sunny_luv_lynk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục

Trang
Tóm tắt nội dung chính 2

Lời mở đầu 3

Phần I. Những biến đổi của châu Âu sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến sự hình thành chiến lược mở rộng sang phía Đông của EU 4

Phần II. Những biến đổi của châu Âu sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến sự hình thành chiến lược mở rộng sang phía Đông của EU

1. Quá trình mở rộng sang phía Đông của EU 5

2. Thách thức sau khi mở rộng EU sang phía Đông 7

Phần III. Ảnh hưởng của chiến lược mở rộng sang phía Đông đối với Nga 8

Kết luận 10

Danh mục tài liệu tham khảo 11

















Tóm tắt nội dung chính
Sau chiến tranh lạnh, Liên minh châu Âu đang ở một bước ngoặt lịch sử. Đông và Tây Âu lại thống nhất lại trong một châu Âu chung như trước chiến tranh thế giới II. Khi EU vươn tay tới Đông Âu, hố ngăn cách giữa hai phần Đông và Tây của châu Âu, sản phẩm của chiến tranh lạnh, rõ ràng đã được xóa bỏ. Chiến lược mở rộng EU sang phía Đông ra đời, nằm trong chiến lược nhất thể hóa châu Âu của EU. Mở rộng EU lần này không phải là lần mở rộng đầu tiên trong lịch sử châu Âu, nhưng quy mô của lần mở rộng này là lần mở rộng lớn nhất và cũng mang nhiều ý nghĩa chính trị. EU giờ đây đã bao quát gần hết lãnh thổ châu Âu, trở thành một trong các trung tâm hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, lần mở rộng này cũng đem lại không ít thách thức cho EU khi có sự chênh lệch, khác biệt giữa các thành viên cũ và các nước mới gia nhập. Việc mở rộng sang phía Đông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nước Nga khi mà giờ đây lãnh thổ của EU đã tiến sát gần đến lãnh thổ nước Nga và bản thân các nước Đông Âu gia nhập EU ngay trong nội bộ của họ đã có sự khác biệt về chính sách thân phương Tây hay thân Nga.














Lời mở đầu

Sau khi Liên Xô giải thể, khối Vacsava giải tán và Đông Âu tan rã, cục diện an ninh châu Âu xuất hiện khả năng chuyển biến lớn. Nga không còn là mối đe doạ đối với Tây Âu, châu Âu ở trong tình trạng tương đối hoà bình.Tuy nhiên, EU gặp không ít khó khăn. Cục diện 2 cực đã chấm dứt, nhưng trật tự thế giới mới chỉ đang hình thành, các thế lực đang dồn sức chuẩn bị lực lượng để giành vị trí tối ưu cho mình trong tương lai. Mặc dù EU sau chiến tranh thế giới thứ hai đã đạt được những thành tựu to lớn, nâng cao vị trí của mình nhưng hầu hết các quá trình xây dựng về kinh tế, chính trị, quân sự còn đang dang dở. Về nhiều mặt, các nước EU vẫn thua kém Nhật Bản và Mỹ. Vì vậy, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trước mắt, các nước EU phải thống nhất lại, đẩy mạnh công cuộc xây dựng cộng đồng, tạo ra sức mạnh bên trong để đối phó với các đối thủ lớn của họ. đồng thời giải quyết những thách thức phức tạp diễn ra ngay trong châu Âu như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ tài nguyên ở một số khu vực…
Như vậy, chỉ trong một thời gian không dài, EU phải đối phó với một loạt vấn đề mới, những vấn đề nan giải . Trong khi giải quyết những mối quan hệ quốc tế, EU thiếu sự thống nhất về lĩnh vực chính trị và thiếu phương tiện để hoạt động về lĩnh vực an ninh quốc phòng. Trước những biến đổi của thế giới và châu Âu như vậy, các nước thành viên EU phải tìm cách vượt qua cái ngưỡng mà mấy chục năm trước họ chưa làm được, đó là mở rộng liên kết kinh tế sang lĩnh vực chính trị, lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Thông qua việc EU mở rộng sang phía Đông, xây dựng một “Đại châu Âu nhất thể hoá” do các nước lớn như Pháp, Đức làm nòng cốt và động lực, EU sẽ từng bước giành quyền chủ đạo các công việc châu Âu từ tay Mỹ.
Do khoảng thời gian hạn hẹp và hiểu biết về Liên minh châu Âu còn hạn chế, bài tiểu luận xin tập trung vào quá trình hình thành và phát triển của chiến lược mở rộng sang phía Đông của Liên minh châu Âu và những ảnh hưởng của nó đến nước Nga. Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
- Phần I. Những biến đổi của châu Âu sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến sự hình thành chiến lược mở rộng sang phía Đông của EU
- Phần II. EU mở rộng sang phía Đông
- Phần III. Ảnh hưởng của chiến lược mở rộng sang phía Đông đối với Nga


