anhtl7x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................4
Phần I : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – CÁC NÉT CƠ BẢN...............................................................5
1. Định nghĩa –Cơ chế hình thành- Phân loại tỷ giá hối đoái.......................................................5
1.1..Định nghĩa:...........................................................................................................................5
1.2 Cơ chế hình thành:...............................................................................................................5
1.3 Phân loại tỉ giá hối đoái :.....................................................................................................7
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá:........................................................................................8
2.1 Lãi suất:.................................................................................................................................8
2.2 Ngang giá sức mua:...............................................................................................................9
2.3 Cán cân thanh toán quốc tế:................................................................................................9
2.4 Lạm phát :..............................................................................................................................9
2.5 Các chính sách vĩ môvà sự can thiệp của Chính Phủ:.....................................................10
2.6 Yếu tố tâm lí, chính trị:......................................................................................................11
2.7 đoán và đầu cơ tiền tệ:.................................................................................................11
2.8 Có sản phẩm mới:...............................................................................................................12
2.9 Hoạt động của thị trường ngầm hoạt động rửa tiền và tiền giả.....................................12
3. Các hệ thống tỉ giá :..............................................................................................................12
3.1.Tỷ giá hối đoái cố định:......................................................................................................12
3.2.Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do:.............................................................................................14
3.3.Chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt(chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước)..........................................................................................................................................16
PHẦN II: SỰ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC QUỐC GIA..........................18
1.Hệ thống các chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành trên thế giới..............................................18
1.1.Tình hình chung về chế độ tỉ giá hối đoái .......................................................................18
1.2.Sự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái của các nước trên thế giới trong thời kỳ
1973 - 2002................................................................................................................................23
1.3. Chế độ tỷ giá và khủng hoảng tiền tệ ..............................................................................29
2. Chính sách tỷ giá hối đoái và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong những năm vừa qua.......................................................................................................................................31
2.1. Chính sách đối với tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ...............................................................31
2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái và kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc.........................41
PHẦN III: SỰ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA.....................................................................................................................47
1.Các chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam.......................................................................47
1.1 Thực trạng về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam trước năm 1990 ............................................................................................................................................51
1.2. Thực trạng và chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kì
(1990-1997).................................................................................................................................51
1.3 Thực trạng về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái Việt Nam trong thời kì khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á (1997- 1998).......................................54
1.4 thực trạng về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái thời kì sau khủng hoảng tài chính tiền tệ (1999- nay)...........................................................................................................57
2.Chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................................................................61
3. Bài học kinh nghiệm trong lựa chọn chính sách sách tỉ giá hối đoái và giải pháp thực hiện thành công chính sách tỉ giá hối đoái ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................................................................................63
3.1 Bài học kinh nghiệm...........................................................................................................63
3.2. Giải pháp thực hiện thành công chính sách tỉ giá ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................................................................................64
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................................65




















LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tham gia ngày một nhiều hơn vào thương mại toàn cầu. Trong khi đó tỉ giá hối đoái là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế của một quốc gia. Do vậy việc lựa chọn một chính sách tỉ giá hối đoái hợp lí là hết sức cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chế độ tỉ giá hối đoái khác nhau. Mỗi chế độ tỉ giá hối đoái đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với một điều kiện cụ thể. Do đó mỗi nước tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn cho mình một chế độ tỉ giá hối đoái phù hợp với điều kiện cụ thể của mình cũng như phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm ổn định và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên để tìm ra một chính sách tỉ giá tốt nhất đối với sự phát triển thì chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn chế độ tỉ giá hối đoái của các nước khác nhau trên thế giới từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước mình.
Thị trường tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển còn sơ khai và tồn tại nhiều yếu kém, do đó một chính sách tỉ giá hối đoái hợp lí là một điều kiện quan trọng giúp thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển chống lại những biến động bất động bất thường và hết sức phức tạp của thị trường tài chính quốc tế. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường tài chính quốc tế cũng như các hoạt động thương mại toàn cầu. khi mà mỗi sự biến động dù nhỏ của thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng về tính đúng đắn của chính sách tỉ giá hối đoái đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng như các mối quan hệ về thương mại, đầu tư, hay xuất nhập khẩu, chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Sự lựa chọn tỉ giá hối đoái của các nước và bài học cho Việt Nam”.
Chúng em xin chân thành Thank TS Hoàng Thị Lan Hương đã tình giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này.


Phần I : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – CÁC NÉT CƠ BẢN

1. Định nghĩa –Cơ chế hình thành- Phân loại tỷ giá hối đoái
1.1..Định nghĩa:
Tỉ giá hối đoái là số đơn vị của một loại tiền tệ quốc gia cần để có được một đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.
