Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường hòa nhập với toàn cầu hóa kinh tế hiện nay của thế giới đang ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi cách kinh doanh cũng như cách quản lý, những mô hình bảo thủ của nền kinh tế tập trung bao cấp đã trở nên lỗi thời và lạc lõng. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới thì mới có thể tồn tại và phát triển. Các công ty cổ phần dần xuất hiện thay thế cho những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh theo mô hình kinh tế bao cấp cũ, từng bước chuyển mình hòa vào môi trường kinh tế mới của đất nước.
Công ty cổ phần vật tư nông sản (gọi tắt là công ty Apromaco) là một trong những công ty như vậy. Được thành lập năm 1990 do quyết định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, đến năm 1997: cùng với Công ty vật tư dịch vụ Nông nghiệp và Công ty vật tư Nông nghiệp 2 Hà Bắc sát nhập lại thành một công ty thống nhất, có qui mô lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn. Theo tiến trình đó, 2005: Apromaco chính thức trở thành công ty cổ phần. theo Quyết định số 3037/BNN- DMDN ngày 3/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần vật tư nông sản, dưới sự hướng dẫn của GVHD Nguyễn Quốc Trung cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên thuộc phòng kế toán của công ty cổ phần vật tư nông sản, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản.
Phần 2: Đặc điểm công tác kế toán tại công ty.
Phần 3: Đánh giá tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị.
Tuy đã có nhiều cố gắng song chắc chắn bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý sâu sắc của thầy giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đoàn Thị Huyền Trang.
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần vật tư nông sản có tên giao dịch là AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là Công ty APROMACO.
Đăng ký kinh doanh số 0103011636 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/3/2006.
Trụ sở: số 14 - Ngô Tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: (04) 8.230.584
Fax: (04) 8.434.913
E-mail: [email protected]
Công ty Cổ phần Vật tư nông sản (sau đây, xin gọi tắt là Công ty Apromaco), nguyên là Công ty Vật tư - nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, được thành lập ngày 08/01/1990 theo QĐ số 20/NN-TCCB, với số vốn kinh doanh là 2.516.747.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng.
Ngày 31/5/1997, theo QĐ số 1111/NN-TCCB của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), đã sáp nhập Công ty Vật tư - Dịch vụ nông nghiệp vào Công ty Vật tư – Nông sản. Khi đó số vốn kinh doanh của công ty là 11.085.000.000 đồng.
Ngày 03/11/2005 theo QĐ số 3037 BNN - ĐMDN của Bộ trưởng bộ NN&PTNT, đã chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật tư nông sản thành Công ty cổ phần Vật tư nông sản, tên giao dịch là AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là APROMACO.
Công ty Apromaco là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh Nghiệp.
Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31/12/2004 là 468.731.869.901 đồng (bốn trăm sáu mươi tám tỷ, bảy trăm ba mươi mốt triệu, tám trăm sáu mươi chín nghìn, chín trăm lẻ một đồng). Trong đó, phần vốn của nhà nước là 23.041.212.734 đồng (hai mươi ba tỷ, không trăm bốn mươi mốt triệu, hai trăm mười hai nghìn, bẩy trăm ba mươi tư đồng).
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là: 31.000.000.000 đồng (31 tỷ đồng). Tổng số vốn này được chia thành 3.100.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 10.000 đồng. Cơ cấu tỷ lệ cổ phần như sau:
+ Cổ phần của nhà nước: 1.581.000 cổ phần, chiếm 51,00% vốn điều lệ.
+ Cổ phần ưu đãi giảm giá của người lao động trong doanh nghiệp: 216.600 cổ phần , chiếm 6,99% vốn điều lệ, được mua với mức thấp hơn 40% so với mức giá bình quân gia quyền của đấu giá.
+ Cổ phần ưu đãi giảm giá của nhà đầu tư chiến lược: 303.800 cổ phần, chiếm 9,80% vốn điều lệ, được mua với giá thấp hơn 20% so với mức giá bình quân gia quyền của đấu giá.
+ Cổ phần bán đấu giá công khai: 998.600 cổ phần, chiếm 32,21% vốn điều lệ.
998.600 cổ phần trên được bán đấu giá công khai theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Giá khởi điểm đấu giá là: 10.030 đồng 01 cổ phần.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty
Theo đăng ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh trên các phương diện sau;
Kinh doanh vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản và vật liệu xây dựng.
