tctuvan

New Member
Chia sẻ cho các bạn bộ câu hỏi ôn tập

CÂU HỎI BẢO VỆ TỐT NGHIỆP CẦU

1.Anh chị hãy cho biết nhẩu độ nhịp kinh tế của dầm, I, T, S-T ?
-Dầm I: rất thuận tiện cho nhịp từ 18~33m
-Dầm T: rất thuận tiện cho nhịp từ 20~33m
-Dầm Super-T: rất thuận tiện cho nhịp từ 30~40m
2. Anh, chị hãy cho biết cách xác định chiều cao của đáy dầm ?
Các bước:
- Xác định cao độ đáy dầm cầu: CĐĐDC >= max(CĐMNCN + 0,5m ; CĐMNTT + tĩnh không thông thuyền).
- Từ CĐĐDC xác định được cao độ đỉnh trụ = CĐĐDC - (chiều cao gối cầu + chiều cao đá tảng)
- Xác định cao độ bệ trụ như sau:
+ Khi bệ trụ đặt ở nơi khô thì mặt trên bệ trụ thấp hơn mặt đất tự nhiên >= 0,5m.
+ Khi bệ trụ đặt trong nước thì mặt trên bệ trụ thấp hơn MNTN >=0,5m.
+ Xác định khẩu độ cầu:
Khẩu độ cầu được tính theo chiều MCN sông, bằng tổng chiều rộng của dòng nước.
3. Có bao nhiêu cách tạo độ dốc ngang và độ dốc dọc cầu?
- Có 2 cách chính: tạo độ dốc bằng kê dầm tạo dốc ( thay đổi cao độ của các dầm) và bằng lớp vữa tạo dốc.
4. Cự ly hợp lý của các vách ngăn trong dầm S - T ?
- Cự ly hợp lý của các vách ngăn trong dầm S-T là khảng cách các vách ngăn bằng L/3 để tăng cường tính ổn định cho dầm.
5. Cáp DƯL không dính bám ở đầu dầm có tác dụng gì? Chiều dài không dính bám ở đầu dầm của cáp DUL lấy dựa trên cơ sở nào?
- Chiều dài không dính bám của cáp DƯL để giảm bớt sự tập trung ứng suất kéo ở thớ trên đoạn gần gối gây nứt đầu dầm.
- Cơ sở xác định: Cáp DƯL không dính bám với BT có thể tới 30% trong tổng số tao cáp ngay khoảng gần gối, đặt đối xứng với tim dầm và được chuyển tiếp trong 3-4 đoạn (1,5m, 3m, 4,5m). Trong Quy trình AASTHO quy định số lượng cáp không dính bám không vượt quá 25%.
Để tính mặt cắt không dính bám bạn làm tuơng tự như mặt cắt cắt cốt thép ở cầu bt cốt thép thường:
+ Vẽ biểu đồ bao momen
+ Xác định lượng cáp cần cắt ( cắt tối đa 20% tổng số cáp ở mặt cắt trước)
+ Tính Mr ở mỗi mặt cắt đã cắt cốt thép
+ Từ đó xác định điểm cắt lý thuyết là giao điểm giữa biểu đồ bao momen và Mr
+ Xác định chiều dài triển khai
+ Xác định mặt cắt không dính bám
6. Tại sao các dầm S - T lại để cách nhau một khoảng cách nhất định, khi thi công lao nhịp xong có nối các bản cánh này lại với nhau không ?
- Khoảng cách giữa các dầm S-T cách nhau một khoảng từ (2-4)cm để tiện cho công tác kê kích và điều chỉnh lắp đặt dầm lên gối cầu. Khi thi công lao nhịp xong thì dùng không nối các bản cánh lại với nhau.
7. Ván khuôn dùng để thi công đúc bản mặt cầu dầm S- T là loại ván khuôn gì, tính
toán thiêt kế và thi công như thế nào?
- VK dùng trong BMC là lọai bản BTCT đúc sẵn để lại ở bên trên cánh dầm S-T. Được thi công sau khi lắp đặt xong tất cả các dầm S-T.
Sơ đồ tính như bản kê 2 cạnh.
8. Dầm ngang được tính theo sơ đồ nào, hãy nêu các tải trọng tác dụng lên nó?
- Sơ đồ tính Dầm ngang được coi như dầm hai đầu ngàm. Khi tính ta nhân với giá trị quy đổi tương đương: 0,7M đối với Momen ở giữa nhịp, 0,5M đối với momen ở đầu dầm.
- Các tải trọng tác dụng lên dầm ngang:
-Tĩnh tải: DW, DCb, DCd
- Hoạt tải: HL-93: xe tải 3 trục và tải trọng làn. or, xe tải 2 trục và tải trọng làn.
9. Lề bộ hành được tính theo sơ đồ nào, hãy nêu các tải trọng tác dụng lên nó?
- Sơ đồ tính LBH là dầm giản đơn gối lên 2 gối 1 cố định và di động
- Các tải trọng tác dụng lên LBH:
- Tĩnh tải: tải trọng bản thân BMC: DCbmc
- Hoạt tải: Tải trọng người đi: PL = 3 N/mm
10. Hãy trình bày so sánh của anh(Chị) cho phương án 1 và 2

11. Các lưới cốt thép bố trí đầu dầm có tác dụng gì?
- Lưới cốt thép đầu dầm có tác dụng làm giảm US nén cục bộ và chống cắt cho đầu dầm khất.
12. Có bao nhiêu sơ đồ bố trí cáp DUL trong một dầm I hay T?
- Có 3 sơ đồ bố trí cáp DƯL:
- Theo sơ đồ đường thẳng
- Theo sơ đồ đường cong
- Theo sơ đồ đường gãy khúc
13. Anh chị hãy cho biết các loại mất mát ứng suất trong dầm cằng trước và căng sau? trong các loại mất mát đó mất mát nào là mất mát theo thời gian? mất mát nào là mất mát tức thời?
- Có 4 loại MMƯS điển hình là:
- MMƯS do co ngắn đàn hồi: (do thiết bị neo, ma sát, co ngắn đàn hồi)
- MMƯS do co ngót
- MMƯS do từ biến và
- MMƯS do tự chùng của cốt thép được kéo căng.
Mất mát ƯS theo thời gian: Do co ngót, từ biến, tự chùng
Mất mát ƯS tức thời: co ngắn đàn hồi...
14. Tại sao dầm I và T các bầu dầm dưới thường lớn hơn các bầu dầm phía trên?
- Dầm bầu dưới mở rộng đầu để đủ diện tích để bố trí neo, tăng lực nén chịu ứng suất cục bộ từ 0.8 -1H
15. Anh chị hãy cho biết cấp lan can mà anh chị thiết kế, với cấp lan can này lực ngang Ft bằng bao nhiêu?
- Cấp lan can thiết kế cấp L3, Ft = 240kN.
16. Anh chị hãy cho biết ảnh hưởng của hiện tượng co ngót, từ biến đến kết cấu BTCT cầu? cách khắc phục chúng như thế nào?
- Hiện tượng co ngót và từ biến rất ảnh hưởng đến kết cấu cầu BTCT, như tạo vết nứt, mất mát DƯL quá lớn... Do đó để khắc phục chúng cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không tạo ra những thay đổi đột ngột về KT các mặt cắt: chiều cao, chiều dài, chiều rộng
- Không tạo ra những thay đổi đột ngột về sự bố trí cốt thép: bước cốt thép đai
- Bố trí cốt thép chống co ngót theo quy định của quy trình thiết kế.
- Chọn thành phần cấp phối BT hợp lý, dùng phụ gia hóa dẻo và phụ gia siêu dẻo để giảm lượng nước trộn mà vẫn đảm bảo độ linh động của hỗn hợp BT
- Nếu không thật cần thiết thì không bắt KC BT chịu tải quá nặng ở tuổi quá sớm.
- Phân đoạn quá trình đổ BT sao cho BT của mỗi phân đoạn được biến dạng tự do ở mức độ càng nhiều càng tốt trong quá trình hóa cứng.
- Chú ý đến các thời điểm bắt đầu và kết thúc ngừng kết của hỗn hợp BT để bố trí hợp lý tiến độ đổ BT cũng như khối lượng bê tông được đổ trong mỗi phân đoạn.
- Xử lý chu đáo các mạch ngừng thi công BT, đó là nơi dễ xuất hiện các sự cố
- Lập tiến độ thi công hợp lý cho mọi công đoạn đúc BT, bảo dưỡng, tạo DƯL...v..v
17. Khi thiết kế BMC khoảng cách từ mép đá vĩa đến trọng tâm bánh xe ngoài cùng được lấy bằng bao nhiêu?
- Khoảng cách từ mép đá vĩa đến TT bánh xe ngoài cùng là 300mm.
18. Anh chị hãy cho biết khi thiết kế cầu thì có bao nhiêu trạng thái giới hạn, hãy cho biết sơ lược về các trạng thái này?
-TTGH: là trạng thái mà ở tại thời điểm đó kết cấu còn có khả năng chịu lực được.
-có 6 TTGH:cường độ(I, II, III), mỏi và đứt gãy, đặc biệt, sử dụng
19. Tại sao lại phải tính hệ số phân bố ngang? Có bao nhiêu phương pháp tính HSPBN?
- Vì kết cấu cầu là 1 kết cấu không gian, trong đó mọi bộ phận (dầm) tham gia chịu TT chung với các mức độ khác nhau. Do đó trong việc tính toán nội lực phải có nội dung TT sự phân bố TT cho các bộ phận của các KC nhịp.
- Có 3 PP thường dùng để xác định HSPBN là: PP đòn bẩy, PP nén lệch tâm, PP dầm liên tục trên các gối đàn hồi...
20. Có bao nhiêu loại mối nối bản mặt cầu đối với loại dầm chữ T?
- Có 2 loại mối nối BMC với loại dầm chữ T: Mối nối ướt và mối nối khô.
21. Anh chị hãy cho biết áp lực bánh xe truyền xuống bản mặt cầu là hình gì? Giá trị của nó như thế nào?
- Áp lực bánh xe truyền xuống BMC được giả thuyết là 1 HCN có bề rộng b = 510mm. chiều dài L = 2,28x10^3x lamda(1+IM)P ( P =72,5kN or 55kN)
22. Các sườn tăng cường của dầm có tác dụng gì?
- Sườn tăng cường đứng và ngang có tác dụng chống mất ổn định chung và ổn định cục bộ, sườn tăng cường đứng bố trí vuông góc cánh dầm, sườn tăng cường ngang bố trí vuông góc sườn dầm.
- Tăng cường độ cứng của dầm.
Xem thêm xin mời tải
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top