Ví dụ:16060VND mua được 1 USD thì ta gọi tỉ giá hối đoái giữa đô la Mĩ và đồng Việt Nam là 1 USD =16060VND.
Vậy tỉ giá hối đoái là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
1.2 Cơ chế hình thành:
1..2.1 Chế độ bản vị vàng:
Từ 1880 đến 1914 vàng là nền tảng cơ sở của tiền tệ. Một quốc gia cho rằng một đơn vị tiền tệ của mình bằng hàm lượng vàng chứa bên trong một đơn vị ấy.
Vì thế các nước xuất khẩu vàng tự do để lấy tiền giấy và đổi tiền giấy tự do để lấy vàng .
Ví dụ:
Trước 1914 hàm lượng vàng của 1 USD =1.504g vàng.
hàm lượng vàng của 1GBP=7.32g vàng.
Tóm lại tỉ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.
Khi chiến tranh 1 bùng nổ chế độ bản vị vàng có 2 biến tướng là:
 Chế độ bản vị vàng thoi:đơn vị tiền tệ vẫn có nội dung vàng -vàng vẫn là vật ngang giá chung và là thước đo giá trị nhưng trong lưu thông không còn vàng nữa giấy bạc ngân hàng không còn được tự do đổI lấy tiền vàng mà chỉ đổi lấy những thỏi vàng với mức hạn chế.
 Chế độ bản vị vàng hối đoái:vàng vẫn được giữ làm bản vị thước đo giá trị nhưng giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp đổi ra vàng mà chỉ được đổI ra một ngoại tệ mạnh dược chọn làm cơ sở như USD, GBP.
Các chế độ này không ổn định như chế độ bản vị vàng như trước chiến tranh I tỉ giá cũng mất dần tính ổn định như trước đây.
Khủng hoảng 1929-1933 làm cho chế độ bản vị vàng dưới mọi hình thức hoàn toàn sụp đổ.
1.2.2 Chế độ tiền tệ BRETTON WOODS:
Sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ các nước tư bản chủ trương khôi phục lại chế độ bản vị vàng nhưng không trọn vẹn đó là hai hình thức chế độ bản vị vàng thông qua bảng anh và chế độ bản vị vàng thông qua USD .
Để tránh lập lại tình trạng kinh tế yếu kém trước chiến tranh chính phủ các nước đồng minh vào cuối thế chiến hai gặp nhau tại một cuộc nghị của liên hợp quốc về tiền tệ và tài chính .Hội nghị đựơc tổ chức tại BRETTON WOODS ở New Hamphshire, Mỹ tháng 7-1944.hội nghị đã thiết lập 2 tổ chức là: Quĩ tiền tệ quốc tế (international moneytary fund-IMF) và Ngân hàng quốc tế vì mục tiêu tái thiết và phát triển (the international bank for reconstruction and development-thường gọi là World bank- ngân hàng thế giới).Chế độ này quy định 1ounce vàng=35 USD Chế độ này đã biến USD thành đồng tiền tiêu chuẩn quốc tế.
Chế độ này tồn tại đến 1960, lúc này lạm phát USD xảy ra do các nước dự trữ USD đổi đôla liên tục để lấy vàng nên dự trữ vàng của mĩ xuống mức thấp nhất.khi đó 1 USD = 0.73662g vàng đến ngày 13/2/1973 Mĩ tuyên bố chế độ BRETTON WOODS sụp đổ .
1.2.3 Chế độ tiền tệ sau BRETTON WOODS:
Sau khi Mĩ tuyên bố chế độ BRETTON WOODS sụp đổ hầu hết các nước tư bản đều thả nổi đồng tiền của mình. Các nước sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng trong lưu thông, giá trị tiền tệ thay đổi theo sức mua của nó trên thị trường. Xác định tỉ giá không dựa trên sức mua hai đồng tiền. Tỉ giá này biến động liên tục trong ngày nên gọi là chế độ tỉ giá thả nổi.Tuy nhiên để tránh sự biến động lên xuống quá mức của tỉ giá gây ảnh hưởng không tốt đến mọi hoạt động trong nền kinh tế cần thiết phải có nhà nước quản lí.Vì thế người ta gọi chế độ tỉ giá có sự quản lí của nhà nước là chế độ thả nổi có quản lí.

1.3 Phân loại tỉ giá hối đoái :
• Tỉ giá mua vào và tỉ giá bán ra: tỉ giá mua vào là tỉ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. Còn tỉ giá bán ra là tỉ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá, tỉ giá mua vào là tỉ giá đứng trước và luôn thấp hơn tỉ giá bán ra.