Sản xuất phân bón.
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo.
Đại lý tiêu thụ hàng hoá.
Ngoài ra, Công ty Apromaco ngoài việc được phép kế thừa ngành nghề kinh doanh cũ còn được phép mở rộng kinh doanh thêm ở các lĩnh vực:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng: phân bón, vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng;
Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản;
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo.
Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì.
Kinh doanh bất động sản.
Xây dựng công trình dân dụng, giao thông.
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.
Nhưng trong thực tế thì Apromaco là công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại, tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ việc nhập khẩu và xuất khẩu phân bón. Apromaco hiện là một trong những doanh nghiệp chuyên doanh phân bón lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, Apromaco nhập khẩu từ 500.000 – 700.000 tấn phân bón hoá học các loại, với kim ngạch nhập khẩu 130 -150 triệu đô la Mỹ để cung ứng cho thị trường trong nư¬ớc.
Trong năm 2007, Apromaco đã bán được 600.000 tấn phân bón các loại, bao gồm UREA, Ammonium Sulfate, Kali, DAP, MAP, NPK… Apromaco có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với những nhà kinh doanh và sản xuất phân bón lớn trên thế giới như: Keytrade, Agrosin, Transammonia, Toepfer, Mekatrade, Liven Agrichem, Mitsui, Samsung, Belarusian Potash Company…
Apromaco cũng bán các sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối trực tiếp: Các văn phòng đại diện, chi nhánh hay thông qua mạng lưới đại lý rộng khắp trên khắp Việt Nam.
Apromaco hiện đang xây dựng nhà máy sản xuất Supe Lân và NPK tại tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư cho giai đoạn đầu tiên là 10 triệu USD. Nhà máy có công suất 200.000 tấn Supe Lân/năm và 200.000 tấn NPK/năm. Công trình này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008.
Báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty Apromaco trong 3 năm 2004-2006
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty 4
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 7
1.3.1 Một số đặc điểm về bộ máy quản lý: 7
1.3.2 Các phòng ban trong công ty 8
1.3.2.1 Phòng Tổ chức hành chính: 8
1.3.2.2 Phòng kế toán tài chính: 8
1.3.2.3 Phòng Xuất Nhập Khẩu: 9
1.3.2.4 Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: 10
Phần 2: Đặc điểm công tác kế toán tại công ty 12
2.1 Đặc điểm, tổ chức về bộ máy kế toán tại công ty. 12
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty: 22
2.2.1 Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ: 22
2.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty: 23
2.2.2.1. Đặc trưng cơ bản: 23
2.2.2.2. Trình tự ghi sổ : 23
2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ kế toán: 31
2.2.3.1. Hệ thống tài khoản: 31
2.2.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán: 34
2.2.2.3. Hệ thống Báo cáo kế toán: 39
2.3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán chủ yếu: 40
2.3.1. Phần hành kế toán tiền mặt: 40
2.3.4. Phần hành xác định kết quả kinh doanh: 46
Phần 3: Đánh giá tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị 49
3.1 Nhận xét chung: 49
3.1.1 Ưu điểm: 49
3.1.2 Nhược điểm: 49
3.1.3 . Giải pháp: 49
3.2 . Về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 50
3.2.1 Ưu điểm: 50
3.2.2 Nhược điểm: 51
3.2.3 Giải pháp: 51
3.3 Về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ: 51
3.3.1 Ưu điểm: 51
3.3.2. Nhược điểm: 52
3.3.3. Giải pháp: 52
3.4. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính: 52
3.4.1 Hệ thống sổ sách: 52
3.4.2 Hệ thống báo cáo tài chính: 52
3.5. Đánh giá một số phương pháp kế toán tại DN: 52
3.5.1. Phương pháp tính khấu hao: 53
Kết Luận 54
3.2.2 Nhược điểm:
Việc sắp xếp, bố trí lao động kế toán vẫn chưa thực sự hiệu quả. Số lượng nhân viên kế toán có 12 người, song việc sắp xếp công việc chưa thật hợp lý, khiến cho khối lượng công việc của người này nhiều, song người khác lại ít,...
