Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài:
Xuất phát từ những lí do sau đây:
Đào tạo ra những thế hệ con người Việt Nam có đủ đức, đủ tài để đứng lên
làm chủ tương lai đất nước là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành
Giáo dục. Vì lẽ đó việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là việc làm rất
quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh. Phát triển tư
duy sáng tạo sẽ giúp học sinh tự tin vào bản thân để không ngừng khám phá, tìm
tòi, phát hiện cái mới; tư duy sáng tạo sẽ giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến
thức, có nghị lực và niềm tin để chinh phục những khó khăn trong học tập. Cao
hơn tư duy sáng tạo sẽ giúp học sinh tìm ra con đường ngắn nhất, nhanh nhất để
đạt thành công trong học tập, trong cuộc sống.
Xuất phát từ đặc thù của bộ môn toán với sự khái quát và trừu tượng cao,
sự liên kết liên tục các kiến thức toán học theo từng năm học, từng cấp học.
Điều đó đòi hỏi học sinh không chỉ cần tích cực, chủ động tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức mới mà còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học, biết kết nối
những kiến thức cũ để chiếm lĩnh kiến thức mới… Vì lẽ đó việc đổi mới phương
pháp dạy học trong dạy học môn Toán càng trở nên quan trọng, bức thiết và đó
cũng chính là nhiệm vụ của những người giáo viên dạy Toán.
Nội dung hình học không gian thường được xem là nội dung khó học nhất
đối với học sinh THPT, khi dạy học chủ đề này nhiều giáo viên cảm giác khó
dạy, không mấy hứng thú như các chủ đề khác của môn Toán. Nguyên nhân
quan trọng dẫn đến thực trạng nêu trên là do hình học không gian đòi hỏi mức
độ tư duy và tưởng tượng cao; học sinh đang quen với tư duy về hình học phẳng
nên gặp nhiều khó khăn khi làm quen và tư duy về hình học không gian. Để học
tốt hình học không gian học sinh cần phát huy tư duy sáng tạo, ngược học sinh
học tốt môn toán nói chung chủ đề hình học không gian nói riêng thì sẽ góp
phần phát triển tư duy sáng tạo.
Những lí do nêu trên là cơ sở để tui chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng
một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh THPT”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số vấn đề về cơ sở lí luận của đề tài.
a. Cơ sở Toán học.
+ Các định nghĩa, định lý, tính chất về hình học phẳng ở THCS, hình học
không gian trong SGK Hình học 11.
+ Các tính chất về phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc, cụ thể:
* Đối với phép chiếu song song các tính chất sau đây thường được sử
dụng khi giải bài tập toán hình học:
1
Tính chất 1: Qua phép chiếu song song các yếu tố sau đây không thay
đổi (bất biến):
+ Tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc
trùng nhau.
+ Sự thẳng hàng của 3 điểm ( phương chiếu không song song với đường
thẳng chứa 3 điểm đó).
+ Độ dài đoạn thẳng thuộc đường thẳng song song với phương chiếu
không thay đổi, nghĩa là biến đọan AB thành A’B’ và AB = A’B’.
Tính chất 2:
+ Phép chiếu song song biến đường thẳng không song song với phương
chiếu thành đường thẳng.
+ Biến trung điểm của đoạn thẳng không thuộc đường thẳng song song
với phương chiếu thành trung điểm của đoạn thẳng.
Tính chất 3: a. Ảnh của ba điểm phân biệt qua một phép chiếu song song
trùng nhau thì ba điểm đó thẳng hàng.
b. Phép chiếu song song theo hai phương không cùng
phương biến ba điểm A, B, C lần lượt thành thành 3 điểm thẳng hàng A1, B1,
C1 và A2, B2, C2 thì A, B, C thẳng hàng.
* Đối với phép chiếu vuông góc tính chất sau đây thường được sử dụng:
Tính chất: Qua phép chiếu vuông góc một góc vuông có ảnh là một góc
vuông khi và chỉ khi có một cạnh song song hay thuộc mặt phẳng chiếu, cạnh
còn lại không vuông góc với mặt phẳng chiếu.
b. Cơ sở tâm lý học.
