Evin

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự phát triển của nhu cầu về du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và là một ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn mang lại lợi ích về chính trị, xã hội. Trong kinh doanh du lịch thì kinh doanh khách sạn là một trong những ngành kinh doanh chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch. Với tâm điểm là “ một điểm đến hai di sản văn hóa thế giới “ Thánh địa Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. Quảng Nam đã trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước, trong những năm gần đây Quảng Nam đã đạt được doanh thu rất cao trong ngành du lịch và trở thành một trong những điểm của khu vực Miền Trung. Lượng khách hàng năm đến rất đông. Để đáp ứng được nhu cầu về ăn uống, lưu trú, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí của du khách nên ngành kinh doanh khách sạn đang phát triển mạnh mẻ hiện nay tại Quảng Nam. Ăn uống, nghỉ ngơi là điều kiện không thể thiếu, đây cũng chính là cơ sở để nhà hàng trực thuộc khách sạn ra đời. Nhà hàng giữ một vị trí quan trọng bởi ăn uống còn là văn hóa, khách hàng đến từ những vùng miền khác nhau trên đất nước hay xa hơn là từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Họ mang theo những nền văn hóa khác nhau. Ẩm thực trở thành cầu nối giữa mọi người, giữa vùng miền, giữa các quốc gia. Trong quá trình thực tập tại Khách Sạn Tam Kỳ em nhận thấy được rằng để thu hút khách giữ chân khách và tăng doanh thu cho cơ sở kinh doanh tại nhà hàng thì việc “ nâng cao quy trình phục vụ ăn uống “ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng và đó là cũng là đề tài mà em đã chọn.










B. NỘI DUNG

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm và phân loại nhà hàng
1.1.1 Khái niệm khách sạn : Là nơi cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu về ăn, nghỉ, giải trí của khách tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lợi.
1.1.2 Khái niệm nhà hàng : Theo thông tư liên bộ 27/LP_ TCDL ngày 10/01/1986 của tổng cục du lịch và bộ thương mại Việt Nam thì “ Nhà hàng ăn uống là nơi kinh doanh các món ăn, đồ uống có chất lượng cao và là cơ sở kinh doanh có mức vốn xác định theo quy định từng loại hình của doanh nghiệp”.
1.1.3 Khái niệm kinh doanh ăn uống : Bao gồm các họat động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống của khách nhằm mục đích có lợi
1.1.4 Phân loại nhà hàng
a. Căn cứ vào tính độc lập
Nhà hàng độc lập
Nhà hàng trực thuộc khách sạn
b. Căn cứ vào chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ của nhà hàng được đánh giá dựa vào kiến trúc, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên, sự đa dạng của các món ăn và đặc biệt là cảm nhận của khách hàng.
c. Căn cứ vào đặc điểm món ăn nhà hàng phục vụ
Nhà hàng Âu – Á
Nhà hàng đặc sản dân tộc
Nhà hàng ăn nhanh
Nhà hàng hải sản
Nhà hàng Trung Quốc…..
d. Căn cứ vào cách phục vụ
Tự phục vụ : Tự mình làm
Được phục vụ : Có nhân viên phục vụ
e. Căn cứ vào vị trí của nhà hàng
Nằm ở trung tâm thành phố, đầu mối giao thông
Nằm gần biển, sông, hồ, các tài nguyên du lịch