3.2.3 Giải pháp:
Cần bố trí, sắp xếp lại lao động cho thật hợp lý, vừa đảm bảo tính chuyên môn hóa song cũng cần có sự linh hoạt trong quản lý bộ máy kế toán, tránh bị động trong công việc.
3.3 Về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ:
3.3.1 Ưu điểm:
Công ty thực hiện đầy đủ chế độ về việc áp dụng hệ thống tài khoản, việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán. Hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ được xây dựng tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh đầy đủ trên chứng từ kế toán. Quá trình luân chuyển chứng từ đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm.
Việc đối chiếu và luân chuyển chứng từ thực hiện tương đối tốt. Công ty thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho việc hạch toán. Các loại chứng từ kế toán đều được lập đầy đủ số liên theo quy định, đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý. Việc phân loại, sắp xếp và bảo quản chứng từ hợp lý, thuận tiện cho việc tra tìm khi cần.
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ theo quyết định 15 /2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 củ Bộ tài chính, đây chính là điều kiên để đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.2. Nhược điểm:
Đối với hệ thống tài khoản: Doanh nghiệp chủ yếu theo dõi trên tài khoản tổng hợp, chưa được chi tiết cụ thể, do đó công tác theo dõi còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với việc lập và luân chuyển chứng từ: Mặc dù việc luân chuyển chứng từ đảm bảo nguyên tắc nhưng việc tập hợp và luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận liên quan đôi lúc còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán.
3.3.3. Giải pháp:
Công ty nên chi tiết hơn hệ thống tài khoản sử dụng để tiện cho việc theo dõi và vào sổ kế toán.
3.4. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính:
3.4.1 Hệ thống sổ sách:
Doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký- Chứng từ.Đây là hình thức áp dụng phù hợp cho DN có quy mô lớn, trình độ kế toán, trình độ quản lý tương đối cao và thực hiện công tác kế toán bằng thủ công.Song, do DN có quy mô vừa.Mặt khác, DN lại áp dụng phần mềm kế toán EFFECT trong việc vận hành tổ chức kế toán.
3.4.2 Hệ thống báo cáo tài chính:
Phần mềm EFFECT tỏ ra khá hiệu quả trong việc hỗ trợ công tác lập báo cáo tài chính.Theo đó giảm bớt các sai sót thủ công thường gặp của các nhân viên kế toán.
3.5. Đánh giá một số phương pháp kế toán tại DN:
Công ty sử dụng cách hạch toán kê khai thường xuyên đây là cách được sử dụng khá phổ biến ở nước ta. Phương pháp này có độ chính xác cao, cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời. Và đồng thời thì việc áp dụng cách hạch toán này hoàn toàn phù hợp với quy mô thuộc loại vừa của doanh nghiệp, khi mà mật độ nghiệp vụ kinh tế xảy ra khá thường xuyên và thường nhật.
3.5.1. Phương pháp tính khấu hao:
Như đã trình bày ở phần trên Công ty áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Đối với một DN sản xuất, phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy DN nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hổi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ kỹ thuật) nên DN không có điều kiện để đầu tư , trang bị tài sản mới.Nhưng, công ty cổ phần Vật tư nông sản với đặc thù là một DN thương mại, TSCĐ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của DN nên phương pháp này tỏ ra phù hợp và hiệu qủa bởi nó đơn giản trong việc tính toán 3.5.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Công ty áp dụng tính giá hàng xuất theo phương pháp thực tế đích danh.Phương pháp này thích hợp với những DN có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế đích danh của lô đó. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá HTK được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá hàng hóa xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này thì điều kiện cốt yêu là hệ thống kho tàng của DN phải cho phép bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho.
Kết Luận
Nhìn chung, về công tác kế toán công ty Apromaco đã vận dụng chế độ khá phù hợp với quy mô cũng như đặc thù kinh doanh của công ty. Cùng với đó là một đội ngũ nhân viên có năng lực, tận tình với công việc.
Sau thời gian một tháng thực tập tại công ty, được làm quen với công việc trên thực tế em đã có thể tích lũy và bổ sung kiến thức chuyên ngành. Đây cũng là điều kiện để em có cơ hội vận dụng kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào điều kiện cụ thể, giúp ích cho công việc sau này.