Ví dụ: ngân hàng ngoại thương yết giá: S(VND/ USD)=(14020-14025).
Trong đó tỉ giá đứng trước 14020 là tỉ giá mua USD vào (tức bán VND), tỉ giá đứng sau 14025 là tỉ giá bán USD ra
• Tỉ giá giao ngay: là tỉ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc tiến hành thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
• Tỉ giá giao nhận có kì hạn: là tỉ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó ba ngày làm việc trở lên.
• Tỉ giá tiền mặt: áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.
• Tỉ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng .thông thường, tỉ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỉ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỉ giá chuyển khoản.
• Tỉ giá mở cửa: là tỉ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng trong ngày được giao dịch.thông thường ngân hàng không công bố tất cả tỉ giá của tất cả hợp đồng đã được kí kết trong ngày ,mà chỉ công bố tỉ giá đóng cửa .
• Tỉ giá đóng cửa: là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỉ giá trong ngày .
• Tỉ giá chính thức: tỉ giá chính thức là tỉ giá do ngân hàng trung ương công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng tiền nội tệ.
• Tỉ giá chợ đen: là tỉ giá được hình bên ngoài hệ thốnh ngân hàng do thị trường quyết định.
• Tỉ giá danh nghĩa: tỉ giá trao đổi giữa các đồng tiền.
• Tỉ giá thực: tương quan sức mua của đồng tiền .
• Tỉ giá trung bình: là tỉ giá của một rổ đồng tiền.
• Tỉ giá chéo: tỉ giá giữa 2 đồng tiền dược suy ra từ đồng tiền thứ 3.
• Tỉ giá cố định: do ngân hàng trung ương công bố cố định không đổi.
• Tỉ giá thả nổi tự do: hình thành theo quan hệ cung cầu thị trường ngoại hối.
• Tỉ giá thả nổi có quản lí: chính phủ mua bán các đồng tiền để thay đổi cung cầu ngoại hối.
• Tỉ giá mua: tỉ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
• Tỉ giá bán: tỉ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
• Tỉ giá séc: tỉ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
• Tỉ giá hối phiếu trả tiền ngay: tỉ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ.
• Tỉ giá hối phiếu có kì hạn: tỉ giá mua bán các loại hối phiếu có kì hạn bằng ngoại tệ.
• Tỉ giá điện hối: tỉ giá chuyển ngoại hối bằng điện, đây là tỉ giá cơ sở để xác định các loại tỉ giá khác.
• Tỉ giá thư hối: tỉ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá:
2.1 Lãi suất:
Các nhà đầu tư thường đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn cho nên đồng tiền này có khả năng lên giá. Phần lớn các nhà đầu tư lớn trên thị trường như các tập đoàn và các công ti xuyên quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư dễ dàng giữa các đồng tiền khác nhau khi tỉ giá và lãi suất các đồng tiền này thay đổi. Các nhà đầu tư quan tâm xem làm cách nào để phần chênh lêch lãi suất mang lại phải lớn hơn sự gia tăng tỉ giá trong suốt thời gian đầu tư. Tóm lại sự mua bán và quyết định dùng những đồng tiền khác nhau của các nhà đầu tư sẽ làm cung tiền thay đổi và tỉ giá thay đổi.
Ví dụ:giả sử Mỹ nâng lãi suất tiền gửi trong khi Việt Nam vẫn giữ nguyên mức lãi suất như cũ, các nhà kinh doanh Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn ở Mỹ nhằm thu tiên lãi cao hơn. Do đó cầu về USD sẽ tăng lên để đổi lấy các tín phiếu và đường cầu về trên USD thị trường ngoại hối chuyển sang phải. Đồng thời các nhà kinh doanh Mỹ muốn giữ tiền gửi ở ngân hàng và chứng từ có giá ở nước mình hơn là đầu tư ở Việt Nam với lãi suất thấp do vậy cung USD sẽ giảm xuống trên thị trường ngoại hối: đường cung dịch trái. Kết quả là tỉ giá giữa USD và VND sẽ tăng lên.
Vậy là việc thay đổi lãi suất đã tác động tới lãi suất khi nó làm thay đổi cung cầu về tiền.
2.2 Ngang giá sức mua:
Ngang giá sức mua là sự so sánh và đo lường sức mua của hai đồng tiền xem xem gía của một số mặt hàng ở hai nước khác nhau để từ đó xác định tỉ giá hối đoái của đồng tiền nước khác.
