LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
kiến sự phát triển sâu sắc của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đi cùng với những bước phát triển đó không thể không kể đến sự hình thành và phát triển không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam. Trước những áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý để tồn tại và phát triển, trong đó có bộ máy kế toán. Bất cứ công ty nào cũng không thể thiếu bộ máy kế toán. Hoàn thiện bộ máy kế toán cũng là góp phần hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty.
Thực tập là một quá trình giúp sinh viên tiếp cận thực tế, bổ sung, kiểm nghiệm kiến thức. Nó chứng tỏ sâu sắc phương pháp học phải đi đôi với hành.Thời gian thực tập tổng hợp ở công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã giúp em trưởng thành hơn trong tư duy cũng như kiến thức chuyên ngành. Em xin được gửi lời Thank chân thành anh chị phòng kế toán tại công ty, Thank thầy Trương Anh Dũng – Ths- Giảng viên khoa kế toán trường đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành giai đoạn thực tập này.
Qua 8 tuần thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, em đã có được một sự hiểu biết về công ty và được hiểu về thực hành của bộ máy kế toán tại một doanh nghiệp. Em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp thực tập.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Phần 3: Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Do hạn chế về thời gian thực tập và thiếu sót của bản thân nên bản báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các anh chị. Em xin cảm ơn.














Mục lục
Danh mục sơ đồ bảng biểu
Danh mục các chữ cái viết tắt
KCS: Phòng kiểm tra chất lượng
TSCĐ: Tài sản cố định
NKCT: Nhật ký chứng từ
KC : Kết chuyển
CP : Chi phí
DT: Doanh thu
GVHB: Giá vốn hàng bán
CPBH : Chi phí bán hàng
CP QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp
CP TC: Chi phí tài chính
DT TC: Doanh thu tài chính
VAT: Thuế giá trị gia tăng
















PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp được thành lập theo hình thức chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo Quyết định số 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại ngày 27/06/2005.
Tên giao dịch Việt Nam là : Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Tên giao dịch quốc tế: Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company
Trụ sở chính tại 122 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
Tel: 043 8643362 / 043 8646669
Fax: 84 048642579
Website: http://
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp số: 0103014796, đăng ký lần đầu ngày 01/12/2006, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 17/12/2007.
Ngành nghề kinh doanh chính là : Kinh doanh vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, kinh doanh kho bãi, sản xuất chế biến bia, nước giải khát, bánh kẹo thực phẩm (không bao gồm kinh doanh quán bar). Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh
Vốn điều lệ đăng ký: 22.500.000.000 VND (Hai mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng).
Từ khi bắt đầu thành lập đến nay trải qua hơn 10 năm. Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế.
Ban đầu là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc. Do đó quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty thực phẩm Miền Bắc. Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lập theo Quyết định số 699/QĐTM-TCCB của Bộ Thương Mại. Khi mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc đã mạnh dạn xin đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookíe của Công hoà Liên Bang Nga với công suất 10 tấn/ ngày. Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướng được điều khiển đốt bằng ga tự động. Sau một thời gian lắp đặt chảy thử thành công, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 do Ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thực hiện mục tiêu sản xuất các loại bánh quy, bánh kem xốp, kẹo, lương khô… và các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị.
Nhằm đa dạng hoá các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, năm 1999 nhà máy đã nhận chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất thành công sản phẩm bánh quy xốp của hãng Meiji Nhật Bản, đây là một bước quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty trở thành cơ sở duy nhất sản xuất các loại bánh mang thương hiệu Meiji Nhật Bản tại Việt Nam.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu, có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, đồng thời có thể phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động, và phù hợp với tình hình thực tế, ngày 27/06/2005 theo Quyết định 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được chuyển thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, tên giao dịch quốc tế Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company, trở thành một công ty hoạt động hoàn toàn độc lập.