Theo các nhà tâm lý học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy
sinh nhu cầu cần tư duy, tức là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần
phải khắc phục, một tình huống gợi vấn đề, hay nói như Rubinstein: “Tư duy
sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề”. Việc giải bài toán
nói chung, giải toán hình học không gian nói riêng đặt học sinh đứng trước một
khó khăn, khó khăn này có thể giải quyết được nếu học sinh nắm vững được
những kiến thức đã học và biết cách vận dụng chúng. Như vậy các phương pháp
giải toán hình học không gian chính là những công cụ hữu hiệu để học sinh có
niềm tin, có động lực để giải các bài toán hình học.
Những hoạt động toán học nói chung, họat động hình học nói riêng sẽ tạo
ra nhiều tình huống gợi vấn đề từ đó tạo cho học sinh nhu cầu tư duy hình học,
tư duy toán học. Theo cơ sở tâm lý học đã được các nhà tâm lý học kết luận và
đã được kiểm chứng trong thực tiễn giáo dục thì những nhu cầu tư duy nêu trên
sẽ là cơ sơ để học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức hình học mới, kiến thức toán
học mới.
c. Cơ sở giáo dục học.
Hoạt động nhận thức toán học của học sinh được hiểu “ là quá trình tư duy
dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm được ý nghĩa của các tri thức đó, xác
định được các mối liên hệ nhân quả và các mối liên hệ khác của các đối tượng
2
toán học được nghiên cứu ( khái niệm; quan hệ; quy luật toán học;…); từ đó học
sinh vận dụng được tri thức toán học giải quyết các vấn đề thực tiễn” .
Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển hoạt động nhận thức trong dạy học
toán là phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. Ở đây sự phát triển trí tuệ
được hiểu là sự thay đổi về chất trong hoạt động nhận thức. Sự biến đổi đó được
đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc cái được phản ảnh và cách phản ánh
chúng. Nói như vậy đồng nghĩa với phát triển trí tuệ là sự thống nhất giữa việc
vũ trang tri thức và việc phát triển một cách tối đa cách phản ánh chúng.
Trong sự thống nhất đó dẫn đến làm thay đổi cấu trúc bản thân hệ thống tri thức
(mở rộng cải tiến, bổ sung, cấu trúc lại) làm cho hệ thống tri thức ngày càng
thêm sâu sắc và phản ánh đúng bản chất, tiếp cận dần với chân lí và điều chỉnh,
mở rộng các cách phản ánh, đôi khi đi đến xóa bỏ những cách
phản ánh cũ để hình thành những cách phản ánh mới hợp lí hơn, sáng
tạo hơn, phù hợp với quy luật tự nhiên và xã hội. Phát triển trí tuệ được hiểu cụ
thể qua phát triển các năng lực trí tuệ bao gồm năng lực thu nhận thông tin toán
học; năng lực chế biến thông tin toán học; năng lực tư duy logic, tu duy biện
chứng, tư duy phê phán, tư duy định lượng; năng lực khái quát nhanh chóng và
rộng rãi các đối tượng, các quan hệ, các mối liên hệ trong toán học; có tính mềm
dẻo trong quá trình tư duy; năng lực thay đổi nhanh chóng chuyển hướng suy
nghĩ từ dạng này sang dạng khác.
Như vậy thông qua hoạt động nhận thức toán học nói chung, hoạt động
nhận thức về hình học không gian nói riêng sẽ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
nhân cách cho học sinh; giáo dục tư duy phê phán; cách giải quyết vấn đề sáng
tạo; cách xử lí thông tin… trong cuộc sống thực tiễn.
2. Thực trạng của đề tài.
Qua thực tiễn quá trình dạy học đồng thời thông qua việc tìm hiểu, điều tra
từ giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Định; tổng
hợp các thông tin có được khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng
tui nhận thấy trong việc dạy và học chủ đề hình học không gian tồn tại những
thực trạng sau:
+ Đối với giáo viên:
- Nhiều giáo viên cảm giác ít hứng thú khi dạy chủ đề hình học không gian
dẫn đến chưa thực sự tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Chưa phát huy hiệu quả tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Ít khuyến
khích học sinh tìm tòi, khám phá những cách giải mới.
- Chưa xây dựng được hệ thống bài tập đa dạng, phù hợp với từng đối
tượng học sinh ( chủ yếu các bài tập được lấy trong SGK).
+ Đối với học sinh:
- Đa số cảm giác khó dẫn đến ngại, không hứng thú khi học hình không
gian. Cá biệt có nhiều đối tượng học sinh bỏ hẵn không học phần hình học
không gian mà chỉ tập chung vào các chủ đề khác.