1.2 Đặc điểm và ý nghĩa chức năng của nhà hàng
1.2.1 Đặc điểm
a- Đặc điểm về kinh doanh
Là một cửa hàng ăn hiện đại với đầy đủ tiện nghi và thiết bị chuyên dùng, đồng bộ được bố trí hợp lý theo một quy trình công nghệ nhất định.
Nhà hàng có doanh mục sản phẩm đa dạng, phong phú, việc tiêu thụ sản phẩm không cố định về số lượng, giới hạng về chủng loại. Tuy nhiên tùy theo khả năng đáp ứng nhà hàng có thể ổn định giới hạng phục vụ khách của mình.
Tính không đồng nhất của sản phẩm, dịch vụ cung ứng, cùng một sản phẩm dịch vụ nhưng đối tượng tiêu dùng khác nhau đòi hỏi nhân viên phục vụ phải làm việc theo các phương pháp khác nhau cho phù hợp với tâm lý và khẩu vị của khách. hay cùng một món ăn nhưng lần thưởng thức thứ nhất không như lần thưởng thức thứ hai do nó không chỉ phụ thuộc vào tâm lý của khách mà còn phụ thuộc vào tâm lý sức khỏe của người đầu bếp và nhân viên. Nói cách khác nhân viên nhà hàng không chỉ lao động bằng sức lực thuần túy như các ngành khác mà còn phải lao động bằng sự hiểu biết về văn hóa, xã hội nghệ thuật và khả năng giao tiếp ứng xử.
b- Đặc điểm lao động
- Dung lượng lao động lớn do đòi hỏi có sự phục vụ trực tiếp giữa người phục vụ và khách hàng. Mặt khác khách hàng đến với nhà hàng không chỉ để ăn no mà còn để thưởng thức hương vị món ăn qua bàn tay chế biến khéo léo của người làm bếp và sự phục vụ tận tình chu đáo của nhân viên phục vụ.
- Lao động trong nhà hàng có tính chuyên môn cao nhưng gắn bó với nhau trong một dây chuyền chặt chẽ.
c- Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất
- Kiến trúc : Không phải tất cả nhà hàng đều được thiết kế như nhau, đều theo một kiểu dáng. Nếu là một nhà hàng chuyên doanh ăn uống không trực thuộc khách sạn thì kiểu dáng càng cầu kỳ. Căn cứ vào quyết định kinh doanh của nhà quản lý để lựa chọn kiểu kiến trúc thích hợp như kiểu đương đại kiểu dàn dã, cổ điển, kiểu nước ngoài.
- Trang trí nội thất: Trang trí nội thất của nhà hàng gắn liền với mức độ hiện đại của nhà hàng, cấp hạng phục vụ của khách sạn phù hợp với đối tượng dự định phục vụ.
d- Đặc điểm của đối tượng phục vụ
- Đối tượng phục vụ ở nhà hàng là con người. Mỗi đối tượng khách khác nhau có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau họ xuất phát từ các quốc gia, các vùng miền khác nhau do vậy mỗi người có tập quán ăn uống khác nhau. Để phục vụ tốt thực khách việc tìm hiểu thói quen, tập quán, tâm lý cũng như khẩu vị ăn uống của khách đóng vai trò quan trọng.
- Trong một phòng ăn có người cần sang trọng, có người cần sự phục vụ có tính bình đẳng với mọi người, vừa phải chú ý đến đối tượng cá biệt.

1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh nhà hàng
a. Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn
㉼ Vai trò :
Hoạt động kinh doanh khách sạn là thể thống nhất gồm ba dịch vụ: ăn uống, lưu trú, bổ sung.
Tạo điều kiện ăn uống thuận lợi cho khách hơn
Ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại khách sạn và thanh danh uy tín
Góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn, do tỉ trọng doanh thu của dịch vụ này cao
㉼ Ý nghĩa
Tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách đến với khách sạn, kéo dài thời gian lưu trú của khách sạn, khai thác triệt để khả năng thanh toán của khách. Là một trong những yếu tố để xem xét và đánh giá cấp hạng của khách sạn.
Riêng các món ăn nóng như trứng aflet, phở thì có đầu bếp đứng phía sau phục vụ.
- Cách đặt bàn cho tiệc buffet chỉ cần dao, nĩa đã được đặt trước.
- Khi khách ăn xong thì nhân viên thu dọn các công cụ có trên bàn và chuẩn bị setuo lại bàn ghế.
- Ưu điểm của cách phục vụ này là thức ăn được trình bày hấp dẫn, phục vụ được nhiều khách nhanh nhất mà không cần nhiều người phục vụ. Tuy nhiên, khách được nhân ít sự quan tâm hơn.

* Phục vụ khách ăn bữa chọn món (à la carte)
Quy trách phục vụ khách ăn theo kiểu à lacarte
- Chào khách mời khách ngồi
- Đem thực đơn, nước, món ăn ra mời khách
- Tiếp nhận yêu cầu của khách, chuyển phiếu yêu cầu món ăn xuống nhà bếp, nhân viên nhà hàng pha chế nước uống cho khách.
- Phục vụ khách ăn nếu có yêu cầu gì thêm.
- Trong nhà hàng, món ăn buổi sáng được tính vào giá tiền thuê phòng nên khách lưu trú tại khách sạn đến ăn không phải trả thêm.

Nhận xét:
- Với vốn kiến thức về lý thuyết được học tại trường và kinh nghiệm tại khách sạn , em đã thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế.
+ Giống nhau: Giữa lý thuyết và thực tế đều được thực hiện theo một quy trình nhất định.
+ Khác nhau: Lý thuyết dài dòng, ngôn ngữ khái quát, còn thực tế rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể và linh hoạt hơn vì nhu cầu của khách rất khác nhau.

2.7- Quy trình phục vụ thức uống:
2.7.1- Phục vụ thức uống không cồn:
Phương pháp chuẩn bị và phục vụ đồ uống không cồn sẽ khác nhau tùy thuộc vào bản thân loại đồ uống. Ví dụ phục vụ trà sẽ khác với phục vụ cà phê. Mỗi nhà hàng phải có chuẩn mực riêng của mình đối với quy trình phục vụ những loại thức uống này.
Phương pháp chuẩn bị và phục vụ đồ uống không cồn sẽ khác nhau tùy thuộc vào bản thân loại đồ uống, ví dụ phục vụ trà sẽ khác với phục vụ cà phê. Mỗi nhà hàng phải có chuẩn mực riêng của mình đối với quy trình phục vụ những loại thức uống này.
Phục vụ trà:
Trà là một thứ đồ uống rất thông dụng và được dùng ở khắp châu Á dưới hai hình thức “Trà kiểu phương Tây” và “Trà địa phương”. Việc pha trà phục vụ 2 loại đồ uống này khác nhau. Hầu hết trà được dùng là các loại trà đã được pha chế và trà phổ biến nhất Việt Nam.
Trà lipton
Trà Eurl Cerey
Trà nhài
Trà bạc hà
Trà thảo mộc
+ Pha trà: Đảm bảo các đồ dùng sử dụng sạch sẽ hoàn toàn
Bình pha trà được làm nóng trước khi đổ trà vào sao cho nước sôi giữ được độ nóng tối đa khi đổ vào bình trà.
Ước lượng trà khô để pha chế
Dùng nước mới đun sôi, rót nước vào ấm lên trên những cành trà khô.
Ủ trong 3-4 phút để đạt được độ đặc tối đa.
+ Những công cụ cần thiết khi pha trà: Khay đựng nước, khăn trải bàn, ấm trà, bình nước nóng, bình sữa lạnh, chanh thái lát mỏng, xô đựng nước thừa, bộ lọc trà, quá đựng ấm, bình nước nóng, hộp đường, cái kẹp, tách và đĩa trà, thìa uống trà.

Phục vụ cà phê:
Văn hóa cà phê đang phát triển ở Việt Nam. Cà phê là một loại đồ uống phổ biến nhất với khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cũng như cư dân địa phương và được dùng trong bữa sáng, bữa trưa và tối.
+ Pha cà phê: Sử dụng cà phê tang hay pha cà phê truyền thống
Dùng cà phê mới rang và đã xay thành bột
Dùng loại bột cà phê đúng với máy đang dùng
Đảm bảo rằng tất cả đồ dùng đều sạch sẽ trước khi dùng.
Đổ một lượng cà phê nhất định vào nước 8-10g một gốc, một cốc cà phê chuẩn dung tích 1 lít yêu cầu 100g cà phê chế thêm nước sôi vào cà phê.
Kiểm soát nhiệt độ vì đun sôi sẽ làm hỏng cà phê, kết quả là cà phê có vị đắng.
Lọc và phục vụ.
Lần lượt cho thêm sữa hay kem.
Cà phê phải được phục vụ nóng và không bao giờ để nguội.

Phục vụ trà và cà phê:
- Một tách, một đĩa lót và một thìa đặt trước mặt khách hàng, quai cốc được đặt về phía bên tay phải của khách hàng và thìa đặt chéo góc.
- Đặt ấm trà hay cà phê, ấm nước nóng, sữa kem hay chanh thái lát đường trắng hay lấy lên một khay đựng và được đặt bên tay trái của người phục vụ.
- Trà hay cà phê sau đó được rót từ phía bên phải của khách và cách miệng cốc khoảng 1cm.
- Nếu khách yêu cầu thì sữa cùng được rót bằng cách tương tự.
- Ấm trà và cà phê đặt lên trên bàn, phía bên phải của chủ tiệc.

+ Khi pha ấm trà và cà phê, cần chú ýđến các địa điểm sau:
Thực hiện đúng các thủ tục pha trà và cà phê.
Ấm pha phải luôn luôn nóng.
Nhiệt độ của nước phải sôi
Đủ thời gian để trà ngấm.

Phục vụ nước uống:
+ Các loại nước có gas và có hương vị được phục vụ theo cách riêng của nó. Lạnh hay có đá, chúng có thể phục vụ bằng nhiều loại cốc, ví dụ: loại cốc dài Slim Sim, Zombie hay là cốctai tùy thuộc các quy định của nhà hàng. Chúng cũng được dùng để pha lẫn với các loại đồ uóng khác như rượu mạnh và nước gừng, rượu Gin với nước khoáng, rượu Vodho với Zup, rượu Run với Coca cola.
+ Các loại nước suối thiên nhiên và nước khoáng: Các loại nước này thường được dùng để phục vụ lạnh, xấp xỉ 7-10oC, không được dùng với đá trừ khi có yêu cầu.
Phục vụ nước ép:
+ Phục vụ tại quầy bar: Một lượng nước ép quả được rót vào cốc cao hay cốc bia có chân ngắn dung tích 330ml, có cả đá, cốc nước bày có thể được pha đầy hay bằng nước đá hay nước sô đa, vành cốc phải được trang trí bằng hoa quả và có ống hút.
+ Các loại nước quả ép thường được phục vụ cho khách tại bar và tại tiền sảnh.
Nước cà chua: Phải được phục vụ lạnh trong một ly nhỏ, có dung tich 14,2cl, đặt trên đĩa có khăn lót, một cái thìa trà nước sốt Warcester phải được khuấy đều, hớt bỏ ngọn, đặt lên một cái đĩa kê và mời khách. Ly nước cần có một lát chanh mỏng đặt ở miệng cốc để trang trí thêm.
Nước quả tươi: Tại khách sạn, nước quả tươi chủ yếu được dùng để phục vụ buffet sáng và welcomedrink.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nguyen1508

New Member

Download miễn phí Đề tài Nâng cao quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn Tam Kỳ





MỤC LỤC



A. Lời mở đầu

B. Nội Dung

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm và phân loại nhà hàng

1.1.1 Khái niệm khách sạn

1.1.2 Khái niệm nhà hàng

1.1.3 Khái niệm kinh doanh ăn uống

1.1.4 Phân loại nhà hàng

1.2 Đặc điểm và ý nghĩa chức năng

1.2.1 Đặc điểm

a. Đặc điểm về kinh doanh

b. Đặc điểm về lao động

c. Đặc điểm về kiến thức và trang trí nội thất

1.2.2 Ý nghĩa của hoạt độngkinh doanh nhà hàng

a. Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn

b. Đối với ngành du lịch

1.2.3 Chức năng của hoạt động kinh doanh nhà hàng

1.3 Yêu cầu đối với nhân viên

1.4 Thực đơn và cách xây dựng thực đơn

1.5 Khái niệm và phân loại các loại tiệc

1.6 Quy trình phục vụ ăn uống

1.6.1 Khái niệm

1.6.2 Các bước phục vụ thức ăn đồ uống


Phần 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ ĂN UỐNG TẠII NHÀ HÀNG TAM KỲ

2.1 Giới thiệu về Khách sạn Tam Kỳ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Khachs ạn Tam Kỳ

2.2 Sơ đồ tổ chức và bộmáy của Khách sạn Tam Kỳ

2.3 Sơ đồ và bộ máy tổ chức của Nhà hàng Tam Kỳ

2.4 Hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian qua

2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.4.2 Tình hình khách đến với khách sạn

2.5 Hoạt động kinh doanh của Nhà hàng khách sạn trong thời gian qua

2.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận nhà hàng

2.5.2 Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận

2.5.3 Quy mô của nhà hàng Tam Kỳ

a. Lực lượng lao động tại nhà hàng Tam Kỳ

b. Quy mô nhà hàng Tam Kỳ

2.6 Thực trạng và quy trình phục vụ ăn uống tại Nhà hàng khách sạn Tam Kỳ

2.6.1 Các bước phục vụ thức ăn

2.6.2 Phục vụ ăn trưa theo kiểu Âu

2.6.3 Phục vụ ăn tối theo kiểu Á

2.6.4 Phục vụ ăn tự chọn

2.7 Phục vụ quy trình thức uống

2.8 Phong cách phục vụ tại Nhà hàng Tam Kỳ


Phần 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUY TRÌNH PHỤC VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TAM KỲ