I. Những biến đổi của châu Âu sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đến sự hình thành chiến lược mở rộng sang phía Đông của EU
Vào đầu thập kỷ 90, tình hình thế giới biến đổi một cách cơ bản hết sức nhanh chóng và sâu sắc. Tình hình đó đã làm thay đổi những điều kiện mà trong đó tiến trình nhất thể hoá châu Âu phát sinh và phát triển.
Sự sụp đổ của CNXH Liên Xô và các nước Đông Âu, khối Vacsava giải thể đã làm thay đổi cục diện thế giới, đặc biệt là cục diện địa – chính trị châu Âu. Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hai cực đối đầu Xô - Mỹ không còn. Liên minh châu Âu có cơ hội thoát khỏi sự khống chế của Mỹ, vươn lên giành ảnh hưởng và quyền chủ đạo các công việc ở châu Âu. Hiệp ước và Liên minh châu Âu, Hiệp ước Masstricht được 12 nước châu Âu ký kết ngày 7/2/1991 đánh dấu một giai đoạn mới trong tiến trình tạo dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ giữa các nước châu Âu.
Hệ thống an ninh, kinh tế kiểu Xô Viết sụp đổ cũng là lúc các nước Trung-Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường, thiết lập các nhà nước dân chủ theo mô hình phương Tây và mong muốn được tham gia các cơ chế EU. Ngay từ cuối những năm 80, đầu 90 vấn đề liên kết chiều sâu và liên kết chiều rộng đã được thảo luận trong EEC. Sau hiệp ước Maastricht, EEC được biết đến với tên gọi Liên hiệp Châu Âu EU- Nó thể hiện một bước tiến mới trong tiến trình liên kết toàn diện của cộng đồng. Những người theo trường phái liên kết chiều sâu muốn xây dựng các mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước trong khối trước khi kết nạp trong khi một số khác thì ủng hộ việc kết nạp ngay rồi cùng thúc đẩy việc liên kết chiều sâu. Xu hướng thứ nhất được chính quyền Anh ủng hộ với lý do chính Anh muốn tiến trình liên kết chậm hơn. Còn Đức thì ngược lại, ủng hộ việc kết nạp ngay những nước Trung-Đông Âu vốn là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Đức. Bởi lẽ, Đức sẽ phát huy vai trò lớn hơn nếu biên giới của EU kéo dài tới sườn phía đông của Đức. Các nước nhỏ trong EU ủng hộ việc kết nạp thêm thành viên mới vì họ sẽ tránh được sức ép của các nước lớn. Do vậy, vấn đề mở rộng thành viên vẫn để ngỏ cho tất cả các nước. Những lập luận ủng hộ việc các nước Trung-Đông Âu tham gia EU cho rằng, tư cách thành viên EU sẽ là nền tảng cho quá trình chuyển đổi của các nước này như trước đó EU đã làm với các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Mở rộng sẽ là một trong những phương cách chủ yếu để EU tăng cường tự do thương mại, dân chủ, ổn định ở Châu Âu. Bởi lẽ, EU sau chiến tranh lạnh phải đương đầu với các nguy cơ bất ổn khó lường như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội rối ren, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Nam Tư, Đông Âu, những dòng người tị nạn vì các nguyên nhân kinh tế, chính trị…Kỷ luật và điều lệ đối với thành viên EU sẽ giúp ngăn chặn tái diễn các cuộc xung đột liên quan đến biên giới lãnh thổ, sắc tộc ở Trung và Đông Âu do lịch sử để lại. Do vậy EU cần kéo các nước Trung-Đông Âu vào các mối quan hệ chiến lược với mình. Những nhận thức trên đây cho thấy các nhà lãnh đạo Tây Âu thấy được lợi ích chiến lược, lợi ích chính trị trong việc mở rộng sang phía đông.