3
- Tư tưởng xem nhẹ chủ đề hình học không gian của nhiều học sinh xuất
phát từ việc nhận thức chủ đề này chỉ chiếm một phần nhỏ trong các kì thi đại
học, nhiều học sinh cho rằng có thể học tốt các chủ đề khác để khi thi sẽ bù cho
chủ đề hình học không gian.
- Đa số học sinh chưa ý thức sâu sắc việc học tốt hình học không gian sẽ
góp phần phát triển tư duy sáng tạo từ đó góp phần học tốt các chủ đề khác, các
môn học khác.
- Đa số học sinh ít chủ động tư duy khi giải toán hình học không gian, một
số nắm được các phương pháp giải toán hình học không gian nhưng sử dụng
chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Nhằm nâng cao kết quả học tập và góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh thông qua dạy học chủ đề hình học không gian lớp 11 tui đã thực hiện
các nội dung chính như sau:
+ Công tác chuẩn bị:
- Đánh giá đối tượng học sinh; soạn bài; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng
nhưng phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
- Ngoài các tiết dạy chính theo phân phối chương trình tùy theo mức độ
nhận thức của học sinh để xây dựng kế hoạch dạy tự chọn, bồi dưỡng hay phụ
đạo cho học sinh về chủ đề hình học không gian.
- Chuẩn bị các đồ dùng học tập cần thiết ( các tài liệu, mô hình hình học,
các phần mềm hỗ trợ dạy học hình học không gian….).
+ Tổ chức thực hiện:
- Dạy học theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
- Trang bị cho học sinh các phương pháp giải toán hình học không gian
thông qua các bài tập, ví dụ điển hình.
- Đưa ra những bài tập ôn tập, các bài tập phát triển tư duy hình học phù
hợp với đối tượng học sinh.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học như: Tăng cường hoạt động theo
nhóm, sử dụng các mô hình trực quan… Khuyến khích học sinh giải toán hình
học không gian bằng nhiều cách. Đặt ra các câu hỏi, các vấn đề đòi hỏi học sinh
phải tích cực tư duy để trả lời.
- Giao bài tập về nhà phù hợp với đối tượng học sinh, chú trọng các bài tập
đòi hỏi học sinh phải chủ động và sáng tạo.
- Kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh bằng nhiều hình thức ( cả định tính
và định lượng).
Cụ thể trong quá trình dạy học chủ đề hình học không gian lớp 11 tui đã
xác định và thực hiện hiệu quả một số biện pháp sau đây:
3.1. Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp tách các bộ phận phẳng ra khỏi
không gian.
Khi giải quyết các bài toán hình học không gian học sinh gặp phải nhiều
khó khăn hơn so với các bài toán hình học phẳng như: Việc tưởng tượng, hình
4
dung để tìm các mối liên hệ giữa các yếu tố hình học ( như quan hệ giữa các
đường thẳng, mặt phẳng…); việc vẽ hình để biểu diễn hình không gian trong
mặt phẳng… Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng lí thuyết để giải
quyết các bài toán hình học không gian. Để khắc phục khó khăn này việc tách
các bộ phận phẳng ra khỏi không gian sẽ giúp học sinh quy một bài toán phức
tạp về giải quyết bài toán đơn giản hơn, dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
a. Các ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD có trọng tâm G, AG cắt (BCD) tại A’. Chứng minh
rằng A’ là trọng tâm của tam giác BCD ( Đường thẳng đi qua một đỉnh và trọng
tâm của tứ diện đi qua trọng tâm của mặt đối diện với đỉnh ấy).
Định hướng phương pháp và lời giải:
Bằng việc bóc tách các yếu tố phẳng ra khỏi không gian, bài toán trên được
chuyển thành bài toán hình học phẳng sau đây:
Cho tam giác ABN, M là trung điểm của AB, G là trung điểm của MN,
AG cắt cạnh BN tại A’. Chứng minh rằng BA’ = 2 A’N .
Bài toán này học sinh THCS có thể
dễ dàng chứng minh được sau khi
đã học tính chất đường trung bình.
