nguoitanoi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu cụ thể các chính sách an ninh – phòng thủ vùng duyên hải, vùng biển – đảo của nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1858, cả trên văn bản và thực tế thực hiện. Đánh giá chính sách và hiệu quả thực hiện chính sách trong việc đảm bảo và duy trì sự an toàn, yên ổn miền biển đảo, trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những mối nguy hại từ phía biển đối với an ninh, chủ quyền và toàn vẹn quốc gia. Đặt chính sách an ninh – phòng thủ biển của nhà Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858) trong mối quan hệ so sánh với chính sách an ninh – phòng thủ biển của các nhà nước phong kiến trước Nguyễn và trong bối cảnh thế giới lúc đó để đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện về chính sách. Đánh giá chính sách qua việc phân tích những thay đổi của chính sách dưới mỗi triều vua, từ năm 1802 đến năm 1858
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, nằm trên trục giao lưu Bắc
Nam, Đông Tây và là một điểm trung chuyển từ lục địa ra đại dương. Vị trí địa
chiến lược đó đã tác động mạnh mẽ đến lịch sử dân tộc, đặt ra nhiều cơ hội và thách
thức cho sự phát triển của quốc gia, nhất là thách thức về chủ quyền biển đảo.
Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nước, về chính trị,
an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức
độ nhất định. Trong khi đó, chính sách của Nhà nước đối với biển là một yếu tố
quyết định trực tiếp sự phát triển các mặt nói trên và là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược bảo vệ, phát triển đất nước.
Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhưng sự phát triển của hiện
tại và tương lai lại được nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá
khứ. Chính sách đối với biển của Nhà nước Việt Nam đương đại đang cần những
bài học kinh nghiệm đó. Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách đối với biển
của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử đang là yêu cầu đặt ra cho thực
tiễn phát triển đất nước. Trọng trách được đặt trên vai các nhà nghiên cứu và những
nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ khi
thực tiễn yêu cầu, khoa học mới thực hiện trọng trách của mình mà yêu cầu của
thực tiễn chỉ giúp cho sự nghiên cứu được tập trung và có động lực hơn.
Trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam và sở hữu một lãnh hải thống nhất, rộng lớn, nhất là dưới triều Minh Mạng.
Đây cũng là triều đại mà sự thành lập của vương triều được gắn bó chặt chẽ với biển.
Đặc điểm này chi phối lớn đến sự nhận thức cũng như việc ban hành chính sách của
các vị vua đầu triều đối với các vấn đề về biển, trong đó an ninh phòng thủ biển là
một trọng điểm.
Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi cũng là lúc lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, một dải lãnh thổ rộng lớn như ngày nay được hoàn toàn thống nhất. Cùng với sự
thống nhất về mặt lãnh thổ là sự khẳng định chủ quyền của triều Nguyễn trên một
vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, năm 1835, khi vua Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành
trên đất Cao Miên thì quyền của nhà Nguyễn trên vùng lãnh hải càng được mở rộng.
Là vương triều đầu tiên sở hữu vùng biển rộng lớn, thống nhất, các vị vua đầu triều
nhận thức ra sao về tầm mức quan trọng của việc bảo vệ biển đảo và đã có những
chính sách như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền cũng như trong vấn đề bảo
đảm an ninh, phòng thủ biển. Hơn thế nữa, những chính sách của các vị vua đầu triều
không chỉ có ý nghĩa khai mở mà nếu được thực hiện tốt sẽ là nền tảng vững chắc,
tạo đà thuận lợi cho công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng của các triều vua tiếp
theo.
Với những lý do trên, tui quyết định chọn vấn đề: Chính sách an ninh - phòng
thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858) làm đề tài nghiên cứu
của luận văn. Đề tài là sự tiếp tục hướng nghiên cứu về biển mà tui đã bước đầu thực
hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học (niên khóa 2003 2007) và cũng là khởi điểm
để mở rộng, phát triển trong định hướng nghiên cứu khoa học lâu dài của mình. Đề
tài mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót!
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do những yêu cầu khách quan về chính trị, quân sự và kinh tế của đất nước,
trong thời gian gần đây, mảng đề tài về biển trên các lĩnh vực an ninh, chủ quyền và
khai thác nguồn lợi đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu song vẫn
còn là một khoảng trống khá lớn. An ninh phòng thủ biển vốn là một vấn đề lịch sử
quan trọng, liên quan chặt chẽ đến tình hình chiến sự nửa cuối những năm 50 của thế
kỷ XIX và làm thay đổi cả lịch sử dân tộc, cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa
được đặt thành chuyên khảo, chỉ mới dừng ở mức độ những nghiên cứu nằm trong
tổng thể chung của chính sách quốc phòng triều Tự Đức. Do đó, chính sách an ninh
phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn là khoảng trống cần
được nghiên cứu.
