Arkwright

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Kể từ dấu mốc lịch sử năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã có nhiều đổi mới. Từ một nước nông nghiệp cùng kiệt nàn, lạc hậu chúng ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao. Trong công cuộc xây dựng đất nước ấy không thể không nhắc đến vai trò của Kho bạc Nhà nước. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý, phân phối nguồ lực của đất nước. Có thể khẳng định rằng hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới nền tài chính quốc gia thông qua những hoạt động cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. Kho bạc Nhà nước đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyển địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Sau một thời gian được thực tập tại Kho bạc Nhà nước cùng với sư hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về đơn vị.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần
Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Những nét cơ bản về hoạt động của Vụ Huy động vốn Kho bạc Nhà nước
Chương 3: Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
Chương I : Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
1.1. Lịch sử phát triển hình thành của Kho Bạc Nhà nước Việt Nam.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chuẩn bị cho sự ra đời và hoạt động của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng lâm thời quyết định thành lập ngành Tài chính của nước Việt Nam độc lập. Để có một cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tài chính – tiền tệ ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Sắc lệnh Số75/SL, nhiêm vụ chủ yếu của Nha ngân khố là: Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, tiền thu công phiếu kháng chiến; đảm phụ quốc phòng (tiền ủng hộ quân đội); Quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; chịu trách nhiệm về việc xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam (tiền tài chính) trong toàn quốc; Ðấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành của tiền Ngân hàng Ðông dương và các loại tiền khác của địch; Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh.
Với mục đích thực hiện chính sách động viên các nguồn lực tài chính trong nước, từng bước ổn định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân, phấn đấu thăng bằng thu chi ngân sách; đồng thời đẩy mạnh tăng giá sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa, tiếp tục củng cố và ổn định tiền tệ, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha Ngân Khố và Nha Tín dụng sản xuất trực thuộc Bộ Tài chính. Để thực hiện các chủ trương và yêu cầu hiện tại, đồng thời nhằm cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân sách nàh nước ngày 20 tháng 7 năm 1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107/TTg (ngày nay gọi là Quyết định) thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Theo Nghị định Số 107/TTg, nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước là quản lý thu chi Quỹ ngân sách Nhà nước.
Ngày 27 tháng 7 năm 1964, Hội động Chính phủ đã ban hành Quyết định sô 113/CP thành lập Vụ Quản lý quỹ ngân sách thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan Kho bạc Nhà nước đặt tại Ngân hàng Quốc gia theo quyết định số 107/TTg ngày ngày 20-7-1951 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 4 tháng 1 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Theo Quyết định Số 07/HÐBT, hệ thống Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ương có Cục Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục Kho bạc Nhà nước; ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh Kho bạc Nhà nước. Ngày 1-4-1990, hệ thống Kho bạc Nhà nước được tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trện phạm vi cả nước.
Trải qua hơn nửa thế kỷ ra đời và phát triển, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của nền Tài chính cách mạng Việt Nam, Nha Ngân khố trong những ngày đầu của Chính quyền cách mạng (thời kỳ1946 - 1951); tiếp đến là Kho bạc nhà nước và Cơ quan quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thời kỳ 1951-1989), đặc biệt việc tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (từ năm 1990 đến nay) đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp có hiệu quả trong quá trình xây dựng và củng cố nền tài chính độc lập tự chủ, trực tiếp tham gia vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp.


1.2.Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước.
1.2.1 Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước.
1.1 .1 Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước.
1.3.2 Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;
- Kế hoạch hoạt động hàng năm của Kho bạc Nhà nước.
1.3.3 Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.
1.3.4 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hay phê duyệt.
1.3.5 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước.
1.3.6 Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật:
- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
- Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ;
- Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.
1.3.7 Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hay áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.3.8 Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.3.9 Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
1.3.10 Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ kho bạc nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống:
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước;
- Mở tài khoản tiền gửi hay tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Được sử dụng ngân quỹ kho bạc nhà nước để tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ kho bạc nhà nước.
1.3.11 Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
1.3.12 Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
1.3.13 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hay kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
1.3.14 Hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước:

Lời mở đầu 1
Chương I : Tổng quan về Kho bạc Nhà nước 2
1.1. Lịch sử phát triển hình thành của Kho Bạc Nhà nước Việt Nam. 2
1.2.Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước. 4
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước. 4
1.4. Cơ cấu tổ chức. 7
1.4.1.Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương 8
1.4.2. Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương 8
1.5. Mô hình Kho bạc Nhà nước Cộng hoà Pháp 9
Chương II : Những nét cơ bản về hoạt động của Vụ Huy động vốn Kho bạc Nhà nước 11
2.1. Quá trình phát triển thị trường trái phiếu 11
2.2. Các loại trái phiếu Chính phủ và cách phát hành 13
2.2.1.Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành bao gồm: 13
2.2.2.cách phát hành 14
2.2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch và thực hiện 15
2.3 Vài nét về tình hình hoạt động trong các năm qua của Vụ Huy động vốn 15
2.3.1. Hoạt động nghiệp vụ 15
2.3.2. Công tác nghiên cứu, xây dựng đề án, chính sách 18
2.3.3. Công tác chỉ đạo, điều hành hệ thống 19
2.4. Một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc 20
2.5. Kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2010 21
2.5.1. Nhiệm vụ trọng tâm 21
2.5.2. Giải pháp triển khai thực hiện 21
Chương III : Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước 23
3.1. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước 23
3.2. Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ 24
3.3. Công tác kế toán nhà nước 25
3.4. Hệ thống thanh toán 25
3.5 Kiểm tra, kiểm toán nội bộ 26
3.6. Công nghệ thông tin 26
3.7. Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực 27
3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế 28
Kết luận 29
Danh mục tài liệu tham khảo: 30

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top