Cụ thể chứng minh như sau:
Kẻ đường thẳng qua M song song
với AA’ cắt BN tại D. MD; GA’
lần lươt là đường trung bình của
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài:
Xuất phát từ những lí do sau đây:
Đào tạo ra những thế hệ con người Việt Nam có đủ đức, đủ tài để đứng lên
làm chủ tương lai đất nước là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành
Giáo dục. Vì lẽ đó việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là việc làm rất
quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh. Phát triển tư
duy sáng tạo sẽ giúp học sinh tự tin vào bản thân để không ngừng khám phá, tìm
tòi, phát hiện cái mới; tư duy sáng tạo sẽ giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến
thức, có nghị lực và niềm tin để chinh phục những khó khăn trong học tập. Cao
hơn tư duy sáng tạo sẽ giúp học sinh tìm ra con đường ngắn nhất, nhanh nhất để
đạt thành công trong học tập, trong cuộc sống.
Xuất phát từ đặc thù của bộ môn toán với sự khái quát và trừu tượng cao,
sự liên kết liên tục các kiến thức toán học theo từng năm học, từng cấp học.
Điều đó đòi hỏi học sinh không chỉ cần tích cực, chủ động tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức mới mà còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học, biết kết nối
những kiến thức cũ để chiếm lĩnh kiến thức mới… Vì lẽ đó việc đổi mới phương
pháp dạy học trong dạy học môn Toán càng trở nên quan trọng, bức thiết và đó
cũng chính là nhiệm vụ của những người giáo viên dạy Toán.
Nội dung hình học không gian thường được xem là nội dung khó học nhất
đối với học sinh THPT, khi dạy học chủ đề này nhiều giáo viên cảm giác khó
dạy, không mấy hứng thú như các chủ đề khác của môn Toán. Nguyên nhân
quan trọng dẫn đến thực trạng nêu trên là do hình học không gian đòi hỏi mức
độ tư duy và tưởng tượng cao; học sinh đang quen với tư duy về hình học phẳng
nên gặp nhiều khó khăn khi làm quen và tư duy về hình học không gian. Để học
tốt hình học không gian học sinh cần phát huy tư duy sáng tạo, ngược học sinh
học tốt môn toán nói chung chủ đề hình học không gian nói riêng thì sẽ góp
phần phát triển tư duy sáng tạo.
Những lí do nêu trên là cơ sở để tui chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng
một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh THPT”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số vấn đề về cơ sở lí luận của đề tài.
a. Cơ sở Toán học.
+ Các định nghĩa, định lý, tính chất về hình học phẳng ở THCS, hình học
không gian trong SGK Hình học 11.
+ Các tính chất về phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc, cụ thể:
* Đối với phép chiếu song song các tính chất sau đây thường được sử
dụng khi giải bài tập toán hình học:
1
Tính chất 1: Qua phép chiếu song song các yếu tố sau đây không thay
đổi (bất biến):
+ Tỉ số của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc
trùng nhau.
+ Sự thẳng hàng của 3 điểm ( phương chiếu không song song với đường
thẳng chứa 3 điểm đó).
+ Độ dài đoạn thẳng thuộc đường thẳng song song với phương chiếu
không thay đổi, nghĩa là biến đọan AB thành A’B’ và AB = A’B’.
Tính chất 2:
+ Phép chiếu song song biến đường thẳng không song song với phương
chiếu thành đường thẳng.
+ Biến trung điểm của đoạn thẳng không thuộc đường thẳng song song
với phương chiếu thành trung điểm của đoạn thẳng.
Tính chất 3: a. Ảnh của ba điểm phân biệt qua một phép chiếu song song
trùng nhau thì ba điểm đó thẳng hàng.
b. Phép chiếu song song theo hai phương không cùng
phương biến ba điểm A, B, C lần lượt thành thành 3 điểm thẳng hàng A1, B1,
C1 và A2, B2, C2 thì A, B, C thẳng hàng.
* Đối với phép chiếu vuông góc tính chất sau đây thường được sử dụng:
Tính chất: Qua phép chiếu vuông góc một góc vuông có ảnh là một góc
vuông khi và chỉ khi có một cạnh song song hay thuộc mặt phẳng chiếu, cạnh
còn lại không vuông góc với mặt phẳng chiếu.
b. Cơ sở tâm lý học.
Theo các nhà tâm lý học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy
sinh nhu cầu cần tư duy, tức là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần
phải khắc phục, một tình huống gợi vấn đề, hay nói như Rubinstein: “Tư duy
sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề”. Việc giải bài toán
nói chung, giải toán hình học không gian nói riêng đặt học sinh đứng trước một
khó khăn, khó khăn này có thể giải quyết được nếu học sinh nắm vững được
những kiến thức đã học và biết cách vận dụng chúng. Như vậy các phương pháp
giải toán hình học không gian chính là những công cụ hữu hiệu để học sinh có
niềm tin, có động lực để giải các bài toán hình học.