Tuy có những hạn chế đó, chính sách an ninh phòng thủ biển dưới triều
Nguyễn đã ít nhiều được nhắc đến trong những nghiên cứu trên các khía cạnh của
chính sách mà chưa phải là những nghiên cứu tổng thể. Ở các nghiên cứu này, dày
dặn nhất vẫn là những chuyên khảo về vấn đề khẳng định, thực thi và bảo vệ vững
chắc chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn,
trên các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển Đông.
Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, Tập san Sử - Địa (số 29, Sài Gòn, 1975) đã
xuất bản số Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (352 trang) với nhiều bài nghiên
cứu về sự khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai vùng quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Những nghiên cứu về mảng đề tài này tiếp tục được làm dày
thêm trong những thập niên gần đây với sự đóng góp của rất nhiều học giả trong và
ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, pháp luật, chính trị, kinh tế,...
Tiếp cận từ góc độ lịch sử, các tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Lãng Hồ, Nguyễn
Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu,... đã giành nhiều tâm huyết cho mảng
đề tài này. Bài viết của Hoàng Xuân Hãn về Quần đảo Hoàng Sa (1975), của Lãng
Hồ về Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam (1975) đăng trên Tập san Sử - Địa
số 29 cùng một số bài viết của các tác giả khác là những trang viết giá trị trong thập
niên 70 của thế kỷ XX này về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các vùng quần
đảo giữa biển Đông.
Cũng trong mảng đề tài đó, tác giả Nguyễn Quang Ngọc với những nghiên cứu
của mình, từ đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa1 đến
các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế,
đã tập trung đi sâu khảo tả nhiều nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên các
vùng quần đảo giữa biển Đông qua các pho sách cổ (thư tịch cổ Việt Nam, thư tịch
cổ Trung Quốc, tư liệu phương Tây) và qua nguồn tài liệu thực địa tại Lý Sơn
Quảng Ngãi, nhất là nguồn tư liệu từ thế kỷ XIX trở về trước (trước khi xảy ra tranh
chấp, tranh biện về quần đảo Hoàng Sa). Qua những nghiên cứu đó, tác giả đã đưa
ra những chứng cứ lịch sử khách quan và xác thực về lịch sử chủ quyền của Việt
Nam đối với các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các bài viết đó,
không chỉ các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa
đầu thế kỷ XIX, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng, được tác giả làm nổi bật
mà việc bảo vệ chủ quyền của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn
cũng được tác giả đi sâu khảo tả. Đó là những bài viết về Bảo vệ chủ quyền trên biển
Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn (1999), Vua Lý Anh Tông
chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng (2011) hay Đội Hoàng Sa: Cách thức
thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông
trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX2(2012),... Đó cũng là những nghiên cứu quý
giá mà luận văn kế thừa khi tìm hiểu về các biện pháp khẳng định và thực thi chủ
quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX trên các vùng quần đảo giữa biển
Đông, cũng như khi tìm hiểu khái quát về vấn đề an ninh phòng thủ biển trong
chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn.
Bên cạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu nói trên, các tác giả như
Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu cũng đã đặt nhiều mối quan tâm của mình vào mảng
đề tài này. Trong những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhã như luận án Tiến sĩ Quá
trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002),
bài viết về Việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều Nguyễn
(2008), Sự thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
(2008)1,... các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
được tác giả khảo tả từ nhiều nguồn tư liệu cũng là những trang tài liệu được luận văn
tham khảo.
