hai_yen140488

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẮC NINH 3
1.1 Tỉnh Bắc Ninh và mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 3
1.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh 3
1.1.2 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 4
1.1.3 Các điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5
1.1.3.1 Vốn sản xuất 5
1.1.3.2 Khoa học – công nghệ 6
1.1.3.3 Lao động 7
1.1.3.4 Tài nguyên thiên nhiên 8
1.1.3.5 Thể chế chính sách và năng lực quản lý của Nhà nước 9
1.2 Sự cần thiết nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2015 9
1.2.1 Sơ bộ về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 9
1.2.1.1 Khái niệm 9
1.2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.2.1.3 Phân loại 11
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh 12
1.2.2.1 FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế 12
1.2.2.2 FDI là một kênh chuyển giao công nghệ 14
1.2.2.3 FDI nâng cao hiệu quả tăng trưởng 16
1.2.2.4 Các vai trò khác 18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2006-2011 20
2.1 Lịch sử thu hút FDI ở tỉnh Bắc Ninh 20
2.2 Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011 23
2.2.1 FDI bổ sung vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh 23
2.2.2 FDI là kênh chuyển giao công nghệ 25
2.2.3 FDI đóng góp nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế 30
2.2.3.1 Khu vực có vốn FDI đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh 30
2.2.3.2 Khu vực có vốn FDI đóng góp vào quá trình chuyển dịch giá trị sản xuất của tỉnh 31
2.2.3.3 Khu vực FDI đóng góp vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 34
2.2.3.4 Khu vực FDI đóng góp vào sự phát triển của hoạt động dịch vụ 35
2.2.4 Vai trò giải quyết việc làm và đóng góp vào NSNN của khu vực FDI 36
2.2.4.1 Khu vực FDI đóng góp vào quá trình giải quyết việc làm 36
2.2.4.2 Khu vực FDI đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của tỉnh 38
2.2.5 Đánh giá chung về hiệu quả của khu vực FDI 40
2.3 Kết luận 44
2.3.1 Ưu điểm 44
2.3.2 Hạn chế 45
2.3.3 Nguyên nhân 47
CHƯƠNG III: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015 49
3.1 Định hướng nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh 49
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 49
3.1.2 Một số chỉ tiêu thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 49
3.2 Giải pháp nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh 50
3.2.1 Hoàn thiện chiến lược thu hút FDI cho tỉnh Bắc Ninh 50
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 52
3.2.3 Tăng cường quản lý Nhà nước tại địa phương đối với hoạt động FDI 52
3.2.4 Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài 53
3.2.5 Nhóm giải pháp quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng 54
3.2.6 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 56
KẾT LUẬN 58
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Trang
DANH M ỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Số dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 20
Bảng 2 : Tổng hợp các dự án FDI theo quốc gia đầu tư giai đoạn 2001-2011 21
Bảng 3 : Tổng hợp các dự án FDI theo lĩnh vực đầu tư đến năm 2011 22
Bảng 4 : Số vốn của các dự án FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 23
Bảng 5 : Tổng hợp các dự án FDI theo lĩnh vực đầu tư đến năm 2011 26
Bảng 6 : Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh phân theo nhóm ngành giai đoạn 2006-2011...........................................................................................................................33
Bảng 7 : Dân số trong độ tuổi lao động phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2006-2010 36

DANH M ỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Hình ảnh tổng thể khu công nghiệp Hạp Lĩnh Bắc Ninh 27
Hình 2 : Máy móc, trang thiết bị tại nhà máy của công ty Samsung 28
Hình 3: Đóng góp của khu vực FDI trong tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh giai đoạn 2001-2011 31
Hình 4: Đóng góp của khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh giai đoạn 2001 - 2011......................................................................................................32
Hình 5 : Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh giai đoạn 2001-2011.................................................................................................................35
Hình 6: Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiêp FDI giai đoạn 2006-2010...........................................................................................................................37
Hình 7 : Khu chung cư của công nhân nhà máy Samsung ở Yên Phong Bắc Ninh 38
Hình 8: Tỷ trọng nộp ngân sách khu vực FDI trong thu ngân sách toàn tỉnh giai đoạn 2001-2011........................................................................................................39

