vespa_co

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Chuyên đề 1.
CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

A. PHÂN LOẠI CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Chất

Đơn chất Hợp chất

Kim loại Phi kim Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ

Oxit Axit Bazơ Muối



B. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ TÊN GỌI CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. OXIT
1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.
- Công thức tổng quát: RxOy
- Ví dụ: Na2O, CaO, SO2, CO2...
2. Phân loại:
a. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ.
Chú ý: Chỉ có kim loại mới tạo thành oxit bazơ, tuy nhiên một số oxit bậc cao của kim loại như CrO3, Mn2O7... lại là oxit axit.
Ví dụ: Na2O, CaO, MgO, Fe2O3...
b. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim, tương ứng với một axit.
Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5...
c. Oxit lưỡng tính: Là oxit của các kim loại tạo thành muối khi tác dụng với cả axit và bazơ (hay với oxit axit và oxit bazơ).
Ví dụ: ZnO, Al2O3, SnO...
d. Oxit không tạo muối (oxit trung tính): CO, NO
e. Oxit hỗn tạp (oxit kép):
Ví dụ: Fe3O4, Mn3O4, Pb2O3...
Chúng cũng có thể coi là các muối:
Fe3O4 = Fe(FeO2)2 sắt (II) ferit
Pb2O3 = PbPbO3 chì (II) metaplombat
3. Cách gọi tên:
II. AXIT
1. Định nghĩa
Là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
- Công thức tổng quát: HnR (n: bằng hoá trị của gốc axit, R: gốc axit).
- Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, H2SO3, HNO3...
Một số gốc axit thông thường
Kí hiệu
Tên gọi
Hoá trị
- Cl
Clorua
I
= S
Sunfua
II
- NO3
Nitrat
I
= SO4
Sunfat
II
= SO3
Sunfit
II
- HSO4
Hidrosunfat
I
- HSO3
Hidrosunfit
I
= CO3
Cacbonat
II
- HCO3
Hidrocacbonat
I
PO4
Photphat
III
= HPO4
Hidrophotphat
II
- H2PO4
Đihidropphotphat
I
- OOCCH3
Axetat
I
- AlO2
Aluminat
I
2. Phân loại
- Axit không có oxi: HCl, HBr, H2S, HI...
- Axit có oxi: H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO2, HNO3...
3. Tên gọi
* Axit không có oxi:
- Tên axit: axit + tên phi kim + hidric.
- Ví dụ: HCl axit clohidric
H2S axit sunfuhidric
HBr axit bromhidric
* Axit có oxi:
- Tên axit: axit + tên phi kim + ic (ơ).
- Ví dụ: H2SO4 axit sunfuric
H2SO3 axit sunfurơ
HNO3 axit nitric
HNO2 axit nitrơ
III. BAZƠ (HIDROXIT)
1. Định nghĩa
Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại (hay nhóm -NH4) liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
- Công thức tổng quát: M(OH)n M: kim loại (hay nhóm -NH4).
n: bằng hoá trị của kim loại.
- Ví dụ: Fe(OH)3, Zn(OH)2, NaOH, KOH...
2. Phân loại
- Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...
- Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3...
3. Tên gọi
IV. MUỐI
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại (hay nhóm - NH4) liên kết với gốc axit.
- Công thức tổng quát: MnRm (n: hoá trị gốc axit, m: hoá trị kim loại).
- Ví dụ: Na2SO4, NaHSO4, CaCl2, KNO3, KNO2...
2. Phân loại
Theo thành phần muối được phân thành hai loại:
- Muối trung hoà: là muối mà trong thành phần gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2SO4, K2CO3, Ca3(PO4)2...
- Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2...
3. Tên gọi
Tên muối: tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
Ví dụ: Na2SO4 natri sunfat
NaHSO4 natri hidrosunfat
KNO3 kali nitrat
KNO2 kali nitrit
Ca(H2PO4)2 canxi dihidrophotphat