Điều đáng chú ý là ở mảng đề tài này, bên cạnh những chuyên khảo lịch sử,
những nghiên cứu về chủ quyền đối với hai vùng quần đảo này đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác như địa lý, pháp luật,
chính trị, kinh tế,... Trong đó có những bài viết dựa trên những cứ liệu lịch sử dưới
góc nhìn của luật học để đưa ra những lập luận vững chắc về vấn đề chủ quyền của
Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác phẩm Chủ quyền trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bản dịch xuất bản năm 1998) của Monique
Chemillier Gendreau, dựa trên phương diện luật pháp quốc tế đã phân tích những
lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và quá trình thực thi chủ quyền lâu dài của Nhà nước Việt Nam trong
lịch sử trên hai vùng quần đảo này qua những dẫn chứng lịch sử xác thực. Đó còn là
bài viết Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thử phân tích lập
luận của Việt Nam và Trung Quốc của Từ Đặng Minh Thu, in trong tác phẩm
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) hay như Nhà nước Việt Nam đã từ lâu
và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa (2012) của tác giả Nguyễn Bá Diễn,... Từ khía cạnh luật pháp, các tác giả
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu cụ thể các chính sách an ninh – phòng thủ vùng duyên hải, vùng biển – đảo của nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1858, cả trên văn bản và thực tế thực hiện. Đánh giá chính sách và hiệu quả thực hiện chính sách trong việc đảm bảo và duy trì sự an toàn, yên ổn miền biển đảo, trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những mối nguy hại từ phía biển đối với an ninh, chủ quyền và toàn vẹn quốc gia. Đặt chính sách an ninh – phòng thủ biển của nhà Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858) trong mối quan hệ so sánh với chính sách an ninh – phòng thủ biển của các nhà nước phong kiến trước Nguyễn và trong bối cảnh thế giới lúc đó để đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện về chính sách. Đánh giá chính sách qua việc phân tích những thay đổi của chính sách dưới mỗi triều vua, từ năm 1802 đến năm 1858
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, nằm trên trục giao lưu Bắc
Nam, Đông Tây và là một điểm trung chuyển từ lục địa ra đại dương. Vị trí địa
chiến lược đó đã tác động mạnh mẽ đến lịch sử dân tộc, đặt ra nhiều cơ hội và thách
thức cho sự phát triển của quốc gia, nhất là thách thức về chủ quyền biển đảo.
Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nước, về chính trị,
an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức
độ nhất định. Trong khi đó, chính sách của Nhà nước đối với biển là một yếu tố
quyết định trực tiếp sự phát triển các mặt nói trên và là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược bảo vệ, phát triển đất nước.
Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhưng sự phát triển của hiện
tại và tương lai lại được nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá
khứ. Chính sách đối với biển của Nhà nước Việt Nam đương đại đang cần những
bài học kinh nghiệm đó. Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách đối với biển
của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử đang là yêu cầu đặt ra cho thực
tiễn phát triển đất nước. Trọng trách được đặt trên vai các nhà nghiên cứu và những
nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ khi
thực tiễn yêu cầu, khoa học mới thực hiện trọng trách của mình mà yêu cầu của
thực tiễn chỉ giúp cho sự nghiên cứu được tập trung và có động lực hơn.
Trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam và sở hữu một lãnh hải thống nhất, rộng lớn, nhất là dưới triều Minh Mạng.
Đây cũng là triều đại mà sự thành lập của vương triều được gắn bó chặt chẽ với biển.
Đặc điểm này chi phối lớn đến sự nhận thức cũng như việc ban hành chính sách của
các vị vua đầu triều đối với các vấn đề về biển, trong đó an ninh phòng thủ biển là
một trọng điểm.
Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi cũng là lúc lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, một dải lãnh thổ rộng lớn như ngày nay được hoàn toàn thống nhất. Cùng với sự
thống nhất về mặt lãnh thổ là sự khẳng định chủ quyền của triều Nguyễn trên một
vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, năm 1835, khi vua Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành
trên đất Cao Miên thì quyền của nhà Nguyễn trên vùng lãnh hải càng được mở rộng.
Là vương triều đầu tiên sở hữu vùng biển rộng lớn, thống nhất, các vị vua đầu triều
nhận thức ra sao về tầm mức quan trọng của việc bảo vệ biển đảo và đã có những
chính sách như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền cũng như trong vấn đề bảo
đảm an ninh, phòng thủ biển. Hơn thế nữa, những chính sách của các vị vua đầu triều
không chỉ có ý nghĩa khai mở mà nếu được thực hiện tốt sẽ là nền tảng vững chắc,
tạo đà thuận lợi cho công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng của các triều vua tiếp
theo.
Với những lý do trên, tui quyết định chọn vấn đề: Chính sách an ninh - phòng
thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858) làm đề tài nghiên cứu
của luận văn. Đề tài là sự tiếp tục hướng nghiên cứu về biển mà tui đã bước đầu thực
hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học (niên khóa 2003 2007) và cũng là khởi điểm
để mở rộng, phát triển trong định hướng nghiên cứu khoa học lâu dài của mình. Đề
tài mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót!
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do những yêu cầu khách quan về chính trị, quân sự và kinh tế của đất nước,
trong thời gian gần đây, mảng đề tài về biển trên các lĩnh vực an ninh, chủ quyền và
khai thác nguồn lợi đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu song vẫn
còn là một khoảng trống khá lớn. An ninh phòng thủ biển vốn là một vấn đề lịch sử
quan trọng, liên quan chặt chẽ đến tình hình chiến sự nửa cuối những năm 50 của thế
kỷ XIX và làm thay đổi cả lịch sử dân tộc, cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa
được đặt thành chuyên khảo, chỉ mới dừng ở mức độ những nghiên cứu nằm trong
tổng thể chung của chính sách quốc phòng triều Tự Đức. Do đó, chính sách an ninh
phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn là khoảng trống cần
được nghiên cứu.
Tuy có những hạn chế đó, chính sách an ninh phòng thủ biển dưới triều
Nguyễn đã ít nhiều được nhắc đến trong những nghiên cứu trên các khía cạnh của
chính sách mà chưa phải là những nghiên cứu tổng thể. Ở các nghiên cứu này, dày
dặn nhất vẫn là những chuyên khảo về vấn đề khẳng định, thực thi và bảo vệ vững
chắc chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn,
trên các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển Đông.
Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, Tập san Sử - Địa (số 29, Sài Gòn, 1975) đã
xuất bản số Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (352 trang) với nhiều bài nghiên
cứu về sự khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai vùng quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Những nghiên cứu về mảng đề tài này tiếp tục được làm dày
thêm trong những thập niên gần đây với sự đóng góp của rất nhiều học giả trong và
ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, pháp luật, chính trị, kinh tế,...
Tiếp cận từ góc độ lịch sử, các tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Lãng Hồ, Nguyễn
Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu,... đã giành nhiều tâm huyết cho mảng
đề tài này. Bài viết của Hoàng Xuân Hãn về Quần đảo Hoàng Sa (1975), của Lãng
Hồ về Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam (1975) đăng trên Tập san Sử - Địa
số 29 cùng một số bài viết của các tác giả khác là những trang viết giá trị trong thập
niên 70 của thế kỷ XX này về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các vùng quần
đảo giữa biển Đông.
Cũng trong mảng đề tài đó, tác giả Nguyễn Quang Ngọc với những nghiên cứu
của mình, từ đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa1 đến
các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế,
đã tập trung đi sâu khảo tả nhiều nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên các
vùng quần đảo giữa biển Đông qua các pho sách cổ (thư tịch cổ Việt Nam, thư tịch
cổ Trung Quốc, tư liệu phương Tây) và qua nguồn tài liệu thực địa tại Lý Sơn
Quảng Ngãi, nhất là nguồn tư liệu từ thế kỷ XIX trở về trước (trước khi xảy ra tranh
chấp, tranh biện về quần đảo Hoàng Sa). Qua những nghiên cứu đó, tác giả đã đưa
ra những chứng cứ lịch sử khách quan và xác thực về lịch sử chủ quyền của Việt
Nam đối với các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các bài viết đó,
không chỉ các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa
đầu thế kỷ XIX, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng, được tác giả làm nổi bật
mà việc bảo vệ chủ quyền của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn
cũng được tác giả đi sâu khảo tả. Đó là những bài viết về Bảo vệ chủ quyền trên biển
Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn (1999), Vua Lý Anh Tông
chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng (2011) hay Đội Hoàng Sa: Cách thức
thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông
trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX2(2012),... Đó cũng là những nghiên cứu quý
giá mà luận văn kế thừa khi tìm hiểu về các biện pháp khẳng định và thực thi chủ
quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX trên các vùng quần đảo giữa biển
Đông, cũng như khi tìm hiểu khái quát về vấn đề an ninh phòng thủ biển trong
chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn.
Bên cạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu nói trên, các tác giả như
Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu cũng đã đặt nhiều mối quan tâm của mình vào mảng
đề tài này. Trong những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhã như luận án Tiến sĩ Quá
trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002),
bài viết về Việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều Nguyễn
(2008), Sự thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
(2008)1,... các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
được tác giả khảo tả từ nhiều nguồn tư liệu cũng là những trang tài liệu được luận văn
tham khảo.
Điều đáng chú ý là ở mảng đề tài này, bên cạnh những chuyên khảo lịch sử,
những nghiên cứu về chủ quyền đối với hai vùng quần đảo này đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác như địa lý, pháp luật,
chính trị, kinh tế,... Trong đó có những bài viết dựa trên những cứ liệu lịch sử dưới
góc nhìn của luật học để đưa ra những lập luận vững chắc về vấn đề chủ quyền của
Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác phẩm Chủ quyền trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bản dịch xuất bản năm 1998) của Monique
Chemillier Gendreau, dựa trên phương diện luật pháp quốc tế đã phân tích những
lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và quá trình thực thi chủ quyền lâu dài của Nhà nước Việt Nam trong
lịch sử trên hai vùng quần đảo này qua những dẫn chứng lịch sử xác thực. Đó còn là
bài viết Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thử phân tích lập
luận của Việt Nam và Trung Quốc của Từ Đặng Minh Thu, in trong tác phẩm
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) hay như Nhà nước Việt Nam đã từ lâu
và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa (2012) của tác giả Nguyễn Bá Diễn,... Từ khía cạnh luật pháp, các tác giả
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: