huyenly1989

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các khái niệm, phạm trù của khoa học xã hội học, có thể nói xã hội hoá là một trong những khái niệm cơ bản. Tuy nhiên thuật ngữ xã hội hoá cũng được sử dụng trong các ngành khoa học như: Tâm lý học; Giáo dục học; Kinh tế học... Hiện nay thuật ngữ xã hội hoá được dùng nhiều trong các văn bản của nhà nước, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Có một thực tế là, quan niệm về xã hội hoá trong các giáo trình, giáo khoa của xã hội học ở Việt Nam hiện nay với quan niệm về xã hội hoá trong các văn bản của nhà nước, các tổ chức xã hội và các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp lại chưa thống nhất với nhau, thậm chí còn hiểu theo những hướng khác nhau. Ví dụ: một định nghĩa nêu năm 1997 coi: "Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như khuôn mẫu xã hội. Quá trình mà nhờ nó, các nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội" [23, tr.167].
Một định nghĩa nêu năm 2002 xác định xã hội hoá "Là quá trình quá độ, mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá của xã hội mà trong đó chúng ta được sinh ra, quá trình mà nhờ đó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với xã hội của chúng ta" [32, tr.194].
Trong khi đó trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã xác định xã hội hoá là một phương châm hoạt động thực tiễn, ví dụ xã hội hoá giáo dục được hiểu là việc “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” [4, tr.61]. Đại hội Đảng khoá VIII (năm 1996) xác định xã hội hoá là một quan điểm hoạch định chính sách và giải quyết vấn đề xã hội: "các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội" [5, tr.114].
Từ thực tế nêu trên, có thể thấy thuật ngữ “xã hội hoá” hiện nay đang được dùng với hai nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, thuật ngữ xã hội hoá được sử dụng trong khoa học tâm lý học và xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể thay mặt của xã hội loài người. Đây là quá trình xã hội hoá cá nhân.
Trong nội dung thứ hai, thuật ngữ xã hội hoá được dùng trong hoạt động thực tiễn của cuộc sống như một phương châm hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, từ vi mô đến vĩ mô. Xã hội hoá ở đây được hiểu là sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần đến những vấn đề nhất định của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Nói cách khác do tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của những vấn đề cụ thể đó mà từ chỗ chỉ một nhóm hay một cộng đồng, một bộ phận của xã hội quan tâm, đến nay ngày càng được đông đảo quần chúng quan tâm. Đây là quá trình xã hội hoá (xã hội).
Nhu cầu nghiên cứu luận chứng khoa học cho quá trình xã hội hoá các vấn đề xã hội là rất to lớn. Trong khi đó, một số sách giáo khoa và một số tài liệu giảng dạy thường chỉ tập trung vào quá trình xã hội hoá cá nhân mà chưa chú ý nhiều tới những vấn đề nghiên cứu của xã hội hoá (xã hội).
Tình hình đó đặt ra vấn đề nghiên cứu khoa học sau đây: trong lý thuyết xã hội học ở Việt Nam khái niệm xã hội hoá xuất hiện và phát triển như thế nào? Khái niệm đó đã được triển khai theo nội dung và chiều hướng nào là chủ yếu (chiều từ cá nhân đến xã hội hay chiều từ xã hội đến cá nhân? Từ đơn lẻ cục bộ đến cái chung phổ biến hay ngược lại?); Khái niệm xã hội hoá (xã hội) có mầm mống tư tưởng và xu hướng phát triển lý luận như thế nào? Những nội dung chính của khái niệm xã hội hoá (xã hội) là gì?
Xã hội hoá xã hội hiểu theo nghĩa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đòi hỏi các khoa học trong đó có xã hội học phải nghiên cứu đặc điểm, tính chất và cơ chế vận hành quá trình này. Nhu cầu đổi mới kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, tăng cường kỷ cương phép nước và dân chủ hoá cơ sở vừa đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề xã hội hoá .
Từ tất cả những lý do nêu trên tui chọn hướng nghiên cứu lý thuyết nhằm " Tỡm hiểu sự hỡnh thành và phỏt triển khỏi niệm xó hội hoỏ trong xó hội học ở Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích: Làm sáng tỏ sự hình thành, phát triển khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam, từ đó gợi ra những suy nghĩ và hướng nghiên cứu vận dụng lý thuyết xã hội học về xã hội hoá trong các hoạt động thực tiễn giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội hoá
- Phân tích các tài liệu xã hội học hiện có ở Việt Nam về xã hội hoá.
- Phân tích lịch sử khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam.
- Phân tích nội dung khái niệm xã hội hoá.
- Làm rõ xu hướng phát triển khái niệm xã hội hoá.
- Gợi ra một vài suy nghĩ và đề xuất một số hướng nghiên cứu nội dung và cơ chế của xã hội hoá trong xã hội học.
- Liên hệ với thực tiễn quá trình xã hội hoá giáo dục ở Học viện Chính trị, quân sự hiện nay.
3. Giả thuyết nghiên cứu của luận văn
Giả thuyết 1: Học thuyết Mác-Lênin chứa đựng nhiều ý tưởng khoa học làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho sự phát triển quan niệm xã hội học vĩ mô về xã hội hoá, làm nền tảng cho sự hình thành khái niệm “xã hội hoá (xã hội)”.
Giả thuyết 2: ở Việt Nam, khái niệm xã hội hoá chủ yếu đề cập đến quá trình cá nhân học tập để trở thành thành viên của xã hội, hoà nhập vào xã hội – tức là khái niệm “xã hội hoá cá nhân”.
Giả thuyết 3: Trong khoảng hai thập kỷ qua, khái niệm xã hội hóa trong xã hội học ở Việt Nam có xu hướng bao quát cả hai nội dung xã hội hoá cá nhân và xã hội hoá (xã hội).
Giả thuyết 4: Công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội nhất là cải cách giáo dục-đào tạo đòi hỏi xã hội học Việt Nam tập trung vào nghiên cứu bản chất, cơ chế và điều kiện của xã hội hoá (xã hội).
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phân tích tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin. Cụ thể là sử dụng phương pháp tra cứu theo từ khoá của bộ tuyển tập Mác, Ănggen, Lênin và tìm đọc những tác phẩm cơ bản, quan trọng như: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”; “Tư bản”; “Lênin toàn tập”, tập 1, tập 36; “Bút ký triết học”
- Thu thập và phân tích tài liệu đối với các sách giáo khoa, giáo trình xã hội học do các tác giả Việt Nam viết, đồng thời thu thập các sách xã hội học của các tác giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để hệ thống hoá và phân loại các khái niệm xã hội hoá
- Tìm đọc các bài viết về xã hội hoá đăng trên các tạp chí xã hội học trong nước.
- Tìm đọc một số sách giáo khoa, giáo trình tâm lý học để tìm hiểu khái niệm xã hội hoá.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn một số chuyên gia xã hội học và những nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế.