3.2. Những hạn chế trong công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Mặc dù hệ thống kế toán đã được trang bị khá đầy đủ nhưng phần mềm kế toán do công ty tự thiết kế vẫn có xảy ra sai sót, cần điều chỉnh do đó làm gián đoạn công việc của phòng kế toán. Ngoài ra do sự hạn chế của điều kiện nên nhiều nhân viên dùng chung một máy in, điều này sẽ làm gián đoạn công việc nếu nhiều người cùng phải in chứng từ, trong khi số lượng chứng từ cần in của các phần hành đều khá nhiều.
Mặt khác dù là công ty lớn nhưng cả hệ thống quản lý của công ty chỉ có một máy photo đặt tại phòng tổ chức hành chính, trong khi đó rất nhiều phòng ban khác cần photo, đặc biệt là phòng kế toán, do đó sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức của các kế toán viên.
Là công ty lớn, số lượng nghiệp vụ xảy ra nhiều, số lượng chứng từ phát sinh cũng rất lớn, nhưng do hạn chế về diện tích phòng làm việc, nên hạn chế về cất giữ chứng từ, mặt khác nó làm cho không gian của phòng trở nên chật hẹp hơn, các nhân viên kế toán không có không gian nghỉ ngơi vào buổi trưa.

KẾT LUẬN
Từ sau cổ phần hóa, công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trở thành đơn vị độc lập trong kinh doanh, ban lãnh đạo công ty xây dựng 1 phương hướng phát triển kinh doanh dài hạn, tạo dựng thị trường. Từ trước khi cổ phần hóa đến nay, thương hiệu Hữu Nghị đã nổi tiếng và được mọi người biết đến. Để phát huy hơn nữa những ưu thế mà công ty đã đạt được, bộ máy quản lý công ty đang ngày càng hoàn thiện đặc biệt là bộ máy tài chính kế toán. Là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của công ty, bộ máy kế toán của công ty đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Là một công ty sản xuất bánh kẹo lớn trong ngày phát sinh rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế, mặc dù vậy bộ máy kế toán của công ty luôn thực hiện tốt công việc của mình, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh chóng phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản trị dưới sự trợ giúp của phần mềm kế toán máy do công ty tự thiết kế.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

adminxen

Administrator
Staff member
THam khảo bài 2

Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế bằng hay hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Muốn thực hiện được mục tiêu này yêu cầu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng tiến hành các hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty đang đứng trước những khó khăn và thách thức của vấn đề cạnh tranh. Bởi vì, hiện nay thị trường bánh kẹo đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt không chỉ giữa các sản phẩm trong nước với nhau mà còn cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài tràn vào như Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan…
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác đầu tư, đó là: tăng thêm năng lực sản xuất mới, đưa Công ty vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Song song với những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua Công ty còn những tồn tại và khó khăn cần khắc phục trong những năm tiếp theo. Do đó, việc xem xét và đánh giá thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục có vai trò quan trọng. Vì vậy, chuyên đề này em xin tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai.
Chuyên để thực tập này bao gồm ba phần chính:
Chương I: Đầu tư với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế, thời gian thực tập có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bài viết còn những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô giáo trong bộ môn và các cô, các bạn công tác tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghi cùng toàn thể các bạn để bài viết này hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ VỚI VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

I. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm
Xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, cạnh tranh trong cơ chế thị trường có thể được hiểu là cuộc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật các lợi ích kinh tế về mình.
Các chủ thể kinh tế ở đây chính là các bên bán và bên mua các loại hàng hoá mà họ mua được hay nói cách khác là họ muốn mua được loại hàng có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà giá cả lại rẻ. Ngược lại, bên bán bao giờ cũng hướng tới tối đa hoá lợi nhuận bằng cách bán được nhiều hàng với giá cao. Vì vậy, các bên cạnh tranh với nhau để giành những phần có lợi hơn về mình.
Xét ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được CacMac đề cập như sau: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Ở đây, Mac đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong một không gian hẹp chủ nghĩa tư bản lúc này cạnh tranh được xem là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại, quan niệm về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ khá tiêu cực.
Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, canh tranh giữa các doanh nghiệp được hiểu một cách cứng nhắc. Trong một thời kỳ dài, chúng ta chỉ nhìn thấy mặt trái của cạnh tranh, phê phán cạnh tranh, coi cạnh
tranh là mạnh đè bẹp doanh nghiệp yếu mà chưa thấy được những mặt tích cực của cạnh tranh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm về cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước ta đã được thay đổi. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh của các doanh nghiệp được quan niệm là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ để thu được lợi nhuận lớn nhất đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chúng ta cùng có thể hiểu theo nghĩa chung nhất cạnh tranh của các doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng hay thị trường mà kết quả cuối cùng là để tiêu thụ được ngày càng nhiều hàng hoá với lợi nhuận cao.
Nếu xét trong mối tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau và trên cơ sở nhu cầu mua sắm của xã hội thì chúng ta hiểu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực sáng tạo nhằm tồn tại được trên thị trường và ngày càng thu được nhiều lợi nhuận trên cơ sở tạo ra các ưu thế về sản phẩm cũng như trong tiêu thụ sản phẩm.
1.1.2 Các loaị hình cạnh tranh
Cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp được phân thành nhiều loại khác nhau. Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia làm 2 loại: cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành. Để giành lợi thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm vững các loại cạnh tranh này để xác định đúng đối thủ cạnh tranh, từ đó lựa chọn chính xác vũ khí cạnh tranh phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mình.
Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc đấu tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lơị nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. Sau một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này, vô hình chung hình thành lên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau.
Cạnh tranh trong nội bộ ngàn: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hoá dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
Khi nền sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Do đó, để thắng trong cuộc chiến giành lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp không ngừng thu thập thông tin về các đối thủ, đem so sánh với bản thân doanh nghiệp, nhờ đó phát hiện được những lĩnh vực mà mình có ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh và là cơ sở để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
1.2 Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều người hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích. Chạy đua về mặt kinh tế phải luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của người chạy phía sau, và không phải chỉ để thắng một trận tuyến giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa những người mua với người bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Do vậy, cạnh tranh không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường mà còn có ý nghĩa to lớn đối với người tiêu dùng và toàn xã hội.
- Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (cải tiến thiết bị công nghệ, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu…), ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
- Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng mức giá phù hợp với khả năng của họ.
- Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và óc sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. Vì bị cuốn hút bởi các mục tiêu hạ giá thành, tăng lợi nhuận…, các doanh nghiệp đã không chịu bỏ ra chi phí cho việc xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn đến độc quyền … Để khắc phục được những tiêu cực đó thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.
1.3 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp
Do sự khan hiếm nguồn lực xã hội, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp hạn chế nên các doanh nghiệp không thể có lợi thế hơn các đối thủ về mọi mặt. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần biết tận dụng những lợi thế của mình, biến chúng thành các công cụ cạnh tranh thực sự lợi hại để đạt được mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Tuy nhiên, các mặt khác mà doanh nghiệp không có lợi thế bằng thì cũng không nên bỏ qua.
1.3.1 Sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Sản xuất cái gì? cho ai? Là câu hỏi lớn nhất mà mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đối mặt trong cơ chế thị trường. Trả lợi được câu hỏi này có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm cho sản phẩm của mình thích ứng được với thị trường một cách nhanh chóng thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị trường, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
a. Sản phẩm
Có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm theo hai cách:
Đa dạng hoá sản phẩm: Mức độ đa dạng của sản phẩm thể hiện ở danh mục sản phẩm của công ty (đó là tập hợp của tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng được đưa ra để bán). Để có thể theo kịp nhu cầu thị trường, bên cạnh việc duy trì và cải tiến các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán sự rủi ro trong kinh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt.
