trongduc_dt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tính chu kỳ của quá trình tái sản xuất tư bản trong những năm gần đây chứng tỏ rằng nguyên tắc “lãi suất tái chiết khấu mà cao sẽ kìm hãm thị trường tiền tệ, lãi suất này thấp sẽ kích thích thị trường tiền tệ phát triển” đã không còn tác dụng nữa. Do vậy, hiện nay, một số nước tư bản phát triển đang tiến hành chính sách tái chiết khấu với lãi suất cao và không cần kìm hãm lãi suất thị trường đang tăng lên trong điều kiện tín dụng đang có nhu cầu cao và thị trường phát triển.
ở Mỹ, lãi suất tái chiết khấu nói riêng và lãi suất chiết khấu nói chung đã từng được coi là công cụ hoạt động chủ yếu của Ngân hàng trung ương trong thế kỷ 19 cho đến những năm 30 của thế kỷ 20. Về mặt lịch sử, chức năng trước tiên của Ngân hàng trung ương Mỹ là sẵn sàng cung cấp các nguồn thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ vào nền kinh tế bất cứ lúc nào thông qua hệ thống ngân hàng thương mại khi nền kinh tế có nguy cơ suy thoái do thiếu tiền vì lạm phát gây ra. Luật dự trữ liên bang Mỹ đã nêu ra cơ chế chiết khấu từ những năm 1913 trong điều kiện chưa có hoạt động của thị trường mở và vào thời điểm đó công cụ lãi suất tái chiết khấu là công cụ duy nhất của chính sách tiền tệ nước Mỹ. Thông qua công cụ này, mục tiêu chính của chính quyền Mỹ muốn ngăn ngừa việc tái diễn các cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách bơm tiền cho ngân hàng thương mại vào lúc cần thiết để giập tắt các làn sóng do hoảng loạn về mặt tâm lý đã ồ ạt kéo đến ngân hàng rút tiền ra. Tuy biện pháp này tương đối thành công lúc bấy giờ nhưng khi khủng hoảng tất cả các bộ phận trong nền kinh tế Mỹ vào những năm 1929-1933 thì công cụ này lại hoàn toàn mất tác dụng. Trong những năm 60-70, Ngân hàng trung ương Mỹ ít thay đổi lãi suất tái chiết khấu mà chỉ quy định mức lãi suất tái chiết khấu cơ bản đồng thời thay đổi dần công tác quản lý.