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCN
:
Cụm công nghiệp
CN
:
Công nghiệp
DN
:
Doanh nghiệp
FDI
:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCNĐT
:
Giấy chứng nhận đầu tư
GDP
:
Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT
:
Giá trị gia tăng
GTSX
:
Giá trị sản xuất
GTXK
:
Giá trị xuất khẩu
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
KCN
:
Khu công nghiệp
KTXH
:
Kinh tế xã hội
NSNN
:
Ngân sách Nhà nước
TNCN
:
Thu nhập cá nhân
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
XTĐT
:
Xúc tiến đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của nhân loại, nó là sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa ba khía cạnh: kinh tế - xã hội – môi trường. Tăng trưởng kinh tế tạo nên những tiền đề vật chất quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình phát triển. Nhận thức rõ điều đó, Việt Nam luôn quan tâm đến tăng trưởng ở cả hai khía cạnh lượng và chất. Và như là một kết quả tất yếu, tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua ở mức tương đối cao và ổn định, ngay cả trong những cuộc khủng hoảng kinh tế.
Với lợi thế về tài nguyên, lao động, sự ổn định của kinh tế vĩ mô…Việt Nam đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một đòn bẩy nhanh và mạnh cho quá trình tăng trưởng, nó ngày càng khẳng định được những đóng góp cho nền kinh tế nội địa.
Trong những năm qua, Bắc Ninh đã trở thành một ngôi sao sáng trên nền kinh tế nước ta. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô, Bắc Ninh đã thay đổi diện mạo một cách nhanh chóng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị...Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh là sự leo thang của Bắc Ninh trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Chỉ số PCI của Bắc Ninh đứng thứ hai toàn quốc năm 2011). Với lợi thế ở nhiều khía cạnh, tỉnh đã trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem đến cho Bắc Ninh một luồng gió mới, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của tỉnh.
Xuất phát từ sự cần thiết của đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, tui xin chọn đề tài: “ Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Chương này sẽ giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011-2015, đưa ra các điều kiện cơ bản cho quá trình tăng trưởng và lập luận về sự cần thiết phải nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
CHƯƠNG II: Đánh giá vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011. Dựa trên những lập luận cơ bản về vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế đã phân tích trong chương I, chương II sẽ phân tích thực trạng thu hút FDI và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011 dựa trên những số liệu thực tế và thông tin thu thập được. Bên cạnh đó, chương này cũng tìm ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.
CHƯƠNG III: Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. Sau khi phân tích thực trạng và tìm hiểu các nguyên nhân ở chương II, chương này xin đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đến năm

CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH BẮC NINH

1.1 Tỉnh Bắc Ninh và mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
1.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc của nước ta, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc của Việt Nam.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Ước tính năm 2010, dân số Bắc Ninh là 1.035.542 người, chỉ chiếm 1,22% dân số cả nước và đứng thứ 39/61 tỉnh, thành phố.
Bắc Ninh có trình độ dân trí khá cao, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn khá; đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao; đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá, năng động với cơ chế thị trường. Ngoài ra còn có khả năng thu hút được đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao của Hà Nội.
Là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, Bắc Ninh có 62 làng nghề với hơn 200 ngành nghề như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), làng gốm sứ Phù Lãng, làng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê và Đồng Kỵ, làng giấy Phong Khê, tranh vẽ dân gian Đông Hồ, tơ tằm Vọng Nguyệt.... cùng với hệ thống các CCN làng nghề được quy hoạch đã tạo hình ảnh phát triển CN theo hướng hiện đại đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài.
Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam.
Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Tại thời điểm 15/4/2010, Bắc Ninh có 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 12 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 600.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa.
Đặc biệt, Bắc Ninh luôn đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo kết quả công bố ngày 23/2/2012, Bắc Ninh đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, cũng là năm thứ 3 liên tiếp, Bắc Ninh có mặt trong top 10 vị trí cao nhất về chỉ số PCI của cả nước.
1.1.2 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
Theo kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, mục tiêu tổng quát của tỉnh Bắc Ninh là: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp - đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giá trị kinh tế cao, cơ giới hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải cách
Thứ hai : Năng lực của các doanh nghiệp FDI còn hạn chế, trình độ công nghệ chưa cao. Như đã đề cập ở trên, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu là lắp ráp, nhập linh kiện, bán thành phẩm để tạo ra thành phẩm. Chúng ta không được tiếp cận với những khâu quan trọng của quá trình sản xuất linh kiện, không thể học hỏi được các bí quyết, kinh nghiệm vào công nghệ gốc. Ngay cả khi nhà đầu tư chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam thì chúng ta vẫn phải lệ thuộc họ về mặt công nghệ và các yếu tố đầu vào. Doanh nghiệp FDI không chú trọng đổi mới công nghệ, họ chỉ sử dụng những công nghệ mà được công ty mẹ chuyển giao, các sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu là kéo dài chu kì sống cho sản phẩm thế hệ đầu tiên, và hướng xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp.
Thứ ba : Tại một số doanh nghiệp FDI tỷ lệ lao động nội địa còn thấp, ngoài ra, vấn đề quản lý lao động nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại tỉnh còn gặp khó khăn, vẫn còn xảy ra tình trạng lao động người nước ngoài chưa khai báo với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự xã hội, tình trạng tranh chấp quyền lợi giữa công nhân và chủ sử dụng lao động còn tồn tại.
Thứ tư : Nộp ngân sách của khu vực FDI thấp so với khả năng cũng như tình hình sản xuất và kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp. Vẫn còn xảy ra tình trạng trốn thuế của một số doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp công bố lỗ nhưng sau khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thì đã phát hiện thấy nhiều sai sót và đã truy thu thuế, nộp phạt được một số doanh nghiệp.
Thứ năm : Tình trạng lạm dụng nguồn vốn nội địa của các doanh nghiệp FDI, theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp thì các doanh nghiệp hoàn toàn bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực trong đó bao gồm cả tiếp cận với nguồn tín dụng, do đó các doanh nghiệp FDI có quyền vay vốn từ nguồn nội địa.
Thứ sáu : Một vài doanh nghiệp FDI không thực hiện đầy đủ các cam kết bảo vệ môi trường và quyền lợi của người lao động khi tham gia sản xuất và kinh doanh, không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, các quy định đảm bảo an ninh trật tự tại hiện trường dự án .
Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử có sử dụng sóng điện từ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người dân.
Quyền lợi của người lao động ở một vài doanh nghiệp không được đảm bảo: tiền lương còn thấp so với thời gian và công sức của người lao động ở một số doanh nghiệp FDI và đã xảy ra tình trạng đình công, nghỉ việc của công nhân.
Năm 2010: Mức lương trung bình trả cho lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp FDI là 1.786.000 đồng/lao động (so với lương các DN Nhà nước là 2.539.000 đồng/lao động, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 2.427.000 đồng/lao động). Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI bị vắt kiệt sức : Một số nhà máy yêu cầu các công nhân phải đứng và di chuyển thường xuyên, không được ngồi, hay công nhân kể cả công nhân nữ mang thai vẫn phải làm việc ca đêm, vẫn phải đi qua cửa từ…
2.3.3 Nguyên nhân

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
H Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao vai trò kích thích vật chất và kích thích tinh thần đối với người lao động ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
M Vai trò của tiền lương trong nâng cao năng xuất lao động tại Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
A Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top