Một lần nữa em xin chân thành sự giúp đỡ của công ty cổ phần vật tư nông sản, Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường hòa nhập với toàn cầu hóa kinh tế hiện nay của thế giới đang ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi cách kinh doanh cũng như cách quản lý, những mô hình bảo thủ của nền kinh tế tập trung bao cấp đã trở nên lỗi thời và lạc lõng. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới thì mới có thể tồn tại và phát triển. Các công ty cổ phần dần xuất hiện thay thế cho những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh theo mô hình kinh tế bao cấp cũ, từng bước chuyển mình hòa vào môi trường kinh tế mới của đất nước.
Công ty cổ phần vật tư nông sản (gọi tắt là công ty Apromaco) là một trong những công ty như vậy. Được thành lập năm 1990 do quyết định của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, đến năm 1997: cùng với Công ty vật tư dịch vụ Nông nghiệp và Công ty vật tư Nông nghiệp 2 Hà Bắc sát nhập lại thành một công ty thống nhất, có qui mô lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn. Theo tiến trình đó, 2005: Apromaco chính thức trở thành công ty cổ phần. theo Quyết định số 3037/BNN- DMDN ngày 3/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần vật tư nông sản, dưới sự hướng dẫn của GVHD Nguyễn Quốc Trung cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên thuộc phòng kế toán của công ty cổ phần vật tư nông sản, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản.
Phần 2: Đặc điểm công tác kế toán tại công ty.
Phần 3: Đánh giá tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị.
Tuy đã có nhiều cố gắng song chắc chắn bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý sâu sắc của thầy giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đoàn Thị Huyền Trang.
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần vật tư nông sản có tên giao dịch là AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là Công ty APROMACO.
Đăng ký kinh doanh số 0103011636 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/3/2006.
Trụ sở: số 14 - Ngô Tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: (04) 8.230.584
Fax: (04) 8.434.913
E-mail: [email protected]
Công ty Cổ phần Vật tư nông sản (sau đây, xin gọi tắt là Công ty Apromaco), nguyên là Công ty Vật tư - nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, được thành lập ngày 08/01/1990 theo QĐ số 20/NN-TCCB, với số vốn kinh doanh là 2.516.747.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng.
Ngày 31/5/1997, theo QĐ số 1111/NN-TCCB của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), đã sáp nhập Công ty Vật tư - Dịch vụ nông nghiệp vào Công ty Vật tư – Nông sản. Khi đó số vốn kinh doanh của công ty là 11.085.000.000 đồng.
Ngày 03/11/2005 theo QĐ số 3037 BNN - ĐMDN của Bộ trưởng bộ NN&PTNT, đã chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật tư nông sản thành Công ty cổ phần Vật tư nông sản, tên giao dịch là AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là APROMACO.
Công ty Apromaco là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh Nghiệp.
Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31/12/2004 là 468.731.869.901 đồng (bốn trăm sáu mươi tám tỷ, bảy trăm ba mươi mốt triệu, tám trăm sáu mươi chín nghìn, chín trăm lẻ một đồng). Trong đó, phần vốn của nhà nước là 23.041.212.734 đồng (hai mươi ba tỷ, không trăm bốn mươi mốt triệu, hai trăm mười hai nghìn, bẩy trăm ba mươi tư đồng).
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là: 31.000.000.000 đồng (31 tỷ đồng). Tổng số vốn này được chia thành 3.100.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 10.000 đồng. Cơ cấu tỷ lệ cổ phần như sau:
+ Cổ phần của nhà nước: 1.581.000 cổ phần, chiếm 51,00% vốn điều lệ.
+ Cổ phần ưu đãi giảm giá của người lao động trong doanh nghiệp: 216.600 cổ phần , chiếm 6,99% vốn điều lệ, được mua với mức thấp hơn 40% so với mức giá bình quân gia quyền của đấu giá.
+ Cổ phần ưu đãi giảm giá của nhà đầu tư chiến lược: 303.800 cổ phần, chiếm 9,80% vốn điều lệ, được mua với giá thấp hơn 20% so với mức giá bình quân gia quyền của đấu giá.
+ Cổ phần bán đấu giá công khai: 998.600 cổ phần, chiếm 32,21% vốn điều lệ.
998.600 cổ phần trên được bán đấu giá công khai theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Giá khởi điểm đấu giá là: 10.030 đồng 01 cổ phần.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty
Theo đăng ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh trên các phương diện sau;
Kinh doanh vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản và vật liệu xây dựng.