3.1 Thuận lợi và khó khăn tại Nhà hàng Khách sạn Tam Kỳ

3.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

3.2 Những giải pháp

3.2.1 Giải pháp và nâng cao quy trình phục vụ ăn uống

3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong nhà hàng

3.2.3 Cải thiện điều kiện cho nhân viên nhà hàng

3.2.4 Giải pháp tăng cường quảng cáo và tập trung nghiên cứu thị trường

3.2.5 Khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của khách

3.2.6 Biện pháp giữ vững nguồn khách truyền thống và khai thác khách tiềm năng

3.2.7 Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của khách

3.2.8 Đa dạng hóa thực đơn


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ










/tai-lieu/de-tai-nang-cao-quy-trinh-phuc-vu-an-uong-tai-nha-hang-khach-san-tam-ky-88108/


Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ểm kê hàng quý, các đồ dùng để ăn uống, làm tốt công tác xin mua, xin lãnh bổ sung.
Nhân viên pha chế: Phải đảm bảo được kinh nghiệm pha chế được các loại đồ uống mà khách yêu cầu có trong thực đơn.
Tích cực giới thiệu các loại đồ uống cho khách để đẩy mạnh kinh doanh đồ uống,tăng thêm thu nhập cho nhà hàng.
Làm tốt công tác phục vụ đồ uống khi có tiệc lớn hay có yêu cầu đặc biệt của khách.
+ Nhân viên thanh toán: Có nhiệm vụ ghi lại tất cả hàng hóa đã nhập và dã dùng hàng ngày.
- Có trách nhiệm thanh toán tiền cho khách, đảm bảo được chính xác không có sai lệch trong tính toán.
- Thường xuyên nắm bắt được tình hình ứ đọng và thực phẩm quá hạn, tránh mua bừa bãi gây lãng phí.
Tổ chức lao động trong ngày:
Ca 1: Từ 6h00 – 14h00
Ca 2: Từ 14h00 – 22h00
Ca 3: Từ 22h00 – 6h00
* Mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong khách sạn Tam Kỳ:
Nhân viên nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách. Chính vì vậy, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận khác trong khách sạn.
Mối quan hệ giữa nhân viên nhà hàng với bộ phận bếp: Tích cực giới thiệu những món ăn nhà bếp chế biến với khách, phản ánh yêu cầu đặc biệt của khách, ghi vào phiếu gọi món gửi nhà bếp.
Mối quan hệ giữa nhân viên nhà hàng vơi bộ phận lễ tân: Phối hợp với bộ phận lễ tân đế nắm bắt được số lượng khách ăn tại khách sạn để chuẩn bị tốt việc phục vụ, gởi cho bộ phận lễ tân tất cả các biênlai đặt bữa của khách.
Mối quan hệ giữa nhân viên nhà hàng với bộ phận buồng: Phối hợp với bộ phận buồng trong việc phục vụ ăn tại phòng và làm công việc thu dọn khi khách ăn xong.
Ngoài ra, nhân viên nhà hàng còn có quan hệ với các bộ phân khác như: bộ phận kế toán tài chính, giặt là, bảo trì, bảo dưỡng ...
Nhận xét: Nhà hàng là một bộ phận của khách sạn, nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ phận nhà hàng cũng rất quy mô và cụ thể.
2.4- Hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong thời gian qua:
2.4.1- Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: 1.000đ
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ phát triển (%)
2007/2006
2008/2007
CL
%
CL
%
Doanh thu lưu trú
890.000
1.053.750
1.269.511
163.150
118,31
215.761
120,47
Doanh thu ăn uống
295.300
376.500
484.755
81.200
127,49
168.255
128,75
Doanh thu khác
41.500
44.750
51.234
3.250
107,83
6.484
114,48
Tổng cộng
1.226.800
1.475.000
1.805.500
247.600
120,17
330.500
122,6
(Nguồn: Khách sạn Tam Kỳ)
Nhận xét:
- Cơ cấu doanh thu của khách sạn gồm có: Doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống, doanh thu của các hoạt động khác.
- Nhìn vào bảng, ta thấy doanh thu từ bộ phận lưu trú luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Cụ thể:
Năm 2006, doanh thu lưu trú là 890.600.000 trong đó tổng doanh thu của khách sạn là: 1.227.400.000, chiếm 72,5%.
Năm 2007, doanh thu lưu trú là 1.053.750.000 đồng,chiếm 71,5% tổng doanh thu.
Sở dĩ doanh thu từ việc kinh doanh lưu trú trong ba năm gần đây không có sự tăng lên mà còn giảm so với tỏng doanh thu của khách sạn là do trong năm 2007, dịch bệnh lây lan rộng rãi khiến cho nhu cầu du lịch và đi lại của khách hàng bị hạn chế, do đó doanh thu lưu trú trong năm này cũng không cao. Năm 2008, doanh thu lưu trú chiếm 70,4% tương đương với số tiền: 1.269.511.000đ. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế thế giới và cũng là lý do khiến cho ngành du lịch khách sạn không tăng trưởng cụ thể là lĩnh vực kinh doanh lưu trú.
- Qua bảng số liệu, ta thấy lưu trú là loại hình kinh doanh cơ bản của khách sạn, luôn là lĩnh vực kinh doanh đem lại doanh thu cao nhất cho khách sạn. Sau khách sạn lưu trú doanh thu từ việc kinh doanh nhà hàng cũng chiếm tỉ lệ quan trọng, cụ thể:
Năm 2006, số tiền thu được từ việc kinh doanh ăn uống là 295.300.000đ, chiếm 24% tổng doanh thu của khách sạn.
Năm 2007, doanh thu ăn uống chiếm 25,5% tổng doanh thu của khách sạn với số tiền: 376.500.000đ, tăng 81.200.000đ so với năm 2006
Năm 2008, số tiền thu được từ việc kinh doanh ăn uống là: 484.755.000đ, chiếm 26,8% so với tổng doanh thu của khách sạn. So với năm 2007, có sự tăng lên với số tiền là: 108.255.000đ.
- Doanh thu ăn uống qua ba năm thấy có sự tăng lên đó là một điều đáng mừng.
- Doanh thu từ các hoạt động khác chiếm tỉ lệ không cao nhưng không thể thiếu trong việc kinh doanh khách sạn.
Năm 2006, số tiền thu được từ việc kinh doanh các hoạt động khác là: 41.500.000đ chiếm 3,5% sovới tổng doanh thu của khách sạn.
Năm 2007, doanh thu từ các hoạt động khác chiếm 3% so với tổng doanh thu của khách sạn với số tiền là: 44.750.000đ
Năm 2008, chiếm 2,8% tổng doanh thu của khách sạn.
Doanh thu trong năm 2007 và 2008 về việc kinh doanh các hoạt động khác có sự giảm sút vì đối tượng chủ yếu sử dụng các dịch vụ bổ sung này là khách lưu trú tại khách sạn mà trong hai năm qua lượng khách lưu trú giảm sẽ kéo theo việc sử dụng các dịch vụ bổ sung giảm.
2.4.2- Tình hình nguồn khách chủ yếu tại khách sạn Tam Kỳ:
Bảng: Tình hình khách đến khách sạn 3 năm qua
ĐVT: Lượt người
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ (%)
2007/2006
2008/2007
Tổng lượt khách
7.145
7.975
8.325
11,61
4,38
Khách quốc tế
1.315
1.805
2.040
37,26
13,01
Khách nội địa
5.830
6.170
6.285
5,83
1,86
(Nguồn: Khách sạn Tam Kỳ)
Nhận xét:
- Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn khách đến với khách sạn chủ yếu là khách nội địa.
- Năm 2006, tổng lượt khách là 7.145 lượt người trong đó khách nội địa chiếm 81,6% và khách quốc tế chiếm 18,4%
- Năm 2007, tổng lượt khách là 7.975 trong đó khách nội địa chiếm 74,1% và khách quốc tế chiếm 25,9%.
- Năm 2008, tổng lượt khách là 8.325 trong đó khách nội địa chiếm 75,5%, khách quốc tế chiếm 24,5%
Như vậy, ta thấy tổng lượt khách đều tăng qua các năm. Lượng khách nội địa chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, khách quốc tế cũng có sự tăng trưởng.
2.5- Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng Tam Kỳ trong thời gian qua
2.5.1- Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận:
ĐVT: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chênh lệch
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
07/06
08/07
Tổng DT
295.300
100
376.500
100
484.755
100
81.200
108.255
Chi phí
177.180
60
200.000
53
300.500
62
22.820
100.500
Lợi nhuận
118.120
40
176.500
47
184.255
38
58.380
7.755
(Nguồn: Khách sạn Tam Kỳ)
Nhận xét: Kinh doanh nhà hàng cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh đem lại doanh thu cao cho khách sạn, cụ thể.
- Tổng doanh thu của nhà hàng qua ba năm đều tăng dần lên với mức độ tăng trưởng là: năm 2006 tổng thu là 295.300.000đ, đến năm 2007 tổng doanh thu là 376.500.000đ, tăng so với năm 2006 số tiền là: 81.200.000đ. Năm 2008, tổng doanh của việc kinh doanh nhà hàng là: 484.755.000đ, cao hơn 2007: 108.255.000đ.
- Doanh thu của nhà hàng tăng lên vì lượng khách đến khách sạn ngày càng nhiều hơn và quy trình phục vụ tại nhà hàng cũng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
- Chi phí của nhà hàng bỏ ra trong năm 2006 là: 177.180.000đ, chiếm 60% tổng doanh thu của khách sạn. Năm 2007 chi phí chiếm 53% tổng doanh thu với số tiền là: 200.000.000đ, năm 2008, chi phí chiếm 62% tổng doanh thu với số tiền là: 300.500.000đ, tăng so với năm 2007 là: 100.500.000đ.
- Lợi nhuận: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình kinh doanh.
Năm 2006, lợi nhuận thu được là: 118.120.000đ chiếm 40% tổng doanh thu. Năm 2007 lợi nhuận chiếm 47% tổng doanh thu với số tiền là: 176.500đ, tăng so với năm 2006 là: 58.380.000đ. Năm 2008, lợi nhuận chiếm 38% tổng doanh thu với số tiền: 184.255.000đ, vì chi phí trong năm này bỏ ra cao nên lợi nhuận bị thu hẹp lại.
2.5.2- Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận
ĐVT: 1.000đ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
295.300
376.500
484.755
Ghế ngồi hiện có
300
300
300
Lợi nhuận
118.120
176.500
184.255
Tổng lượt khách
7.145
7.975
8.325
Vòng quay ghế ngồi
0,06
0,07
0,8
Doanh thu/ ghế/ năm
984,3
1.255
1.616
Lợi nhuận/ ghế/ năm
394
588
614
(Nguồn: Khách sạn Tam Kỳ)
Tổng lượt khách
Vòng quay ghế ngồi =
Số ghé ngồi hiện có x 365
Tổng doanh thu trong năm
Doanh thu/ ghế/ năm =
Số ghế ngồi hiện có
Tổng lợi nhuận trong năm
Lợi nhuận/ghế/năm =
Số ghế ngồi hiện có
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy được vòng quay ghế ngồi, doanh thu/ghế/năm, lợi nhuận/ ghế/năm đều tăng qua các năm. Do lượng khách đến với KS ngày càng đông vì vậy muốn doanh thu,lợi nhuận tăng thì nên tăng cường quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách và phải phát huy hết tay nghề và sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên.
2.5.3- Quy mô nhà hàng:
a- Lực lượng lao động tại nhà hàng:
Bảng: Cơ cấu trình độ lao động của nhân viên
STT
Tên bộ phận
Số lượng
Đại học, Cao đẳng
Trung cấp
Phổ thông
SL
%
SL
%
SL
%
1
Giám đốc
1
1
3,8
2
Quản lý
1
1
3,8
1
3,8
3
Tổ trưởng
3
1
3,8
2
7,7
4
Nhân viên
21
1
3,8
19
73,1
1
3,8
(Nguồn: Khách sạn Tam Kỳ)
Đội ngũ nhân viên trong nhà hàng là lao động trực tiếp luôn phải tiếp xúc với khách. Với tổng số 26 nhân viên nhưng đa phần các anh chị đã được đào tạo chuyên môn cụ thể là có 4 người có bằng đại học, chiếm 15%. 21 n...
.

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
H Biện pháp hoàn thiện và nâng cao quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng, khách sạn du lịch công đoàn Thanh Bình Luận văn Kinh tế 2
C Các biện pháp nâng cao quy trình đón tiếp và phục vụ khách trong thời gian lưu trú của bộ phận lễ tân tại khách sạn Vĩnh Khánh Luận văn Kinh tế 3
A Nâng cao quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng của khách sạn Hoài Thành Luận văn Kinh tế 2
B Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao quy trình phục vụ của bộ phận buồng tại khách sạn Thu Bồn Luận văn Kinh tế 0
T Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị ở Tổng công ty DKVN Luận văn Kinh tế 0
N nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy Luận văn Kinh tế 0
N mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia Luận văn Kinh tế 0
H mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Agribank Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top