Kiến nghị

Từ những kết luận nêu trên, tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Cần có sự phân công lao động một cách rõ ràng hơn giữa các môn khoa học xã hội như tâm lý học; giáo dục học; kinh tế học; xã hội học trong việc nghiên cứu nội dung xã hội hóa, đảm bảo được sự phù hợp với đối tượng nghiên cứu và đặc trưng riêng của mỗi khoa học. Đồng thời lại phải chú ý đến sự liên ngành các khoa học để nghiên cứu về xã hội hóa nhằm phản ánh được sự phong phú, đa dạng, các chiều cạnh khác nhau của nội dung này.
2. Tập trung nghiên cứu xã hội hóa (xã hội) từ góc độ xã hội học. Vận dụng các trường phái lý thuyết của xã hội học vào nghiên cứu xã hội hóa như:
- Lý thuyết hệ thống (nhấn mạnh tính chỉnh thể; xã hội như là một hệ thống lớn bao gồm trong đó nhiều hệ thống con; mọi hệ thống con đều phải có trách nhiệm để duy trì sự cân bằng và ổn định của cả hệ thống lớn - xã hội hóa các hoạt động của đời sống xã hội...).
- Lý thuyết chức năng - cấu trúc (nhấn mạnh vị thế, vai trò, chức năng của các nhóm, các thành viên trong xã hội. Xã hội hóa phải chú ý đến các yếu tố này...).
- Lý thuyết tương tác (sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các tổ chức xã hội; các cá nhân trong quá trình xã hội hóa...).
- Thuyết mâu thuẫn (xã hội hóa phải trên cơ sở nền tảng kinh tế - xã hội; phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa các cá nhân; các tập thể và cộng đồng xã hội...).
3. Khẩn trương nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác xã hội hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế... (chú ý cả mặt tích cực và tiêu cực), để từ đó bổ sung vào lý luận xã hội hóa dưới góc độ xã hội học.
4. Nên có sự phân công rõ ràng hơn về mặt nội dung trong giảng dạy xã hội học chuyên đề về xã hội hóa (nên có cả nội dung giảng dạy về xã hội hóa (cá nhân) và nội dung giảng dạy về xã hội hóa (xã hội)).
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Chung á - Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010" (2002), Báo Giáo dục và thời đại, ngày 4-1-2002.
3. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Guter Endruweit (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội.
9. Guter Endruweit và Gisela Troomsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
10. Phạm Xuân Hảo (2000), Xã hội học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân.
11. Nguyễn Sinh Huy (1997), Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
13. Joseph H.Fichter (1973), Xã hội học, Nxb Hiện đại thư xã, Sài Gòn.
14. Leonard Broom và Philip Selznick (1962), Xã hội học giảng luận và dẫn chứng, Nxb Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam.
15. Thanh Lê (1999), Khái luận xã hội học lý thuyết và thực hành, Nxb Khoa học, Hà Nội.
16. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
17. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
18. Macionis (2004), Xã hội học, Nxb Thế giới.
19. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Phan Trọng Ngọ (1997), Xã hội học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Thế Phán (2002), Giáo trình xã hội học, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
25. Stannislaw Kowalski (2003), Xã hội học giáo dục và giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Vũ Minh Tâm (2001), Xã hội học, Nxb Giáo dục.
27. Nguyễn Đình Tấn (2004), Giáo trình xã hội học trong quản lý, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
28. Tập thể tác giả Liên Xô (1976), Từ điển tóm tắt thuật ngữ xã hội học, Nxb Viện Thông tin khoa học xã hội.
29. Tony Bilton (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (1996), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
31. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới.
32. Trần Thị Kim Xuyến (2002), Nhập môn xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
A Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Kiến trúc, xây dựng 0
T Bước đầu tìm hiểu về giá trị con trai trong gia đình nông thôn và sự ảnh hưởng của nó đến sự biến đổi dân số xã hội Văn hóa, Xã hội 0
W Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng Mác-xít Kinh tế chính trị 0
M Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hộ Lịch sử Việt Nam 0
B Tìm hiểu tư tưởng quân sự Phan Bội Châu Lịch sử Việt Nam 0
D Góp phần tìm hiểu sự biến đổi của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt từ 1930 đến 1960 Văn hóa, Xã hội 0
L Tìm hiểu bộ chương trình tính phát thải khí gây ô nhiễm vùng và đánh giá phân tích sự ảnh hưởng của tham số chính Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top