2.2.Một số giải pháp đề nghị cho Ngân hàng trung ương trong công tác quản lý nền kinh tế có sử dụng các công cụ gián tiếp.
Các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ là những công cụ mà tác dụng của nó có được là nhờ cơ chế thị trường. Chính vì vậy, cơ chế thị trường là điều kiện tiên quyết tác động đến sự “tồn tại” của các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ trên thực tế. Cơ chế thị trường ở đây không nói đến cơ chế thị trường đơn thuần và chỉ mang tính chất hình thức mà cơ chế thị trường xin đề cập là cơ chế thị trường hoàn chỉnh. Cơ chế thị trường thực sự, cơ chế thị trường hoàn chỉnh là cơ chế linh động cho phép mọi thành phần kinh tế có được sự tự do tương đối trong sản xuất kinh doanh và tránh sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào kinh tế. Nói về sự can thiệp của nhà nước cũng xin nói thêm rằng chỉ tránh sự can thiệp trực tiếp quá sâu còn vai trò “bàn tay hữu hình”của nhà nước (can thiệp gián tiếp) là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, an toàn, ổn định.
Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước trải qua thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn 1976-1986, chúng ta xây dựng nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình kinh tế này đã gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy từ 1986, nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Và cũng chính bởi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới được chuyển đổi nên mặc dù chúng ta đã trải qua hơn 10 năm đất nước đổi mới cũng là hơn 10 năm kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể thì vẫn xin khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phải là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, vẫn chưa có một cơ chế thị trường thực sự. Vậy nên chăng là cần có những điều chỉnh mang tính chất chiến lược cho kinh tế thị trường Việt Nam.
Trong định hướng quốc gia 2000-2010, các nhà hoạch định chính sách cho thấy cơ bản là đã có những nới lỏng cho sự phát triển của kinh tế thị trường Việt Nam để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Các chính sách kinh tế quốc gia trong thời gian tới cần đạt tới những yêu cầu sau:
• Chính sách tín dụng:
Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các thành phần và các vùng kinh tế.
• Chính sách lãi suất:
Từng bước tự do hoá lãi suất (Ngân hàng trung ương chỉ không chế lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản, còn ngân hàng thương mại tuỳ vào điều kiện của mình định ra mức lãi suất hợp lý, đảm bảo thu hút được vốn và kinh doanh có lãi).
• Chính sách quản lý ngoại hối và kinh doanh hối đoái:
 Tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
 Thực hiện chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế và chủ động trong nhập khẩu.
 Nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để rút ngắn khoảng cách giữa thu và chi trong cấn cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế để cân bằng và bội thu cán cân.
• Chính sách đối với ngân sách:
 Không phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu nhưng trong điều kiện cần thiết Ngân hàng trung ương cho ngân sách vay ngắn hạn bằng cách mua tín phiếu kho bạc nhà nước ngắn hạn, còn khi nhà nước muốn vay dài hạn thị sẽ có thể vay qua thị trường chứng khoán dưới hình thức mua các loại trái phiếu, trái khoán.
 Những khoản vay nước ngoài để bù đắp chi tiêu ngân sách không được sử dụng cho chi thường xuyên mà chỉ để phát triển cơ sở hạ tầng.
Tuy trên đây là mục tiêu kinh tế chiến lược nhưng tính cụ thể, tính thực tế đòi hỏi trong thời gian tới, về mặt sử dụng các công cụ gián tiếp trong tham gia điều tiết nền kinh tế vẫn cần có những biện pháp hoàn thiện các công cụ này. Xin đưa ra một số giải pháp đề nghị như sau:
• Đối với công cụ dự trữ bắt buộc:
Cần giữ và tiếp tục hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc để nới lỏng hơn nữa cho các ngân hàng thương mại có thể tăng cường khả năng cung vốn cho nền kinh tế quốc dân. Vì trong thời gian tới vốn cho sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư cho công cuộc CNH-HĐH đất nước vẫn được coi là điều kiện hàng đầu.
• Đối với công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn:
 Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước kiểm soát được toàn bộ các kênh tín dụng chính thức trong nền kinh tế quốc dân.
 Điều chỉnh hệ thống lãi suất cho vay của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để công cụ lãi suất tái cấp vốn tác động lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
 Tổ chức việc sử dụng các thương phiếu trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế, tại Việt Nam các doanh nghiệp chủ yếu vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Cho nên, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc dùng thương phiếu trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp. Đây chính là điều kiện cần thiết cho việc triển khai rộng rãi các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu.
• Đối với công cụ thị trường mở:
 Phải có cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt phát triển. Như trên đâ đề cập, để tạo lập cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt bước đầu phải mở rộng việc sử dụng rộng rãi thương phiếu trong thanh toán giữa các doanh nghiệp. Nhưng việc sử dụng thương phiếu cũng như các loại chứng từ có giá thì cần có thêm điều kiện môi trường pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các chủ thể.
 Tạo được một thị trường tài chính linh hoạt, ổn định để cho thị trường mở thực sự phát huy tác dụng.
Đó là các giải pháp đề nghị, cũng như tất cả điều chỉnh theo thông lệ nếu giải pháp được sử dụng thì nhà nước cần ban hành dưới văn bản luật để tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp này chính xác và phù hợp với luật định. Và cũng tạo điều kiện cho nhà nước kiểm tra, theo dõi, đánh giá được việc áp dụng những biện pháp này.

Tài liệu tham khảo


1. Frederic.S.Mishkin. “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”.
Viện khoa học và kỹ thuật. 1995.
2. Vũ Văn Hoá. ”Lý thuyết tiền tệ”. NXB Tài chính. Hà Nội. 1998.
3. Trương Xuân Lệ. ”Tiếp cận các học thuyết và chính sách tiền tệ trong nên kinh tế thị trường” NXB Giáo dục. 1993.
4. Nguyễn Bá Nha. “Cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế thị trường”.
NXB Thống kê. 1999.
1. Lê Văn Tư. “Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng”. NXB Thống kê. 1997.
2. Tạp chí Ngân hàng số 16 năm 1998; số 1,2,5,8,9 năm 2000.
3. Thời báo Ngân hàng số 76 năm 2000.
4. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 12 năm 1999.
5. Tạp chí Tài chính số 2 năm 2000.

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương I
1. Chính sách tiền tệ và vai trò của Ngân hàng trung ương.
2. Các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.
2.1. Công cụ dự trữ bắt buộc.
2.2. Công cụ tái chiết khấu, tái cấp vốn.
2.3. Công cụ thị trường mở.

Chương II
1. Thực trạng sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
tại Việt Nam trong thời gian qua.
1.1. Công cụ dự trữ bắt buộc.
1.2. Công cụ tái chiết khấu, tái cấp vốn.
1.3. Công cụ thị trường mở.
2. Một số giải pháp giúp cho việc sử dụng các công cụ gián tiếp
có hiệu quả hơn.
2.1. Vấn đề sử dụng các công cụ gián tiếp ở
một số nước trên thế giới.
2.2. Một số giải pháp gợi ý giúp cho Ngân hàng trung ương trong
công tác quản lý nền kinh tế có sử dụng công cụ gián tiếp.