Mặt hàng nước A rẻ hơn nước B thì xuất khẩu từ A sang B sẽ có lời hơn nên A có thể đẩy mạnh xuất khẩu khi đó giữa A và B có sự thu chi trao đổi ngoại tệ ảnh hưởng cung cầu ngoại tệ trên thị trường và làm thay đổi tỉ giá.
2.3 Cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung cầu ngoại tệ nên ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ giá:khi bội thu cán cân thanh toán quốc tế làm tỉ giá giảm tức nội tệ lên giá ngoại tệ giảm giá.
2.4 Lạm phát :
tỉ giá =sức mua đồng nội tệ/sức mua đồng ngoại tệ
=mức giá cả trong nước/mức giá cả nước ngoài

từ đó suy ra tỉ giá thời điểm t
(tỉ giá thời điểm t-1) x lạm phát trong nước
E = -----------------------------------------------------
lạm phát nước ngoài

Tóm lại qua lạm phát ta tính được tỉ giá 1 năm so với năm gốc
ví dụ năm 1995 1 USD =15000VND
năm 2000 ở Mỹ lạm phát là 3%.
ở Việt Nam lạm phát là 3.4%.
===> tỉ giá năm 2000 là:1usd=15000 VND +15000x(3,4%-3%)=15060.
Ta có thể giải thích như sau:
Giả sử ,tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam là a% và ở Mỹ là b% .sau đó tỉ lệ lạm phát của Việt Nam là c% với c>b,c>a. Và giá hàng hóa dịch vụ xuất sang Mỹ sẽ tăng lên làm nhu cầu hàng hóa dịch vụ này ở Mỹ giảm xuống và cầu về VND ở Mỹ giảm xuống cung USD trên thị trường ngoại hối giảm xuống.Còn ở việt nam càu hàng hóa dịch vụ của mĩ tăng lênthì nhu càu usd tăng lênhay đường cầu USD chuyển sang phải.Kết quả là tỉ giá USD và VND tăng lên.
2.5 Các chính sách vĩ môvà sự can thiệp của Chính Phủ:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và thu chi ngân sách của chính phủ gián tiếp ảnh hưởng tỉ giá. Có ba hình thức chính phủ can thiệp là:
• Can thiệp vào thương mại quốc tế: khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu .ví dụ khuyến khích xuất khẩu bằng trợ cấp xuất khẩu thì nhu cầu xuát khẩu tăng lên và nhu cầu nội tệ tăng lên tức giá đơn vị nội tệ tăng lên .
• Can thiệp dòng đầu tư quốc tế: cấm đầu tư ra ngoài ,đánh thuếu thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nước ngoài hay nước ngoài ở nước mình.
• Mua bán trực tiếp trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỉ giá theo mục tiêu đề ra.
3. Bài học kinh nghiệm trong lựa chọn chính sách sách tỉ giá hối đoái và giải pháp thực hiện thành công chính sách tỉ giá hối đoái ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1 Bài học kinh nghiệm
Qua những nghiên cứu về mặt lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới cho chúng ta một số bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn và thực thi chính sách tỉ giá trong điều kiện Việt Nam ra nhập WTO:
Một là: Không có một chính sách tỉ giá hối đoái nào là hoàn hảo. Sự lựa chọn một chế độ tỉ giá hối đoái phù hợp cho mỗi nền kinh tế phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố khác nhau bao gồm cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế như: các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: lạm phát, thương mại, xuất khẩu, thâm hụt ngân sách, mức sống của người dân, lãi suất, nợ nước ngoài, thói quen của người dân…
Hai là: Không tồn tại một chế độ tỉ giá duy nhất nào phù hợp cho tất cả các nước trong mọi thời điểm.Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước trong mỗi thời kì mà có những chính sách tỉ giá hối đoái khác nhau. Đồng thời với các nước đang đối mặt với lạm phát cao có thể lựa chọn chinh sách tỉ giá cố định với tư cách là mỏ neo danh nghĩa trong một chương trình chống lạm phát (như Malaysia trong thời kì khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên đây cũng chỉ là một giải pháp tình thế còn khi lạm phát đã được đẩy lùi thì giải pháp này xem ra không còn hiệu quả nhất là trong điều kịên hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam hiện nay. Do đó cần có chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế và kiềm chế lạm phát, song chúng ta cũng không thể thả nổi tỉ giá trong giai đoạn này mà cần có một cơ chế quản lí thích hợp tránh nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.
Ba là: Trong khi lựa chọn chế độ tỉ giá cần lưu ý một nguyên tắc là sẽ không có một quốc gia nào có thể thực hiện đồng thời cả ba mục tiêu: hội nhập hoàn toàn vào thị trường tài chính quốc tế, duy trì sự ổn định tỉ giá hối đoái, duy sự độc lập về tiền tệ.Một nước chỉ có thể chọn hai trong số ba mục tiêu nêu trên.