Đi đôi với việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm dịch vụ mà khách hàng đánh giá là có những điểm độc đáo và từ đó hấp dẫn khách hàng vì sự độc đáo đó. Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp không bị cạnh tranh từ các đối thủ vì các khó lòng vượt qua lòng trung thành của khách hàng về nhãn hiệu mà doanh nghiệp xây dựng được. (Ví dụ, xe ôtô: có tính sang trọng là Mercedes- Ben, tính kinh tế là Toyota…). Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó giữ vững thị phần của mình vì khó có thể duy trì sự khác biệt trong thời gian dài do bị đối thủ bắt chước rất nhanh và gặp khó khăn trong duy trì giá cao.
Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
b. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý… Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hay la khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng thì phải giải quyết được cả hai vấn đề trên.
Xuất phát từ quan điểm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, khi đời sống của con người ngày càng cao thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp. Làm ngược lại, doanh nghiệp đã tự từ chối khách hàng, đẩy lùi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cải tiến sản phẩm còn giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, vươn tới những thị trường xa hơn. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết tháng 7 năm 2000 đã mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt nam. Song để xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, các sản phẩm của ta phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về công nghệ, hàm lượng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, cũng như về bao gói, bảo quản…
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh gía của khách hàng mang tính khách quan. Ở đây, nhân tố khách quan đã tác động, chi phối yếu tố chủ quan. Quan niệm này xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
- Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường.
- Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2 Giá bán sản phẩm
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của nó. Đồng thời, giá cả còn là công cụ linh hoạt nhất, mềm dẻo nhất trong cạnh tranh.
Giá cả sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua thoả thuận giữa người bán và người mua. Nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, “khách hàng là thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì mà họ đánh giá là tốt nhất, và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá bán thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Mặc dù vậy, khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển thì việc định gía thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi còn bị đánh đồng với việc suy giảm chất lượng. Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tuỳ từng trường hợp vào từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tuỳ từng trường hợp vào đặc đỉêm của từng vùng thị trường.
1.3.3 Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bao gồm cả chức năng sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở hai mặt:
Trước hết là phải lựa chọn các kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi tính toán nhiều yếu tố, phải mất nhiều năm và không dễ gì thay đổi được nó. Bù lại, doanh nghiệp có một nền móng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp có được.
Bên cạnh việc tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, một số chính sách phục vụ khách hàng như chính sách thanh toán, các dịch vụ trước và sau bán hàng. Đây là một hình thức cạnh tranh phi giá, gây sự chú ý và thu hút khách hàng.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ VỚI VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
I. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1 Khái niệm và phân loại cạnh tranh 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Các loaị hình cạnh tranh 4
1.2 Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 5
1.3 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 7
1.3.1 Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. 7
1.3.2 Giá bán sản phẩm 9
1.3.3 Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 10
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập 11
2.1 Quan niệm về khả năng cạnh tranh 11
2.2 Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12
2.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13
2.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 14
2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp: đây là nhóm nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được và quyết định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp 18
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 20
2.4.1 Thị phần của doanh nghiệp/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh 20
2.4.2 Doanh thu/ doanh thu của các đối thủ phát triển nhất 21
2.4.3 Tỷ lệ chi phí Marketing/ tổng doanh thu 21
2.4.4 Tỷ suất lợi nhuận 21
II. ĐẦU TƯ – YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ NÂNG CAO SỨC MẠNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 22
1. Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp 22
1.1 Khái niệm đầu tư 22
1.2 Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp 22
2. Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 24
3. Nội dung của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp 26
3.1 Đầu tư vào máy móc thiết bị (MMTB), dây chuyền công nghệ (DCCN), cơ sở hạ tầng (CSHT) 26
3.2 Đầu tư vào hàng tồn trữ 28
3.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 30
3.4 Đầu tư cho tài sản vô hình khác 32
4. Các yếu tố ảnh hưởng chỉ tiêu đầu tư của doanh nghiệp 33
4.1. Lợi nhuận –thu nhập kì vọng trong tương lai 33
4.2. Chi phí đầu tư 33
4.3 Cầu tiêu dùng 33
4.4 đoán của các hãng về tình trạng nền kinh tế trong tương lai 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 35
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHÂN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 35
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị : 35
2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 38
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị tiền thân là nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trực thuộc công ty Thực Phẩm Miền Bắc, Bộ Công Thương được chính thức thành lập vào năm 1997. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển công ty đã có được những thành tích đáng kể và tạo được chỗ đứng trên thương trường . Với cách thức tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp, ban lãnh đạo công ty đã đưa công ty ngày một lớn mạnh. 38
Cơ cấu tổ chức công ty bao gồm : 38
Đại hội đổng cổ đông : Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của công ty 38
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền như quyết định chiến lược phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết định các giải pháp phátt triển thị trườn, tiếp thị và công nghệ, quyết định đầu tư, liên doanh liên kết...... 38
Giám đốc và bộ máy giúp việc : là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc 38
+ Phó giám đốc tổ chức lao động 38
+ Phó giám đốc kinh doanh 38
+ Phó giám đốc sản xuất 38
Ban kiểm soát : có những quyền và nghĩa vụ như giám sát hội đồng quản trị, tổng giám đốc và người quản lý khác do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong quản lý, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trung thực của báo cáo tài chính, xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết..... 39
Các phòng ban : công ty có 6 phong ban chức năng : 39
+ Phòng kế hoạch vật tư . 39
+ Phòng thị trường . 39
+ Phòng kỹ thuật 39
+ Phòng tài chính kế toán 39
+ Phòng tổ chức hành chính 39
+ Phòng cơ điện. 39
Sơ đồ 3 : Tổ chức bộ máy quản lý của công ty : 39
3. Tình hình kinh doanh của công ty một số năm gần đây 40
II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 44
1. Tổng quan về thị trường bánh kẹo Việt Nam 44
1.1 Quy mô thị trường và mức độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo Việt Nam 44
b. Mức độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo Việt Nam 45
1.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. 46
2. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 57
2.1 Tình hình cạnh tranh của Công ty trên thị trờng 57
2.2.Khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 59
III Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phàn bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 60
1. Các nhân tố tác động đến đầu tư: 60
1.1 Một số đặc điểm về thị trường sản phẩm. 60
1.2 Cơ cấu sản phẩm 61
1.3 Tình trạng của máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất 62
1.4 Tình hình lao động thực tế của công ty 63
2. Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 63
2.1.Tình hình vốn và nguồn vốn dầu tư 63
2.2. Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 68
2.2.1.Đầu tư vào tài sản cố định 68
2.3.2 Đầu tư vào nguyên liệu bằng nguồn vốn lưu động 72
2.2.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực 75
2.2.4 Đầu tư cho khoa học công nghệ 77
2.2.5 Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ 78
79
IV. Kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 81
1 Những kết quả đạt được 81
2 Những mặt hạn chế ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 82
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 86
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 86
1. Giải pháp về huy động và cơ chế sử dụng 86
1.1 Huy động vốn đầu tư 86
1.2 Cơ chế sử dụng vốn 88
2. Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ 89
3. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực 90
4. Giải pháp đầu tư cho việc mở rộng thị trường và tăng cường hoạt động Marketing 91
4.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường 91
4.2 Hoàn thiện chính sách phân phối 92
4.3 Hoàn chỉnh sản phẩm 92
4.4 Hoàn thiện chính sách giá 92
4.5 Hoàn thiện chính sách quảng cáo 93
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TỚI NĂM 2011 94
1. Định hướng về đầu tư sản xuất 94
1.1 Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. 94
1.2 Đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng chuyên môn hoá 95
1.3 Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy quản lý 95
1.4 Đầu tư cho việc chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên 96
2. Định hướng về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 96
KẾT LUẬN 98

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Top