dieuanh1996
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là bộ phận không thể thiếu trong họat động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung và tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủ đạo để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu vốn sản xuất của các ngành rất lớn thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Đầu tư bao gồm rất nhiều bộ phận: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài. Trong đầu tư nội địa bao gồm: đầu tư từ NSNN, đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,… Đầu tư nước ngoài như là ODA,FDI,…
Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa nhiều vào đầu tư, và qua số liệu thống kê, Việt Nam đang dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước. Mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư, nhất là dựa trên FDI tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là khi FDI sụt giảm. Vì thế cần nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, bên cạnh việc khuyến khích luồng vốn đầu tư tư nhân để đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng.
Đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực cần cho quốc tế, dân sinh mà cơ chế thị trường ít phát huy tác dụng hay tư nhân không đủ sức, ít quan tâm vì rủi ro và lợi nhuận thấp. Nhưng nếu nguồn tài lực không được quản lý, sử dụng hiệu quả thì không đạt được mục đích mong muốn, còn có thể là nguyên nhân làm đất nước lâm cảnh nợ nần. Trước tầm quan trọng của đầu tư từ NSNN, em xin được nghiên cứu và phân tích những tác động của vốn đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng.
CHƯƠNG I- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN
I- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1- Vốn sản xuất:
Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Ở giác độ vĩ mô, vốn sản xuất luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật, phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Khi đánh giá tài sản được tích lũy lại và chỉ tính đối với các loại tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xúât và dịch vụ.
2- Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hay gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Vốn đầu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sữa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sữa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn sữa chữa lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đâù tư cơ bản là nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng.
II- NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ:
Vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiệm của dân cư, chính phủ, và tiết kiệm của các công ty. Ngoài ra, vốn đầu tư cũng được huy động từ các khoản viện trợ, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Như vậy có thể chia nguồn hình thành vốn đầu tư thành nguồn vốn nội địa và nguồn vốn nước ngoài.
1- Nguồn vốn đầu tư trong nước:
a- Tiết kiệm của chính phủ (Sg):
Tiết kiệm của chính phủ, theo tính chất sở hữu bao gồm tiết kiệm từ NSNN (Sg.h) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sg.c). Theo tổ chức kinh tế thì tiết kiệm của các công ty Nhà nước và tiết kiệm của các công ty tư nhân được kết hợp chung là tiết kiệm của các công ty. Do vậy trong phạm vi xem xét ở đây, tiết kiệm cuả chính phủ được giới hạn trong phạm vi tiết kiệm của Ngân sách Nhà nước. Về nguyên tắc, tiết kiệm được tính bằng cách lấy tổng số thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu.
Tức là: Sg = = ∑thu Ngân sách - ∑ chi Ngân sách
Nhưng đối với chính phủ, đặc biệt là chính phủ của các nước đang phát triển, chi cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng, do vậy tình trạng phổ biến là bội chi Ngân sách, nhưng đầu tư vẫn được coi là một nội dung chi tiêu quan trọng. Các khoản chi của chính phủ qua NSNN bao gồm:
Chi mua hang hóa và dịch vụ
Chi các khoản trợ cấp
Chi trả lãi suất và các khoản vay
Thu Ngân sách chủ yếu là thuế và một phần các khoản lệ phí.
b- Tiết kiệm của các công ty (Sc):
Tiết kiệm của các công ty được xác định trên cơ sở doanh thu của công ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu của công ty là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hang hóa hay các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. Tổng doanh thu được kí hiệu là TR.
Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: trả tiền công, trả tiền thuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh.
Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi nhuận của công ty trước thuế:
TR – TC = Pr trước thuế
Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ còn lại lợi nhuận sau thuế :
Pr trước thuế - Td.e = Pr sau thuế
Đối với các công ty cổ phần thì Pr sau thuế còn phải chia cho các cổ đông:
Pr sau thuế - Pr cổ đông = Prđể lại công ty (Pr không chia)
Lợi nhuận để lại công ty (hay còn gọi là lợi nhuận không chia) chính là tiết kiệm của công ty, nhưng vốn đầu tư của công ty còn sử dụng cả quỹ khấu hao nên:
Ic = Dp + Prkhông chia
Trong đó: Ic là đầu tư của công ty
Dp là khấu hao
c- Tiết kiệm của dân cư (Sh):
Tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng (ID) và các khoản thu khác.
Thu nhập có thể sử dụng được tính bằng công thức:
DI = NI – Td + Su
Trong đó : NI là thu nhập quốc dân sản xuất
Td là thuế thu nhập (bao gồm cả thuế thu nhập của công ty và thuế thu nhập của dân cư: Td = Td.e + Td.h)
Su là các khoản trợ cấp của chính phủ
Các khoản thu nhập khác có thể từ rất nhiều nguồn như được viện trợ, thừa kế, bán tài sản, trúng xổ số, thậm chí là các khoản đi vay…
Các khoản chi tiêu của hộ gia đình gồm có:
- Các khoản chi mua hang hóa và dịch vụ
- Chi trả lãi suất các khoản tiền vay
2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
a- Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nứơc đang phát triển nhằm thúc đâỷ sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
Ngày nay nguồn vốn ODA không chỉ từ các nước OECD mặc dù các nước này vẫn chiếm đại bộ phận (85%), ngoài ra còn từ Nga và các nước Đông Âu (10%) và các nước Ả rập có dầu mỏ (5%), ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hay đa phương. Viện trợ đa phương thông qua các tổ chức quốc tế. Ví dụ như: Các tổ chức Liên hợp quốc (UNDP, UNICFF, UNESCO,…); IMF, WB, ADB, OPEC. Viện trợ đa phương thường chiếm 20% trong tổng nguồn vốn ODA, còn lại là viện trợ song phương. Nội dung viện trợ ODA bao gồm:
Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25% tổng vốn ODA
Hợp tác kĩ thuật
Cho vay ưu đãi
b- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nứơc ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển.
III- VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
Mô hình Harrod – Domar:
Mô hình được xuất phát từ tư tưởng của Keynes ở trên, nó được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi ở các nước đang phát triển, hiện tại vẫn là một mô hình được các nhà kinh tế đương đại dùng để xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu về vốn và tăng trưởng.
Nếu gọi đầu ra trong một đơn vị thời gian là GDPt, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g thì:
g =
Nếu gọi s là tỷ lệ tích lũy GDP và mức tích lũy St thì:
Do tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), nên : s =
Đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It = Kt+n.
Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra ta có:
* Về công tác quy hoạch: Cần đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch ngành và lãnh thổ, tăng cường giám sát, nghiệm thu chất lượng của khâu này, thực hiện quy hoạch đi trước một bước, kiên quyết loại trừ những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch hay chưa rõ ràng về quy hoạch.
* Về công tác kế hoạch hoá: Cần tổng kết, đánh giá và cải tiến cơ bản phương pháp lập kế hoạch, phân bổ vốn và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng:
- Để tránh thi công kéo dài, đảm bảo đầu tư tập trung dứt điểm thì chỉ ghi vào kế hoạch năm những dự án đã thực sự hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và một số khâu quan trọng nhất trong chuẩn bị thực hiện đầu tư, bao gồm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đấu thầu, nhằm giải ngân nhanh, tránh tình trạng vốn chờ công trình.
- Trong việc bố trí vốn đầu tư: Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, kếo dài, cần kiên quyết thực hiện nguyên tắc mở rộng phân cấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của các cấp trên chủ đầu tư trong việc phân bổ đầu tư. Nhà nước chỉ kiểm tra, khống chế những quy định chung như dự án nhóm C không quá 2 năm.
- Về cách cấp phát vốn đầu tư tránh tình trạng ứ đọng vốn đầu tư ở hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần nghiên cứu áp dụng đại trà việc chuyển hình thức cấp phát từ “lệnh chi” sang hình thức “hạn mức”.
- Đối với dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cần dứt điểm khâu quyết toán và thẩm tra quyết toán. Lực lượng chính để đảm nhận việc này là các công ty kiểm toán độc lập. Các công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và kết quả thẩm tra quyết toán. Ngành tài chính có chức năng kiểm tra. Bên cạnh đó cần quy định chế tài đối với chủ đầu tư khi quyết toán chậm so với quy định.
