visonvn

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Chuẩn hóa vùng thực tập địa chất đại cương vùng Ba Vì - Đồ Sơn : Đề tài NCKH. QT.05.29
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2006
Chủ đề: Hóa thạch
Địa chất
Địa tầng
Miêu tả: 58 tr
Nghiên cứu, chuẩn hóa các tuyến hành trình, các điểm khảo sát trong vùng thực tập địa chất đại cương ở 3 khu vực: Ba Vì (Hà Tây), Kiến An và Đồ Sơn (Hải Phòng). Nghiên cứu tập cuội kết núi lửa trong hệ tầng Viên Nam ở khu vực Ba Vì. Nghiên cứu bổ sung về trật tự địa tầng của các tập đá của hệ tầng Đồ Sơn trong khu vực bán đảo Đồ Sơn - Hải Phòng
Thư mục CSDL công trình NCKH Đại Học Quốc GiaHN 2006 - 2010
Chuẩn hóa các hành trình khảo sát và nội dung nghiên cứu của từng điểm khảo sát trong địa bàn thực tập Địa chất đại cương
Đã làm rõ được tập aglomerat tại khu vực Đền Thượng - Đền Bác Hồ và Minh Quang là một tập cuội kết núi lửa được hình thành vào giai đoạn hậu phun trào trong khu vực hoạt động núi lửa
Đã xác lập được trật tự địa tầng của các tập đá của hệ tầng Đồ Sơn trên cơ sở các hóa thạch định tuổi
Đã xác định được các tuyến hành trình, các điểm khảo sát và nội dung khảo sát của từng điểm trong địa bàn vùng thực tập Địa chất đại cương
LỜI MỞ ĐẤU
Thực tập Địa chất đại cương ngoài trời là một phần của giáo trình Địa chất
đại cương. Mục đích thực tập là giúp sinh viên tiếp ihu được các kiến thức lý
thuyết trên cơ sở các bài thực tập ngoài trời, bước đầu làm quen với các công việc
của nhà địa chất. Trong đợt thực tập này sinh viên cần:
- Nhận biết được các thành tạo địa chất cơ bản (các đá, các khoáng vật).
- Dạng nằm, thế nầm của các đá (đặc tính phân lớp, nếp uốn, đứt gãy...),
cơ sở địa tầng học.
- Các quá trình địa chất nội ngoại sinh (hoạt động magma, vận động kiến
tạo, hoạt động địa chất của khí quyển, sinh quyển, thuỷ quyển...)
- Các dạng tài nguyên khoáng sản và lài nguyên địa chất.
Địa bàn thực tập Địa chất đại cương ngoài trời thuộc 3 khu vực là Ba Vì (Hà
Tãy), Kiến An và Đồ Sơn (Hải Phòng). Địa bàn được Khoa Địa chất bắt đầu xây
dựng từ năm học 1996, và cho đến nay đã có 10 khoá sinh viên thực tập. Trong quá
trình này nội dung các tuyến hành trình, các điểm khảo sát đã dần được ổn định.
Đây là thời điểm cần chuẩn hoá các nội dung của đợt thực tập Địa chất đại
cương ngoài trời, làm rõ một số vần để chua cú sự thông nhất liên quan đến địa
chất khu vực. Đó là lý do Khoa Địa chất triến khai Đề tài “Chuẩn hoá vùng thực
tập Địa chất đại cương vùng Ba Vì - Đổ Sơn”. Để tài do tập thể các thày cô giáo
của Khoa Địa chất đã nhiều năm tham gia hướng dẫn thực tập Địa chất đại cương
thực hiện. Các nội dung trong Báo cáo này đã có sự thông nhất cao của tập thể tác
giả, có sự góp ý của nhiều nhà địa chất liên quan và có thể được sử dụng làm tài
liệu hướng dẫn thực tập Địa chất đại cương ngoài trời.
Báo cáo được trình bày trong 2 chương:
Chương 1. Chuẩn hoá các tuyên hành trình, các điểm khảo sát trong vùng
thực tập Địa chất đại cương.
Chương 2. Một sô vấn đề được nghiên cứu bổ sung trong khu vực thực tập
Địa chất đại cương.
Kèm theo báo cáo là 6 hình vẽ minh hoa, trong đó có ba sơ đồ các tuyến
hành trình và các diêm kháo sát tại ba khu vực. Theo quy đinh chung, ở phần đầu
trước báo cáo chính còn có phần báo cáo tóm lát hàng tiếng Việt và tiếng Anh.
2.2.1. Đặc điểm chung của hệ tầng
Hệ tầng Đồ Sơn mang tên bán đảo cùng tên ở Hải Phòng, có nguồn gốc từ
"Grès de Do Son" (Cát kết Đổ Sơn) do H. Lantenois (1907) mô tả lần đầu tiên.
Theo mô tả của H. Lantenois (1907), hệ tầng Đổ Sơn chứa hóa thạch Tay cuộn
Rhynchonelỉa sp. indet.
Nét đặc trưng của hệ tầng Đồ Sơn là cát kết hạt thô rắn chắc, dạng quarzit
chiếm vai trò chủ yếu, ở một số lớp của phần dưới và phần trên của hệ tầng có
nhiều thành phần sét xen kẽ cùng với bột kết và cát kết hạt mịn.
Theo mô tả trong Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (1990), mặt cắt của hệ tầng ở bán
đảo Đồ Sơn gồm 3 tập với thành phần đá như sau:
ỉ . Sạn kết thạch anh dạng quaczit, cát kết hạt thô phân lớp dày, đôi nơi có
nhũng lớp mỏng bột kết, có chỗ phân lớp xiên, chứa đi tích Tay cuộn bảo tồn xấu.
Dày 150m.
2. Cát kết màu nâu, nâu đỏ sẫm, bột kết xen đá phiến sét màu xám, xám lục,
phong hóa có màu vàng nâu. Đá phân lớp trung bình, thường gặp phân lớp xiên,
chứa dấu vết Linguỉa sp. và Huệ biển bảo tồn xấu. Dày 200m .
3. Đá phiến sét xen bột kết, cát kết màu xám trắng, xám lục nhạt, màu đỏ,
phong hóa có màu nâu nhạt, trắng lục nhạt. Đá phân lớp mỏng đến vừd, mặt lớp có
nhiều vảy sericit. Dày 300 m.
40
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Lam Vu

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Chuẩn hóa vùng thực tập địa chất đại cương vùng Ba Vì - Đồ Sơn : Đề tài NCKH. QT.05.29
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top