sạn không chỉ đem đến cho khách hàng sự hài lòng với những dịch vụ chất lượng tốt nhất mà còn cả sự ấm cúng, gần gũi.
Khách sạn Sơn Nam ngoài cung cấp cho khách hàng hai dịch vụ chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, khách sạn còn mang đến cho khách sự hài lòng về những dịch vụ phụ như: dịch vụ thể thao, dịch vụ văn hóa, dịch vụ thư giãn làm đẹp, dịch vụ hàng lưu niệm, dịch vụ y tế…Đây chính là những dịch vụ khiến cho khách không cảm giác nhàm chán khi lưu lại dài ngày ở khách sạn và tạo cho khách hàng sản phẩm trọn gói.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn
- Ban giám đốc: Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm công tác đối nội, đối ngoại trong mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn. Lập kế hoạch tổ chức lao động và kiểm tra trong quá trình hoạt động kinh doanh, vạch kế hoạch công tác và các quy tắc điều lệ tương ứng xoay quanh mục tiêu quản lý kinh doanh của khách sạn. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Bộ phận Marketing: Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm của khách sạn trong và ngoài nước nhằm thu hút khách và tối đa hóa lợi nhuận. Nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm tính cách dân tộc, tôn giáo của khách. Thực hiện hợp đồng liên kết với các công ty du lịch và khách sạn trong cả nước. Tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh và đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh, đề ra biện pháp khắc phục những nhược điểm và phát huy lợi thế trong kinh doanh. Tìm kiếm các mối khách hàng, các khách đặt hội nghị, hội thảo, tiệc…Đảm bảo việc đặt phòng trước cho khách hàng thông qua việc liên lạc thường xuyên với lễ tân và bộ phận nhà buồng.
- Bộ phận lễ tân: Có chức năng thay mặt cho khách sạn trong mở rộng các mối quan hệ, tiếp xúc với khách. Có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách, làm cầu nối liên hệ giữa khách và các bộ phận khác trong khách sạn, trong định hướng tiêu dùng của khách và giới thiệu các dịch vụ của khách sạn với khách hàng. Bộ phận lễ tân đóng vai trò trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các bộ phận trong khách sạn, tham mưu cho giám đốc cung cấp thông tin về khách. Bán dịch vụ phòng nghỉ và các dịch vụ cho khách, tham gia vào các hoạt động kinh doanh phòng ngủ của khách sạn như: đón tiếp khách, bố trí phòng ngủ, giữ đồ cho khách, thanh toán…Nắm vững thị hiếu của khách, tạo nên cảm nhận ban đầu tốt đẹp và để lại ấn tượng cho khách. Giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan hữu quan và các cơ sở dịch vụ ngoài khách sạn để đáp ứng nhu cầu của khách và giải quyết các vấn đề phát sinh. Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách và khách sạn. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cải tiến phương pháp làm việc.
- Bộ phận buồng: Đây là bộ phận tạo ra doanh thu chính cho khách sạn. Là bộ phận chăm lo sự nghỉ ngơi của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách. Buồng phối hợp với bộ phận lễ tân theo dõi và quản lý khách thuê phòng nghỉ tại khách sạn. Bảo quản các trang thiết bị nội thất và vệ sinh hàng ngày cho khách sạn. Nhận chuyển các yêu cầu của khách như giặt là, massage và các dịch vụ bổ sung khác. Thông báo chi cho bộ phận lập hóa đơn các tài khoản tiêu dùng của khách thuộc phạm vi quản lý. Tiếp nhận các vật tư từ bộ phận hành chính nhân sự, các vật tư phục vụ cho quá trình vệ sinh phòng. Làm nhiệm vụ vệ sinh làm sạch toàn bộ khách sạn cả trong và ngoài. Chăm sóc toàn bộ hệ thống cây xanh trong khách sạn.

Phân tích:
Năm 2008 khách sạn đã đi vào hoạt động được 15 năm, các mặt quản lý đã đi vào ổn định. Tuy nhiên đây là năm có nhiều khó khăn do: dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, giá cả leo thang…nên lượng khách đi du lịch và lượng khách quốc tế vào Việt Nam giảm, mặt khác khách sạn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng lĩnh vực trên địa bàn. Tuy có nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn bộ tập thể công nhân viên trong khách sạn, khách sạn đã cố gắng rất nhiều và đạt được những chỉ tiêu chính đề ra.
Khách sạn đã đón 15759 lượt khách trong năm 2008 tăng 20% so với năm 2007 ( 13132 lượt khách). Trong đó khách quốc tế chiếm 70% mà chủ yếu là khách Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Tổng doanh thu toàn khách sạn là 23,8546 tỷ đồng tăng 2,0976 tỷ đồng (10,1%) so với năm 2007.
Thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, tạo dựng được một nguồn vốn lớn và một nguồn khách lâu năm cho khách sạn trong năm 2008.
Trong đó:
Dịch vụ ăn uống đạt 9,7977 tỷ đồng chiếm 41,07 tỷ trọng doanh thu của khách sạn.
Doanh thu phòng ngủ và văn phòng cho thuê đạt 10,189 tỷ đồng chiếm 42,7% tỷ trọng doanh thu của khách sạn
Doanh thu khác của khách sạn đạt 3,8679 tỷ đồng chiếm 16,21% tỷ trọng doanh thu của khách sạn.
Kết quả kinh doanh của khách sạn chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Hai mảng này luôn bổ trợ cho nhau, đưa doanh thu bình quân hàng tháng đều đạt hơn 1,9 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Điều này có được do hiệu suất sử dụng phòng tăng từ 63% lên 68% làm tăng đáng kể tỷ trọng lưu trú trong tổng doanh thu của khách sạn. Tuy tỷ trọng của doanh thu ăn uống có giảm một ít song tổng doanh thu của lĩnh vực này vẫn tăng 0,4357 tỷ đồng tăng 4,65% so với năm 2007. Doanh thu trong lĩnh vực khác có mức tăng trưởng đáng khích lệ là 1,88%.
Việc tăng doanh thu, giảm được tỷ suất chi phí từ 68,0% xuống còn 65,8% làm cho lợi nhuận của khách sạn tăng thêm 1,5177 tỷ đồng hay 22,86% so với năm 2007.
Mức thu nhập bình quân của nhân viên cũng tăng 0,21 triệu đồng hay 11,41% so với năm trước.
Để đạt được kết quả trên, trong năm vừa qua khách sạn đã không ngừng đổi mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ. Thường xuyên cử cán bộ ra các cơ quan ngoài học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Mời giáo viên và các chuyên gia về đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên. Cử các cán bộ đi học ở các trường chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng quản lý để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top