Ngoài ra, EU mở rộng sang phía Đông còn giúp làm giảm mâu thuẫn dân tộc giữa các quốc gia Trung – Đông Âu, ổn định tình hình châu Âu, đặc biệt là tình hình biên giới, đưa lại lợi ích về ổn định an ninh – chính trị của Nga. Trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia… Nga cũng đều có lợi ích nhất định.
Tuy nhiên, việc mở rộng sang phía Đông của EU không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đối với Nga. Trước hết, điều này đã gây nên những phản ứng về tâm lý công chúng Nga. Một mặt, các nước Trung – Đông Âu gia nhập EU đã kích động hi vọng muốn gia nhập EU của nhiều người Nga. Từ sau chiến tranh lạnh, Nga luôn luôn muốn gia nhập vào “Đại gia đình văn minh châu Âu”. EU muốn tạo điều kiện để Nga thực hiện ý muốn này. Mặt khác, tâm lý tự tôn dân tộc của người Nga cũng bị tổn thương. Liên Xô giải thể, nước Nga suy thoái, thế giới phương Tây coi thường Nga, chạm đến lòng tự trọng của người Nga, ngả vào lòng EU khiến nhiều người Nga tỏ ra hối tiếc. Nhiều người lo lắng, EU mở rộng sang phía Đông sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nước Nga, vì “nhiều nước lớn ở phương Tây thường tỏ thái độ không tôn trọng lợi ích hợp pháp của Nga”.
Dù nhiều lần Nga tỏ ý muốn gia nhập EU, nhưng đều không được tổ chức này hưởng ứng. Chủ tịch uỷ ban châu Âu, R.Prôđi đã nêu rõ “trong tương lai gần, không tồn tại vấn đề Nga gia nhập EU”. Ông giải thích rằng, nếu Nga trở thành thành viên của EU thì số đại biểu của hộ trong Nghị viện châu Âu thì sẽ bằng tổng số đại biểu của Anh, Pháp, Ý và quyền lực trong các cơ cấu khác cũng bị chia sẻ. Điều này sẽ làm mất cân bằng và thay đổi tính chất của EU.





Kết luận

Bước mở rộng sang phía Đông không phải là lần mở rộng đầu tiên trong lịch sử EU. Trên thực tế, lịch sử của EU là lịch sử của nhiều lần mở rộng.Với những lần mở rộng đó, lần đầu tiên đã hình thành một tình hình khi các nước nhỏ ở châu Âu vốn trong hàng thế kỷ là khách thể của các mối quan hệ quốc tế, đã trở thành các chủ thể đầy đủ các quyền lợi mà tiếng nói của họ có uy lực thực tế khi thông qua các quyết định. Có lẽ sức hấp dẫn của EU và thắng lợi của ý tưởng châu Âu là ở chỗ đó. Điều này cũng làm cho EU trở nên hấp dẫn với nhiều nước SNG. Tuy nhiên, lần mở rộng sang phía Đông này rõ ràng là lần mở rộng lớn nhất và có thể có tác động sâu rộng nhất đối với Liên minh. Toàn bộ hơn 450 triệu người sẽ cùng có những thể chế chung và (đối với phần lớn trong họ) đồng tiền chung.
Liên minh châu Âu mở rộng sang phía Đông hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện ý tưởng thống nhất châu Âu, với một liên minh gồm 27 nước, sẽ làm tăng thêm vị trí và ảnh hưởng của EU trên toàn thế giới, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đòi hỏi EU phải giải quyết. Tuy vậy, sự mở rộng EU thông qua việc kết nạp các thành viên từ khối Đông Âu cũ không chỉ có ý nghĩa là tăng đơn thuần số lượng thành viên mà còn làm thay đổi căn bản sự phân chia lực lượng trong nội bộ EU. Trong tương lai, EU có thể bị chia rẽ về định hướng chính sách đối ngoại với Nga, bởi các nước thành viên cũ dường như đang tạo ra nhiều cơ hội để tăng cường các mối quan hệ song phương với Nga.
Đối với các quốc gia châu Á và đặc biệt với Việt Nam, có thể nói rằng EU được mở rộng sẽ có vai trò hàng đầu trên thế giới với tác động tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế và tạo dựng an ninh quốc tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nguyentruc20

New Member
dạ bạn ơi, mình muốn xin tải tài liệu này để làm tư liệu cho bài thuyết trình của mình sắp tới. Hy vọng bạn sẽ đồng ý ạ. huhu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chiến lược Marketing - Mix với việc mở rộng thị trường ở Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
H Chiến lược mở cửa nền kinh tế Trung Quốc Luận văn Kinh tế 0
V Một vài hướng mở cho thương mại Việt Nam khi phát triển theo chiến lược hướng về xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
L Chiến lược Marketing - Mix với việc mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nội địa của xí nghiệp may xuất khẩu textaco Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường của Công ty Cổ phần Toji Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện chiến lược khách hàng của ngân hàng thương mại để mở rộng thị phần trong kinh doanh tại ngân hàng công thương Hoàn Kiến Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V Đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ trong chiến lược duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ ở Trung Tâm Lữ Hành và Thương Mại Quốc Tế Đường Sắt Luận văn Kinh tế 0
K Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xu hướng mở rộng thị trường của tổng công ty chè Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
Y Xây dựng chiến lược mở rộng hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài của công ty bất động sản VietLand trờn dịa bàn Hà nội Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top