Bốn là: Qua thực tế phát triển kinh tế của một số nước trên thế giới cho thấy “neo” tỉ giá mềm hay không cố định không phải là sự lựa chọn khả thi cho các nước mở cửa cho lưu chuyển luồng vốn quốc tế. Các yếu tố kinh tế chính trị tạo ra sự khó khăn trong áp dụng các chính sách tỉ giá hối đoái trung gian với một mức tỉ giá “neo”. Và kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy tính khả thi của chính sách tỉ giá hối đoái thả nổi có quản lí.
Năm là: Trên thực tế tồn tại nhiều chế độ tỉ giá hối đoái dựa trên 3 chế độ tỉ giá hối đoái cơ bản đó. Song nhà nước sẽ xem xét tỉ giá hối đoái thường xuyên nhằm có điều chỉnh hợp lí để ổn định và phát triển kinh tế.
3.2. Giải pháp thực hiện thành công chính sách tỉ giá ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách tỉ giá linh hoạt với biên độ giao động mạnh hơn phù hợp với mức độ mở cửa của thị trường tài chính và năng lực của kiểm soát của ngân hàng nhà nước tiến tới chính sách tả nổi tỉ giá có kiểm soát cho phù hợp với quá trình hội nhập của đất nước. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn; thu hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai: sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ thị trường tiền tệ; đồng thời, phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mức quốc tế về quản trị ngân hàng. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước. Nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ đọng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn; tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại đạt chuẩn mực quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư và doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng.
Thứ ba: thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với các cam kết quốc tế của nước t tỉ giá.
Thứ tư: hình thành môi trường pháp luật về tiền tệ, tín dụng minh bạch và công khai. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và ngăn chặn việc hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ năm: Ngân hàng nhà nước cần điều chỉnh một cách linh hoạt lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế. Cần có biện pháp thận trọng nhằm hạn chế “tiền ra” làm tăng lượng tiền nội tệ trong lưu thông gây sức ép tăng giá và gia tăng lạm phát. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh. Có nhiều ngân hàng nước ngoài tham gia kinh doanh các dịch vụ tín dụng, ngân hàng tài chính do đó để hệ thống ngân hàng có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường thì ngân hàng nhà nước cần lới lỏng biên độ giao động của tỉ giá hối đoái, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại niêm yết tỉ giá cạnh tranh hơn đồng thời đảm bảo tính khách quan của tỉ giá. Sử dụng linh hoạt thị trường mở nhằm cung ứng hợp lí đồng nội tệ ra nền kinh tế.
Thứ sáu: Ngân hàng nhà nước cần tính toán lãi suất triết khấu giữa đồng Việt Nam và đồng USD sao cho phù hợp nhằm tránh tình trạng đô la hoá. Xử lí linh hoạt chính sách lãi xuất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Đồng thời cũng thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trong nước nhằm cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
KẾT LUẬN

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chế độ tỉ giá hối đoái khác nhau. Mỗi chế độ tỉ giá hối đoái đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với một điều kiện cụ thể. Do đó mỗi nước tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn cho mình một chế độ tỉ giá hối đoái phù hợp với điều kiện cụ thể của mình cũng như phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm ổn định và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên để tìm ra một chính sách tỉ giá tốt nhất đối với sự phát triển thì chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn chế độ tỉ giá hối đoái của các nước khác nhau trên thế giới từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước mình.
Thị trường tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển còn sơ khai và tồn tại nhiều yếu kém, do đó một chính sách tỉ giá hối đoái hợp lí là một điều kiện quan trọng giúp thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển chống lại những biến động bất động bất thường và hết sức phức tạp của thị trường tài chính quốc tế. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường tài chính quốc tế cũng như các hoạt động thương mại toàn cầu. khi mà mỗi sự biến động dù nhỏ của thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. Và thực tiễn trong thời gian qua là hợp lý đối với sự phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên việc lựa chọn chính sách tỉ giá hối đoái phù hợp trong từng điều kiện cụ thể luôn là một việc làm thường xuyên và quan trọng của Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự tác động của giá trị thương hiệu đến ý định lựa chọn nhà sách mua sắm của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
D Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ grabbike của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
D Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ grabbike của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
3 Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 2
L Nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn công nghệ thích hợp để chuyển hóa chất thải rắn hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sự phát triển nông nghiệp sạch Luận văn Sư phạm 0
N Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 3
N Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trê Sinh viên chia sẻ 0
M Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên) Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top