- Về mặt tổ chức bộ máy: Cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục xét duyệt rườm rà, tránh chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan trong một bộ, tăng cường kiểm tra và đề cao trách nhiệm trong từng khâu công việc quản lý.
* Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới hoàn thiện chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh, bổ sung các quy định không còn phù hợp hay thiếu minh bạch, rõ ràng. Ban hành mới các luật để điều chỉnh, lành mạnh hoá nền kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế
KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước hiện còn đóng một vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế. chúng ta đã phân tích được ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy tác động trực tiếp tới nền kinh tế chưa nhiều song nó có tác dụng kích thích tới các nhân tố khác, tạo hành lang cho các thành phần kinh tế khác hoạt động thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình kinh tế phát triển
2- Giáo trình kế hoạch hóa phát triển
3- Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội năm 2006 – 2010
4- Webside bộ kế hoạch đầu tư
5- Webside tổng cục thống kê
6- Qui hoạch chiến lược phát triển ngành.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN 2
I- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 2
1- Vốn sản xuất 2
2- Vốn đầu tư 2
II- NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ: 2
1- Nguồn vốn đầu tư trong nước: 3
2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 5
III- VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 6
IV- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: 7
1- Vai trò của vốn đầu tư từ NSNN tới cơ sở hạ tầng: 7
2- Vai trò của vốn đầu tư từ NSNN tới nông nghiệp nông thôn: 8
I- THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: 10
1- Tình hình kinh tế Việt Nam: 10
2- Cơ cấu vốn đầu tư ở Việt Nam và tình hình sử dụng: 11
3- Vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam: 14
II - PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM: 17
2 - Vốn đầu tư từ NSNN với tăng trưởng kinh tế: 19
2.1 - Ảnh hưởng cuả vốn đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế: 19
2.2 - Ảnh hưởng của vốn đầu tư từ NSNN tới các lĩnh vực kinh tế: 20
2.3 - Ảnh hưởng của vốn đầu tư từ NSNN tới các nguồn vốn khác: 29
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỦ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN 33
1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước: 33
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam: 35
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là bộ phận không thể thiếu trong họat động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung và tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủ đạo để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu vốn sản xuất của các ngành rất lớn thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Đầu tư bao gồm rất nhiều bộ phận: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài. Trong đầu tư nội địa bao gồm: đầu tư từ NSNN, đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,… Đầu tư nước ngoài như là ODA,FDI,…
Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa nhiều vào đầu tư, và qua số liệu thống kê, Việt Nam đang dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước. Mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư, nhất là dựa trên FDI tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là khi FDI sụt giảm. Vì thế cần nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, bên cạnh việc khuyến khích luồng vốn đầu tư tư nhân để đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng.
Đầu tư nhà nước có vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực cần cho quốc tế, dân sinh mà cơ chế thị trường ít phát huy tác dụng hay tư nhân không đủ sức, ít quan tâm vì rủi ro và lợi nhuận thấp. Nhưng nếu nguồn tài lực không được quản lý, sử dụng hiệu quả thì không đạt được mục đích mong muốn, còn có thể là nguyên nhân làm đất nước lâm cảnh nợ nần. Trước tầm quan trọng của đầu tư từ NSNN, em xin được nghiên cứu và phân tích những tác động của vốn đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng.
CHƯƠNG I- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN
I- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1- Vốn sản xuất:
Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Ở giác độ vĩ mô, vốn sản xuất luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật, phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Khi đánh giá tài sản được tích lũy lại và chỉ tính đối với các loại tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xúât và dịch vụ.
2- Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hay gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Vốn đầu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sữa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sữa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn sữa chữa lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đâù tư cơ bản là nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng.
II- NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ:
Vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiệm của dân cư, chính phủ, và tiết kiệm của các công ty. Ngoài ra, vốn đầu tư cũng được huy động từ các khoản viện trợ, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Như vậy có thể chia nguồn hình thành vốn đầu tư thành nguồn vốn nội địa và nguồn vốn nước ngoài.