Kết luận
Tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

Hiện nay, việc vận dụng các chính sách kinh tế tài chính nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng của Việt Nam có rất nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước cả về trình độ vận dụng lẫn hiệu quả kinh tế. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện không phải là không còn những tồn tại. Em hoàn thành bài viết này với mong muốn tìm hiểu thêm được một số nội dung của việc vận dụng chính sách tiền tệ, đặc biệt là sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ phục vụ cho nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam. Và em cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến để hy vọng góp phần giúp các nhà hoạch định vận dụng có hiệu quả hơn các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Bài viết được hoàn thành dựa trên quá trình tổng hợp các tài liệu bàn về tình hình nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới và kết hợp tham khảo báo, tạp chí chuyên ngành từ năm 1997 trở lại đây để hiểu được lý luận vấn đề và có thực tiễn đối chứng.
Bố cục của bài viết được chia làm 2 chương:
- Chương I: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.
- Chương II: Thực trạng của việc ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ trong thời gian vừa qua và một số giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả hơn các công cụ này ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Chương I: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp
của chính sách tiền tệ.


1.Chính sách tiền tệ và Ngân hàng trung ương
Khi nói đến hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ không thể phủ nhận được vai trò của chính sách tiền tệ là rất quan trọng.
Chính sách tiền tệ có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo các cách hiểu khác nhau của các học giả cũng như các nhà nghiên cứu. Vậy nên chỉ xin nêu lên một định nghĩa mang tính phổ dụng nhất: “Chính sách tiền tệ là tổng hoà các cách mà Ngân hàng trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định”.
Chính sách tiền tệ được chia làm hai khuynh hướng: chính sách thắt chặt tiền tệ và chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách thắt chặt tiền tệ là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư, ngăn ngừa tình trạng phát triển quá đà của nền kinh tế... Còn chính sách nới lỏng tiền tệ là việc cung ứng thêm tiền vào trong lưu thông nhằm khuyến khích đầu tư phát triển, tạo thêm công ăn việc làm...Việc sử dụng chính sách nào trong hai chính sách này là tuỳ từng trường hợp vào tình hình thực tế của nền kinh tế mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ nhất định.
Trước khi nói thêm về chính sách tiền tệ xin được nói lướt qua về Ngân hàng trung ương, bởi Ngân hàng trung ương chính là cơ quan hữu trách sử dụng chính sách tiền tệ như một “vũ khí” để quản lý các hoạt động tiền tệ tín dụng. Qua các hoạt động này Ngân hàng trung ương thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế. Và đối với Ngân hàng trung ương Việt nam thì vai trò của nó lúc nào cũng được đánh giá rất cao trong nền kinh tế quốc dân bởi Ngân hàng trung ương có các vai trò thiết yếu như sau:
- Ngân hàng trung ương góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế - xã hội, thông qua điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông.
- Ngân hàng trung ương thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế.
- Ngân hàng trung ương ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia.
- Ngân hàng trung ương chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Và như đã khẳng định ở trên: vai trò của chính sách tiền tệ là rất quan trọng. Đó là bởi vì chính sách tiền tệ có ba mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và kiểm soát lạm phát. Quả thật ba mục tiêu này luôn là các mục tiêu “tối hậu” làm trăn trở bất cứ nhà chính trị, nhà lãnh đạo một quốc gia nào. Hướng tới các mục tiêu này, sử dụng chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương Việt Nam phải làm gì ? Ngân hàng trung ương Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ.

2.Các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ được chia ra làm hai nhóm chính là công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp. Công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ bao gồm:
+ ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay.
+ ấn định hạn mức tín dụng.
+ Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư.
+ Phát hành lượng trái phiếu nhà nước để làm giảm lượng tiền trong lưu thông.
Còn các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ bao gồm:
+ Dự trữ bắt buộc.
+ Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn.
+ Thị trường mở.

Tại các quốc gia phát triển khác trước đây và tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, việc Ngân hàng trung ương sử dụng công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ là chủ yếu bởi cơ chế thị trường chưa phát triển chính là môi trường thuận lợi cho việc sử dụng các công cụ trực tiếp và bởi vì kết quả các công cụ này được thể hiện ngay lập tức, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế. Nhưng xu thế hiện nay là các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ đang được sử dụng thay thế dần dần cho các công cụ trực tiếp bởi các công cụ gián tiếp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung tạo được sự linh hoạt, uyển chuyển và nhanh nhạy đối với cơ chế thị trường luôn luôn biến đổi, nhiều phức tạp đang diễn biến từng ngày, từng giờ và giúp cho nhà nước có thể quản lý có chiều sâu đối với nền kinh tế(tức là chủ động và “dài hơi” hơn cho các quyết định đối với nền kinh tế). Cũng xin nói thêm là việc chuyển sự kiểm soát tiền tệ từ các công cụ trực tiếp dần chuyển sang cho công cụ gián tiếp trên thực tế là một quá trình phức tạp và chậm. Vậy những công cụ trực tiếp vẫn có thể tồn tại cho đến khi các công cụ gián tiếp hoạt động mà không gây ra nguy cơ phá vỡ cơ chế kiểm soát tiền tệ chung. Và trừ phi hai hệ thống công cụ này hoà hợp với nhau hoàn toàn (mà điều này khó có thể xảy ra trong thực tế) còn thì hướng chiến lược vẫn là chuyển trọng tâm sang công cụ gián tiếp càng sớm càng tốt và hạn chế dần sử dụng các công cụ trực tiếp.
Xin được nhận định rằng không có một công cụ nào mang tính hoàn hảo tuyệt đối cho con người trong quá trình sử dụng mà chúng luôn có những điểm mạnh xen kẽ với những điểm yếu. Bởi vậy, khi nói về các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ thì xin điểm qua những ưu điểm cũng như nhược điểm của các công cụ này nhằm phục vụ cho việc nhìn lại những thành công cũng như những điều chưa thành công trong quá trình sử dụng các công cụ này. Và chính điều này giúp chúng ta nắm bắt toàn diện các công cụ này để khi vận dụng các công cụ này, chúng ta có cơ sở để xác định và tiến hành những động thái đúng đắn nhằm hạn chế thấp nhất các nhược điểm và phát huy tối đa những mặt mạnh của các công cụ này.

2.1.Công cụ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải mở tài khoản và đưa vào gửi tại Ngân hàng trung ương theo luật định. Dự trữ bắt buộc là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn khả dụng của ngân hàng: nó có thể điều chỉnh việc tạo tiền thông qua hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Và nó chính là một phương tiện cho Ngân hàng trung ương sử dụng để kiểm soát khối lượng tín dụng và làm thay đổi lượng cung vốn cho nền kinh tế. Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc tác động đến cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ.
Khi tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có tác dụng làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại, từ đó làm giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần giảm cầu tiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội.
Khi giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì ngược lại sẽ làm tăng khả năng bành trướng tín dụng của ngân hàng thương mại khiến cho lượng tiền trong lưu thông gia tăng và làm cho tăng cung xã hội để cân đối tăng cầu về tiền.
 Ưu điểm của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng mạnh mẽ đến cung ứng tiền tệ.
 Nhược điểm của dự trữ bắt buộc là: Dự trữ bắt buộc không thích hợp đối với những thay đổi nhỏ trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc vì khi có những thay đổi như vậy thì chi phí quản lý lại vượt quá lợi ích mang lại. Điều này là không thiết thực, cũng như “giết gà lại dùng đến dao mổ trâu“. Một điểm bất lợi khác của công cụ này là khi tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại giảm khả năng thanh toán. Và nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc luôn thay đổi, mất tính ổn định thì cũng gây ra sự mất ổn định trong hoạt động thanh toán và hoạt động quản lý của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, đang có những kiến nghị cải cách dự trữ bắt buộc. Tuy vậy, việc quyết định giải quyết dự trữ bắt buộc theo hướng nào vẫn đang là vấn đề được các nhà hoạch định kinh tế xem xét, thảo luận.

2.2.Công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn
Tái chiết khấu và tái cấp vốn là các cách mà Ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thông qua cho vay dựa trên hình thức chiết khấu lại các chứng từ có giá.
Với việc ấn định lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, Ngân hàng trung ương có thể tác động đến khả năng vay của các ngân hàng thương mại. Và thông qua đó làm cho cung cầu về tiền tệ có sự thay đổi. Khi lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn tăng lên, các ngân hàng thương mại sẽ bất lợi nếu vay vốn của Ngân hàng trung ương. Trong điều kiện như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ không có khả năng mở rộng cho vay tín dụng. Ngược lại, khi lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn giảm, các ngân hàng thương mại do được lợi trong việc chiết khấu lại với Ngân hàng trung ương nên sẽ có điều kiện mở rộng khả năng cho vay tín dụng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH Quản trị Nhân lực 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kiến trúc, xây dựng 1
P Thực trạng sử dụng đất ở thành phố Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top