ngannam_vannhoanh_29148
New Member
Download miễn phí Tiểu luận
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA:
1. Định nghĩa pháp luật 1
2. Định nghĩa về kinh tế thị trường 1
II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1
1. Trước hết, pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu. 1
2. Thứ hai, pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế 2
3. Thứ ba, pháp luật còn là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trường 4
4. Pháp luật góp phần tạo ra điều kiện để giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh từ nền kinh tế thị trường 6
KẾT LUẬN 7
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Đến nay công cuộc này vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và là mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế nước ta. Để thực hiện được mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước cần được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế ngày càng tăng lên và nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA:
1. Định nghĩa pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu định hướng cụ thể.
2. Định nghĩa về kinh tế thị trường
Có thể hiểu kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất để làm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, sản phẩm được phân phối như thế nào… được giải quyết qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều được biểu thị qua mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự tác động của pháp luật đến các hoạt động sản xuất – kinh doanh được thực hiện thông qua một cơ chế phức tạp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh được tiến hành thông qua hoạt động có ý thức của con người và phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan. Pháp luật không đặt ra các quy luật mà chỉ tác động đến hành vi của người kinh doanh, đặt ra các tiêu chuẩn cho con người tuân thủ, chấp hành. Đồng thời pháp luật còn thể hiện yêu cầu của nhà nước đối với các đơn vị kinh tế dưới dạng quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Do vậy, pháp luật đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng giúp nhà nước quản lý kinh tế. Hơn nữa quản lý kinh tế bằng pháp luật là một cách quản lý vô cùng khoa học, vì có tính dự báo nên nó có khả năng (dù không hoàn toàn) theo kịp được sự phát triển của kinh tế nước ta. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế nước ta được thể hiện ở những mặt sau:
1. Trước hết, pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản của công dân và đã được nhiều học giả quan niệm đó là một quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Ở Việt Nam, pháp luật xác định rõ chế độ và hình thức sở hữu, vai trò của từng hình thức cũng như việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Thậm chí quan hệ sở hữu kinh tế đã được đưa vào Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Nếu như theo tinh thần Điều 18 Hiến pháp 1980 là thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì đến Hiến pháp 1992, theo tinh thần của công cuộc đổi mới năm 1986, tại Điều 15 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hinh thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”.
Hiến pháp còn quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hay trong các tổ chức khác. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể. Các quy định trên của Hiến pháp cũng được cụ thể hóa trong bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có rất nhiều chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, sử dụng tư liệu sản xuất theo nhiều cách khác nhau để thu được lợi ích kinh tế, bộ luật dân sự (năm 2005) đã thể hiện quan điểm về sở hữu rộng hơn so với trước. Bộ luật đề cập đến những nội dung pháp lý cơ bản như: Đối tượng của quyền sở hữu là các tài sản có thực, có thể là hữu hình (tiền, hiện vật,…) hay vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ,…) (Điều 163). Hay như Điều 164 quy định về quyền sở hữu: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hay làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165)...Bên cạnh quyền, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ trong một số trường hợp nhất định như trong việc xảy ra những tình trạng cấp thiết, trong việc bảo vệ môi trường, trong việc tôn trọng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội...
Ngoài ra, pháp luật còn quy định khá nhiều biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu, từ các biện pháp dân sự như quyền khiếu kiện đòi lại tài sản hợp pháp; quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, đến các biện pháp hành chính, hình sự...
2. Thứ hai, pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế
Để điều tiết kinh tế, nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất và có tác động lớn nhất. Vai trò này của pháp luật được thể hiện thông qua việc thể chế hóa chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển đất nước trong từng giai đoạn để triển khai thực hiện. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại và bình đẳng của các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, tạo điều kiện cho chúng phát triển và bảo vệ chúng, quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Thông qua các quy định về thuế, tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, pháp luật góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm cải biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại đồng thời điều tiết nền kinh tế theo hướng vừa đảm bảo sự tăng trưởng của kinh tế, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế, nhất là trong thời điểm lạm phát tăng cao như thế này. Trước năm 1986, nhà nước ta thực hiện chính sách bao cấp về kinh tế, không cho phép những doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhưng từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, đất nước ta bắt đầu “cởi trói” nền kinh tế bằng nhiều chính sách. Ví dụ để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 12 tháng 11 năm 1996. Đây là bộ luật nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngay khi ra đời, bộ luật này đã phát huy được vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế nước ta. Chẳng hạn như Điều 21 trong luật này đã quy định: “Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hay tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép, thì nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư”. Ngoài ra, trong “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” năm 1996 còn rất nhiều những quy định khác để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia và nền kinh tế Việt Nam, khuyến khích đầu tư như: Điều 31, Điều 32, Điều 39... Ngoài ra để đảm bảo sự ổn định kinh tế, thông qua pháp luật, các pháp lệnh,... nhà nước ta còn đặt ra các quy định về giá và việc mua thóc, cà phê hiện nay; về giá điện, ga; mức trần lãi suất tiết kiệm (đối với năm 2011 là 14%), tỉ giá hối đoái,...
Đồng thời, pháp luật góp phần thiết lập cơ chế quản lý kinh tế mới với sự kết hợp nhiều biện pháp quản lý khác nhau, trong đó các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Thông qua việc tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bằng việc quy định các biện pháp thưởng tiền, khuyến khích vật chất, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, pháp luật có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Pháp luật còn có thể góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế thông qua việc quy định những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, hỗ trợ giá, tỉ lệ đầu tư trực tiếp. Những quy định trên có thể khuyến kích sự phát triển của ngành này cũng như kìm hãm sự phát triển của ngành khác theo mong muốn của nhà nước. Ví dụ như khi giá xăng dầu thế giới lên cao, để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghệp kinh doanh xăng dầu, Nhà nước đã đưa ra chính sách trợ giá đối với mặt hàng này giúp cho người tiêu dùng vẫn được mua xăng dầu với mức giá hợp lý mà doanh nghiệp cũng không bị thiệt hại. Bên cạnh đó, với những mặt hàng mà Nhà nước muốn kìm hãm việc nhập khẩu nó thì thông qua pháp luật Nhà nước lại đánh những mức thuế cao đối với những mặt hàng đó như thuốc lá (60% giá bán); bia, rượu nhập khẩu (45%);...Nhưng với việc Việt Nam gia nhập WTO (2007) thì những quy định của pháp luật trong việc trợ giá cũng như quy định các loại thuế đều không được vi phạm cam kết Việt Nam đã ký.
3. Thứ ba, pháp luật còn là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trường
Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường bởi lẽ lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ thể sản xuất kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẵn sàng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả,...nhưng đồng thời họ cũng sẵn sàng sử dụng các biện pháp tiêu cực như: cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, lừa đảo,...Do vậy, pháp luật là công cụ không thể thiếu để điều tiết lợi ích các chủ thể.
Pháp luật quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành vi đúng, thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế; đồng thời quy định những biện pháp xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất, người lao động và đặc biệt là người tiêu dùng. Tại Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 có quy định về nguyên tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế như sau: “1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này”.
Cũng trong bộ luật này tại Điều 13 có quy định cụ thể về “Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm”: “Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:
1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hay ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hay buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA:
1. Định nghĩa pháp luật 1
2. Định nghĩa về kinh tế thị trường 1
II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1
1. Trước hết, pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu. 1
2. Thứ hai, pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế 2
3. Thứ ba, pháp luật còn là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trường 4
4. Pháp luật góp phần tạo ra điều kiện để giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh từ nền kinh tế thị trường 6
KẾT LUẬN 7
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Đến nay công cuộc này vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và là mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế nước ta. Để thực hiện được mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước cần được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế ngày càng tăng lên và nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA:
1. Định nghĩa pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu định hướng cụ thể.
2. Định nghĩa về kinh tế thị trường
Có thể hiểu kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất để làm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, sản phẩm được phân phối như thế nào… được giải quyết qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều được biểu thị qua mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự tác động của pháp luật đến các hoạt động sản xuất – kinh doanh được thực hiện thông qua một cơ chế phức tạp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh được tiến hành thông qua hoạt động có ý thức của con người và phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan. Pháp luật không đặt ra các quy luật mà chỉ tác động đến hành vi của người kinh doanh, đặt ra các tiêu chuẩn cho con người tuân thủ, chấp hành. Đồng thời pháp luật còn thể hiện yêu cầu của nhà nước đối với các đơn vị kinh tế dưới dạng quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Do vậy, pháp luật đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng giúp nhà nước quản lý kinh tế. Hơn nữa quản lý kinh tế bằng pháp luật là một cách quản lý vô cùng khoa học, vì có tính dự báo nên nó có khả năng (dù không hoàn toàn) theo kịp được sự phát triển của kinh tế nước ta. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế nước ta được thể hiện ở những mặt sau:
1. Trước hết, pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản của công dân và đã được nhiều học giả quan niệm đó là một quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Ở Việt Nam, pháp luật xác định rõ chế độ và hình thức sở hữu, vai trò của từng hình thức cũng như việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Thậm chí quan hệ sở hữu kinh tế đã được đưa vào Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Nếu như theo tinh thần Điều 18 Hiến pháp 1980 là thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì đến Hiến pháp 1992, theo tinh thần của công cuộc đổi mới năm 1986, tại Điều 15 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hinh thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”.
Hiến pháp còn quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hay trong các tổ chức khác. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể. Các quy định trên của Hiến pháp cũng được cụ thể hóa trong bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có rất nhiều chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, sử dụng tư liệu sản xuất theo nhiều cách khác nhau để thu được lợi ích kinh tế, bộ luật dân sự (năm 2005) đã thể hiện quan điểm về sở hữu rộng hơn so với trước. Bộ luật đề cập đến những nội dung pháp lý cơ bản như: Đối tượng của quyền sở hữu là các tài sản có thực, có thể là hữu hình (tiền, hiện vật,…) hay vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ,…) (Điều 163). Hay như Điều 164 quy định về quyền sở hữu: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hay làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165)...Bên cạnh quyền, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ trong một số trường hợp nhất định như trong việc xảy ra những tình trạng cấp thiết, trong việc bảo vệ môi trường, trong việc tôn trọng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội...
Ngoài ra, pháp luật còn quy định khá nhiều biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu, từ các biện pháp dân sự như quyền khiếu kiện đòi lại tài sản hợp pháp; quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, đến các biện pháp hành chính, hình sự...
2. Thứ hai, pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế
Để điều tiết kinh tế, nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất và có tác động lớn nhất. Vai trò này của pháp luật được thể hiện thông qua việc thể chế hóa chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển đất nước trong từng giai đoạn để triển khai thực hiện. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại và bình đẳng của các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, tạo điều kiện cho chúng phát triển và bảo vệ chúng, quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Thông qua các quy định về thuế, tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, pháp luật góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm cải biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại đồng thời điều tiết nền kinh tế theo hướng vừa đảm bảo sự tăng trưởng của kinh tế, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế, nhất là trong thời điểm lạm phát tăng cao như thế này. Trước năm 1986, nhà nước ta thực hiện chính sách bao cấp về kinh tế, không cho phép những doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhưng từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, đất nước ta bắt đầu “cởi trói” nền kinh tế bằng nhiều chính sách. Ví dụ để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 12 tháng 11 năm 1996. Đây là bộ luật nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngay khi ra đời, bộ luật này đã phát huy được vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế nước ta. Chẳng hạn như Điều 21 trong luật này đã quy định: “Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hay tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép, thì nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư”. Ngoài ra, trong “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” năm 1996 còn rất nhiều những quy định khác để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia và nền kinh tế Việt Nam, khuyến khích đầu tư như: Điều 31, Điều 32, Điều 39... Ngoài ra để đảm bảo sự ổn định kinh tế, thông qua pháp luật, các pháp lệnh,... nhà nước ta còn đặt ra các quy định về giá và việc mua thóc, cà phê hiện nay; về giá điện, ga; mức trần lãi suất tiết kiệm (đối với năm 2011 là 14%), tỉ giá hối đoái,...
Đồng thời, pháp luật góp phần thiết lập cơ chế quản lý kinh tế mới với sự kết hợp nhiều biện pháp quản lý khác nhau, trong đó các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Thông qua việc tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bằng việc quy định các biện pháp thưởng tiền, khuyến khích vật chất, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, pháp luật có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Pháp luật còn có thể góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế thông qua việc quy định những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, hỗ trợ giá, tỉ lệ đầu tư trực tiếp. Những quy định trên có thể khuyến kích sự phát triển của ngành này cũng như kìm hãm sự phát triển của ngành khác theo mong muốn của nhà nước. Ví dụ như khi giá xăng dầu thế giới lên cao, để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghệp kinh doanh xăng dầu, Nhà nước đã đưa ra chính sách trợ giá đối với mặt hàng này giúp cho người tiêu dùng vẫn được mua xăng dầu với mức giá hợp lý mà doanh nghiệp cũng không bị thiệt hại. Bên cạnh đó, với những mặt hàng mà Nhà nước muốn kìm hãm việc nhập khẩu nó thì thông qua pháp luật Nhà nước lại đánh những mức thuế cao đối với những mặt hàng đó như thuốc lá (60% giá bán); bia, rượu nhập khẩu (45%);...Nhưng với việc Việt Nam gia nhập WTO (2007) thì những quy định của pháp luật trong việc trợ giá cũng như quy định các loại thuế đều không được vi phạm cam kết Việt Nam đã ký.
3. Thứ ba, pháp luật còn là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trường
Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường bởi lẽ lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ thể sản xuất kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẵn sàng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả,...nhưng đồng thời họ cũng sẵn sàng sử dụng các biện pháp tiêu cực như: cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, lừa đảo,...Do vậy, pháp luật là công cụ không thể thiếu để điều tiết lợi ích các chủ thể.
Pháp luật quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành vi đúng, thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế; đồng thời quy định những biện pháp xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất, người lao động và đặc biệt là người tiêu dùng. Tại Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 có quy định về nguyên tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế như sau: “1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này”.
Cũng trong bộ luật này tại Điều 13 có quy định cụ thể về “Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm”: “Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:
1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hay ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hay buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: vai trò của ngành dược đối với nền kinh tế việt nam hiện nay, tiểu luận vai trò của pháp luật, cho ví dụ về vai trò của pháp luật đối với việc phát triển xã hội dân sự ở việt nam, Tiểu luận Vai trò của quy phạm pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam hiện nay, lời mở đầu cho tiểu luận vai trò của luật hình sự