Chuyên đề 2:
TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. OXIT
1. Oxit axit
a. Tác dụng với nước:
CO2 + H2O -> H2CO3
SO2 + H2O -> H2SO3
SO3 + H2O H2SO4
NO2 + H2O HNO3 + NO
NO2 + H2O + O2 HNO3
N2O5 + H2O HNO3
P2O5 + H2O H3PO4
b. Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm):
Chú ý: tuỳ tỉ lệ số mol oxit axit và số mol kiềm sẽ xảy ra phản ứng (1) hay (2) hay xảy ra cả hai phản ứng.
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + NaOH NaHCO3 (2)
xảy ra phản ứng (1)
xảy ra phản ứng (2)
xảy ra cả hai phản ứng
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 (2)
xảy ra phản ứng (2)
xảy ra phản ứng (1)
xảy ra cả hai phản ứng
SO2 + NaOH Na2SO3 + H2O
SO2 + NaOH NaHSO3
SO3 + NaOH Na2SO4 + H2O
NO2 + NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ: Oxit bazơ phải tương ứng với bazơ tan:
CO2 + CaO CaCO3
CO2 + Na2O Na2CO3
SO3 + K2O K2SO4
SO2 + BaO BaSO3
2. Oxit bazơ
a. Tác dụng với nước: Oxit nào mà hidroxit tương ứng tan trong nước thì phản ứng với nước. Na2O + H2O 2NaOH
CaO + H2O Ca(OH)2
b. Tác dụng với axit:
Na2O + HCl NaCl + H2O
CuO + HCl CuCl2 + H2O
Fe2O3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O
Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O
Chú ý: Những oxit của kim loại có nhiềuhoá trị khi phản ứng với axit mạnh sẽ được đưa tới kim loại có hoá trị cao nhất.
FeO + H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Cu2O + HNO3 Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
c. Tác dụng với oxit axit: Xem phần oxit axit
d. Bị khử bởi các chất khử mạnh: Trừ oxit của kim loại mạnh (từ K Al).
Fe2O3 + CO Fe3O4 + CO2
Fe3O4 + CO FeO + CO2
FeO + CO Fe + CO2
Chú ý: Khi Fe2O3 đang bị khử mà CO bị thiếu thì chất rắn tạo thành có 4 chất sau: Fe2O3, Fe3O4, FeO. Fe (Vì các phản ứng xảy ra đồng thời).
3. Oxit lưỡng tính (Al2O3, ZnO)
a. Tác dụng với axit:
Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O
ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O
b. Tác dụng với kiềm:
Al2O3 + NaOH NaAlO2 + H2O
ZnO + NaOH Na2ZnO2 + H2O
4. Oxit không tạo muối (CO, N2O NO...)
- N2O không tham gia phản ứng.
7. Từ tinh bột người ta sản xuất rượu etylic theo 2 giai đoạn sau:
a. (-C6H10O5-) C6H12O6 Hiệu suất 80%
b. C6H12O6 C2H5OH Hiệu suất 75%
Hãy viết PTHH theo các giai đoạn trên. Tính KL rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.
Dạng 4: bài toán quy về 100
1 Hỗn hợp gồm CaCO3 lẫn Al2O3 và Fe2O3 trong đó Al2O3 chiếm 10,2%, Fe2O3 chiếm 9,8%. Nung hỗn hợp này ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có lượng bằng 67% lượng hỗn hợp ban đầu. Tính % lượng chất rắn tạo ra.
2 Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với axit HCl. Dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư rồi lọc lấy kết tủa tách ra, nung trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam. Tính % lượng mỗi kim loại ban đầu.
3 Hỗn hợp gồm NaCl, KCl (hỗn hợp A) tan trong nước thành dung dịch. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch này thấy tách ra một lượng kết tủa bằng 229.6% so với A. Tìm % mỗi chất trong A.
4 Hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp bằng HCl dư thì lượng H2 thoát ra bằng 1% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a gam hỗn hợp bằng H2 nóng, dư thì thu được 1 lượng nước bằng 21,15% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định % mỗi chất trong hỗn hợp.
5 Đốt cháy V lit khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2, và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình hoá học.
b. Tính V (đkc).
6 Cho dung dịch axit axetic nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ 10%, thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Hãy tính a.
Dạng 5: bài toán tăng giảm khối lượng.
a. Phản ứng trao đổi:
Ví dụ: CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2O + CO2
Gọi:
- mmuối tăng =
=
= = 124a - 60a = 64a
- mdd tăng =
b. Phản ứng thế:
Ví dụ: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Gọi:
- mKL tăng = (sinh ra)(phản ứng)
=
=
- mdd giảm =
=
=
=
c. Phản ứng hoá hợp:
Ví dụ: 2Cu + O2 2CuO
- mKL tăng = (phản ứng)
d. Phản ứng phân tích:
Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2
- m chất rắn giảm =
1. Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch AgNO3 cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy đồng ra, rửa nhẹ và cân thấy lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng (giả sử toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
2 Ngâm một vật bằng sắt có khối lượng 5 gam vào 200 gam dd AgNO3 10%. Chỉ sau một lát lấy ra và kiểm nghiệm lại thấy lượng AgNO3 giảm 85%
a. Tính khối lượng vật lấy ra sau khi làm khô.
b. Tính % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
3 Nung nóng 100 kg CaCO3 nhận được 78 kg chất rắn. Hỏi CaCO3 đã bị phân huỷ bao nhiêu phần trăm.
4 Hoà tan 39,4 gam muối cacbonat của một kim loại hoá trị II bằng axit H2SO4 loãng dư thu được 46,6 muối sunfat kết tủa. Hãy tính thể tích khí CO2 thoát ra (đkc) và công thức hai muối nói trên.
5 Hai thanh kim loại giống nhau (đều tạo bởi cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối lượng. Thả thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol hai muối phản ứng bằng nhau lấy hai thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2 %, còn khối lượng thanh thứ hai tăng thêm 28,4%. Tìm nguyên tố R.
Dạng 6 Toán biện luận.
a. Biện luận hoá trị
Ví dụ: Hoà tan a gam kim loại chưa biết bằng 500 ml HCl thoát ra 11,2 lit H2 (đkc). Phải trung hoà axit dư trong dung dịch thu được bằng 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau đó đun cạn dung dịch thu được còn lại 55,6 gam muối

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Câu 1. Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có) a)Ca CaO Ca(OH)2 CaCl2 CaCO3 b) S SO2 SO3 H2SO4 CuSO4 c)SO2 Na2SO3 Na2SO4 NaOH Na2CO3. d) Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu CuSO4., chuyên đề giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học, chuyên đề hoàn thành sơ đồ phản ứng học sinh giỏi hóa 9, nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học, viết phương trình HHH a) Các dung dịch muối Fe2(SO4)3, CuCl2, Fe(NO3)2, AlCl3, Mg(NO3)2, Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng: Cho từ từ từng giọt (khuấy đều) dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl:, Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi: a/ Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NaHSO3., Nêu hiện tượng xảy ra cho mỗi thì nghiệm và giải thích: a) Cho SO2 lội chậm qua dd Ba(OH)2 , sau đó thêm nước vôi trong vào dung dịch thu được. b) Hòa tan Fe bằng dd HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch, để lâu ngoài không khí. c) Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 , nhỏ tiếp vài giọt quì tím và để ngoài ánh sáng. d) Cho HCl đặc tác dụng với KMnO4, sau đó cho AgNO3 vào dung dịch thu được. e) Sục khí CO2 đi chậm vào dung dịch NaAlO2., chọn các chất a,b,c biết rằng chúng đều là hợp chất của sắt. Viết các phương trình hóa học của phản ứng thực hiện chuyển đổi hóa học sau
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top