nguyen_manh_h

New Member

Download miễn phí Bài tập tình huống quản trị nhân lực





Tình huống 43: NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ SUẤT SẮC NĂM 1994 CỦA TRUNG QUÔC – MỘT GIÁM ĐỐC LÀM THEO HỢP ĐỒNG
1, Nhận xét về các giải pháp “đột phá” mà Zhao Zhinquan đã áp dụng ở Lunam Pharmaceuticals. Đó là giải pháp tình thế hay giả pháp mang tính chiến lược? Vì sao?
Qua câu chuyện trên ta có thể thấy Zhao Zhinquan là một nhà doanh nghiệp trẻ có tài, óc chiến lược. Nếu chúng ta nhìn vào hoàn cảnh của xí nghiệp dược phẩm Lunam Pharmaceuticals có thể thấy rằng đã gần như không có lối thoát cho xí nghiệp, 8 năm liền làm ăn thua lỗ, máy móc cũ kỹ, lạc hậu, nguyên vật liệu thiếu nghiêm trọng, nợ nần chồng chất. Thuốc sản xuất chẳng được bao nhiêu nên sí nghiệp phải vay nợ để trả công nhân viên. Rõ ràng ban quản lý của xí nghiệp đã không có sự thay đổi và cải cách hướng hoạt động của công ty mà vẫn hoạt động theo lối cũ, không chịu tiếp nhận những cách làm việc mới, những cách quản lí mới và công nghệ mới.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kém hơn mình, nên thuê những người giỏi hơn mình, tốt nhất là những người hạng nhất và một nhà quản trị giỏi phải là một nhà quản trị biết khéo léo khơi dậy nhiệt tình và năng lực của họ để tổ chức thành một công ty làm ăn khá. Quan điểm quản trị của ông David Ogilvy là một quan điểm rất đúng đắn và có giá trị thực tiễn lớn. Điều đó thể hiện qua ví dụ mà ông đưa ra: Ông đặt một con búp bê trước mỗi ghế của các ông giám đốc và nói: “Mời các ông mở ra” Các vị giám đốc mở con búp bê, thấy một con búp bê nhỏ bên trong, họ lại mở ra và thấy một con nhỏ nữa bên trong và cứ thế liên tục. Đến con nhỏ nhất bên trong có tờ giấy của Ogilvy viết rằng: “ Nếu bạn muốn thuê những người nhỏ hơn bạn, chúng ta sẽ trở thành công ty của những người lùn, nhưng nếu thuê được những người giỏi hơn bạn, chúng ta sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ”. Chỉ qua một hành động là những con búp bê thôi nhưng Ogilvy đã cho các giám đốc công ty thấy rằng: để công ty ngày càng phát triển lớn mạnh thì nhà quản trị cần biết nhìn người, biết trọng dụng người tài và sử dụng họ. Một doanh nghiệp nếu dưới nhà lãnh đạo chỉ là những người có trình độ thấp hơn mình.Cứ vậy càng chức bé, trình độ càng bé, công ty đó mãi mãi không có sự bứt phá thậm chí nếu người lãnh đạo không tốt thì công ty sẽ không thể tồn tại lâu. Đó sẽ là công ty của những người lùn. Một công ty sẽ chẳng làm ăn được gì nếu những con người trong công ty đó không muốn cống hiến hết năng lực của mình. Ngược lại công ty sẽ phát triển nếu mọi người trong doanh nghiệp là những người am hiểu, có năng lực và luôn nhiệt tình cống hiến cho công ty. Rõ ràng ông Ogilvy cho thấy vai trò của người quản trị để thu hút được những nguồn nhân lực chất lượng cho công ty quan trọng như thế nào
Ông David Ogilvy cũng chỉ ra rằng nếu thuê những người giỏi hơn mình mà biết khéo léo khơi dạy tài năng nhiệt tình trong họ thì họ sẽ làm việc hết sức, sẽ có nhiều ý tưởng mới lạ, đóng góp cho nhà lãnh đạo, đưa công ty tiến tới một mức độ phát triển mới .
Bình luận câu nói: “ Nhà quản trị giỏi là người biết dùng người giỏi hơn mình”.
Câu nói trên thật đúng, thật vậy nhà quản trị là những người sắp xếp điều chỉnh, quản lý đưa ra những quyết định trong công việc nhưng nhiệm vụ nổi bật trong đó là quản lý con người. Mỗi con người, mỗi tính cách làm sao để sắp xếp họ vào những công việc hợp lý, làm sao để họ đóng góp hết sức mình cho công việc với một thái độ nghiêm túc, làm việc tận tuỵ. Điều đó đã rất khó rồi nói chi là dùng những người giỏi hơn mình. Những người giỏi hơn mình là những người có trình độ cao vì vậy họ có phần hơi tinh vi, kênh kiệu nhưng nếu nhà quản trị biết “Dùng” thì sẽ đạt hiệu quả bất ngờ. Dùng người là điều phối, phối hợp chỉ đạo họ để họ là việc nhiệt tình. Để làm được điều này đòi hỏi nhà quản trị phải biết người biết ta, phải khéo léo hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân. Đó chính là sự nhanh nhạy, biết quan sát cộng với một thái độ ân cần cởi mở, chân thành…Đó chính là cái tài của nhà quản trị, khiến cho cấp dưới tâm phục khẩu phục. Vì vậy công việc của nhà quản trị không phải là đơn giản và để dùng được người giỏi hơn mình quả là một nhà quản trị xuất sắc tài ba.
Một quan điểm quản trị nhân sự ở Việt Nam:
Quan điểm: “Để quản lý tốt nhân viên của mình thì phải biết lắng nghe ý kiến của họ”.
Mối quan hệ giữa sếp với nhân viên là quan hệ giữa con người với con người, nó đầy tính nhân văn, nhưng cũng đầy nguyên tắc. Nếu sếp quá nguyên tắc mối quan hệ trong cơ quan sẽ cứng nhắc, mọi người thấy thiếu thoải mái, thậm chí không muốn đến cơ quan nữa. Vì thế phải biết lắng nghe mong muốn của nhân viên mình là gì. Phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của họ trong công việc.
Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Biết lắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý bởi không chỉ nghe mà còn biết cách đưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế, biết ghi nhận những thông tin quan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình như một vũ khí chiến lược. Kiên nhẫn, sử dụng những ngôn ngữ cử chỉ để thể hiện sự lắng nghe một cách chân thành sẽ gây ấn tượng tốt trước đối tác. Biết dừng lại đúng lúc và không ngắt lời người khác cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc giao tiếp. Vấn đề là mọi người đều muốn được lắng nghe hơn là bị bắt buộc phải nghe. Ai vận dụng điều này thì có thêm cơ hội đạt được nhiều kiến thức hơn, từ đó hướng mọi người đến những mục đích chính của mình. Việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân viên sẽ tạo được lòng tin ở nhân viên của mình. Họ sẽ cảm nhận được vị trí, vai trò của mình trong doanh nghiệp. Họ sẽ thấy mình được quan tâm hơn từ đó họ sẽ hăng say làm việc hơn. Nếu như nhà quản trị chỉ lắng nghe mà không hề tiếp thu chút nào thì nhân viên của bạn thất vọng. Họ sẽ hỏi: “Như vậy ý kiến đóng góp của mình cho sếp có ích lợi gì nếu như những ý kiến đó không bao giờ được để tâm tới”.
Trong công việc, có ba yếu tố thuộc về nhu cầu có liên quan mật thiết tới việc đi hay ở, làm việc có hiệu quả hay không của nhân viên là thu nhập, môi trường và cơ hội phát triển. Nhà quản trị có thể hoàn toàn lắng nghe những nhu cầu này để đi tới quyết định hành động hay không hành động. Cơ chế lắng nghe sẽ bao gồm cả các giải pháp mang tính kỹ thuật cũng như nghệ thuật quản trị. Về kỹ thuật, thông qua các bản báo cáo, đánh giá nhân sự và các cuộc họp giao ban cũng như trao đổi trực tiếp, nhà quản trị sẽ nắm được tâm nguyện của cấp dưới để có điều chỉnh cần thiết. Nghệ thuật lắng nghe thì không mấy ai giống ai, vô cùng linh hoạt theo từng hoàn cảnh và mục đích. Giả dụ một nhà quản trị có quan điểm chỉ cần giữ chân nhân viên chủ chốt vẫn có thể tham gia một chuyến dã ngoại của tập thể nhân viên toàn công ty để hiểu được tinh thần của cả đội ngũ.
Tạo lập một kênh thông tin để kết nối với đội ngũ nhân sự rộng rãi là một biện pháp cần thiết để nhà quản trị lắng nghe được nhiều tiếng nói hơn. Chưa xét tới hiệu quả trực tiếp, nhưng bằng kênh thông tin đối thoại rộng rãi, chẳng hạn như e-mail, diễn đàn điện tử hay blog của công ty…ít nhất nhà quản trị cũng cho nhiều người thấy thiện chí muốn lắng nghe của mình. Tất nhiên, không phải mọi thông tin thu được đều chính xác nhưng vẫn cần có sự nhạy cảm và kinh nghiệm để biết được nên nghe ai, nghe cái gì.
Càng ở vị trí cao, nhà quản trị càng khó nghe được những ý kiến phản hồi từ các nhân viên, trong khi nhiệm vụ quan trọng nhất của họ vẫn là quản lý con người. Do đó, các nhà quản trị cần thường xuyên thu thập thông tin đa chiều và xây dựng cho mình cách nhìn đa chiều, mà t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top