crazy_angel
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I/ Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - những vấn đề lý luận chung 3
I.1. Cổ phần hóa là gì 3
I.2. Điều kiện tiến hành cổ phần hóa DNNN 4
I.3. Khu vực kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 6
I.3.1. Vai trò của kinh tế nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân 6
I.3.2. Thực trạng khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay. 7
I.4. Cổ phần hóa, biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta 9
II/ Thực trạng quá trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay 13
II.1. Cổ phần hóa DNNN - tốc độ chưa đáp ứng được nhu cầu 13
II.2. Vì sao cổ phần hóa DNNN lại diễn ra một cách chậm chạp và khó khăn. 16
II.3. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở các nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam 18
II.3.1. Cổ phần hóa DNNN qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới. 18
II.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam 19
III/ Các giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN ở nước ta hiện nay 21
III.1. Các giải pháp ở tầm vi mô 21
III.2. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 23
III.3. Những kiến nghị của bản thân nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa ở DNNN ở nước ta. 25
KẾT LUẬN 30
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-23-tieu_luan_co_phan_hoa_doanh_nghiep_nha_nuoc_tai_vi.8WRp3oUNiE.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-64766/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
nhà nước do đó không phát huy được chức năng động sáng tạo của các doanh nghiệp dẫn tới thực trạng là hầu hết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong các doanh nghiệp đã được hoạt động tự chủ hơn nhưng do buông lỏng quản lý dẫn tới tệ nạn tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, xã hội. Khi các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang các công ty cổ phần đã khắc phục được những khuyết điểm trên. Để thấy rõ vấn đề ta thử xem xét cấu trúc quản lý và kiểm soát của công ty cổ phần qua sơ đồ sau:Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc điều hành
Phó giám đốc điều hành
Phó giám đốc điều hành
Phòng chuyên môn
Phòng chuyên môn
Phòng chuyên môn
Phòng chuyên môn
Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu hoạt động của công ty cổ phần là rất chặt chẽ, hội đồng quản trị sẽ bầu ra (hay đi thuê) ban giám đốc và thực hiện giám sát trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có ban kiểm soát hoạt động độc lập do đại hội cổ đông bầu ra. Do đó các công ty cổ phần sẽ hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.
- Cổ phần hóa tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. Trước đây do chưa coi trọng và chưa có cơ chế cụ thể để người lao động thực hiện quyền làm chủ về kinh tế. Từ đó quyền làm chủ chỉ dừng lại ở nguyên tắc, khẩu hiệu chứ không đi vào thực chất. Với việc cổ phần hóa DNNN tất cả các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đều có thể tham gia mua cổ phần của công ty. Họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, có trách nhiệm rõ ràng cụ thể thông qua lá phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần sở hữu. Quyền lợi của họ gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh do đó tạo điều kiện thúc đẩy họ làm việc. Và điều quan trọng khác là họ có quyền trực tiếp hay gián tiếp tham gia quản lý công ty. Đó là sự làm chủ thực sự của người lao động.
Ngoài các vai trò trên của quá trình cổ phần hóa đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Xét trên phạm vi toàn xã hội, cổ phần hóa các DNNN còn có vai trò quan trọng trong việc cấu trúc lại nguồn vốn đầu tư của nhà nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; thu hút tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân chúng, thúc đẩy quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa xuất phát từ vai trò to lớn đó ta có thể khẳng định cổ phần hóa là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhà nước trong quá trình tổ chức sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay.
II/ Thực trạng quá trình cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay.
Kể từ khi có quyết định 202/CP của chính phủ ngày 8/6/1992 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đến nay đã được hơn 6 năm. Trong quá trình cổ phần hóa có rất nhiều vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chỉ đi vào nghiên cứu tiến trình cổ phần hóa DNNN và nêu ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phần hóa ở nước ta diễn ra một cách chậm chạp và khó khăn để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN.
II.1. Cổ phần hóa DNNN ở nước ta - tốc độ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tính tới ngày 1/9/1998, cả nước có 38 DNNN đã hoàn thành cổ phần hóa(*) Theo số liệu của Thời báo kinh tế 26/9/1998
, trong đó có 12 công ty đã đi vào hoạt động hơn một năm, có thể thấy, vốn điều lệ của các doanh nghiệp này tăng bình quân 19,06%, doanh thu tăng bình quân 46%/năm, các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm, tỉ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu năm 1997 là 44% số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%/năm. Tuy nhiên nếu đem so sánh với số lượng doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện nhà nước giữ lại 100% vốn và mục tiêu chuyển 150 DNNN thành công ty cổ phần năm 1998 thì quá trình này diễn ra quá chậm và không đồng đều giữa các ngành các địa phương.
Để làm rõ vấn đề, chúng ta hãy xem xét tiến trình cổ phần hóa DNNN từ tháng 6/1992 tới nay.
Quá trình cổ phần hóa DNNN được bắt đầu từ ngày 8/6/1992 khi chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) ban hành quyết định 203/CT về danh sách DNNN được chọn để chỉ đạo thí điểm thành công ty cổ phần gồm 7 doanh nghiệp:
- Nhà máy xà phòng miền Nam
- Nhà máy diêm thống nhất
- Xí nghiệp nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc
- Xí nghiệp chế biến gỗ Long Bình
- Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng
- Xí nghiệp sản xuất bao bì Hà Nội
- Xí nghiệp may mặc Legamex thành phố HCM
Kết quả sau 6 tháng triển khai thì chỉ có duy nhất xí nghiệp may mặc Legamex chuyển thành công ty cổ phần vào tháng 12/1992. Còn lại các doanh nghiệp khác thì hay là muốn rút lui hay là muốn chờ đợi, nhưng chưa có nào có văn bản đề nghị chính thức. Nguyên nhân cơ bản là do mục tiêu cổ phần hóa của doanh nghiệp của chính phủ chưa phù hợp. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế chính sách chưa phù hợp. Một số vấn đề về cơ chế chính sách chưa phù hợp với thực tế khách quan, chưa khuyến khích được doanh nghiệp tham gia cổ phần hóa. Mặt khác có sự không đồng tình từ phía lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân do có sự đụng chạm về quyền lợi, lợi ích vật chất và việc làm.
Sau năm 1992, quá trình cổ phần hóa vẫn tiếp tục được triển khai, tuy nhiên tốc độ quá chậm. Trong 3 năm từ năm 1993-1995 chúng ta chỉ cổ phần hóa được thêm 5 doanh nghiệp nữa là: Đại lý LH vận chuyển (Tổng công ty hàng hải); Cơ điện lạnh (TP. HCM); Giầy Hiệp An (Bộ Công nghiệp); CB hàng xuât khẩu Long An; Công ty chế biến thức ăn gia súc (Bộ nông nghiệp). Từ năm 1996, tốc độ có tăng lên, năm 1996 ta cổ phần hóa được 6 DNNN, năm 1997 ta cổ phần hóa được 4 DNNN gồm khách sạn Sài gòn, CTCP Nam Đô (TP. HCM); xí nghiệp sơn Bạch Tuyết (TP. HCM). Năm 1998 ta đã cổ phần hóa được 17 doanh nghiệp. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa trong cả nước. Cho tới năm 1998, thành phố HCM có 662 DNNN, cùng với việc chuẩn bị sẵp xếp lại DNNN việc cổ phần hóa một bộ phận DNNN cũng được đẩy mạnh. Từ khi có nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của chính phủ về việc cổ phần hóa DNNN thành phố cho thấy: ngoài hai công ty: cơ điện lạnh, công ty ong mật đã thực hiện cổ phần hóa trong thời gian làm thí điểm, 7 doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần, 3 doanh nghiệp đang ở giai đoạn thẩm tra giá trị doanh nghiệp, 15 doanh nghiệp đang xây dựng đề án. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội là nơi thực hiện sớm nhất chương trình cổ phần hóa các DNNN. Trong 3 năm đầu thành phố đã chọn xí nghiệp đồ mộc làm thí điểm. Từ cuối năm 1996 tới hết năm 1997 khi chính phủ ban hành nghị định 28/CP, thành phố đã có 10 doanh nghiệp triển khai cổ phần hóa, trong đó 5 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ và 5 doanh nghiệp khác thuộc ngành sản xuất và xây dựng. Sang năm 1998, các đơn vị: Công ty giầy Thụy Khuê, Xí nghiệp cơ khí điện tử, nhà máy thực phẩm chùa Bộc... cũng đang tích cực triển khai các bước cổ phần hóa doanh nghiệp...