1- Nguồn vốn đầu tư trong nước:
a- Tiết kiệm của chính phủ (Sg):
Tiết kiệm của chính phủ, theo tính chất sở hữu bao gồm tiết kiệm từ NSNN (Sg.h) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sg.c). Theo tổ chức kinh tế thì tiết kiệm của các công ty Nhà nước và tiết kiệm của các công ty tư nhân được kết hợp chung là tiết kiệm của các công ty. Do vậy trong phạm vi xem xét ở đây, tiết kiệm cuả chính phủ được giới hạn trong phạm vi tiết kiệm của Ngân sách Nhà nước. Về nguyên tắc, tiết kiệm được tính bằng cách lấy tổng số thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu.
Tức là: Sg = = ∑thu Ngân sách - ∑ chi Ngân sách
Nhưng đối với chính phủ, đặc biệt là chính phủ của các nước đang phát triển, chi cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng, do vậy tình trạng phổ biến là bội chi Ngân sách, nhưng đầu tư vẫn được coi là một nội dung chi tiêu quan trọng. Các khoản chi của chính phủ qua NSNN bao gồm:
Chi mua hang hóa và dịch vụ
Chi các khoản trợ cấp
Chi trả lãi suất và các khoản vay
Thu Ngân sách chủ yếu là thuế và một phần các khoản lệ phí.
b- Tiết kiệm của các công ty (Sc):
Tiết kiệm của các công ty được xác định trên cơ sở doanh thu của công ty và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu của công ty là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hang hóa hay các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất. Tổng doanh thu được kí hiệu là TR.
Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: trả tiền công, trả tiền thuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh.
Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi nhuận của công ty trước thuế:
TR – TC = Pr trước thuế
Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế lợi tức sẽ còn lại lợi nhuận sau thuế :
Pr trước thuế - Td.e = Pr sau thuế
Đối với các công ty cổ phần thì Pr sau thuế còn phải chia cho các cổ đông:
Pr sau thuế - Pr cổ đông = Prđể lại công ty (Pr không chia)
Lợi nhuận để lại công ty (hay còn gọi là lợi nhuận không chia) chính là tiết kiệm của công ty, nhưng vốn đầu tư của công ty còn sử dụng cả quỹ khấu hao nên:
Ic = Dp + Prkhông chia
Trong đó: Ic là đầu tư của công ty
Dp là khấu hao
c- Tiết kiệm của dân cư (Sh):
Tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng (ID) và các khoản thu khác.
Thu nhập có thể sử dụng được tính bằng công thức:
DI = NI – Td + Su
Trong đó : NI là thu nhập quốc dân sản xuất
Td là thuế thu nhập (bao gồm cả thuế thu nhập của công ty và thuế thu nhập của dân cư: Td = Td.e + Td.h)
Su là các khoản trợ cấp của chính phủ
Các khoản thu nhập khác có thể từ rất nhiều nguồn như được viện trợ, thừa kế, bán tài sản, trúng xổ số, thậm chí là các khoản đi vay…
Các khoản chi tiêu của hộ gia đình gồm có:
- Các khoản chi mua hang hóa và dịch vụ
- Chi trả lãi suất các khoản tiền vay
2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
a- Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nứơc đang phát triển nhằm thúc đâỷ sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
Ngày nay nguồn vốn ODA không chỉ từ các nước OECD mặc dù các nước này vẫn chiếm đại bộ phận (85%), ngoài ra còn từ Nga và các nước Đông Âu (10%) và các nước Ả rập có dầu mỏ (5%), ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hay đa phương. Viện trợ đa phương thông qua các tổ chức quốc tế. Ví dụ như: Các tổ chức Liên hợp quốc (UNDP, UNICFF, UNESCO,…); IMF, WB, ADB, OPEC. Viện trợ đa phương thường chiếm 20% trong tổng nguồn vốn ODA, còn lại là viện trợ song phương. Nội dung viện trợ ODA bao gồm:
Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25% tổng vốn ODA
Hợp tác kĩ thuật
Cho vay ưu đãi
b- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nứơc ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Mặt khác vốn FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển.
III- VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
Mô hình Harrod – Domar:
Mô hình được xuất phát từ tư tưởng của Keynes ở trên, nó được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi ở các nước đang phát triển, hiện tại vẫn là một mô hình được các nhà kinh tế đương đại dùng để xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu về vốn và tăng trưởng.
Nếu gọi đầu ra trong một đơn vị thời gian là GDPt, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g thì:
g =
Nếu gọi s là tỷ lệ tích lũy GDP và mức tích lũy St thì:
Do tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), nên : s =
Đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It = Kt+n.
Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra ta có:
* Về công tác quy hoạch: Cần đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch ngành và lãnh thổ, tăng cường giám sát, nghiệm thu chất lượng của khâu này, thực hiện quy hoạch đi trước một bước, kiên quyết loại trừ những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch hay chưa rõ ràng về quy hoạch.
* Về công tác kế hoạch hoá: Cần tổng kết, đánh giá và cải tiến cơ bản phương pháp lập kế hoạch, phân bổ vốn và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng:
- Để tránh thi công kéo dài, đảm bảo đầu tư tập trung dứt điểm thì chỉ ghi vào kế hoạch năm những dự án đã thực sự hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và một số khâu quan trọng nhất trong chuẩn bị thực hiện đầu tư, bao gồm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đấu thầu, nhằm giải ngân nhanh, tránh tình trạng vốn chờ công trình.
- Trong việc bố trí vốn đầu tư: Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, kếo dài, cần kiên quyết thực hiện nguyên tắc mở rộng phân cấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của các cấp trên chủ đầu tư trong việc phân bổ đầu tư. Nhà nước chỉ kiểm tra, khống chế những quy định chung như dự án nhóm C không quá 2 năm.
- Về cách cấp phát vốn đầu tư tránh tình trạng ứ đọng vốn đầu tư ở hệ thống Kho bạc Nhà nước, cần nghiên cứu áp dụng đại trà việc chuyển hình thức cấp phát từ “lệnh chi” sang hình thức “hạn mức”.
- Đối với dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cần dứt điểm khâu quyết toán và thẩm tra quyết toán. Lực lượng chính để đảm nhận việc này là các công ty kiểm toán độc lập. Các công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và kết quả thẩm tra quyết toán. Ngành tài chính có chức năng kiểm tra. Bên cạnh đó cần quy định chế tài đối với chủ đầu tư khi quyết toán chậm so với quy định.
- Về mặt tổ chức bộ máy: Cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục xét duyệt rườm rà, tránh chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan trong một bộ, tăng cường kiểm tra và đề cao trách nhiệm trong từng khâu công việc quản lý.
* Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới hoàn thiện chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh, bổ sung các quy định không còn phù hợp hay thiếu minh bạch, rõ ràng. Ban hành mới các luật để điều chỉnh, lành mạnh hoá nền kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế
KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước hiện còn đóng một vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế. chúng ta đã phân tích được ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tới quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy tác động trực tiếp tới nền kinh tế chưa nhiều song nó có tác dụng kích thích tới các nhân tố khác, tạo hành lang cho các thành phần kinh tế khác hoạt động thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình kinh tế phát triển
2- Giáo trình kế hoạch hóa phát triển
3- Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội năm 2006 – 2010
4- Webside bộ kế hoạch đầu tư
5- Webside tổng cục thống kê
6- Qui hoạch chiến lược phát triển ngành.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN 2
I- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 2
1- Vốn sản xuất 2
2- Vốn đầu tư 2
II- NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ: 2
1- Nguồn vốn đầu tư trong nước: 3
2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 5
III- VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 6
IV- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: 7
1- Vai trò của vốn đầu tư từ NSNN tới cơ sở hạ tầng: 7
2- Vai trò của vốn đầu tư từ NSNN tới nông nghiệp nông thôn: 8
I- THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: 10
1- Tình hình kinh tế Việt Nam: 10
2- Cơ cấu vốn đầu tư ở Việt Nam và tình hình sử dụng: 11
3- Vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam: 14
II - PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM: 17
2 - Vốn đầu tư từ NSNN với tăng trưởng kinh tế: 19
2.1 - Ảnh hưởng cuả vốn đầu tư từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế: 19
2.2 - Ảnh hưởng của vốn đầu tư từ NSNN tới các lĩnh vực kinh tế: 20
2.3 - Ảnh hưởng của vốn đầu tư từ NSNN tới các nguồn vốn khác: 29
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỦ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN 33
1. Những tồn tại trong đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước: 33
2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tại Việt Nam: 35
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: