Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây có củ rất phong phú. Và đây
cũng là nguồn lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau cây lúa ở nước ta.
Cây có củ ngoài sử dụng làm lương thực còn được sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi, gia vị, nhuộm vải và đặc biệt còn là nguyên liệu làm thuốc.
Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái rất
đa dạng và thành phần phong phú. Nơi sống thích hợp của các loài trong họ Ráy
là các vùng nhiệt đới ẩm. Theo PGS.TS thực vật học Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam
có khoảng 30 chi, 135 loài Ráy [10].
Cây Khoai nưa thuộc chi Khoai nưa (Amorphophalus), họ Ráy (Araceae) là
một loài cây khá phổ biến, mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta từ Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang đổ vào tới Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
Được người dân sử dụng nhiều trong ăn uống hàng ngày và trong các bài thuốc
dân gian để chữa các bệnh như: tiêu hóa, các bệnh về khớp, tiểu đường... Tuy
nhiên ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi
Khoai nưa.
Nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của loài Nưa, cũng như mong
muốn đóng góp vào công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm, đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của một loài Nưa thu hái tại Hương
Sơn, Hà Tĩnh’’ với mục tiêu:
Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng
các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu.
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau:
1. Nghiên cứu về thực vật:
- Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm bột của củ Khoai nưa.
2. Nghiên cứu về hóa học:
- Định tính các nhóm chất trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học.
- Tiến hành sắc ký lớp mỏng dịch chiết methanol, chloroform của củ Khoai
nưa.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Aracee)
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật khác, vị
trí phân loại của họ Ráy trong giới thực vật như sau [6], [7], [21]:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liloopsida)
Phân lớp Ráy (Aridae)
Bộ Trạch tả (Alismatalus)
Họ Ráy (Araceae)
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae)
Cây cỏ, mọc ở nơi ẩm, sống dai nhờ thân rễ. Thân nạc hay thân leo, mang
nhiều dễ khí sinh thõng xuống [6], [21], [29].
Cây có lá quanh năm, chồi để sinh sản sinh dưỡng thường nằm ở 1 cành
non. Lá mọc so le hay mọc dưới đáy. Lá có hay không có cuống, bẹ lá phát
triển. Lá đơn, gân lông chim, chân vịt hay song song. Phiến lá to, nguyên hay sẻ
xâu thành thùy hình lông chim hay hình chân vịt [6], [21], [29].
Cụm hoa bông mo nạc (thường phát triển sớm), mọc đối với lá bắc, không
phân nhánh, mang nhiều hoa. Mo thường to, có màu sắc sặc sỡ, một số có mùi
thối. Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bởi một phần
không mang hoa, thường hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên [6], [21].
Hoa nhỏ, không cuống hay không có cuống rõ rệt, đơn tính, lưỡng tính
hay tạp tính. Hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa, mỗi vòng 3 bộ phận;
hoa đơn tính có bao hoa tiêu giảm hay trần. Bộ nhị gồm 2 vòng, mỗi vòng 3 nhị,
có khi chỉ có 1 nhị ở hoa đơn tính. Bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn, có khi chỉ có 1 lá
noãn ở hoa đơn tính, chứa 1- nhiều noãn đảo, cong hay thẳng [6], [21].
4
Qủa mọng, đựng 1- nhiều hạt. Hạt có nội nhũ nạc, thường có màu đỏ, xanh
lá, trắng, vàng, hiếm khi xanh lục [6], [21].
Họ Ráy phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ở ôn đới. Trên
thế giới có khoảng 110 chi và hơn 3500 loài. Ở Việt Nam, có khoảng 30 chi và
135 loài, mọc hoang và được trồng làm lương thực (Khoai sọ, Khoai nưa), rau
ăn (các loại Môn, Sọ), cây cảnh (Vạn niên thanh, Lân tơ uyn..) và nhiều loài
được dùng làm thuốc (Bán hạ, Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Thiên niên
kiện) [6].
1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALUS
1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophalus
Cây thảo, có thân rễ ở củ. Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng
ẩm trên núi đất và núi đá vôi, đất xốp nhiều mùn, từ trung bình đến hơi kiềm.
Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Cây mọc từ hạt sau 2-3
năm mới có hoa. Phần trên mặt đất tàn lụi hàng năm vào mùa đông. Lá có dạng
lược, có phiến chia ra nhiều hay ít. Cụm hoa gồm một bông mo, không có hoa
bất thụ, ở đỉnh của bông có một phần hình nón, tất cả được bao trong một cái mo
dạng sừng, lốm đốm nâu và trắng [8], [15].
Chi Amorphophalus có khoảng 170 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam có tới 25 loài, trong đó có một số
loài thân củ (củ) to có nhiều tinh bột, ăn được [15].
Theo Từ điển thực vật thông dụng, chi Amorphophalus có khoảng 90 loài
phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 17 loài, trong đó có 2 loài
thông dụng là: Amorphophalus konijac K. Koch syn A. riverii Dur và
Amorphophalus paeoniifolius Nic. syn. A.campanulatus Blu.
1.2.2. Một số loài Nưa thuộc chi Amorphophalus
1.2.2.1. Amorphophalus konijac K. Koch – Khoai nưa
Tên khác: Khoai ngái, Nưa konijac.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây sống lâu năm, có củ tròn hơi bẹp, to 10-25 cm. Mỗi lá chia làm 3
nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, các thùy cuối
hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon dài 40-80 cm, nhẵn màu lục nâu,
có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt, điểm
các vết lục xám, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa
dài gấp đôi mo. Qủa mọng [8], [10].
Mùa hoa: mùa hạ và thu [11].
Loài này được trồng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây
thường trồng ở vùng núi các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang [8].
Bộ phận dùng
Thân cây Khoai nưa thu hoạch vào mùa Đông, cạo sạch vỏ ngoài, phơi khô
hay sấy khô. Khi dùng nấu chín nhừ, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, sau
ngâm nước phèn chua 12 giờ, phơi khô nấu với gừng (1kg Khoai nưa cho 100g
gừng) rồi sao thơm [12].
Thành phần hóa học
Theo tài liệu [11], trong củ Khoai nưa có tinh bột và một chất ngứa chưa
xác định được. Tinh bột có thành phần chủ yếu là konijac-mannan (hàm lượng
tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (laevidulinoza).
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức
chế Baciluus diphtheria, Baciluus typhi, Streptococus hemolyticus, nồng độ tối
thiểu ức chế 3 chủng vi khuẩn trên là 62,5g/l và 5, 25g/l [15].
Tác dụng chống viêm
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa thí nghiệm trên chuột cống trắng, cho thẳng
vào dạ dày với liều 15g/kg, dùng 7 ngày liên tiếp, có tác dụng ức chế phù bàn
chân do albumin gây nên [15].
Tác dụng đối với tim mạch
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa (1:1) trên mô hình tai thỏ cô lập với liều 2
ml/lần cho vào dịch truyền có tác dụng gây giãn mạch. Tác dụng này có liên
quan đên thụ thể β2 bị kích thích. Trên tim ếch cô lập, dịch chiết với nồng độ
1:2 đến 1:16 có tác dụng ức chế sự co bóp cơ tim.Trên thỏ gây mê với liều
15g/kg cho vào dạ dày hay tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ huyết áp [15].
Tác dụng hạ lipid máu
Thí nghiệm trên chuột cống trắng có nồng độ lipid máu cao, củ Khoai nưa
trộn vào thức ăn hàng ngày của chuột với tỷ lệ 2,5:5,0 có tác dụng giảm
cholesterol huyết thanh. Dịch chiết cồn cũng có tác dụng làm giảm lipid máu
[15].
Tác dụng khác
Dịch chiết cồn củ Khoai nưa dùng bằng đường uống với liều 15g/kg có tác
dụng làm giảm độ nhớt của máu toàn phần ở chuột thí nghiệm. Ngoài ra, củ
Khoai nưa còn có tác dụng đối kháng với tình trạng thiếu oxy ở súc vật, kéo dài
thời gian sống [15].
Công dụng
Khoai nưa thường trồng lấy bột làm lương thực, toàn cây và cành lá dùng
nuôi lợn, cuống lá (bèn) nưa dùng nấu canh giấm hay muối dưa ăn [8].
Củ Khoai nưa được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn
tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn
uống không tiêu. Dùng trị sốt rét, trục thai chết. Dùng ngoài lấy củ tán bột hòa
với giấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy [8].
Bài thuốc [12]
Chữa liệt nửa người (sau tai biến mạch máu não, chấn thương nặng
vùng thắt lưng): củ Khoai nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g, nước
600ml sắc còn 100ml, chia uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi
ăn no (thuốc có độc, cẩn thận khi dùng).
Chữa mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: củ Khoai nưa tươi giã nát, đắp lên
mụn nhọt vết thương.
Chữa sốt rét, ăn chậm tiêu: củ Khoai nưa phơi khô 4-12g sắc uống.
Chữa ho, nhiều đờm: củ Khoai nưa, Trần bì, Bán hạ nam mỗi thứ
40g, sao thơm, tán mịn, dùng nước cốt gừng quấy hồ làm viên bằng
hạt ngô, mỗi lần dùng 30 viên. Trẻ em 10 tuổi trở lên, mỗi lần dùng
10-15 viên.
1.2.2.2.Amorphophalus paeoniifolius Nic – Nưa chuông
Tên khác: Khoai na, Khoai nưa hoa chuông.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo cao 2m. Thân củ hình cầu, cỡ 20×30 cm, nâu đậm, sẹo rễ rõ, có
chồi mầm dạng thân rễ dài 10cm. Lá mọc từ củ, thường đơn độc, phiến lá rộng
3m, xẻ 3 thùy, thùy xẻ lông chim 2-3 lần; phiến nhỏ hình trứng ngược tới mác,
cỡ 3-35 × 2-12 cm, mặt trên xanh lục, nhạt hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, dài
tới 150 cm, bề mặt khi bị tác sần sùi, dạng gai mềm thường chầy, nhớt động.
Bông mo lớn, cuống dài 3-20 cm, rộng 1-8 cm, thường nhẵn hơn cuống lá. Mo
hình chuông, mở ra rộng, cỡ 40-60 × 30-60 cm; phần ống ngắn màu xanh nhạt,
có đốm sáng ở ngoài, đỏ nâu ở trong; phần phiến mở hết khi hoa thụ phấn. Bông
nạc dài tới 70cm, phần cái hình trụ, cỡ 15-17×6-7 cm, phần đực hình nón ngược,
dài 8-12×4 cm ở gốc, 7-8 cm ở đỉnh; phần phụ hình nón, cao 20-22 cm, màu nâu
đậm. Bầu hình cầu dẹt, rộng tới 4mm, núm nhụy 3 thùy, rộng bằng hay hơn
bầu, vàng nhạt; vòi nhụy dài 1-2 mm, màu hồng. Quả mọng, chín, màu đỏ
[8],[10],[30].
Nưa chuông là cây sinh trưởng theo mùa (cây rụng lá). Cây ra hoa vào
tháng 3-4 hàng năm, quả vào tháng 5-6. Sau thời kỳ quả, cây bắt đầu trổ lá non.
Các lá này chỉ tồn tại trong vòng 3-4 tháng và tàn úa vào tháng 10-11. Nưa tái
sinh bằng hạt rất mạnh. Quả mọng của cây chín thường có màu đỏ rất hấp dẫn
với một số loại chim như vẹt, khiếu, sáo. Chim tha quả và nhả hạt làm cho cây
phát tán khá rộng. Hạt của Khoai nưa có tỷ lệ nẩy mầm khá cao (60%) [30].
Loài nưa này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Philipin. Ở nước ta, được mọc hoang và
trồng phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An,
Hà Tĩnh vào tới Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [8].
Bộ phận dùng
Củ, thu hoạch khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng, phơi hay sấy khô
[12].
Thành phần hóa học
Theo tài liệu Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng, trong
củ Nưa chuông có chứa tinh bột (thành phần chủ yếu glucomanan), chất gây
ngứa, steroid, alcaloid, tannin, saponin, flavonoid [12], [25].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây có củ rất phong phú. Và đây
cũng là nguồn lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau cây lúa ở nước ta.
Cây có củ ngoài sử dụng làm lương thực còn được sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi, gia vị, nhuộm vải và đặc biệt còn là nguyên liệu làm thuốc.
Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái rất
đa dạng và thành phần phong phú. Nơi sống thích hợp của các loài trong họ Ráy
là các vùng nhiệt đới ẩm. Theo PGS.TS thực vật học Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam
có khoảng 30 chi, 135 loài Ráy [10].
Cây Khoai nưa thuộc chi Khoai nưa (Amorphophalus), họ Ráy (Araceae) là
một loài cây khá phổ biến, mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta từ Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang đổ vào tới Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
Được người dân sử dụng nhiều trong ăn uống hàng ngày và trong các bài thuốc
dân gian để chữa các bệnh như: tiêu hóa, các bệnh về khớp, tiểu đường... Tuy
nhiên ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi
Khoai nưa.
Nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của loài Nưa, cũng như mong
muốn đóng góp vào công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm, đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của một loài Nưa thu hái tại Hương
Sơn, Hà Tĩnh’’ với mục tiêu:
Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng
các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu.
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau:
1. Nghiên cứu về thực vật:
- Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm bột của củ Khoai nưa.
2. Nghiên cứu về hóa học:
- Định tính các nhóm chất trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học.
- Tiến hành sắc ký lớp mỏng dịch chiết methanol, chloroform của củ Khoai
nưa.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Aracee)
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật khác, vị
trí phân loại của họ Ráy trong giới thực vật như sau [6], [7], [21]:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liloopsida)
Phân lớp Ráy (Aridae)
Bộ Trạch tả (Alismatalus)
Họ Ráy (Araceae)
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae)
Cây cỏ, mọc ở nơi ẩm, sống dai nhờ thân rễ. Thân nạc hay thân leo, mang
nhiều dễ khí sinh thõng xuống [6], [21], [29].
Cây có lá quanh năm, chồi để sinh sản sinh dưỡng thường nằm ở 1 cành
non. Lá mọc so le hay mọc dưới đáy. Lá có hay không có cuống, bẹ lá phát
triển. Lá đơn, gân lông chim, chân vịt hay song song. Phiến lá to, nguyên hay sẻ
xâu thành thùy hình lông chim hay hình chân vịt [6], [21], [29].
Cụm hoa bông mo nạc (thường phát triển sớm), mọc đối với lá bắc, không
phân nhánh, mang nhiều hoa. Mo thường to, có màu sắc sặc sỡ, một số có mùi
thối. Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bởi một phần
không mang hoa, thường hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên [6], [21].
Hoa nhỏ, không cuống hay không có cuống rõ rệt, đơn tính, lưỡng tính
hay tạp tính. Hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa, mỗi vòng 3 bộ phận;
hoa đơn tính có bao hoa tiêu giảm hay trần. Bộ nhị gồm 2 vòng, mỗi vòng 3 nhị,
có khi chỉ có 1 nhị ở hoa đơn tính. Bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn, có khi chỉ có 1 lá
noãn ở hoa đơn tính, chứa 1- nhiều noãn đảo, cong hay thẳng [6], [21].
4
Qủa mọng, đựng 1- nhiều hạt. Hạt có nội nhũ nạc, thường có màu đỏ, xanh
lá, trắng, vàng, hiếm khi xanh lục [6], [21].
Họ Ráy phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ở ôn đới. Trên
thế giới có khoảng 110 chi và hơn 3500 loài. Ở Việt Nam, có khoảng 30 chi và
135 loài, mọc hoang và được trồng làm lương thực (Khoai sọ, Khoai nưa), rau
ăn (các loại Môn, Sọ), cây cảnh (Vạn niên thanh, Lân tơ uyn..) và nhiều loài
được dùng làm thuốc (Bán hạ, Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Thiên niên
kiện) [6].
1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALUS
1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophalus
Cây thảo, có thân rễ ở củ. Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng
ẩm trên núi đất và núi đá vôi, đất xốp nhiều mùn, từ trung bình đến hơi kiềm.
Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Cây mọc từ hạt sau 2-3
năm mới có hoa. Phần trên mặt đất tàn lụi hàng năm vào mùa đông. Lá có dạng
lược, có phiến chia ra nhiều hay ít. Cụm hoa gồm một bông mo, không có hoa
bất thụ, ở đỉnh của bông có một phần hình nón, tất cả được bao trong một cái mo
dạng sừng, lốm đốm nâu và trắng [8], [15].
Chi Amorphophalus có khoảng 170 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam có tới 25 loài, trong đó có một số
loài thân củ (củ) to có nhiều tinh bột, ăn được [15].
Theo Từ điển thực vật thông dụng, chi Amorphophalus có khoảng 90 loài
phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 17 loài, trong đó có 2 loài
thông dụng là: Amorphophalus konijac K. Koch syn A. riverii Dur và
Amorphophalus paeoniifolius Nic. syn. A.campanulatus Blu.
1.2.2. Một số loài Nưa thuộc chi Amorphophalus
1.2.2.1. Amorphophalus konijac K. Koch – Khoai nưa
Tên khác: Khoai ngái, Nưa konijac.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây sống lâu năm, có củ tròn hơi bẹp, to 10-25 cm. Mỗi lá chia làm 3
nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, các thùy cuối
hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon dài 40-80 cm, nhẵn màu lục nâu,
có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt, điểm
các vết lục xám, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa
dài gấp đôi mo. Qủa mọng [8], [10].
Mùa hoa: mùa hạ và thu [11].
Loài này được trồng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây
thường trồng ở vùng núi các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang [8].
Bộ phận dùng
Thân cây Khoai nưa thu hoạch vào mùa Đông, cạo sạch vỏ ngoài, phơi khô
hay sấy khô. Khi dùng nấu chín nhừ, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, sau
ngâm nước phèn chua 12 giờ, phơi khô nấu với gừng (1kg Khoai nưa cho 100g
gừng) rồi sao thơm [12].
Thành phần hóa học
Theo tài liệu [11], trong củ Khoai nưa có tinh bột và một chất ngứa chưa
xác định được. Tinh bột có thành phần chủ yếu là konijac-mannan (hàm lượng
tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (laevidulinoza).
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức
chế Baciluus diphtheria, Baciluus typhi, Streptococus hemolyticus, nồng độ tối
thiểu ức chế 3 chủng vi khuẩn trên là 62,5g/l và 5, 25g/l [15].
Tác dụng chống viêm
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa thí nghiệm trên chuột cống trắng, cho thẳng
vào dạ dày với liều 15g/kg, dùng 7 ngày liên tiếp, có tác dụng ức chế phù bàn
chân do albumin gây nên [15].
Tác dụng đối với tim mạch
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa (1:1) trên mô hình tai thỏ cô lập với liều 2
ml/lần cho vào dịch truyền có tác dụng gây giãn mạch. Tác dụng này có liên
quan đên thụ thể β2 bị kích thích. Trên tim ếch cô lập, dịch chiết với nồng độ
1:2 đến 1:16 có tác dụng ức chế sự co bóp cơ tim.Trên thỏ gây mê với liều
15g/kg cho vào dạ dày hay tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ huyết áp [15].
Tác dụng hạ lipid máu
Thí nghiệm trên chuột cống trắng có nồng độ lipid máu cao, củ Khoai nưa
trộn vào thức ăn hàng ngày của chuột với tỷ lệ 2,5:5,0 có tác dụng giảm
cholesterol huyết thanh. Dịch chiết cồn cũng có tác dụng làm giảm lipid máu
[15].
Tác dụng khác
Dịch chiết cồn củ Khoai nưa dùng bằng đường uống với liều 15g/kg có tác
dụng làm giảm độ nhớt của máu toàn phần ở chuột thí nghiệm. Ngoài ra, củ
Khoai nưa còn có tác dụng đối kháng với tình trạng thiếu oxy ở súc vật, kéo dài
thời gian sống [15].
Công dụng
Khoai nưa thường trồng lấy bột làm lương thực, toàn cây và cành lá dùng
nuôi lợn, cuống lá (bèn) nưa dùng nấu canh giấm hay muối dưa ăn [8].
Củ Khoai nưa được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn
tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn
uống không tiêu. Dùng trị sốt rét, trục thai chết. Dùng ngoài lấy củ tán bột hòa
với giấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy [8].
Bài thuốc [12]
Chữa liệt nửa người (sau tai biến mạch máu não, chấn thương nặng
vùng thắt lưng): củ Khoai nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g, nước
600ml sắc còn 100ml, chia uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi
ăn no (thuốc có độc, cẩn thận khi dùng).
Chữa mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: củ Khoai nưa tươi giã nát, đắp lên
mụn nhọt vết thương.
Chữa sốt rét, ăn chậm tiêu: củ Khoai nưa phơi khô 4-12g sắc uống.
Chữa ho, nhiều đờm: củ Khoai nưa, Trần bì, Bán hạ nam mỗi thứ
40g, sao thơm, tán mịn, dùng nước cốt gừng quấy hồ làm viên bằng
hạt ngô, mỗi lần dùng 30 viên. Trẻ em 10 tuổi trở lên, mỗi lần dùng
10-15 viên.
1.2.2.2.Amorphophalus paeoniifolius Nic – Nưa chuông
Tên khác: Khoai na, Khoai nưa hoa chuông.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo cao 2m. Thân củ hình cầu, cỡ 20×30 cm, nâu đậm, sẹo rễ rõ, có
chồi mầm dạng thân rễ dài 10cm. Lá mọc từ củ, thường đơn độc, phiến lá rộng
3m, xẻ 3 thùy, thùy xẻ lông chim 2-3 lần; phiến nhỏ hình trứng ngược tới mác,
cỡ 3-35 × 2-12 cm, mặt trên xanh lục, nhạt hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, dài
tới 150 cm, bề mặt khi bị tác sần sùi, dạng gai mềm thường chầy, nhớt động.
Bông mo lớn, cuống dài 3-20 cm, rộng 1-8 cm, thường nhẵn hơn cuống lá. Mo
hình chuông, mở ra rộng, cỡ 40-60 × 30-60 cm; phần ống ngắn màu xanh nhạt,
có đốm sáng ở ngoài, đỏ nâu ở trong; phần phiến mở hết khi hoa thụ phấn. Bông
nạc dài tới 70cm, phần cái hình trụ, cỡ 15-17×6-7 cm, phần đực hình nón ngược,
dài 8-12×4 cm ở gốc, 7-8 cm ở đỉnh; phần phụ hình nón, cao 20-22 cm, màu nâu
đậm. Bầu hình cầu dẹt, rộng tới 4mm, núm nhụy 3 thùy, rộng bằng hay hơn
bầu, vàng nhạt; vòi nhụy dài 1-2 mm, màu hồng. Quả mọng, chín, màu đỏ
[8],[10],[30].
Nưa chuông là cây sinh trưởng theo mùa (cây rụng lá). Cây ra hoa vào
tháng 3-4 hàng năm, quả vào tháng 5-6. Sau thời kỳ quả, cây bắt đầu trổ lá non.
Các lá này chỉ tồn tại trong vòng 3-4 tháng và tàn úa vào tháng 10-11. Nưa tái
sinh bằng hạt rất mạnh. Quả mọng của cây chín thường có màu đỏ rất hấp dẫn
với một số loại chim như vẹt, khiếu, sáo. Chim tha quả và nhả hạt làm cho cây
phát tán khá rộng. Hạt của Khoai nưa có tỷ lệ nẩy mầm khá cao (60%) [30].
Loài nưa này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Philipin. Ở nước ta, được mọc hoang và
trồng phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An,
Hà Tĩnh vào tới Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [8].
Bộ phận dùng
Củ, thu hoạch khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng, phơi hay sấy khô
[12].
Thành phần hóa học
Theo tài liệu Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng, trong
củ Nưa chuông có chứa tinh bột (thành phần chủ yếu glucomanan), chất gây
ngứa, steroid, alcaloid, tannin, saponin, flavonoid [12], [25].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links