Sản xuất phân bón.
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo.
Đại lý tiêu thụ hàng hoá.
Ngoài ra, Công ty Apromaco ngoài việc được phép kế thừa ngành nghề kinh doanh cũ còn được phép mở rộng kinh doanh thêm ở các lĩnh vực:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng: phân bón, vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng;
Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản;
Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo.
Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì.
Kinh doanh bất động sản.
Xây dựng công trình dân dụng, giao thông.
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.
Nhưng trong thực tế thì Apromaco là công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực thương mại, tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ việc nhập khẩu và xuất khẩu phân bón. Apromaco hiện là một trong những doanh nghiệp chuyên doanh phân bón lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, Apromaco nhập khẩu từ 500.000 – 700.000 tấn phân bón hoá học các loại, với kim ngạch nhập khẩu 130 -150 triệu đô la Mỹ để cung ứng cho thị trường trong nư¬ớc.
Trong năm 2007, Apromaco đã bán được 600.000 tấn phân bón các loại, bao gồm UREA, Ammonium Sulfate, Kali, DAP, MAP, NPK… Apromaco có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với những nhà kinh doanh và sản xuất phân bón lớn trên thế giới như: Keytrade, Agrosin, Transammonia, Toepfer, Mekatrade, Liven Agrichem, Mitsui, Samsung, Belarusian Potash Company…
Apromaco cũng bán các sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối trực tiếp: Các văn phòng đại diện, chi nhánh hay thông qua mạng lưới đại lý rộng khắp trên khắp Việt Nam.
Apromaco hiện đang xây dựng nhà máy sản xuất Supe Lân và NPK tại tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư cho giai đoạn đầu tiên là 10 triệu USD. Nhà máy có công suất 200.000 tấn Supe Lân/năm và 200.000 tấn NPK/năm. Công trình này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008.
Báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty Apromaco trong 3 năm 2004-2006
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần vật tư nông sản 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty 4
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 7
1.3.1 Một số đặc điểm về bộ máy quản lý: 7
1.3.2 Các phòng ban trong công ty 8
1.3.2.1 Phòng Tổ chức hành chính: 8
1.3.2.2 Phòng kế toán tài chính: 8
1.3.2.3 Phòng Xuất Nhập Khẩu: 9
1.3.2.4 Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: 10
Phần 2: Đặc điểm công tác kế toán tại công ty 12
2.1 Đặc điểm, tổ chức về bộ máy kế toán tại công ty. 12
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty: 22
2.2.1 Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ: 22
2.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty: 23
2.2.2.1. Đặc trưng cơ bản: 23
2.2.2.2. Trình tự ghi sổ : 23
2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ kế toán: 31
2.2.3.1. Hệ thống tài khoản: 31
2.2.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán: 34
2.2.2.3. Hệ thống Báo cáo kế toán: 39
2.3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán chủ yếu: 40
2.3.1. Phần hành kế toán tiền mặt: 40
2.3.4. Phần hành xác định kết quả kinh doanh: 46
Phần 3: Đánh giá tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị 49
3.1 Nhận xét chung: 49
3.1.1 Ưu điểm: 49
3.1.2 Nhược điểm: 49
3.1.3 . Giải pháp: 49
3.2 . Về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 50
3.2.1 Ưu điểm: 50
3.2.2 Nhược điểm: 51
3.2.3 Giải pháp: 51
3.3 Về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ: 51
3.3.1 Ưu điểm: 51
3.3.2. Nhược điểm: 52
3.3.3. Giải pháp: 52
3.4. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính: 52
3.4.1 Hệ thống sổ sách: 52
3.4.2 Hệ thống báo cáo tài chính: 52
3.5. Đánh giá một số phương pháp kế toán tại DN: 52
3.5.1. Phương pháp tính khấu hao: 53
Kết Luận 54
3.2.2 Nhược điểm:
Việc sắp xếp, bố trí lao động kế toán vẫn chưa thực sự hiệu quả. Số lượng nhân viên kế toán có 12 người, song việc sắp xếp công việc chưa thật hợp lý, khiến cho khối lượng công việc của người này nhiều, song người khác lại ít,...