Những hoạt động toán học nói chung, họat động hình học nói riêng sẽ tạo
ra nhiều tình huống gợi vấn đề từ đó tạo cho học sinh nhu cầu tư duy hình học,
tư duy toán học. Theo cơ sở tâm lý học đã được các nhà tâm lý học kết luận và
đã được kiểm chứng trong thực tiễn giáo dục thì những nhu cầu tư duy nêu trên
sẽ là cơ sơ để học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức hình học mới, kiến thức toán
học mới.
c. Cơ sở giáo dục học.
Hoạt động nhận thức toán học của học sinh được hiểu “ là quá trình tư duy
dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm được ý nghĩa của các tri thức đó, xác
định được các mối liên hệ nhân quả và các mối liên hệ khác của các đối tượng
2
toán học được nghiên cứu ( khái niệm; quan hệ; quy luật toán học;…); từ đó học
sinh vận dụng được tri thức toán học giải quyết các vấn đề thực tiễn” .
Mục tiêu chủ yếu của việc phát triển hoạt động nhận thức trong dạy học
toán là phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. Ở đây sự phát triển trí tuệ
được hiểu là sự thay đổi về chất trong hoạt động nhận thức. Sự biến đổi đó được
đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc cái được phản ảnh và cách phản ánh
chúng. Nói như vậy đồng nghĩa với phát triển trí tuệ là sự thống nhất giữa việc
vũ trang tri thức và việc phát triển một cách tối đa cách phản ánh chúng.
Trong sự thống nhất đó dẫn đến làm thay đổi cấu trúc bản thân hệ thống tri thức
(mở rộng cải tiến, bổ sung, cấu trúc lại) làm cho hệ thống tri thức ngày càng
thêm sâu sắc và phản ánh đúng bản chất, tiếp cận dần với chân lí và điều chỉnh,
mở rộng các cách phản ánh, đôi khi đi đến xóa bỏ những cách
phản ánh cũ để hình thành những cách phản ánh mới hợp lí hơn, sáng
tạo hơn, phù hợp với quy luật tự nhiên và xã hội. Phát triển trí tuệ được hiểu cụ
thể qua phát triển các năng lực trí tuệ bao gồm năng lực thu nhận thông tin toán
học; năng lực chế biến thông tin toán học; năng lực tư duy logic, tu duy biện
chứng, tư duy phê phán, tư duy định lượng; năng lực khái quát nhanh chóng và
rộng rãi các đối tượng, các quan hệ, các mối liên hệ trong toán học; có tính mềm
dẻo trong quá trình tư duy; năng lực thay đổi nhanh chóng chuyển hướng suy
nghĩ từ dạng này sang dạng khác.
Như vậy thông qua hoạt động nhận thức toán học nói chung, hoạt động
nhận thức về hình học không gian nói riêng sẽ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
nhân cách cho học sinh; giáo dục tư duy phê phán; cách giải quyết vấn đề sáng
tạo; cách xử lí thông tin… trong cuộc sống thực tiễn.
2. Thực trạng của đề tài.
Qua thực tiễn quá trình dạy học đồng thời thông qua việc tìm hiểu, điều tra
từ giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Định; tổng
hợp các thông tin có được khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng
tui nhận thấy trong việc dạy và học chủ đề hình học không gian tồn tại những
thực trạng sau:
+ Đối với giáo viên:
- Nhiều giáo viên cảm giác ít hứng thú khi dạy chủ đề hình học không gian
dẫn đến chưa thực sự tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Chưa phát huy hiệu quả tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Ít khuyến
khích học sinh tìm tòi, khám phá những cách giải mới.
- Chưa xây dựng được hệ thống bài tập đa dạng, phù hợp với từng đối
tượng học sinh ( chủ yếu các bài tập được lấy trong SGK).
+ Đối với học sinh:
- Đa số cảm giác khó dẫn đến ngại, không hứng thú khi học hình không
gian. Cá biệt có nhiều đối tượng học sinh bỏ hẵn không học phần hình học
không gian mà chỉ tập chung vào các chủ đề khác.
3
- Tư tưởng xem nhẹ chủ đề hình học không gian của nhiều học sinh xuất
phát từ việc nhận thức chủ đề này chỉ chiếm một phần nhỏ trong các kì thi đại
học, nhiều học sinh cho rằng có thể học tốt các chủ đề khác để khi thi sẽ bù cho
chủ đề hình học không gian.
- Đa số học sinh chưa ý thức sâu sắc việc học tốt hình học không gian sẽ
góp phần phát triển tư duy sáng tạo từ đó góp phần học tốt các chủ đề khác, các
môn học khác.
- Đa số học sinh ít chủ động tư duy khi giải toán hình học không gian, một
số nắm được các phương pháp giải toán hình học không gian nhưng sử dụng
chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Nhằm nâng cao kết quả học tập và góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh thông qua dạy học chủ đề hình học không gian lớp 11 tui đã thực hiện
các nội dung chính như sau:
+ Công tác chuẩn bị:
- Đánh giá đối tượng học sinh; soạn bài; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng
nhưng phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
- Ngoài các tiết dạy chính theo phân phối chương trình tùy theo mức độ
nhận thức của học sinh để xây dựng kế hoạch dạy tự chọn, bồi dưỡng hay phụ
đạo cho học sinh về chủ đề hình học không gian.
- Chuẩn bị các đồ dùng học tập cần thiết ( các tài liệu, mô hình hình học,
các phần mềm hỗ trợ dạy học hình học không gian….).
+ Tổ chức thực hiện:
- Dạy học theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
- Trang bị cho học sinh các phương pháp giải toán hình học không gian
thông qua các bài tập, ví dụ điển hình.
- Đưa ra những bài tập ôn tập, các bài tập phát triển tư duy hình học phù
hợp với đối tượng học sinh.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học như: Tăng cường hoạt động theo
nhóm, sử dụng các mô hình trực quan… Khuyến khích học sinh giải toán hình
học không gian bằng nhiều cách. Đặt ra các câu hỏi, các vấn đề đòi hỏi học sinh
phải tích cực tư duy để trả lời.
- Giao bài tập về nhà phù hợp với đối tượng học sinh, chú trọng các bài tập
đòi hỏi học sinh phải chủ động và sáng tạo.
- Kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh bằng nhiều hình thức ( cả định tính
và định lượng).
Cụ thể trong quá trình dạy học chủ đề hình học không gian lớp 11 tui đã
xác định và thực hiện hiệu quả một số biện pháp sau đây:
3.1. Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp tách các bộ phận phẳng ra khỏi
không gian.
Khi giải quyết các bài toán hình học không gian học sinh gặp phải nhiều
khó khăn hơn so với các bài toán hình học phẳng như: Việc tưởng tượng, hình
4
dung để tìm các mối liên hệ giữa các yếu tố hình học ( như quan hệ giữa các
đường thẳng, mặt phẳng…); việc vẽ hình để biểu diễn hình không gian trong
mặt phẳng… Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng lí thuyết để giải
quyết các bài toán hình học không gian. Để khắc phục khó khăn này việc tách
các bộ phận phẳng ra khỏi không gian sẽ giúp học sinh quy một bài toán phức
tạp về giải quyết bài toán đơn giản hơn, dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
a. Các ví dụ minh họa.
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD có trọng tâm G, AG cắt (BCD) tại A’. Chứng minh
rằng A’ là trọng tâm của tam giác BCD ( Đường thẳng đi qua một đỉnh và trọng
tâm của tứ diện đi qua trọng tâm của mặt đối diện với đỉnh ấy).
Định hướng phương pháp và lời giải:
Bằng việc bóc tách các yếu tố phẳng ra khỏi không gian, bài toán trên được
chuyển thành bài toán hình học phẳng sau đây:
Cho tam giác ABN, M là trung điểm của AB, G là trung điểm của MN,
AG cắt cạnh BN tại A’. Chứng minh rằng BA’ = 2 A’N .
Bài toán này học sinh THCS có thể
dễ dàng chứng minh được sau khi
đã học tính chất đường trung bình.
Cụ thể chứng minh như sau:
Kẻ đường thẳng qua M song song
với AA’ cắt BN tại D. MD; GA’
lần lươt là đường trung bình của
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: dạy toán hình học không gian toán 11 bằng phương pháp kiến tạo, phat huy sang tao cho hoc sinh lop 5 khi hoc cac bai toan yeu to hinh hoc, bai tap ve hinh khong gian lop 11 van dung, một số biện pháp phát triển tư duy sáng tạo khi học phần quan hệ vuông góc, một số biện pháp dạy học toán hình học không gian lớp 11, mot so giai phap giup học sinh lop 9 giai bai tap hinh hoc khong gian