3.2.3 Giải pháp:
Cần bố trí, sắp xếp lại lao động cho thật hợp lý, vừa đảm bảo tính chuyên môn hóa song cũng cần có sự linh hoạt trong quản lý bộ máy kế toán, tránh bị động trong công việc.
3.3 Về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ:
3.3.1 Ưu điểm:
Công ty thực hiện đầy đủ chế độ về việc áp dụng hệ thống tài khoản, việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán. Hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ được xây dựng tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh đầy đủ trên chứng từ kế toán. Quá trình luân chuyển chứng từ đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm.
Việc đối chiếu và luân chuyển chứng từ thực hiện tương đối tốt. Công ty thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho việc hạch toán. Các loại chứng từ kế toán đều được lập đầy đủ số liên theo quy định, đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý. Việc phân loại, sắp xếp và bảo quản chứng từ hợp lý, thuận tiện cho việc tra tìm khi cần.
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ theo quyết định 15 /2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 củ Bộ tài chính, đây chính là điều kiên để đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.2. Nhược điểm:
Đối với hệ thống tài khoản: Doanh nghiệp chủ yếu theo dõi trên tài khoản tổng hợp, chưa được chi tiết cụ thể, do đó công tác theo dõi còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với việc lập và luân chuyển chứng từ: Mặc dù việc luân chuyển chứng từ đảm bảo nguyên tắc nhưng việc tập hợp và luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận liên quan đôi lúc còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán.
3.3.3. Giải pháp:
Công ty nên chi tiết hơn hệ thống tài khoản sử dụng để tiện cho việc theo dõi và vào sổ kế toán.
3.4. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính:
3.4.1 Hệ thống sổ sách:
Doanh nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký- Chứng từ.Đây là hình thức áp dụng phù hợp cho DN có quy mô lớn, trình độ kế toán, trình độ quản lý tương đối cao và thực hiện công tác kế toán bằng thủ công.Song, do DN có quy mô vừa.Mặt khác, DN lại áp dụng phần mềm kế toán EFFECT trong việc vận hành tổ chức kế toán.
3.4.2 Hệ thống báo cáo tài chính:
Phần mềm EFFECT tỏ ra khá hiệu quả trong việc hỗ trợ công tác lập báo cáo tài chính.Theo đó giảm bớt các sai sót thủ công thường gặp của các nhân viên kế toán.
3.5. Đánh giá một số phương pháp kế toán tại DN:
Công ty sử dụng cách hạch toán kê khai thường xuyên đây là cách được sử dụng khá phổ biến ở nước ta. Phương pháp này có độ chính xác cao, cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời. Và đồng thời thì việc áp dụng cách hạch toán này hoàn toàn phù hợp với quy mô thuộc loại vừa của doanh nghiệp, khi mà mật độ nghiệp vụ kinh tế xảy ra khá thường xuyên và thường nhật.
3.5.1. Phương pháp tính khấu hao:
Như đã trình bày ở phần trên Công ty áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Đối với một DN sản xuất, phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy DN nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hổi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ kỹ thuật) nên DN không có điều kiện để đầu tư , trang bị tài sản mới.Nhưng, công ty cổ phần Vật tư nông sản với đặc thù là một DN thương mại, TSCĐ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản của DN nên phương pháp này tỏ ra phù hợp và hiệu qủa bởi nó đơn giản trong việc tính toán 3.5.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Công ty áp dụng tính giá hàng xuất theo phương pháp thực tế đích danh.Phương pháp này thích hợp với những DN có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế đích danh của lô đó. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá HTK được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá hàng hóa xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này thì điều kiện cốt yêu là hệ thống kho tàng của DN phải cho phép bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho.
Kết Luận
Nhìn chung, về công tác kế toán công ty Apromaco đã vận dụng chế độ khá phù hợp với quy mô cũng như đặc thù kinh doanh của công ty. Cùng với đó là một đội ngũ nhân viên có năng lực, tận tình với công việc.
Sau thời gian một tháng thực tập tại công ty, được làm quen với công việc trên thực tế em đã có thể tích lũy và bổ sung kiến thức chuyên ngành. Đây cũng là điều kiện để em có cơ hội vận dụng kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào điều kiện cụ thể, giúp ích cho công việc sau này.
Một lần nữa em xin chân thành sự giúp đỡ của công ty cổ phần vật tư nông sản, Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: